Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Giáo dục - Y tế - Khoa học Kỹ thuật

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 17-07-2009, 21:05
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Cơ học thời kì hậu Newton (tiếp theo)


Pierre Simon Laplace (1749-1827), nhà thiên văn học và toán học người Pháp, sinh ở Beaumont-en-Auge (Normandy), là một thiên tài nổi tiếng thế giới. Cùng với J. L. Lagrange, ông đã xác nhận lí thuyết hấp dẫn của Newton, bác bỏ mọi nghi ngờ. Các kết quả nghiên cứu của ông được công bố trong cuốn sách nổi tiếng của ông, "Traité de mécanique céleste". Công trình nổi tiếng hơn, "Exposition du système du monde" (1796), còn có một phát biểu về giả thuyết tinh vân của nguồn gốc của hệ mặt trời.






William Rowan Hamilton (1805-1865), nhà toán học và thiên văn học no Ireland, sinh ở Dublin (Ireland).
Là một thần đồng, ông thành thạo 13 thứ tiếng lúc mới 13 tuổi và vẫn còn là sinh viên chưa tốt nghiệp khi ông trở thành giáo sư thiên văn học tại trường Đại học Dublin.





Hamilton là một trong những nhà toán học độc đáo và sáng tạo nhất của thời đại ông. Trong cuốn “Lí thuyết về Hệ thống các tia sáng” (1828), ông đã tiên đoán sự tồn tại của sự khúc xạ hình nón và thống nhất lĩnh vực quang học dưới nguyên tắc tác dụng biến đổi, cái sau này ông mở rộng cho động lực học và trở nên có tầm quan trọng cơ sở trong vật lí hiện đại, nhất là thuyết lượng tử. Tuy nhiên, cũng quan trọng không kém là khám phá của ông rằng đại số quaternion không tuân theo luật giao hoán, mở đường cho sự phát triển và khám phá vô số loại đại số trừu tượng bởi các nhà toán học sau này.







Jean Bernard Léon Foucault (1819-1868), sinh ở Paris, ban đầu học y khoa và sau đó là khoa học.
Đặc biệt nổi tiếng với nghiên cứu của ông về tốc độ ánh sáng: ông đã xác định được vận tốc của nó trong không khí.
Ông đã sáng chế ra con lắc Foucault, với nó ông đã chứng minh được chuyển động quay của trái đất. Ông đã phát minh ra con quay hồi chuyển (1852) và nghiên cứu dòng điện Eddy (còn gọi là dòng điện Foucault).







Alfred Wegener (1880-1930) sinh ở Berlin và học ở Heidelberg, Innsbruck và Berlin. Ông nổi tiếng với lí thuyết của ông về sự trôi giạt lục địa, xuất bản năm 1912.
Quan điểm của ông được một số người ủng hộ, nhưng bị đa số nhà khoa học bác bỏ mãi cho đến đầu thập niên 1960, khi các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng cổ từ học.








Lorànd Eotvos (1848-1919) sinh ở Budapest, là giáo sư khoa học (1872) ở thủ đô.
Là nhà nghiên cứu tiên phong về khoa học hấp dẫn và mao dẫn. Ông nổi danh bởi đã đưa ra định nghĩa thực nghiệm chính xác của sự bằng nhau giữa khối lượng “ì” và khối lượng “nặng”.




__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), bo cau (19-07-2009), chie (10-08-2009), hat_de (06-08-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-08-2009), manh thuong (06-08-2009), Poetry (29-08-2009), Tien (06-08-2009)
  #12  
Cũ 06-08-2009, 00:39
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Chất lỏng và Chất khí

Bernoulli, một dòng họ nổi tiếng trong lịch sử khoa học và toán học. Dòng họ này chuyển đến Antwerp và định cư ở Basel, Thụy Sĩ, nơi họ khẳng định tiếng tăm của mình.



Daniel Bernoulli (1700–1782) trở thành giáo sư tại Basel về triết học tự nhiên (vật lí học).
Công trình vĩ đại nhất của ông là cuốn “Thủy động lực học” (1738), với định luật nổi tiếng, định luật “phương trình Bernoulli”.





Ngoài công trình này ra, Daniel còn có những đóng góp nổi bật cho lí thuyết xác suất và hệ phương trình vi phân trong toán học, và cho tĩnh điện học trong vật lí học.

