|
Những kinh nghiệm quý Học hỏi những kinh nghiệm sưu tập quý báu từ các bậc tiền bối làng Tem. |
|
Công Cụ | Hiển Thị Bài |
#1
|
|||
|
|||
Dì ghẻ và cô bé lọ lem
Sau một tuần làm việc khá căng thẳng nhưng những người bạn của Viet Stamp vẫn không quên đến thăm Diễn đàn. Vì thế tác giả có ý định kể một câu chuyện và mong rằng các bác và các bạn có những ngày nghỉ cuối tuần thật dễ chịu. Trong lúc tác giả chuẩn bị, mời các bác và các bạn xem giúp hộ con tem nào là tem thật, tem nào tem giả trong hai con tem dưới đây. Quả thật là trong lúc vội vã, tác giả đã để lộn và giờ đây không thể phân biệt thực hư. Việc này quả thật rất quan trọng vì giá trị con tem thật không dưới 1,000 đô la Mỹ.
Chúng ta từ thuở ấu thơ ai cũng biết đến câu chuyện cô bé lọ lem (Cinderella) và người dì ghẻ. Tuy nhiên cũng không mấy người để ý đến tên của người dì ghẻ ấy là gì. Vậy tác giả có thể tạm gọi là Jean de Sperati hay ngắn gọn là Sperati. Trong làng tem quốc tế, mọi người vẫn thường dùng thuật ngữ tem dì ghẻ (Sperati) và tem cô bé lọ lem (hay là tem Cinderella) là vậy. Vậy thì tem dì ghẻ là tem gì? ‘Dì ghẻ’ Jean de Sperati (1884-1957) trong làng tem thực chất là… một người đàn ông. Ông ta sinh ra và lớn lên ở Pisa, Ý, và sau này hầu như chỉ sống ở Pháp. Từ nhỏ ông ta đã sưu tầm tem, đặc biệt rất quan tâm tới kỹ thuật in ấn và chụp ảnh. Vì thân nhân trong gia đình lại làm chủ một xưởng sản xuất giấy và công xưởng sản xuất bưu thiếp, ông ta đã nhanh chóng năm bắt những kỹ thuật như các tiến trình chụp hình, công nghệ in và hóa chất. Những điều này đã tạo nền tảng để ông ta trở thành người in tem giả. ‘Dì ghẻ’ Jean de Sperati/ Hình Wikipedia Đầu tiên ông ta in giả những con tem quý của San Marino, và được các nhà chuyên gia tem tin tưởng là thực. Tiếp đến, ông ta bắt đầu tái chế hàng loạt những con tem quý của khắp thế giới, với hơn 500 bản in giả từ hơn 100 công ty phát hành tem. Năm 1942, lần đầu tiên trong đời, ‘dì ghẻ’ xa lưới luật pháp. Một chuyến hàng được đánh dấu ‘hàng quý’ được ‘dì ghẻ’ gửi tới một nhà buôn tem ở Lisbon, Bồ Đào Nha đã bị hải quan Pháp bắt, gồm nhiều tem Đức giả mạo. Hải quan đã buộc tội ông ta là “xuất khẩu tư bản” không có giấy phép và trốn thuế. ‘Dì ghẻ’ đã cố chứng minh ‘sự vô tội’ của mình và giải thích với cảnh sát là hàng đó chỉ là bản sao của những con tem giá trị. Cảnh sát liền mời những chuyên gia tem của quốc gia để làm sang tỏ vấn đề, nhưng tất cả các chuyên gia đều đi đến một kết luận những con tem này là nguyên bản và rất có giá trị và ‘dì ghẻ’ bị đưa ra tòa tháng 4/1948. Tại tòa án, ‘dì ghẻ’ đã thuyết phục tòa rằng ông ta không có ý định xấu xa trong việc bán những con tem. Ông ta chỉ cho rằng làm việc đó như một nghệ sĩ chứ không phải kẻ giả mạo. Hơn nữa ông ta nói với tòa rằng ông ta đã quên không ghi rõ những con tem đó là giả mạo và hứa rằng lần sau ông ta sẽ đánh dấu hàng rõ ràng hơn. Ông ta khai rằng đã bán những con tem giả mạo này với giá 1% giá thị trường với mục đích giúp các nhà sưu tập bình thường cũng có thể tiếp cận những bộ tem quý hiếm. Tuy nhiên tòa án Paris đã kết án ‘dì ghẻ’ một năm tù, phạt 10,000 francs và một khoản 300,000 francs nữa vì có ý định tội phạm. Tòa không kết án ông ta trên cơ sở giả mạo. ‘Dì ghẻ’ không phải ngồi tù trên cơ sở tuổi tác vì lúc đó ông ta đã 64. Năm 1954 ông ta đã bán tất cả những sản phẩm giả mạo còn lại và cả các bản in cho Hội tem Anh với một khoản tiền khổng lồ. Ông ta hứa sẽ không bao giờ giả mạo con tem nào nữa. Động cơ của