Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975

TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 Gồm 2 thời kỳ: Tem Quốc gia Việt Nam / Tem Bảo Đại (1951 - 1954) & Tem Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975).

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 25-03-2010, 10:33
Lu Tich Nguyen's Avatar
Lu Tich Nguyen Lu Tich Nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 909
Đã được cảm ơn 1,910 lần trong 223 Bài
Mặc định Tem đảo Hoàng Sa không được chấp thuận

Khoảng thời đệ nhứt cộng hòa, tức thời Ngô Đình Diệm chấp chính, Bưu Điện từng có ý phát hành 1 con tem về đề tài đảo Hoàng Sa, hình đã do họa sĩ Nguyễn Minh Hoàng thiết kế, nhưng cuối cùng thì không được chấp thuận cho phát hành, đa phần là vì lý do chính trị hay ngoại giao gì đó. Hồi đó các anh em chơi tem quen biết với họa sĩ Hoàng được tặng tắm hình để làm tài liệu, trong hinh, vễ 2 chiếc thuyền rồng hướng về đảo Hoàng Sa ở góc phải trên, kế bên thuyền có tấm thánh chỉ, viết "Hoàng Sa đảo sát nhập Việt-Nam lảnh thỏ, Minh Mang chiếu thư" thời 1802. Tôi cũng còn giữ được tấm hình đó, nay post dưới đây cho các bạn xem tham khảo.

Name:  Tem Hoang sa.jpg
Views: 3170
Size:  50.7 KB
__________________
Ai trên đời không lúc long đong
Sầu làm gì hao tốn hình dong
Qua đêm đen bình minh rồi sáng
Hết buồn phiền ta lại chơi rong!

Bài được Nguoitimduong sửa đổi lần cuối vào ngày 25-03-2010, lúc 10:54
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
37 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Lu Tich Nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (25-03-2010), Đinh Đức Tâm (25-03-2010), đậu trắng (08-06-2011), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (26-03-2010), bebu2410 (25-03-2010), billy (10-06-2010), chienbinh (25-03-2010), chnchien (09-06-2011), dammanh (25-03-2010), duongngockhanh (26-03-2010), gtvt1989 (25-03-2010), hat_de (25-03-2010), helicopter (25-03-2010), hienthuong (27-03-2010), huuhuetran (25-03-2010), KhomGia (04-06-2011), lamngoc (25-03-2010), lantham_0072005 (25-03-2010), lydainghia (28-05-2011), manh thuong (25-03-2010), MeTemViet (25-03-2010), minhduc (25-03-2010), Ng.H.Thanh (25-03-2010), Nguoitimduong (25-03-2010), open (25-03-2010), Pink Kole (09-12-2010), Poetry (25-03-2010), temhp88 (05-06-2012), thanhtruc (08-06-2011), thantrongdao (10-06-2011), The smaller dragon (25-03-2010), Tien (25-03-2010), tiny (25-03-2010), Tuancan (08-06-2011), vnmission (25-03-2010), wwf_stamp (25-03-2010), zodiac (25-03-2010)
  #2  
Cũ 25-03-2010, 18:41
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Bác Lữ Tích Nguyên có nhiều món lạ và độc thiệt!!! Cám ơn bác.

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (08-06-2011), hat_de (25-03-2010), huuhuetran (25-03-2010), lydainghia (28-05-2011), Ng.H.Thanh (08-06-2011), thanhtruc (08-06-2011), Tuancan (08-06-2011)
  #3  
Cũ 25-03-2010, 21:28
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Một mẫu tem sai hỏng

Mẫu tem này bị loại là đúng rồi. Nó có nhiều lầm lỗi chứ không phải chính trị chính em gỉ đâu:

1) Minh Mạng làm vua trong thời khoảng 1820-1840. Năm 1802 thì vua cha, Gia Long, mới lên ngôi!
2) Thuyền rồng là thuyền của vua chúa, có vị vua nào lại dùng thuyền rồng để ra đảo Hoàng Sa đâu. Trong thế kỷ XIX, việc ra đảo là chuyện rât nguy hiêm, một sống hai chết, nên đội Hoàng Sa đi đảo thường được tế sống trước đó.
3) Cứ nhìn hai loại buồm trên thuyền thì thấy người vẽ chỉ vẽ bậy vẽ bạ, chẳng biêt gì về các loại buồm cả.
4) Loại thuyền vẽ trên tem trông rât mỏng manh, làm sao có thể dùng vượt biển ra Hoàng Sa được?!
5) Nhín chung, mẫu vẽ rât thô thiển, cần phải loại bỏ.