Janos Andras Segner (1704-1777), sinh ở Pressburg, là một bác sĩ và nhà vật lí. Ông liên tiếp là giáo sư ở Jena, Göttingen, và Halle.
Nổi tiếng nhất là “máy xay bằng sức nước” của ông, thể hiện trên con tem đầu tiên. Cũng trên con tem đó, chúng ta còn thấy một miệng hố trên mặt trăng mang tên của ông.







Joseph Montgolfier (1740-1810) và Etienne Montgolfier (1745-1799). Hai anh chào đời tại Vidalon-lez-Annonay (Ardèche thuộc Pháp). Cùng với nhau, họ đã phát minh ra khí cầu đầu tiên hoạt động được, một thí nghiệm với tờ giấy lộn ngược và túi vải chứa đầy không khí đã nung nóng, sau đó thực hiện trên túi vải lanh lớn bơm căng đầy không khí nóng. Chuyến bay đi hơn một năm và kéo dài 10 phút. “Khí cầu Montgolfier” ra đời.




Jean-Francois Pilatre de Rozier (1754-1785), nhà vật lí người Pháp, ra đời ở Metz, qua đời khi ông cố gắng băng qua Eo biển Anh với một khí cầu không khí nung nóng.






Ferdinand von Zeppelin (1838-1917), sinh ra ở Konstanz, là một sĩ quan quân đội Đức. Ông đã phát minh ra khí cầu rắn chắc đầu tiên vào năm 1900. Ông là quan sát viên với quân Liên minh trong cuộc nội chiến Mĩ, và dành cả cuộc đời mình cho việc chế tạo những khí cầu lái bằng động cơ và vào năm 1906 ông đã chế tạo ra một chiếc khí cầu như vậy có tốc độ 48 km/h.








Năm 1908, ông thành lập “Tổ chức Zeppelin” dành cho phát triển đạo hàng hàng không và chế tạo khí cầu ở Friederichshafen, nhưng một tai nạn khủng khiếp đã đặt dấu chấm hết cho thành quả của nó.



__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), chie (10-08-2009), hat_de (06-08-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-08-2009), manh thuong (06-08-2009), Poetry (29-08-2009), Tien (06-08-2009)
  #13  
Cũ 06-08-2009, 00:41
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Chất lỏng và Chất khí (tiếp theo)



Auguste Piccard (1884-1962) sinh tại Lutry (Thụy Sĩ). Ông trở thành giáo sư tại đại học Zurich năm 1917 và Brussels năm 1922.
Ông và người anh em song sinh của ông, Jean, nổi tiếng vì những chuyến du hành khí cầu của họ ngược lên tầng bình lưu; sau này ông tập trung vào nghiên cứu chiều sâu đại dương, thực hiện một vài chuyến lặn xuống biển sâu bằng tàu lặn.






Con trai của ông, Jacques, đã lặn sâu xuống 35,800 ft (10,912 m).
Cháu của ông, Bertrand, một nhà khí cầu học, là người đầu tiên đi vòng quanh trái đất không dừng nghỉ.








Louis Pasteur (1822-1895) sinh ở Dôle (Jura thuộc Pháp). Ông học tại Arbois và Besançon, nhưng ông không được nhận vào trường "Ecole Polytechnique de Paris" vì ông thi trượt. Năm 1843, ông được nhận vào trường "École normale supérieure de Paris", và, vào cuối những năm tháng sinh viên của ông, năm 1846, ông trở thành nhà hóa học trợ lí.
Mặc dù Louis Pasteur không phải là một nhà vật lí, nhưng ông có chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử vật lí vì những hoạt động của ông trong những năm tháng bắt đầu sự nghiệp của ông.






Nghiên cứu ban đầu của ông gồm các nghiên cứu hóa tính của tartrate, nổi tiếng kể từ năm 1815 khi nhà vật lí J.B.Biot chứng minh được rằng một số tinh thể có thể làm thay đổi hướng phân cực của ánh sáng. Pasteur, năm 1848, đã khảo sát tinh thể d-tartrate dưới một thấu kính cầm tay và lưu ý thấy chúng đều có một sự bất đối xứng giống hệt nhau, cái ông cho rằng đủ để làm xoắn một tia sáng sang bên phải. Tuy nhiên, racemate, trong khi cũng bất đối xứng, dường như chứa các tinh thể phân chia đều giữa dạng d-tartrate và ảnh qua gương của nó. Ông đã chịu khó tách các tinh thể đó ra thành hai cột và nhận thấy, trong dung dịch, một cột hành xử giống y như d-tartrate, còn cột kia làm quay ánh sáng phân cực sang bên trái. Do đó, axit racemic, ông kết luận, là một hỗn hợp đều của d-tartrate và l-tartrate, mỗi loại có hoạt tính quang riêng của nó nhưng cùng nhau chúng trung hòa lẫn nhau.







