Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Làm quen với Tem

Làm quen với Tem Bạn yêu thích Tem nhưng chưa am hiểu. Mời Bạn vào đây làm quen với con Tem từ những kiến thức cơ bản nhất.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #21  
Cũ 28-05-2010, 23:12
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

quan điểm của bác MTV

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi MeTemViet Xem Bài

Tình trạng tài liệu mù mờ của tem VN đã làm các "chuyên gia" phải nản lòng, đừng nói chi đến việc "giám định" tem hay phong bì thật giả!
như đã nói

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
Việc giám định ở ta còn 1 cái khó khách quan là ko có tư liệu để so sánh.
Ko rõ tại các nước, họ có công khai các mẫu dấu đã dùng qua các thời kì ko.
kèm thêm thắc mắc trên

các bác có kinh nghiệm ở nước ngoài như bác Rồng, anh Kẻ ... thấy ở nước ngoài thế nào, liệu dân chơi có tiếp cận được các mẫu để đối chiếu ko ạ.

Nếu ko có chuẩn của nhà nước thì các kết luận của cá nhân nhà sưu tầm hay chuyên gia có thật chính xác ko ạ.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (29-05-2010), dammanh (08-06-2010), Lu Tich Nguyen (29-05-2010), manh thuong (08-06-2010)
  #22  
Cũ 29-05-2010, 00:16
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi MeTemViet Xem Bài
thông tin về tem VN tuy chỉ mới khoảng 5-60 năm mà đã mù mờ lắm. Chưa ai viết được một bài thật rõ ràng về giá cước bưu chính từ 1945 đến nay, hay thậm chí từ 1975.
Không hiểu có nước nào ở vào tình trạng tương tự vậy không, mong được bác MTV chỉ dẫn. Xin cảm ơn bác!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (29-05-2010), dammanh (08-06-2010), hat_de (29-05-2010), Lu Tich Nguyen (29-05-2010), manh thuong (08-06-2010)
  #23  
Cũ 29-05-2010, 08:50
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Xin giới thiệu một số mẫu dấu của balan còn lưu,tình cờ mua được!Trên mẫu dấu không ghi ngày tháng,mục đích lưu mẫu con dấu thôi!
Thú thực chưa nắm rõ xuất sứ,chỉ biết có liên quan đến tổ chức HHT



Name:  skanowanie0188.jpg
Views: 399
Size:  37.2 KB

Name:  skanowanie0187.jpg
Views: 384
Size:  42.3 KB

Name:  skanowanie0186.jpg
Views: 379
Size:  42.4 KB

Name:  skanowanie0185.jpg
Views: 380
Size:  33.3 KB

Name:  skanowanie0184.jpg
Views: 382
Size:  53.7 KB

Name:  skanowanie0183.jpg
Views: 394
Size:  36.0 KB

Name:  skanowanie0182.jpg
Views: 379
Size:  35.9 KB

Name:  skanowanie0179.jpg
Views: 380
Size:  31.7 KB

Name:  skanowanie0179-1.jpg
Views: 383
Size:  32.0 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (29-05-2010), chie (29-05-2010), chienbinh (08-06-2010), hat_de (29-05-2010), hienthuong (29-05-2010), huuhuetran (29-05-2010), Lu Tich Nguyen (29-05-2010), manh thuong (08-06-2010), xihuan (07-06-2010)
  #24  
Cũ 29-05-2010, 09:31
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Bác HỒ đã dậy:CÓ HỒNG MÀ KHÔNG CÓ CHUYÊN-LÀM VIỆC GÌ CŨNG KHÓ,CÓ CHUYÊN MÀ KHÔNG CÓ HỒNG THÌ LÀ VÔ DỤNG.
Không dám khẳng định chính xác từng chữ câu nói trên,nhưng trong lĩnh vực RÀNH VỀ TEM & CHUYÊN GIA VỀ TEM (Đặc biệt chuyên gia có quyền giám định)thì cái TÂM là hàng đầu thứ nữa là tri thưc cũng như kinh nghiệm để đủ giám định một lĩnh vưc nhỏ nào đó trong thế giới tem.
To bác metemviet:Theo thời gian dòng tem lưu hành trên lãnh thổ VN sẽ rõ ràng thôi,cái quan trọng là cởi mở thông tin và sự nỗ lực của mỗi chúng ta với làng tem VIỆT
To bác NVD:NHÂN CHỨNG,VẬT CHỨNG,SẮC LỆNH,CHỦ CHƯƠNG...là cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn để giám định tem..thú thực trong dòng tem VNDCCH còn chưa được khai phá do ảnh hưởng chiến tranh,nhưng sớm muộn sẽ sáng tỏ thôi.
Mong các bác,các bạn hy vọng vào tương lai !
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (29-05-2010), chienbinh (08-06-2010), hat_de (29-05-2010), huuhuetran (29-05-2010), Lu Tich Nguyen (29-05-2010), manh thuong (08-06-2010), vnmission (29-05-2010), xihuan (07-06-2010)
  #25  
Cũ 29-05-2010, 11:54
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định