Một lần nữa, cám ơn anh Lữ Tích Nguyên cho xem lại mẫu vẽ này. Ðây là một nét đặc thù trong lịch sử bưu chính thời VNCH. Và tôi cũng muốn cám ơn viên chức Bưu Ðiện nào đó, đã thấy những sai sót đễ loại bỏ ngay một mẫu tem yếu kém.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
21 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (26-03-2010), đậu trắng (08-06-2011), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (26-03-2010), chienbinh (25-03-2010), hat_de (25-03-2010), hienthuong (27-03-2010), huuhuetran (08-06-2011), kimma (26-03-2010), Lu Tich Nguyen (26-03-2010), lydainghia (28-05-2011), manh thuong (26-03-2010), minhduc (26-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), open (25-03-2010), Pink Kole (09-12-2010), Poetry (25-03-2010), temhp88 (05-06-2012), thanhtruc (08-06-2011), thantrongdao (10-06-2011), Tuancan (08-06-2011), zodiac (25-03-2010)
  #4  
Cũ 25-03-2010, 22:16
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định quan điểm của gk!

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Một lần nữa, cám ơn anh Lữ Tích Nguyên cho xem lại mẫu vẽ này. Ðây là một nét đặc thù trong lịch sử bưu chính thời VNCH. Và tôi cũng muốn cám ơn viên chức Bưu Ðiện nào đó, đã thấy những sai sót đễ loại bỏ ngay một mẫu tem yếu kém.
GK nghĩ vấn đề ko đơn giản như này.

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Mẫu tem này bị loại là đúng rồi. Nó có nhiều lầm lỗi chứ không phải chính trị chính em gỉ đâu
Lý do như sau


Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
1) Minh Mạng làm vua trong thời khoảng 1820-1840. Năm 1802 thì vua cha, Gia Long, mới lên ngôi!
2) Thuyền rồng là thuyền của vua chúa, có vị vua nào lại dùng thuyền rồng để ra đảo Hoàng Sa đâu. Trong thế kỷ XIX, việc ra đảo là chuyện rât nguy hiêm, một sống hai chết, nên đội Hoàng Sa đi đảo thường được tế sống trước đó.
các phân tích trên của bác Rồng là chính xác ko có gì phải bàn, nhưng 2 lý do sau ko thuyết phục

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
3) Cứ nhìn hai loại buồm trên thuyền thì thấy người vẽ chỉ vẽ bậy vẽ bạ, chẳng biêt gì về các loại buồm cả.

việc thiết kê mẫu tem trên có tình hình tượng nên độ chính xác về mặt kĩ thuật ko phải là yếu tố tiên quyết.

Cho dù người thiết kế có am tường kỹ thuật hay ko, thì đôi khi người ta dù biết những ko nhất thiết thể hiện các đặc tình kĩ thuật.

Tại VN và nhiều nước trên thế giới, trong rất nhiều trường hợp người ta đã ko loại bò những mẫu mà việc thể hiện mang tình hình tượng.

việc 1 họa sĩ tem ko hiểu gì về tàu bè cũng có thể vẽ những mẫu tem có tàu, tuy nhiên với những bộ tem về tàu thì hoặc là họa sĩ đó phải tìm hiểu, hoặc người được giao thiết kế ko phải tay mơ.


4) Loại thuyền vẽ trên tem trông rât mỏng manh, làm sao có thể dùng vượt biển ra Hoàng Sa được?!