Năm 1849, Louis Pasteur trở thành giáo sư hóa học tại Straatsbourg và năm 1854 tại Lille, bắt đầu nghiên cứu sự lên men, liên quan đến sự tồn tại của một vi sinh vật đặc biệt hay men (một môi trường sống, vô sinh). Công trình của ông mang lại sự phát triển của quá trình tiệt trùng.

Năm 1857, ông trở lại làm giáo sư hóa học tại Sorbonne ở Paris. Đây là lúc bắt đầu các nghiên cứu về những chứng bệnh khác nhau trên động vật và thực vật. Một văc-xin phòng ngừa bệnh bệnh nhiễm khuẩn, đã được thử nghiệm thành công chống bệnh dại, đã làm cho ông nổi tiếng.
Năm 1888, Viện Pasteur được thành lập ở Paris, nổi tiếng trên khắp thế giới.









Jacobus Henricus Van’t Hoff (1852-1911), nhà hóa lí người Hà Lan. Ông giảng dạy tại các trường đại học Amsterdam và Berlin. Cho công trình của ông về hóa động lực học và sự dẫn điện thấm lọc, ông đã được nhận giải thưởng Nobel Hóa học đầu tiên (1901).
Những nghiên cứu của ông về cấu trúc phân tử đã đặt nền tảng cho hóa học lập thể.




Chandrasekhara Raman (1888–1970), nhà vật lí người Ấn Độ, sinh ở Trichinopoly. Ông học ở Madras, nhưng vì bệnh tật, ông không thể tiếp tục học ở nước ngoài. Ông làm việc cho chính quyền Anh trong mười năm và thực hiện nghiên cứu nghiệp dư về âm học và quang học.
Ông là giáo sư vật lí tại trường đại học Calcutta từ năm 1917 và tiếp tục nghiên cứu của ông về quang học. Trong nghiên cứu của ông về sự khuếch tán ánh sáng trong chất lỏng, ông đã khám phá ra cái gọi là “hiệu ứng Raman”.



Năm 1933, ông chuyển đến Bangalore, ở đó ông đã lập ra “Viện Raman”.

Ông nhận giải thưởng Nobel vật lí (là người châu Á đầu tiên nhận giải) năm 1930.


(theo http://webs.hogent.be/~fjac284/en/)
__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (29-08-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), chie (10-08-2009), hat_de (06-08-2009), manh thuong (06-08-2009), Ng.H.Thanh (06-08-2009), Poetry (29-08-2009), Tien (06-08-2009)
  #14  
Cũ 10-08-2009, 13:18
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Âm thanh và Ánh sáng



Christian Doppler (1803-1853) sinh ở Salzburg (Áo), là giáo sư vật lí tại Vienna.
Ông nổi tiếng thế giới vì cái gọi là “hiệu ứng Doppler”: sự thay đổi bước sóng (hay tần số) của sóng, ví dụ như âm thanh hoặc ánh sáng, là kết quả của chuyển động của nguồn sóng hay máy thu sóng.



Ernst Mach (1838-1916), nhà vật lí và triết học người Áo, sinh ở Turas (Moravia). Ông giảng dạy toán học tại Graz và sau này là giáo sư vật lí tại Prague và Vienna.
“Số Mach” được đặt tên của ông, nó là tỉ số giữa vận tốc của một vật (ví dụ như máy bay) và vận tốc của âm thanh. Máy bay siêu thanh ra đời từ đó.






Herman von Helmholtz (1824-1894) sinh ở Potsdam và sau khi học xong y khoa, ông trở thành một bác sĩ quân đội, và sau này là giáo sư triết học và giải phẫu. Năm 1870, ông trở thành giáo sư vật lí tại Berlin.
Ông đã mở rộng lí thuyết sự nhìn màu sắc và phát minh ra kính soi đáy mắt. Ông là người có uy tín trong ngành âm học, nổi tiếng là “bộ cộng hưởng Helmholtz”.