- Ở VN còn đang tồn tại một thực tế là người chơi tem không dám "show" món đồ quý hiếm của mình ra vì sợ bị làm giả, nếu có chuyên gia và có chữ ký thì cũng sẽ bị làm giả luôn, vậy nên điều đầu tiên là nên tiễu trừ nạn làm giả tem bưu chính. Đã có cơ quan hữu trách nào quan tâm ?
- Có một số người ở VN có khả năng và có tâm nhưng công nhận là số người đó không nhiều và họ cũng gặp phải một vấn nạn chung là " ai có vật phẩm hay hơn sẽ bị ghét, ai giỏi hơn sẽ bị đố kỵ" nên dần dần họ rút về quy ẩn.
Tồn tại được trong giới chơi tem VN và trở thành một chuyên gia thật là khó lắm thay!!!!!!
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM

Bài được Nguoitimduong sửa đổi lần cuối vào ngày 29-05-2010, lúc 12:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (29-05-2010), chienbinh (08-06-2010), dammanh (29-05-2010), exploration (31-05-2010), hat_de (29-05-2010), huuhuetran (29-05-2010), Lu Tich Nguyen (30-05-2010), manh thuong (08-06-2010), Ng.H.Thanh (29-05-2010), vnmission (29-05-2010), xihuan (07-06-2010)
  #26  
Cũ 29-05-2010, 12:09
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định đôi điều trăn trở !!!!

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Nguoitimduong Xem Bài
- Ở VN còn đang tồn tại một thực tế là người chơi tem không dám "show" món đồ quý hiếm của mình ra vì sợ bị làm giả, nếu có chuyên gia và có chữ ký thì cũng sẽ bị làm giả luôn, vậy nên điều đầu tiên là nên tiễu trừ nạn làm giả tem bưu chính. Đã có cơ quan hữu trách nào quan tâm ?
- Có một số người ở VN có khả năng và có tâm nhưng công nhận là số người đó không nhiều và họ cũng gặp phải một vấn nạn chung là " ai có vật phẩm hay hơn sẽ bị ghét, ai giỏi hơn sẽ bị đố kỵ" nên dần dần họ rút về quy ẩn.
vậy là tại VN cần bổ sung .. dũng cảm vào đây

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài

Ở những quốc gia có nền tem phát triển đúng là có các chuyên gia thật, những người có:

- trình độ
- phương tiện
- tư liệu
- tự tin
- trách nhiệm

còn ở VN có hay ko những con người như thế, gk dám khẳng định là có, song có điều ở VN ko có khái niệm chuyên gia thẩm định.

- trình độ ưh <=== nhiều nhà sưu tầm lão thành rất uyên thâm
- phương tiện ưh <=== kính lúp, máy scan, hay các phương tiện phóng lớn khác, các công cụ cho phép soi cực tím, các phương pháp hóa nghiệm để xác minh loại mực in, mực dấu....
- tư liệu: các tài liệu về bưu chính trong ngành hoặc các tư liệu tự sưu tầm được
- tự tin: họ đủ tự tin để khẳng định hay phủ định 1 món nào đó (kết quả của những kết luận đó đương nhiên phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lý, hóa, sp so sánh vật mẫu .... )
- trách nhiệm: họ có trách nhiệm với làng tem VN, với uy tín của tem VN nên đã tạo những mục mang tính truyền đạt kinh nghiệm, và cảnh báo...