Mỏng manh ko có nghĩa là ko vượt biển được, thực tiễn chứng minh nhiều loại còn mong manh hơn nhưng vẫn biệt, đó là chưa kể những ví dụ cụ thể có thể vạch mặt chỉ tên những cá nhân vượt dại dương bằng thuyền sậy
Hơn nữa nếu lý do chỉ là thiết kế thì nhà chứ trách có thể yêu cầu họa sĩ sửa, còn nếu họa sĩ ko thích thì có thể giao việc cho ông khác. Như vậy thì có thể yêu cầu họa sĩ mới làm cho tốt, để tránh 4 lý do đã nêu.

như vậy về mặt thẩm mỹ người ta có thể ko sử dụng mẫu này mà dùng mẫu khác thay thế, có thể đúng là

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
5) Nhín chung, mẫu vẽ rât thô thiển, cần phải loại bỏ.
nhưng tại sao ko có mẫu khác được ra đời, gk vẫn thiên về giả định này hơn

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Lu Tich Nguyen Xem Bài
nhưng cuối cùng thì không được chấp thuận cho phát hành, đa phần là vì lý do chính trị hay ngoại giao gì đó.
Tuy nhiên chính trị ko phải là thứ có thể bàn trong này, dù sao thì thiết kế cũng có thể sửa nếu muốn nó hợp lý hơn, nhưng nếu ra về 1 vấn đề liên quan tới chính trị nhạy cảm thì ko cần phát hành nữa, ko cần sửa hay cho người khác thiết kế nữa. Tất cả chỉ còn là kỉ niệm. Thậm chí ngày nay ... cũng chưa dám ra tem về HS mặc dù vài năm trước rục rịch.

Trong khì chờ bác nào có giả thiết khá hơn mời xem lại 1 mẫu đẹp của VN

Name:  1906.jpg
Views: 2599
Size:  18.3 KB

hẹn lại gặp các bác


trong những lập luận trên có điều chi mạo phạm mong các bác bỏ quá cho
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (08-06-2011), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (26-03-2010), huuhuetran (08-06-2011), kimma (26-03-2010), lantham_0072005 (26-03-2010), Lu Tich Nguyen (26-03-2010), lydainghia (28-05-2011), manh thuong (26-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), Nguoitimduong (26-03-2010), Pink Kole (09-06-2011), Poetry (26-04-2011), thanhtruc (08-06-2011), The smaller dragon (25-03-2010), Tuancan (08-06-2011)
  #5  
Cũ 25-03-2010, 23:20
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Một trong những giá trị chính của tem phát hành là sự chính xác: chính xác các chi tiết cụ thể về người, vật, sự kiện, niên đại ... Giá trị chính xác đã khiến cho người có trách nhiêm thiêt kế mẫu tem phải tìm hiểu đề tài thiêt kế đến nơi đến chốn. Nếu người họa sĩ thuần túy chỉ biết nghệ thuật qua trí tưởng tượng của họ thì người vẽ tem cần phải học vẽ và học cả chữ nữa! Xin theo dõi Tạp Chí Tem để biết những họa sĩ trong Công Ty Tem Việt Nam hiện nay đã phải khổ công như thế nào mỗi khi thiêt kế mẫu tem.

Còn vấn đề tem thời VNCH như thế nào, tôi không muốn đề cập ở đây vì tôi không muốn dùng trí tưởng tượng để vẽ ra tiến trình quyết định phát hành hay không phát hành tem thời VNCH.

Tôi chỉ post thêm hình ảnh loại thuyền ba buồm đặc biệt mà tiền nhân chúng ta đã cấu tạo mỗi khi đi Hoàng Sa, một cuộc hải hành vô cùng nguy hiểm trong thế kỷ XIX, chứ không phải căn cứ trên lý thuyêt hay trí tưởng tượng mà viết đâu!


