Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 23-11-2010, 12:28
hoang.le's Avatar
hoang.le hoang.le vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 09-07-2010
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 78
Cảm ơn: 2,782
Đã được cảm ơn 783 lần trong 92 Bài
Mặc định 0. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Việt Nam, Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang xây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).


Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.

Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mãnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.

Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nước, dựng nên nền văn hoá xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng nước cây đa, bao bọc bởi lũy tre gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là "bột" của những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chứa đựng sự mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long.

Ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp với sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.

Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát rừng làm rẫy, là cách ứng xử thiên nhiên của thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong vụ hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơn mưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo với những hoa văn sặc sỡ hài hoà về mầu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo, dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc hậu là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính huyền bí, huyền ảo. Hầu hết các cư dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho người sức khoẻ, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể sánh được với các truyện thần thoại của Trung Quốc, Ấn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn Krông pút... những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khẻo khoắn kết bó cộng đồng.

Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề chài lưới. Cứ sáng sáng đoàn thuyền của ngư dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây cũng nhộn nhịp, khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.

Ở khắp nơi, con người hoà nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng người, không phụ công sức người.


Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. Ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á (là các ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái - Kađai, ngữ hệ Mông - Dao), cùng với ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau:

- Nhóm Việt - Mường (Ngữ hệ Nam Á) có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.

- Nhóm Tày - Thái (Ngữ hệ Thái - Kađai) có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.

- Nhóm Môn - Khmer (Ngữ hệ Nam Á) có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.

- Nhóm Mông - Dao (Ngữ hệ Mông - Dao) có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.

- Nhóm Kađai (Ngữ hệ Thái - Kađai) có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.

- Nhóm Nam đảo (Ngữ hệ Nam đảo) có 5 dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai.

- Nhóm Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng) có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.

- Nhóm Tạng (Ngữ hệ Hán - Tạng) có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.

(về chi tiết, xin vui lòng xem thêm các bài viết của Ngotthuha231 ở bên dưới)


Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Ở đây cái đa dạng của văn hoá dân tộc được thống nhất trong quy luật chung, quy luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.

Theo số liệu thống kê năm 2000 Việt Nam có 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 87% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày (1.190.000), Thái (1.040.000), Mường (914.000), Hoa (900.000), Khmer (895.000), Nùng (706.000), Hmông (558.000), Dao (474.000), Giarai (242.000), Êđê (195.000). Những dân tộc còn lại có dân số dưới 100.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có khoảng vài trăm người.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

Tiếp sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về từng dân tộc, được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhằm giúp mọi người có một bức tranh toàn cảnh về giá trị và sắc thái văn hoá riêng của 54 dân tộc trong nền văn hoá Việt Nam đa dạng nhưng thống nhất.


(bài viết đang được cập nhật)

Bài được hoang.le sửa đổi lần cuối vào ngày 02-02-2011, lúc 16:04
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
23 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hoang.le vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (23-11-2010), Đêm Đông (23-11-2010), Đinh Đức Tâm (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), chienbinh (06-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (23-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), jojo11111 (23-11-2010), lantham_0072005 (23-11-2010), manh thuong (23-11-2010), man_nguyen_1996 (18-02-2011), minhduc (23-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Ng.H.Thanh (23-11-2010), Nguoitimduong (23-11-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tiny (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012), tugiaban (23-11-2010), yeah1.tv (06-12-2010)
  #2  
Cũ 23-11-2010, 13:49
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hoang.le Xem Bài
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau:

- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.

- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.

- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.

- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.

- Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.

- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.

- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.

- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la
Anh nhầm lẫn khái niệm "họ" ngôn ngữ và "nhánh", "nhóm" ngôn ngữ mất rồi. (Hoặc là nguồn tin của anh nhầm. )

  • Một họ ngôn ngữ là tập hợp nhiều ngôn ngữ mà giữa chúng có thể xác lập được những nét chung cho phép giải thích chúng cùng dẫn xuất từ một dạng thức cội nguồn theo những quy luật nhất định.
  • Một họ ngôn ngữ được chia thành nhiều nhánh ngôn ngữ.
  • Trong mỗi nhánh ngôn ngữ, người ta chia ra một số nhóm ngôn ngữ.