việc bán những sản phẩm và công cụ in này là để ngăn ngừa chúng rơi vào tay người khác mà có thể bắt chước ông ta. ‘Dì ghẻ’ chết năm 73 tuổi và được coi là một trong những kẻ giả mạo tem nổi tiếng nhất thế giới đến mức được mệnh danh là “Rubens của lĩnh vực sưu tập tem”. Nhiều con tem ‘dì ghẻ’ đã nằm trong những bộ sưu tập đây đó mà người ta không phân biệt nổi. Lại nói đến tem ‘lọ lem’. Vây đó là tem gì? Theo ý tác giả thì tất nhiên đó sẽ không phải là những con tem về các cô gái đẹp như ‘lọ lem’ như trong câu chuyện cổ tích, và cũng không hẳn con tem thiếu nhi in hình ‘cô bé lọ lem’. Người ta đã định nghĩa tem ‘lọ lem’ một cách tổng quát là những con tem giống một con tem bưu chính, nhưng không được phát hành bởi cơ quan bưu chính. Thế là rõ. Có rất nhiều loại ‘lọ lem’, từ nhãn quảng cáo, nhãn kỷ niêm, tem giả mạo, tem của các tổ chức thiện nguyện, hầu hết các tem điện tín (telegraph stamps), một số tem ngành đường sắt (railway stamps) của một số quốc gia Tây phương, và tem của những tổ chức, chính quyền không được công nhận… Tem 'lọ lem' đường sắt và của tổ chức thiện nguyện/ Hình Wikipedia Tem của Nagaland, một tổ chức ở Ấn Độ không được công nhận Và như thế chúng ta đã có thêm những giờ phút hứng thú của việc sưu tập tem; cùng với những cuộc thảo luận tiếp sau…
__________________
BoZoo Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 26-04-2013, lúc 18:17 |
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
Đêm Đông (29-04-2013), chie (26-04-2013), dammanh (26-04-2013), Dat_stamp (29-04-2013), hat_de (01-05-2013), manh thuong (26-04-2013), nam_hoa1 (26-04-2013), ngotthuha231 (30-04-2013), Nguoitimduong (26-04-2013), open (01-05-2013), Poetry (26-04-2013), ThinhVuongVu (01-05-2013), Tiểu Nhi (26-04-2013), Tien (26-04-2013), tiny (26-04-2013), tranhungdn (26-04-2013), VAPUTIN (05-07-2013), vnmission (01-05-2013), XuanAnh (29-04-2013) |
#2
|
||||
|
||||
Thật thú vị, cám ơn bác BoZoo
__________________
Trần Hùng 73 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng, Việt Nam. www.familyhospital.vn Tem y khoa, tem hội họa, tem thần thoại Hy Lạp |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tranhungdn vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#3
|
||||
|
||||
Trích dẫn:
Trích dẫn:
__________________
Đặng Xuân Ánh[0944 950 206] ĐC: 80/4/ 48 Điện Biên Phủ, P.An Lạc, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Thích đủ thứ...! như con thú. Thiệt là thú. Ngồi hú hú Thích nhất: Võ thuật + Nông nghiệp- lương thực |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn XuanAnh vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#4
|
|||
|
|||
Người ta vẫn sưu tầm những con tem đó bởi vì chúng vẫn mang một ý nghĩa nhất định, nhất là đối với người đó, và vì thế chúng cũng có giá trị nhất định trên thị trường. Vấn đề là người bán khi đã hiểu rõ rồi thì sẽ phải nói thật khi bán.
Con tem giả mạo mà tôi đăng ở trên có nguồn gốc như sau. Tôi định mua đấu giá con tem thật và không để ý kỹ chi tiết là người bán có ghi 'Forgery' ở cuối tựa đề. Đến hôm sau xem lại mới biết, thì mình đã tham gia rồi. Tuy nhiên nó cũng tốt và được sử dụng để viết bài trên. Xin giới thiệu thêm một con tem Cinderella nữa mà bác Đammanh tặng (Cảm ơn bác). Đây là tem của tổ chức kháng chiến Ba Lan lưu trú ở Anh trong thời kỳ chống Phát xít 1941-1943, dùng tem để kêu gọi và quyên góp giúp phong trào kháng chiến trong nước, có dấu HTT, nhưng không phải là tem HTT. Nó có ý nghĩa lịch sử của nó.