Name:  Picture 1311.jpg
Views: 4980
Size:  112.0 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
21 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (26-03-2010), Đinh Đức Tâm (26-03-2010), đậu trắng (08-06-2011), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (26-03-2010), chnchien (09-06-2011), hat_de (26-03-2010), hienthuong (27-03-2010), huuhuetran (08-06-2011), kimma (26-03-2010), lantham_0072005 (26-03-2010), Lu Tich Nguyen (26-03-2010), manh thuong (26-03-2010), minhduc (26-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), open (26-03-2010), Pink Kole (09-12-2010), Poetry (25-03-2010), thanhtruc (08-06-2011), thantrongdao (10-06-2011), Tuancan (08-06-2011), zodiac (25-03-2010)
  #6  
Cũ 26-03-2010, 09:10
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định

Vua Minh Mệnh có công trong việc củng cố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa:
... đầu đời Minh Mệnh thường sai người đi thuyền công đến đấy thăm dò đường biển, thấy một nơi có cồn cát trắng chu vi 1070 trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam cồn có nhiều miếu cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc 4 chữ “Vạn Lý Ba Bình” (muôn dặm sóng yên). Cồn cát này xưa gọi là Phật Tự Sơn, phía Đông và phía Tây đảo đều có đá san hô nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm Minh Mệnh thứ 16 sai thuyền công chở gạch đá đến đấy xây đền, dựng bia đá ở phần tả đền để ghi dấu và tra hột các thứ cây ở ba mặt tả hữu và sau. Binh phu đắp đền miếu đào được đồng lá và gang sắt có đến hơn 2000 cân...
(Trích Đại Nam Nhất Thống Chí)
Tuy nhiên trong các vị Vua triều Nguyễn, người có công lớn hơn đối với Hoàng Sa là Vua Gia Long (1762-1820, tại vị 1802-1820). Trong thời gian này, năm 1816 ông đã chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Hình trên con tem trên chắc muốn đề cập đến "Gia Long", nhưng không hiểu sao lại viết nhầm thành "Minh Mệnh".

Tuy vậy, tôi cũng muốn tìm kiếm tài liệu xem Vua Minh Mênh có "chiếu thư" gì liên quan tới Hoàng Sa hay không.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (08-06-2011), hat_de (26-03-2010), huuhuetran (08-06-2011), lantham_0072005 (26-03-2010), Lu Tich Nguyen (26-03-2010), lydainghia (28-05-2011), manh thuong (26-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), Pink Kole (09-12-2010), Poetry (26-03-2010), thanhtruc (08-06-2011), thantrongdao (10-06-2011), The smaller dragon (26-03-2010), Tuancan (08-06-2011)
  #7  
Cũ 26-03-2010, 10:11
caifincafe's Avatar
caifincafe caifincafe vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 24-04-2009
Đến từ: TPHCM
Bài Viết : 676
Cảm ơn: 1,152
Đã được cảm ơn 4,250 lần trong 709 Bài
Mặc định

Cháu thấy 2 loại buồm cùng 2 con thuyền này nhìn tổng quát giống 1 mẫu tự chữ Hán hay Nôm gì đó, ko biết là chữ gì vậy ạ? Liệu có ý nghĩa gì ko?
__________________
HOÀNG NAM HƯNG
130/10 (số mới) CMT8 - P10 - Q3 - TPHCM


Love's the funeral of hearts...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn caifincafe vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (26-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), Poetry (26-03-2010), thanhtruc (08-06-2011)
  #8  
Cũ 26-03-2010, 10:40
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi caifincafe Xem Bài
Cháu thấy 2 loại buồm cùng 2 con thuyền này nhìn tổng quát giống 1 mẫu tự chữ Hán hay Nôm gì đó, ko biết là chữ gì vậy ạ? Liệu có ý nghĩa gì ko?
Không! Chỉ giống cây thông nô-en hay gấu misa thôi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (26-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), thanhtruc (08-06-2011)
  #9  
Cũ 26-03-2010, 18:19
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Cảm ơn bác kimma đã nêu ra được nhiều tư liệu lịch sử giá trị, mà chắc rất nhiều người VN (như kvd này chẳng hạn) thường thờ ơ và sự hiểu biết rất giới hạn. Noi gương của bác kimma, cũng như nhiều bác khác tại diễn đàn này, kvd cũng xin di lục lọi lại một số sử sách của Âu - Mỹ khi họ viết về những gì đã liên quan tới Việt Nam.