Ở khu vực Đông Nam Á, cả phần lục địa và hải đảo, có 5 họ ngôn ngữ. Cả năm họ này ít nhiều đều có mặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là các họ ngôn ngữ:
  1. Họ ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatics/Austroasiatique)
  2. Họ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian)
  3. Họ ngôn ngữ Thái - Kađai (Tai - Kadai)
  4. Họ ngôn ngữ Mèo - Dao hay Mông - Dao (Miao - Yao)
  5. Họ ngôn ngữ Hán - Tạng (Sino - Tibetan)

Bài được ngotthuha231 sửa đổi lần cuối vào ngày 23-11-2010, lúc 13:57
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (23-11-2010), Đêm Đông (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), chienbinh (06-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (23-11-2010), hoang.le (23-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), jojo11111 (23-11-2010), lantham_0072005 (23-11-2010), manh thuong (23-11-2010), minhduc (23-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Ng.H.Thanh (08-12-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012), tugiaban (23-11-2010)
  #3  
Cũ 23-11-2010, 14:19
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Họ ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatics/Austroasiatique)
  1. Nhánh ngôn ngữ Munđa với khoảng 20 ngôn ngữ thành phần được chia thành ba nhóm:
    • Nhóm Munđa bắc
    • Nhóm Munđa nam
    • Nhóm Nihal

  2. Nhánh Nicôbar gồm 8 ngôn ngữ

  3. Nhánh Aslian có 18 ngôn ngữ thành phần được chia thành ba nhóm:
    • Nhóm Nam Aslian (hay còn gọi là nhóm Semela)
    • Nhóm Aslian trung tâm (hay còn gọi là nhóm Senoi)
    • Nhóm Bắc Aslian (với tên khác là nhóm Jaha)

  4. Nhánh Môn - Khmer gồm 103 ngôn ngữ thành phần, chia thành 9 nhóm ngôn ngữ
  • Nhóm Khaisi
  • Nhóm Môn
  • Nhóm Khmer: Ở Việt Nam, nhóm này có hai ngôn ngữ thuộc các dân tộc thiểu số là: 1. Tiếng Khmer (Nam Bộ) và 2. Tiếng Tơ - năm
  • Nhóm Pear
  • Nhóm Bahnar: Đây là nhóm ngôn ngữ thuộc nhánh Môn - Khmer có nhiều ngôn ngữ thành phần nhất ở Việt Nam. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm Bahnar được chia thành hai tiểu nhóm là:
  • Tiểu nhóm Bahnar Nam gốm: 1. Tiếng Kơ - Ho; 2. Tiếng Mnông; 3. Tiếng Xtiêng; 4. Tiếng Mạ; 5. Tiếng Chơ Ro
  • Tiểu nhóm Bahnar Bắc gồm: 1. Tiếng Ba Na; 2. Tiếng Xơ Đăng; 3. Tiếng Hrê; 4. Tiếng Gié - Triêng; 5. Tiếng Co, 6. Tiếng Brâu.
  • Nhóm Katu có những ngôn ngữ sau đây: 1. Tiếng Bru - Vân Kiều, 2. Tiếng Cơ Tu; 3. Tiếng Tà Ôi
  • Nhóm Việt - Mường có các ngôn ngữ: 1. Tiếng Việt; 2. Tiếng Mường, 3. Tiếng Thổ; 4. Tiếng Chứt
  • Nhóm Khmú gồm: 1. Tiếng Khơ Mú; 2. Tiếng Xinh Mun; 3. Tiếng Kháng; 4. Tiếng Mảng; 5. Tiếng Ơ Đu

Bài được ngotthuha231 sửa đổi lần cuối vào ngày 23-11-2010, lúc 18:04
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (23-11-2010), Đêm Đông (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), chienbinh (06-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (23-11-2010), hoang.le (23-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), j0j0 (23-11-2010), lantham_0072005 (23-11-2010), manh thuong (23-11-2010), minhduc (23-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Ng.H.Thanh (08-12-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012), tugiaban (23-11-2010)
  #4  
Cũ 23-11-2010, 16:32
hoang.le's Avatar
hoang.le hoang.le vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 09-07-2010
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 78
Cảm ơn: 2,782
Đã được cảm ơn 783 lần trong 92 Bài
Mặc định