Có thể nói chúng ta có, nhưng chúng ta chưa như các nước bạn, có lẽ vì sự khiêm nhường của người VN ta mà thôi.

Trình độ của các "chuyên gia" đó có thể khác nhau. Có những người ko sợ nguy hiểm, dám nói thẳng trên mạng, có những người chỉ âm thầm theo dõi diễn biến.

Có lẽ hy vọng trong tương lai gần của chúng ta chưa phải là viêc xuất hiện các chuyên gia mà là những người "rành về tem" + "cởi mở" + "dũng cảm" có trách nhiệm.

Tới khi nào có chuyên gia ... có lẽ tương lai còn khá xa ... vì ngoài trình độ, phương tiện, trách nhiệm ... còn nhiều trở ngại như tư liệu tra cứu, và "dũng khí" khi ... bước chân vào nghề .. thẩm định
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (29-05-2010), dammanh (02-06-2010), huuhuetran (29-05-2010), Lu Tich Nguyen (30-05-2010), manh thuong (08-06-2010), vnmission (29-05-2010)
  #27  
Cũ 07-06-2010, 18:53
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trở lại mục này:

Bởi vậy việc giám định một con tem có giá trị cao, không phải là chuyện...nhắm mắt làm càn, hoặc đại khái cho xong. Thanh danh của một chuyên gia trong lãnh vực này, nếu chỉ vì vài sai xuất nào đó, sẽ đi đong để khó gỡ lại danh dự và gây lại niềm tin trong giới.

Có rất nhiều bước để giám định giá trị thật của tem, đại khái như sau:

* Khích thước tem; kỹ thuật in; giấy tem; mầu sắc; mực in; keo...

* In đè trên tem đã được in sau đó hoặc mới được xóa đi; phần tem bị rách đã được làm lại hay không; dấu lem trên tem hoặc một lỗ nhỏ nào đó đã được che lấp; keo mới làm lại; góc tem bị cho thu nhỏ lại để tránh một nét rách nào đó...

* Giấy tem có đúng loại giấy được dùng vào gian đoạn khi tem ra đời; tem gián trên bì rất có thể là một tem bị hư hại mặt sau, thay cho một tem khác có giá trị hoàn hảo hơn; tem dán trên bì vào thời gian gửi nhưng hoàn toàn đã hết hạn lưu hành vào thời gian đó...

* Dấu đóng của bưu cục có đúng với niên đại khi tem được phát hành; dấu đóng có thêm hoặc bớt với mục đích làm bì tem hợp pháp; mực trên dấu có đúng với mực được dùng trong giai đoạn đó hay không...

Và còn biết bao nhiêu điều cần kiểm soát dưới cặp mắt nhà nghề. Thấu hiểu, nhưng không thể thiếu được sự bén nhậy và tinh tường.

Ngoài ra, ngay bên cạnh bàn làm việc của những chuyên gia này là cả một thư mục về tem, để họ có thể nghiên cứu thêm một cách chặt chẽ. Đồ nghề thì có thể kể ra: kính hiển vi, thước đo độ giày của giấy, đèn cực tím, máy định mầu...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (07-06-2010), chienbinh (11-06-2010), dammanh (08-06-2010), hat_de (07-06-2010), kimma (08-06-2010), Lu Tich Nguyen (07-06-2010), manh thuong (08-06-2010), Poetry (12-06-2010), Tien (07-06-2010), xihuan (07-06-2010)
  #28  
Cũ 07-06-2010, 18:54
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Tem có răng đầu tiên là do Anh quốc phát minh vào năm 1854. Tại Pháp thì phải chờ tới năm 1862, coi như là mất tới 8 năm trời chờ đợi! Chẳng qua là có sự nhì nhằng giữa...ông thần Anatole Hulot và chính phủ: Ông này có được giao kèo đặc biệt để một mình lãnh nhiệm vụ in tem. Năm 1854, giá tem được giảm một cách đáng kể nên tem càng lúc càng được in nhiều để đap sứng lại nhu cầu. Cơ xưởng của Hulot làm không kịp, vì thế đưa đến sự than phiền của sở bưu chính. Lý do chính, chẳng qua là Hulot chưa chịu học theo cách làm răng tem của Anh, mà chỉ muốn...dùng kéo để cắt!!!