Đọc những tài liệu của Tây phương, có cái thú vị, cũng như được biết thêm nhiều điều hữu lý và bổ ích. Chẳng qua là họ bỏ qua những chi tiết rườm rà, nhuốm mầu sắc dị đoan và khó kiểm chứng. Sự gạn lọc, sắp xếp có tính cách khoa học và duy lý, dựa trên sự kiện không phải chỉ vào vài pho sách; mà vào rất nhiều những tài liệu quý giá đã được lưu giữ tại những thư viện lớn trên thế giới...Từ đó, mới có những phân tích và dẫn chứng vững chắc và nghiêm túc.

Lục lại trên internet, kvd chợt gặp ra tác phẩm: "A voyage to Cochinchina" của John Barrow. (xuất bản lần đầu tiên tại London năm 1806). Ông ta đã kể lại chuyện một sứ bộ Anh quốc, do Huân tước Maccartney chỉ huy, đã đáp tầu vào ngày 02.09.1792 từ Anh để tới Trung Hoa. Trong cuộc hải hành này, Maccartney đã ghé Đà Nẵng (khi đó có tên là Tourane) và lưu lại đây trong thời gian từ 24.05 tới 16.06 với mục đích là ra mắt triều đình An Nam theo chỉ thị của vương quốc ông. Thời gian 3 tuần lễ này, ông đã bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu về những tầu bè mà An Nam đang xử dụng khi đó. Điểm quan trọng nhất được nhắc tới trong sự kiện này là John Barrow đã tả lại những chi tiết về tầu thuyền của An Nam một cách thú vị về việc đóng thuyền, trang hoàng thuyền cũng như cách thức xử dụng (hình minh họa của bác kimma gửi ở trên cũng là một trong những thí dụ)...khi dân chài cần tới Trường Sa - Hoàng Sa của An Nam để lưới cá cũng như thu hoạch những tổ Yến trên đảo.

Nhưng cũng đừng quên rằng còn rất nhiều chứng cớ và tài liệu xác thực khác, xác định tới chủ quyền những đảo này là của Việt Nam. Tuy nhiên, công việc này là của những sử gia và người có trách nhiệm trực tiếp. Nhưng dù sao đi nữa, nếu khả năng cho phép, chúng ta vẫn có thể góp chút...mắm muối giúp đỡ lẫn nhau khi cần góp phần thông tin.

Sự có mặt của Huân tước Maccartney khi xin ra mắt vua Cảnh Thịnh là điều có thật. Bằng chứng dưới đây là một thư gửi lời chào phái bộ Maccartney từ triều đình An Nam vào năm 1793. Thư này hiện đang được lưu trữ tại viện bảo tàng Anh quốc. Rất tiếc là kvd không biết tiếng Hán (hoặc Nôm) để có thể hiểu rõ thư này viết những gì. Nếu có bác nào đọc được để phiên dịch ra dùm thì tốt quá!

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (08-06-2011), hat_de (26-03-2010), hienthuong (27-03-2010), manh thuong (27-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), Poetry (26-04-2011), thanhtruc (08-06-2011), thantrongdao (10-06-2011), Tuancan (08-06-2011)
  #10  
Cũ 26-03-2010, 19:01
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định gk vít rối ghê #:-s....

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Một trong những giá trị chính của tem phát hành là sự chính xác: chính xác các chi tiết cụ thể về người, vật, ...

Những điều bác Rồng nói rất có lý, và đó là những gì chúng ta vẫn hướng tới. Tuy nhiên nó ko phải là thực tế !

Sở dĩ gk khẳng định như vây bởi, việc thể hiện 1 đề tài nào đó trên tem, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tạm thời gạt chính trị sang 1 bên, mà bàn về tính khoa học và nghệ thuật trên con tem.