Chào Ngotthuha231,

Rất cám ơn những thông tin bổ sung của Ngotthuha231 cho bài viết. Không biết mình hiểu như thế này có đúng không:

- Họ ngôn ngữ (hay nhiều nơi dùng là Ngữ hệ) là cơ sở, sau đó chia thành nhánh ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ như Ngotthuha231 đã nói.

- Trong bài viết của mình có nói: "Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. Ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán - Tạng.". Ba ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á chính là:

+ Ngữ hệ Nam Á

+ Ngữ hệ Thái - Kađai

+ Ngữ hệ Mông - Dao

cùng với ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng tạo nên năm ngữ hệ và Việt Nam có đầy đủ cả năm ngữ hệ đó.

Như vậy mình sẽ sửa lại như thế này:

- Nhóm Việt - Mường (Ngữ hệ Nam Á)

- Nhóm Tày - Thái (Ngữ hệ Thái - Kađai)

- Nhóm Môn - Khmer (Ngữ hệ Nam Á)

- Nhóm Mông - Dao (Ngữ hệ Mông - Dao)

- Nhóm Kađai (Ngữ hệ Thái - Kađai)

- Nhóm Nam đảo (Ngữ hệ Nam đảo)

- Nhóm Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng)

- Nhóm Tạng (Ngữ hệ Hán - Tạng)

Ngotthuha231 xem mình sửa như thế đã chính xác chưa nhé.

Một lần nữa cám ơn Ngotthuha231 rất nhiều.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hoang.le vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (06-12-2010), huuhuetran (27-11-2010), manh thuong (23-11-2010), minhduc (24-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Ng.H.Thanh (08-12-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012), tugiaban (23-11-2010)
  #5  
Cũ 23-11-2010, 17:46
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Họ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian)

  1. Nhánh Atayal
  2. Nhánh Đông Nam Đảo
  3. Nhánh Tây Nam Đảo: gồm 2 tiểu nhánh:
  • Tiểu nhánh Đông Inđônêsian
  • Tiểu nhánh Hesperonêsian: gồm 2 nhóm

* Nhóm Tây Inđônêsian: gồm 2 tiểu nhóm

- Tiểu nhóm Hải đảo
- Tiểu nhóm Lục địa: Hiện nay người ta xác định rằng những ngôn ngữ ở Việt Nam thuộc vào họ Nam Đảo đều là thành viên của tiểu nhóm này. Nhiều người thường gọi các ngôn ngữ này là các ngôn ngữ thuộc nhóm Chàm. Thành viên của nhóm Chàm gồm: 1. Tiếng Gia au; 2. Tiếng Êđê; 3. Tiếng Chăm; 4. Tiếng Raglai; 5. Tiếng Chu Ru.

* Nhóm Bắc Inđônêsian: gồm 2 tiểu nhóm

- Đài Loan
- Philippin

Bài được ngotthuha231 sửa đổi lần cuối vào ngày 23-11-2010, lúc 18:13
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (06-12-2010), hoang.le (26-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), manh thuong (24-11-2010), minhduc (24-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012)
  #6  
Cũ 23-11-2010, 17:50
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Họ ngôn ngữ Thái – Kađai (Tai – Kadai)
(Có 2 tiểu họ lớn)


Tiểu họ Kađai: có nhóm Kađai có những ngôn ngữ: 1. Tiếng La Chí; 2. Tiếng La Ha; 3. Tiếng Cơ Lao; 4. Tiếng Pu Péo

Tiểu họ Kam – Thai gồm 2 nhánh:
  1. Nhánh Kam – Sui: gồm nhóm Kamsui
  2. Nhánh Bê Thai: gồm 2 tiểu nhánh:
  • Tiểu nhánh Bê: có nhóm Bê
  • Tiểu nhánh Thái – Day gồm 2 nhóm:

* Nhóm Day-Sec gồm 2 tiểu nhóm:

- Tiểu nhóm Sec
- Tiểu nhóm Day: 1. Tiếng Giáy

* Nhóm Thai-Tay gồm 3 tiểu nhóm:

- Tiểu nhóm Tày: 1. Tiếng Tày; 2. Tiếng Nùng; 3. Tiếng Bố Y
- Tiểu nhóm Cao Lan: : 1. Tiếng Sán Chay
- Tiểu nhóm Thái: 1. Tiếng Thái; 2. Tiếng Lào; 3. Tiếng Lư

Bài được ngotthuha231 sửa đổi lần cuối vào ngày 23-11-2010, lúc 17:53
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (06-12-2010), hoang.le (26-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), manh thuong (24-11-2010), minhduc (24-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012)
  #7  
Cũ 23-11-2010, 17:53
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Họ ngôn ngữ Mèo – Dao (hay Mông – Dao)
(Miao – Yao)

  1. Nhánh Miao có nhóm Miao với các ngôn ngữ thành phần: 1. Tiếng Mông; 2. Tiếng Pà Thẻn
  2. Nhánh Dao có nhóm Dao với tiếng Dao là ngôn ngữ duy nhất
__________________
Ngô Thị Thu Hà

Address: 86B Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 0975 678 923
Yahoo: ngotthuha231
Facebook: https://www.facebook.com/ngotthuha231
Email: ngotthuha231@gmail.com
VCB: 0301000304325


* if you really want to touch someone, send them a letter *

Bài được ngotthuha231 sửa đổi lần cuối vào ngày 23-11-2010, lúc 17:55
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (06-12-2010), hoang.le (26-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), manh thuong (24-11-2010), minhduc (24-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012)
  #8  
Cũ 23-11-2010, 17:58
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Họ ngôn ngữ Hán - Tạng (Sino – Tibetan)


Nhánh Hán với tiểu nhánh Hán và 2 nhóm ngôn ngữ chính:
  • Nhóm Bắc
  • Nhóm Nam: gồm có các ngôn ngữ: 1. Tiếng Hoa; 2. Tiếng Sán Dìu; 3. Tiếng Ngái


Nhánh Tạng – Karen có 2 tiểu nhánh:

* Tiểu nhánh Karen: có nhóm Karen
* Tiểu nhánh Tạng – Miến: được chia thành 5 nhóm

- Nhóm Tạng
- Nhóm Bôgo – Naga – Kachin
- Nhóm Gyarung – Mishmi
- Nhóm Naga – Kuki - Chin
- Nhóm Miến – Lôlô: Với Tiểu nhánh Lôlô bao gồm các ngôn ngữ: 1. Tiếng Hà Nhì; 2. Tiếng Phù Lá; 3. Tiếng La Hủ; 4. Tiếng Lô Lô; 5. Tiếng Cống; 6. Tiếng Si La

Bài được ngotthuha231 sửa đổi lần cuối vào ngày 23-11-2010, lúc 22:15
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (06-12-2010), hoang.le (26-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), manh thuong (24-11-2010), minhduc (24-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012)
  #9  
Cũ 23-11-2010, 18:02
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hoang.le Xem Bài

- Nhóm Việt - Mường (Ngữ hệ Nam Á)
- Nhóm Tày - Thái (Ngữ hệ Thái - Kađai)
- Nhóm Môn - Khmer (Ngữ hệ Nam Á)
- Nhóm Mông - Dao (Ngữ hệ Mông - Dao)
- Nhóm Kađai (Ngữ hệ Thái - Kađai)
- Nhóm Nam đảo (Ngữ hệ Nam đảo)
- Nhóm Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng)
- Nhóm Tạng (Ngữ hệ Hán - Tạng)
Em đã phân chia cụ thể các ngữ hệ rồi anh ạ, anh xem lại đi. Nhân tiện em cũng nêu luôn tên những ngôn ngữ của Cộng đồng các dân tộc Việt Nam thuộc từng nhóm nhỏ trong ngữ hệ nào đấy ạ.

