#1
|
||||
|
||||
Lịch Sử Bưu Ðiện Việt Nam (1945-2000)
Tôi vừa nhận được hai bộ sách do Bưu Ðiện VN ấn hành. Rất cám ơn Vnmission giới thiệu sách và nhất là cám ơn Lê Huy Cương ở Hà Nội cùng Hoàng Anh Thi ở Sài Gòn mất công và mất thì giờ giúp tôi có hai bộ sách đặc biệt trong tay.
Sách đặc biệt vì do nhiều cơ quan đoàn thể đóng góp và bổ sung tài liệu mới thành, công trình loại này không một cá nhân nào có thể hoàn tất được. Tính cách đặc biệt cũng vì sách không phát hành tới các tiệm sách, nên độc giả muốn tìm thì khó, mà người được biếu tặng (trang cuối quyển II ghi rõ trong khung: “Sách biếu tặng”) chưa chắc đã đọc đến. Và cuối củng, sách đặc biệt vì từ nay tôi có tài liệu tham khảo về Bưu Ðiện VN từ năm 1945 đến nay. Ngoài ra, cũng nhờ bộ sách này mà độc giả biết được khá nhiều chi tiết về tổ chức bưu điện thời VNCH. Tôi chưa có thì giờ đọc hết, chỉ có vài nhận thức sơ khởi chia sẻ với Diễn Ðàn Viet Stamp hôm nay. Sách được ấn hành năm 1990 để kỷ niệm lần thứ 45 năm ngày truyền thống của ngành bưu điện. Quyển I xuất bản năm 1990, tái bản có bổ sung năm 2002; quyển II năm 1998, và quyển II năm 2003. Bìa sách rực rỡ sáng sủa, số phát hành 1.800 bản cho quyển I (1945-54) và III (1976-2000) nhưng tới 4.000 bản cho quyển II (1954-76). Như vậy người đọc không cần có cả bộ, chỉ cần đọc riêng từng thời, theo quan niệm của cơ quan xuất bản chăng? Sách có rất nhiều dữ kiện, nhân danh, và văn bản cụ thể của ngành Bưu Ðiện. Ðiều này giúp chúng ta xác định nhiều chi tiết về vật phẩm bưu chính một cách chính xác. Tuy nhiên, điều tôi trông chờ nhất lại không có. Ðó là phần phát hành tem thư. Tem thư -và cả bưu phí nữa- không phải là một phần vụ quan trọng của bưu điện một nước hay sao? Chưa đọc kỹ, nhưng tôi chỉ thấy duy nhất có một trang liên hệ đến tem cò trong bộ sách này. Ðó là trang bên trái trang 321 trong quyển III, in hình ảnh 5 bộ tem đề tài Ngày truyền thống ngành Bưu Ðiện. Nội dung và cách trình bầy bộ sách cho thấy mục đích của nó rất rõ. Lấy thí dụ Mục Lục quyển III gồm các phần: Kiện toàn tổ chức..., Củng cố cải tạo..., Phát triển..., Tăng cường..., Tranh thủ... thì thấy cái nhìn chính trị của một cơ quan công quyền. Vẫn có đầy chi tiết về tổ chức bưu điện VN qua bộ sách này, nhưng người đọc phải “lọc lựa” mới được. Cũng qua bộ sách này, chúng ta thấy những từ ngữ chuyên biệt của ngành Bưu Ðiện từ thời VNDCCH đến thời CHXHCNVN hiện nay, như bưu vụ, giao bưu... Cho nên, những từ ngữ này thấy trên thư từ Bưu Ðiện VNCH trước ngày 30.4.1975 là bằng chứng của một sự ngụy tạo. Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 23-11-2013, lúc 07:35 |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đinh Đức Tâm (24-11-2013), Dat_stamp (23-11-2013), exploration (26-11-2013), hijakata (23-02-2014), hongduc2008 (12-12-2013), HuyNguyen (23-11-2013), manh thuong (23-11-2013), Nguoitimduong (23-11-2013), Poetry (22-11-2013), temhp88 (22-11-2013), VAPUTIN (16-12-2013) |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Thống kê giải thưởng triển lãm tem quốc tế của Hội Tem Việt Nam từ 2000 đến nay | *VietStamp* | Triển lãm thế giới | 0 | 20-12-2020 23:42 |
Phong bì thực gửi 2000-2005 | Mai Hoàng Huy | Phong bì | 42 | 22-05-2014 19:53 |
Cần tìm tem 2000 - 2005 | Nguoitimduong | Trao đổi - Cần mua | 0 | 15-12-2011 10:53 |
Lễ hội ANGKOR - 2000. | Angkor | Văn hóa | 3 | 22-09-2011 11:03 |
Đồng 2000 năm 1987 | chickenfpt | Tiền Giấy | 5 | 13-05-2009 11:03 |