Nếu như tính chính xác về các chi tiết cụ thể về người, vật thể hiện cho mặt khoa học, buộc thiết kế phải thuật chuẩn xác với thực tế thì mặt nghệ thuật người nghệ sĩ lại có sáng tạo riêng. Đó là tính ước lệ, tính tựơng trưng. Phong cách nghệ thuật ko phải sinh ra để phản khoa học, mà nó diễn đạt ý tượng ko dựa trên sự tuyệt đối chính xác về mặt khoa học. Sự ước lệ tượng trưng đó có trong âm nhạc, sân khấu, hội hoạ ....và cả trên tem.

(gk sẽ chứng minh nó ở phần dưới)

còn về sự kiện và niên đại thì đó là lịch sử và ko chấp nhận việc ước lệ tượng trưng, đúng như bác Rồng nói

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Một trong những giá trị chính của tem phát hành là sự chính xác: chính xác các chi tiết cụ thể về người, vật,sự kiện, niên đại ...
!
vậy nên điều bác Rồng nói

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài

Giá trị chính xác đã khiến cho người có trách nhiêm thiêt kế mẫu tem phải tìm hiểu đề tài thiêt kế đến nơi đến chốn.
!
và chuẩn xác, nhưng việc tìm hiển tới nơi tới chốn đó gk cũng đã nêu trong bài post trên kia, và gk cũng nói thêm rằng việc tìm hiểu cặn kẽ, tới nơi tới chốn về mặt khoa học, kỹ thuật ko có nghĩa là thể hiện chính xác trên tem như vậy. Bởi đôi khi tính tượng trưng của con tem ko buộc nó phải tuyệt đối chính xác như 1 bản vẽ hoa học, hay cố gắng càng sát thực càng tốt. Vì nếu như vậy nó sẽ ko đạt được hiệu quả về mặt hình tượng nghệ thuật.

tiếp tới ý kiến

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Nếu người họa sĩ thuần túy chỉ biết nghệ thuật qua trí tưởng tượng của họ thì người vẽ tem cần phải học vẽ và học cả chữ nữa! Xin theo dõi Tạp Chí Tem để biết những họa sĩ trong Công Ty Tem Việt Nam hiện nay đã phải khổ công như thế nào mỗi khi thiêt kế mẫu tem.
gk nhất trí với bác, vẽ tem ko chỉ hoàn toàn bằng trí tưởng tượng nếu đó ko phải 1 đề tài ... tưởng tượng.

vẽ cách điệu, ước lệ, tượng trưng thì được, nhưng phản khoa học thì ko được, ví dụ việc cho cụ Chu Văn An đeo kính. ĐÓ hoàn toàn là trí tưởng tượng mà ko tham khảo các dữ kịên lịch sử. Lại còn in sai chữ, mẫu tem đó là 1 bài học đắt giá cho VN.

Việc hoạ sĩ phải khổ công cho mẫu thiết kế là điều nên.

- khổ công về tính chính xác về mặt khoa học
- và còn cả khổ công về sáng tạo cách điệu, tượng trưng.

trình bày thì hơi dài, trở lại ngưng phát hành.

Nếu bộ tem ko đạt về mặt thiết kế thì chỉnh thiết kế để tiếp tục phát hành.
Còn nếu vì 1 lý do "tế nhị" nào đó thì kể cả mẫu thiết kế đạt 10/10 về mặt khoa học và cả nghệ thuật cũng vẫn bị ngưng.
Bởi con tem ngoài là 1 tác phẩm nghệ thuật còn là 1 sản phẩm văn hoá, thậm chí 1 công cụ chính trị. Điều này đã khá rõ, ai cũng biết, và có rất nhiều ví dụ trong quá khứ và cả hiện tại, vậy gk xin ko minh hoạ nữa. Nhiều khi 1 bộ tem hoạt hình ra đời cũng gây căng thẳng chính trị giữa 2 quốc gia huống hồ vấn đề nhạy cảm.

Tóm lại nếu quyết định ngưng phát hành 1 mẫu tem chỉ vì lý do thiết kế hoàn toàn ko thuyết phục. Mẫu Hoàng Sa nếu ko sử dụng thiết kế trên thì có thể chỉnh lại tới khi nào đạt. Có thể nó đã được ngưng nhưng ko vì những lý cho bưu chính, mà 1 loại "chính" nào đó khác.