Chỉ là nhầm lẫn khái niệm chút ít thôi, chứ ý hiểu cơ bản vẫn chấp nhận được đấy ạ.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-11-2010), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (06-12-2010), hoang.le (26-11-2010), huuhuetran (27-11-2010), manh thuong (24-11-2010), minhduc (24-11-2010), nam_hoa1 (23-11-2010), Poetry (23-11-2010), thang (11-08-2011), Tien (23-11-2010), tranhungdn (16-04-2012)
  #10  
Cũ 26-11-2010, 14:59
hoang.le's Avatar
hoang.le hoang.le vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 09-07-2010
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 78
Cảm ơn: 2,782
Đã được cảm ơn 783 lần trong 92 Bài
Mặc định 1. Dân tộc Ba Na

DÂN TỘC BA NA


Tên tự gọi : Ba Na

Tên gọi khác : Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông,...

Nhóm địa phương : Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.

Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á)

Dân số : 190.259 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Chủ yếu ở Kon Tum và miền Tây Bình Định và Phú Yên

Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.


Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất: Người Ba Na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà cả các loại lương thực khác, cũng như hoa màu, rau xanh, gia vị, mía, nhiều thứ quả cây và cả bông lấy sợi dệt vải. Họ canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Cái cuốc là công cụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp ở tộc người này. Với ruộng khô thì việc thâm canh không bỏ hóa là đặc điểm khác với rẫy. Ruộng khô thường ở vùng ven sông suối. Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi. Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu. Cùng với trồng trọt từng gia đình thường có nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó là con vật được yêu quý và không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng... Việc mua bán thường dùng vật đổi vật, xác định giá trị bằng con gà, lưỡi rìu, gùi thóc, con lợn, hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu...

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Làng là đơn vị xã hội hoàn chỉnh và duy nhất. Tàn dư mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Sự tan rã của chế độ mẫu hệ ở đây đã nâng cao địa vị của nam giới nhưng phía mẹ vẫn gần gũi hơn. Sau hôn nhân còn phổ biến tập quán cư trú phía nhà vợ. Xã hội có người giàu, người nghèo và tôi tớ.

Hôn nhân gia đình : Tục hôn nhân người Ba Na cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thỏa thuận giữa hai gia đình đôi bên, sau khi sinh con đầu lòng mới dựng nhà riêng, tạo lập cơ ngơi của một gia đình mới, một tế bào mới của cộng đồng làng. Trẻ em luôn được yêu chiều. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con. Ở người Ba Na, các con được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hòa thuận bình đẳng.

Tục lệ ma chay : Người Ba Na quan niệm con người chết đi hoá thành ma, ban đầu ở bãi mộ của làng, sau lễ bỏ mả mới về hẳn thế giới tổ tiên. Lễ bỏ mả được coi như lần cuối cùng tiễn biệt người chết.

Văn hóa - Văn nghệ : Trong kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca (phổ biến là điệu hmon và roi), các điệu múa trong ngày hội và các lễ nghi tôn giáo được nhiều người ưa chuộng. Nhạc cụ Ba Na đa dạng gồm cả bộ dây, bộ hơi và bộ gõ: những bộ cồng chiêng kết cấu khác nhau, những đàn T'rưng, brọ, klông pút, kơ ni, khinh khung, gôông... và những kèn tơ nốt, arơng, tơ-tiếp... Trường ca, truyện cổ của dân tộc Ba Na cũng là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Ba Na độc đáo, những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng ở nhà mồ vừa mộc mạc, vừa đơn sơ, vừa tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na.