__________________
BoZoo |
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (30-04-2013), Dat_stamp (01-05-2013), hat_de (01-05-2013), nam_hoa1 (29-04-2013), ngotthuha231 (30-04-2013), open (01-05-2013), Poetry (29-04-2013), ThinhVuongVu (01-05-2013), Tien (01-05-2013), tranhungdn (29-04-2013), VAPUTIN (05-07-2013), XuanAnh (30-04-2013) |
#5
|
|||
|
|||
Tuy làng tem thế giới đã có những định nghĩa, phân loại sát sao, nhưng vẫn có những loại tem mà không rơi vào tiêu chí nào hay chưa có định nghĩa hay tên gọi chính xác.
Sau đây là bộ tem của CHDCND Triều Tiên, phát hành năm 1984, chủ đề "Lịch sử Hoàng gia châu Âu" hay nguyên bản tiếng Anh "European Royal History". Bộ tem này gồm 9 blocks (x 9tem), đồng giá mặt 10ch/tem. Hình 2 blocks trong số đó: Tôi tạm dịch ghi chú trong catalogue: "Bộ tem được phát hành có thể quá nhiều so với nhu cầu bưu chính hoặc không được sử dụng trong dân chúng với số lượng hợp lý. Những con tem/bộ tem như vậy sau này có thể được đưa vào danh mục nếu có bằng chứng sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực bưu chính". Từ năm 1976 đến nay CHDCND Triều Tiên có ít nhất 7 bộ tem như vậy, và không được đưa vào danh mục. Trường hợp này cũng tồn tại ở một số quốc gia khác trên TG. BoZoo có một đề nghị: Tại sao chúng ta không đặt tên cho loại tem như vậy? Mời các bác, chúng ta hãy đặt một cái tên/thuật ngữ sao cho tiện sử dụng thay vì một định nghĩa dài dòng như trên.
__________________
BoZoo |
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (01-05-2013), Dat_stamp (01-05-2013), hat_de (01-05-2013), open (01-05-2013), Poetry (02-05-2013), ThinhVuongVu (01-05-2013), Tien (01-05-2013), tranhungdn (01-05-2013), VAPUTIN (05-07-2013), vnmission (01-05-2013) |
#6
|
||||
|
||||
Ý tưởng của bác BoZoo rất thú vị, Việt Nam cũng có không ít bộ tem rất có thể "đạt" tiêu chí này. Liệu có thể gọi chúng là "tem rơi", "tem tế bần"?
|
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
BoZoo (01-05-2013), dammanh (01-05-2013), Dat_stamp (01-05-2013), Poetry (02-05-2013), ThinhVuongVu (01-05-2013), Tien (01-05-2013), tranhungdn (01-05-2013), VAPUTIN (05-07-2013) |
#7
|
|||
|
|||
Mong các bác và các bạn tem cho ý kiến về việc đặt tên cho loại tem này cho phù hợp, cả tiếng VN kèm theo tiếng Anh. Sau đó mình chon ra khoảng 3-5 thuật ngữ khác nhau, rồi mở một mục mới để bạn tem cùng bình chọn. Thuật ngữ nào được bình chọn nhiều nhất thì sau này ta cứ việc sử dụng như một thuật ngữ chính thức trong các tài liệu về tem. (Anh VNMission kèm từ tiếng Anh cho 2 thuật ngữ vừa rồi nhé - Cảm ơn anh).
Đây sẽ là một điểm mới và nếu thuật ngữ tiếng Anh tương ứng của chúng ta được TG chấp thuận thì chẳng phải chúng ta đã 'dẫn điểm' trước hay sao? Mấy hôm nay diễn đàn vắng lời bình của GS TAT, thấy nhớ quá nhỉ? Nhân việc này rất mong GS cho ý kiến và được như vậy thì hay biết bao. *TB: Từ năm 2000 trở về trước thì tem VN phát hành nhiều quá nên gần như cũng bị coi như vậy. Tuy nhiên làng tem TG rất 'thính', và gần đây đã đánh giá và công nhận là ngành bưu chính và phát hành tem VN có những cố gắng cải thiện như: ra ít bộ tem hơn, số lượng mỗi bộ cũng ít hơn,... Tóm lại giá trị và ý nghĩa sưu tầm của những bộ tem cũng được cải thiện.
__________________
BoZoo Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 01-05-2013, lúc 09:14 |
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
dammanh (01-05-2013), Dat_stamp (01-05-2013), Poetry (02-05-2013), ThinhVuongVu (01-05-2013), Tien (01-05-2013), tranhungdn (01-05-2013), VAPUTIN (05-07-2013), vnmission (01-05-2013) |
#8
|
||||
|
||||
iCó thể gọi tem từ thiện hay nhân đạo,chứ gọi tem tế bần không hay lắm?
xin giới thiệu con tem HÃY GIÚP ĐỠ VN do Balan phát hành cũng đáp ứng tiêu chí này! |
|
|