Thế là chính phủ phải vào cuộc: cuối năm 1855, chính phủ ra yêu cầu là tất cả những tem của Pháp phải..."có lỗ" (từ được dùng vào khi đó), để dễ dàng hơn cho việc tách rời chúng. Nếu muốn vậy, Hulot phải tân trang lại tất cả bằng tiền túi của mình. Thế là mất ăn! Huống chi chính phủ nhất định không chịu trả thêm phí tổn về giá thành của tem! Hulot không chịu thi hành và biện minh lại rằng, việc đục lỗ trên tem không mấy có khả năng tốt. Nhất là việc chỉnh cho làm lỗ giữa hai hàng tem thì quá khó khăn. Thế là chính phủ...đầu hàng!

Mãi tới năm 1861, ông Fould là tân bộ trưởng bộ tài chính lại mang vấn đề này ra bàn cãi. Thế là các công tư tư nhân lục đục kéo nhau ra đấu thầu (không còn để cơ xưởng của Hulot độc chiếm thị trường như trước kia nữa). Hulot đành một mình để yếu ớt...kháng chiến. Nhưng chính phủ ra tối hậu thư: "Nếu ông không thực hiện theo yêu cầu, giao kèo sẽ bị xóa bỏ". Hulot đành nuốt nước mắt, bỏ tiền ra mua máy hiệu Archer của Anh quốc (mà trước kia mình vẫn chê).

Tem có lỗ đầu tiên của Pháp là bộ Napoléon mầu xanh, phát hành vào tháng 09.1862 cho tới năm 1867, với số lượng là...1 tỷ tem!!!


(Tem Napoléon có lỗ, giai đoạn 1862-1867)

Dưới đây là vị trí của chữ ký chuyên gia cho dòng tem này:


(Tem có lỗ hoặc lệch lỗ / In đè / Sống)


(Tem có lỗ hoặc lệch lỗ / In đè / Chết)

***********

(kvd dùng từ "lỗ tem" của thời đó, khi từ "răng tem" chưa ra đời cũng như kỹ thuật đã sắc góc và hoàn chỉnh như hiện nay)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (07-06-2010), chienbinh (11-06-2010), dammanh (08-06-2010), hat_de (07-06-2010), kimma (08-06-2010), Lu Tich Nguyen (07-06-2010), manh thuong (08-06-2010), Poetry (12-06-2010), thang (28-07-2011), Tien (07-06-2010), xihuan (07-06-2010)
  #29  
Cũ 08-06-2010, 19:29
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Tiếp theo và hết.

Thêm một số vị trí của chuyên gia, sau khi sát nghiệm trên những con tem được yêu cầu:


(Tem sống "luxe" có keo gốc: chữ ký ngay chỗ giữa tem)


(Tem sống có keo gốc, còn charnière hoặc dấu của nó: ký dưới tem và hơi nhích về phía giữa. Charnière càng lớn, chữ ký càng dịch về phía trái tem)


(Tem sống không keo, hoặc không phải keo gốc: ký dưới tem về phía trái)


(Tem chết với dấu gốc: ký dưới về phía phải tem. Chuyên gia sẽ không ký trên những tem có dấu giả, hoặc dấu không đúng thời điểm)


(Tem "luxe" in đè sống hoặc chết (in đè chính gốc): bên phải dưới tem, nhưng ký dọc)


(Tem sống in đè có charnière (in đè chính gốc): ký dọc bên phía phải. Charnière càng lớn, chứ ký càng đi dần vào phía giữa tem)


(Tem sống in đè, không keo hoặc keo giả, không rõ nguồn gốc: ký bên trái dưới tem, chữ kỹ nghiêng)

----------
----------

* Đôi khi sau tem có những chữ không rõ nguồn gốc, chẳng qua là dấu riêng của sở hữu chủ tem. Thí dụ như hình dưới đây:


* Ngược lại, khi thấy tem có dấu "G.F." thì biết ngay đó là tem đã được tráng keo không phải nguyên gốc (G.F = Gomme Fausse / Keo giả mạo).