Nhà cửa : Nhà người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Cho đến nay, nhà của người Ba Na đã có rất nhiều thay đổi, hầu như không còn nhà sàn dài. Nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ là hiện tượng phổ biến. Mặc dù có nhiều thay đổi như vậy nhưng vẫn tìm được ở những địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na có những đặc điểm như là những đặc trưng của nhà cổ truyền Ba Na, nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum-dấu vết của nóc hình mai rùa, cửa ra vào mở về phía mái. Chỏm đầu dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy từng địa phương). Vách che nghiêng theo thế "thượng thách hạ thu". Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một sàn lộ thiên trước mặt nhà. Trên sàn này người ta đặt cối giã gạo (cối chày tay). Điểm đáng chú ý là dưới đáy cối có một cái "ngõng", khi giã gạo người ta cắm cái ngõng ấy vào một cái lỗ đục trên một thanh gỗ đặt trên sàn. Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, ngoài được buộc rất cầu kỳ có giá trị như là một thứ trang trí. Bộ khung nhà kết cấu đơn giản. Đã là vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột. Tổ chức mặt bằng cũng đơn giản là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Ngay như nhà của những người theo đạo Kitô cũng giữ lại kiểu bố trí trên mặt bằng như vậy. Ngôi nhà công cộng (nhà rông) cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng với hai mái vồng và cao vút, đó là trụ sở của làng, nơi các bô lão tề tựu bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi thanh niên chưa vợ và trai góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng, nơi tiếp khách lạ vào làng.

Trang phục : Mang phong cách chung của khu vực nhưng có cá tính riêng đặc biệt là qua phong cách thẩm mỹ.


+ Trang phục nam : Thường nhật, nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang khổ kiểu chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày lạnh rét, họ mang theo tấm choàng. Xưa nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu 'đầu rìu'. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay bằng đồng.


+ Trang phục nữ : Phụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, khi thì búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc. Có nhóm không chít khăn mà chỉ quấn bằng chiếc dây vài hay vòng cườm. Có nhóm như ở An Khê (Sông Bé), Mang Giang hoặc một số nơi khác chị em chít khăn trùm kín đầu, khăn chàm quấn gọn trên đầu. Xưa họ đội nón hình vuông hoặc tròn trên có xoa sáp ong để khỏi ngấm nước, đôi khi còn có áo tơi vừa mặc vừa che đầu. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay (theo kiểu hình nón cụt). Nhẫn được dùng phổ biến và thường được đeo ở hai, ba ngón tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ. Tục cà răng mang theo quan niệm triết lý của cộng đồng hơn là trang sức. Phụ nữ Ba Na mang áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, thường ngắn hơn váy Ê Đê, nay thì dài như nhau. Quanh bụng còn có đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó. Về tạo hình áo váy, người Ba Na không có gì khác biệt mấy so với dân tộc Gia Rai hoặc Ê Đê. Tuy nhiên nó được chọn ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục trên áo váy của người Ba Na. Cũng theo nguyên tắc của lối bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, dân tộc Ba Na giành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn 1/2 áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa văn hình học với các màu trắng đỏ), nền chàm còn lại của áo váy không đáng kể so với diện tích hoa văn. Thắt lưng váy cũng là loại được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu và được thắt và buông thong dài hai đầu sang hai bên hông váy.


Phương tiện vận chuyển : Chủ yếu là cái gùi cõng trên lưng, cho nam, nữ và cho mọi lứa tuổi. Gùi nhiều kích cỡ to nhỏ và nhiều chủng loại, đan mau và thưa nhưng đều theo một mô típ cổ truyền.

Học : Việc giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên được tổ chức thường xuyên tại nhà làng (nhà rông) do các già làng đảm nhiệm. Ðó là nơi dạy nghề, huấn luyện chiến đấu và học tập các truyền thống văn hoá của cộng đồng làng.

Chơi : Phổ biến là các trò chơi : đuổi bắt (đru đra), cướp dây, hất đá, nhảy đập nhịp, thả diều, đá cầu, đi cà kheo, đánh quay, đánh vòng...

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

Bài được hoang.le sửa đổi lần cuối vào ngày 19-02-2011, lúc 10:16
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hoang.le vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (10-12-2010), chienbinh (06-12-2010), Dat_stamp (16-04-2012), hat_de (06-12-2010), huuhuetran (27-11-2010), jojo11111 (27-11-2010), Ng.H.Thanh (08-12-2010), Poetry (26-11-2010), thang (11-08-2011), thantrongdao (02-02-2011), tranhungdn (16-04-2012)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.