Trở lại vấn đề tính chính xác của thiết kế. gk nhất trí quan điểm về tính chính xác về niên đại, và tính chính xác các chi tiết cụ thể về người và vật, nhưng gk cho rằng điều đó chỉ có tính tương đối trong 1 số trường hợp. Vì nếu nhất nhất thế thì nhiều bộ tem đã ko được phát hành. Để minh hoạ cho ý kiến của mình xin mạn phép đưa 1 ví dụ mặc dù nó ko liên quan tới vấn đề Trường Sa & Hoàng Sa.

Sở dĩ sử dụng ví dụ sau bởi nó lý giải được cho tính chính xác khoa học về thời điểm sự kiện và thể hiện được tính tượng trưng của nghệ thuật.

Sau đây là 5 tờ lịch tem về cùng 1 sự kịên. Sự kiện con người lần đầu tiên rời khoang tàu vũ trụ để ra ngoài khoảng ko ngày 18.3.1965

đây là 1 tờ lịch tem của VN có hình khoang tàu và nhà du hành Lê-ô nốp bay bên ngoài

Name:  444.jpg
Views: 1255
Size:  24.7 KB

tờ lịch tem thứ 2 cũng của VN minh hoạ nhà du hành kể trên với 1 dải trắng uốn hình chữ S nếu bạn để ý kĩ

Name:  18.3 - VN.jpg
Views: 1277
Size:  27.6 KB

dải trắng đó tượng trưng do ống nối với khoang tàu, mà tờ lịch tem cùng nội dung sau nhưng của Mông-cổ mô tả

Name:  18.03.jpg
Views: 1232
Size:  24.9 KB

có thể nhìn rõ nó hơn qua tờ lịch tem của Nga

Name:  1st man in space !.jpg
Views: 1544
Size:  39.0 KB

và cả Hung-ga-ri

Name:  18-19!3.JPG
Views: 1231
Size:  8.8 KB

5 tờ lịch tem trên mô tả cùng 1 sự kiện, đó là việc tàu Phương đông 2 bay lên quỹ đạo thành công và đêm ngày 18.3 Lê-ô nốp đã ra ngoài khoang tàu trở thành nhà du hành đầu tiên đi bộ trong không gian. Tàu trở về trái đất ngày 19.3

Cái mà các tờ lịch tem hướng tới là thể hiện sự kiện con người lần đầu tiên bước ra ngoài khoảng ko mà vẫn tồn tại ko cần sự bảo vệ của khoang tàu.

Các chi tiết cần thể hiện gồm có:

1. nhà du hành
2. khoang tàu
3. dây nối
4. thời điểm diễn ra sự kiện.

Cái thứ 4 thì phải chính xác, ko thể cách điệu.

Còn 3 chi tiết mô tả người, vật thì có thể cách điệu, mang tính tượng trưng.

Thậm chí sự tượng trưng còn ... hơi trái ngược nhau 1 chút. Trong tờ lịch tem của Hung bộ đồ nhà du hành màu trắng bình dưỡng khí màu cam. Còn mẫu tem của Nga thì màu ngược lại. Ko rõ nước bạn Hung vẽ sai hay nước chủ nhà Nga vẽ sai. Nhưng xem ra cái bình dưỡng khí tròn ủng nhưn trên tờ lịch tem của chủ nhà là ... ko ổn tí nào.

Nếu vì vẽ ko chính xác mà tem ko được phát hành e rằng lượng tem trên thế giới giảm còn 1 nửa. Trong thực tế có sự dao động giữa tính chính xác về mặt khoa học và tính tượng trưng về mặt nghệ thuật.

Minh hoạ trên chỉ là 1 ví dụ rất nhỏ, bởi so với năm 1992, hàng trăm mẫu tem của rất nhiều nước phát hành kỉ niệm 500 năm sự kiện Christop Colombus tìm ra châu Mỹ nhiều khi chi tiết giữa chúng có sự khác biệt rất lớn. Điều đó 1 lần nữa cho thấy, tính chính xác là điều mà các mẫu thiết kế nên hướng tới, nhưng nếu nó ko chính xác thì hoặc là vẽ sai hoặc là cách điệu đi 1 chút. Nếu sai lớn thì phải chỉnh, còn ko sự khác biệt do cách điệu có thể chấp nhận được. Và cho tới bây giờ nó vẫn đúng.