* Một số chuyên gia khác, khi ký bằng mực đỏ thì có nghĩa là tem có khuyết điểm.

(Hết)

Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 08-06-2010, lúc 19:35
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (08-06-2010), chienbinh (08-06-2010), dammanh (08-06-2010), hat_de (11-06-2010), kimma (09-06-2010), thang (28-07-2011), Tien (08-06-2010)
  #30  
Cũ 11-06-2010, 16:58
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Với những tiến bộ không ngừng về khoa học kỹ thuật, các cơ xưởng in tem đã không ngừng cải cách để việc in ấn những bộ tem không những đặc sắc, mà còn khiến những kẻ có ý đồ làm tam giả phải chùn tay!

Có thể nói là đã có những cuộc chạy đua và so tài (một cách miến cưỡng) giữa nhà in tem bưu chính và người làm tem giả. Nhất là vào lúc có sự xuất hiện của những máy photocopie mầu tối tân, rất nhiều tem có giá trị không nhỏ đã được làm giả gần như thật.

Qua những kinh nhiệm do phải thường xuyên đối đầu với kẻ gian, nhà in tem đã không ngớt tìm cách và cải thiện kỹ thuật để việc làm giả sẽ phải bó tay. Vì tem được coi như là những...tiền giấy dán trên bì thư, nên việc in ấn chúng càng khó khăn chừng nào, càng an tâm chừng đó!

Một thí dụ dưới đây của bưu chính Canada, qua con tem $5 với hình con Moose (một giống nai tại Bắc Mỹ). Nhìn thường thì hoàn toàn không có điểm gì đặc biệt vơi scảnh một chú nai đang đứng trong rừng. Nhưng tay làm giả nào có ý đồ mang tem ra cho chụp màu lại, sẽ gặp phải những trở ngại khiến họ phải ngưng ngay việc làm gian đó!

Tem này không hẳn chỉ có mầu dịu mắt, nhưng nếu cầm tem để soi ngược trên trời, chứng ta sẽ thấy nền tem hiện ra hàng trăm...dấu móng chân của nai. Kèm theo đó, tem đã được ẩn theo hai hàng chữ in bằng lối microtype, chỉ có thể thấy được bằng...kính hiển vi! Tem còn được in qua lối khắc chìm nổi, tay mình lướt qua mặt tem sẽ cảm ra ngay được kỹ thuật này.



Chưa xong, và đây mới là một...sự kiện lịch sử trong việc in tem của bưu chính Canada: tem được kèm theo một hình huỳnh quang (fluorescent) bằng mực đặc biệt, chỉ thấy được qua ánh đèn cực tím (ultraviolet). Dĩ nhiên, nếu tem chỉ được in giả lại qua máy photocopie - dù tối tân cách mấy - hình này cũng không thể có được.

Nghề chơi lắm công phu. Nhưng nghề...chơi giả sẽ càng khốn khổ hơn nhiều !

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (11-06-2010), hat_de (11-06-2010), jojo11111 (12-06-2010), kimma (11-06-2010), Poetry (12-06-2010), thang (28-07-2011), Tien (11-06-2010), vietanh_hn (17-11-2011)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Thông báo trợ giúp thực gửi bộ tem chuyên đề "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" sẽ được phát hành ngày 23-04-2015 Poetry Ấn phẩm Viet Stamp 39 18-08-2015 23:22
Ngày 01-06-2014, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem chuyên đề "Ca trù - Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp" Poetry Tem Việt Nam mới phát hành 8 13-06-2014 18:48
Về 3 bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Huy Tưởng", "Kỷ niệm 100 năm sinh Tôn Thất Tùng" & "Hoa Đại" sắp phát hành trong tháng 05-2012 Poetry Ấn phẩm Viet Stamp 54 28-05-2012 07:49
Thay đổi ngày phát hành bộ tem "Kỷ niệm 120 năm sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh" & bộ tem "Chim quý hiếm ven biển VN" Poetry Bản tin Tem trong nước 8 14-05-2010 23:30
Lễ phát hành đặc biệt bộ tem "Kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn" và khai mạc Triển lãm "Tem BC TP.HCM 2009" Poetry Hội Tem TP. Hồ Chí Minh 0 13-05-2009 16:53



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.