Trở lại mẫu Hoàng Sa của bác Trâu, nếu sai lớn về niêm đại và chữ nghĩa thì phải chỉnh, còn hình ảnh ngọn sóng, mái đình hoàn toàn mang tính tượng trưng... cùng với hình đầu rồng trên con thuyền mỏng manh nó đại diện cho VN. Đó là 1 hình ảnh hoán dụ, có thể nói là từa tựa như việc dùng "áo vải" để nói về Nguyễn Huệ. gk vẫn cho rằng cho dù ko thể hiện thật chính xác về mặt khoa học thì việc dùng con thuyền tượng trưng cũng thể hiện được tinh thần chủ đạo của mẫu tem.

còn vấn đề quy trình phát hành tem thời VNCH, bản thân gk cũng ko biết, mà chỉ đưa ra giả thiết của mình

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Còn vấn đề tem thời VNCH như thế nào, tôi không muốn đề cập ở đây vì tôi không muốn dùng trí tưởng tượng để vẽ ra tiến trình quyết định phát hành hay không phát hành tem thời VNCH.
Chúng ta ko dùng trí tưởng tượng để vẽ ra tiến trình quyết định ngưng hay ko ngưng phát hành tem thời VNCH, và chúng ta cũng ko dùng trí tưởng tượng của mình để giả thiết về quyết định ngưng của trường hợp tem Hoàng Sa ngày đó.

Tại thiết kế hay tại chính trị, nếu ta khẳng định lúc này, đề là trí tưởng tượng của chúng ta.

Còn tư liệu hình mà bác đưa ra

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Tôi chỉ post thêm hình ảnh loại thuyền ba buồm đặc biệt mà tiền nhân chúng ta đã cấu tạo mỗi khi đi Hoàng Sa, một cuộc hải hành vô cùng nguy hiểm trong thế kỷ XIX, chứ không phải căn cứ trên lý thuyêt hay trí tưởng tượng mà viết đâu!
Nó rất quý, nó hoàn toàn ko phải sự tưởng tượng của những người sưu tầm chúng ta, nó là các ghi chép khoa học.
Còn các tờ lịch tem gk sử dụng trong phần minh hoạt hôm nay cũng hoàn toàn ko phải là tưởng tượng, nó là những mẫu tem có thật, và được phát hành chính thống. gk đưa lên minh hoạ cho thêm phần sinh động tranh luận của mình.

gk cũng xin được trình bày thêm là việc bổ sung ý kiến, bổ sung tranh luận hoàn toàn ko vì ý gì khác ngoài việc để làng tem chúng ta có những cái nhìn khách quan nhất.

Nếu có điều chi mạo phạm xin các bác bỏ quá cho và trân trọng cảm ơn các bác đã thẳng thắn khách quan tham gia viết bài.


mời các bác trở lại với vấn đề chính: Hoàng Sa
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran

Bài được hat_de sửa đổi lần cuối vào ngày 26-03-2010, lúc 19:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (08-06-2011), lydainghia (28-05-2011), manh thuong (27-03-2010), Ng.H.Thanh (08-06-2011), Poetry (26-04-2011), thanhtruc (08-06-2011), Tuancan (08-06-2011)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Thuận Vợ Thuận Chồng HanParis Cùng đọc và suy gẫm 1 04-03-2015 18:39
Kho Ảnh Màu Nghệ Thuật HanParis Các loại khác 5 13-06-2013 18:16
Miễn thuế !!! hat_de Bưu chính Việt Nam 8 02-12-2010 21:17
Bình Thuận - nơi ấy một phong trào tem hat_de Các địa phương đã có Hội Tem 19 19-01-2009 17:10
Tem thuế vnmission Cùng nhau giải đáp 2 21-07-2008 17:14



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.