Georg von Bekesy (1899-1972) là con của một nhà ngoại giao ở thủ đô Budapest của Hungary. Ông học hóa học tại trường đại học Bern và học vật lí tại trường đại học Budapest, nơi ông lấy bằng tiến sĩ năm 1923. Ông gia nhập ban nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Điện thoại Hungary trong khi đồng thời giữ chắc trưởng khoa vật lí thực nghiệm tại trường đại học Budapest kể từ năm 1939. Ông rời Hungary năm 1947, thông qua Viện Karolinska Thụy Điển, đến Mĩ, nơi ban đầu ông là giảng viên thỉnh giảng ngành tâm sinh lí học tại Harvard từ năm 1949 đến 1966 và cuối cùng là giáo sư khoa học cảm giác tại trường đại học Hawaii từ năm 1966 đến khi ông qua đời.
Lúc đầu, Bekesy nghiên cứu các vấn đề điện thoại đường dài trước khi chuyển sang nghiên cứu cơ chế vật lí của ốc tai bên trong tai trong.
Cho sự hiểu biết sâu sắc của ông về sự nghe, Bekesy đã được tặng giải thưởng Nobel sinh lí học hay y khoa năm 1961.






Pierre de Fermat (1601-1665) sinh tại Beaumont-de-Lomagne (Tarn-et-Garonne, Pháp). Ông là nhà toán học và luật sư.
Trong vật lí, “nguyên lí Fermat” là cơ sở của quang hình học: đường đi bởi ánh sáng (hay các sóng khác) qua bất kì tập hợp môi trường nào từ một điểm nhất định đến một điểm khác, là đường mà thời gian đi là ít nhất.
Con tem dưới đây nhắc tới “định lí cuối cùng của Fermat” về toán học.




Joseph Plateau (1801-1883), nhà vật lí người Bỉ, chào đời ở Brussels và là giáo sư vật lí tại trường đại học Ghent năm 1835. Ông đã thực hiện nghiên cứu quan trọng về sự định hình ảnh và phát triển một dụng cụ chớp sáng sơ khai, "phenakistiscope", vào năm 1836. Ông hoàn toàn bị mù, nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu của mình.
Hàng năm, “giải thưởng Joseph Plateau” được trao tặng tại festival phim ở Ghent.




Carl Zeiss (1816-1888) đã thành lập một công ti tại Jena kinh doanh các thiết bị quang trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.








Ernst Abbe (1840-1905), nhà thiên văn học và khoa học người Đức, sinh tại Eisenach, là giáo sư tại Jena và là đối tác trong công ti Zeiss. Sau đó ông đã tổ chức “Tổ chức Carl-Zeiss”. Tại bảo tàng quang học của tổ chức Carl-Zeiss, bạn có thể ngắm nhìn các mẫu sưu tập thật đẹp.
Ông đã phát minh ra dụng cụ đo khúc xạ Abbe dùng xác định chiết suất khúc xạ của các chất và cải tiến các thấu kính chụp ảnh và thấu kính hiển vi (công bố năm 1877).







__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (10-08-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), hat_de (11-08-2009), manh thuong (10-08-2009), Poetry (29-08-2009)
  #15  
Cũ 10-08-2009, 13:30
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Âm thanh và Ánh sáng (tiếp theo)





Ánh sáng trắng gồm toàn bộ các màu của cầu vồng, chúng ta có thể thấy điều này qua một lăng kính.



Kính lúp là dụng cụ quang đơn giản nhất: nó là một thấu kính hội tụ.





Kính hiển vi có nhiều hơn một hệ thấu kính: chúng ta nhìn qua thị kính, và dưới vật kính chúng ta đặt vật chúng ta muốn quan sát.

Có những dụng cụ quang (như ống nhòm) cho hình ảnh sắc nét của các vật ở gần cũng như ở xa chúng ta.



Các ngành công nghiệp ảnh và phim chụp khai thác công dụng của nhiều bộ phận quang học.



François Arago (1786-1853), sinh ở Estagel (Pyrenees). Ông là một chính khách quan trọng, nhưng đồng thời còn là một nhà vật lí và nhà thiên văn học nổi tiếng. Ông được chú ý tới bởi phát minh của ông ra máy nghiệm phân cực và sau này ông đã phát triển thành máy đo phân cực.
Arago còn nghiên cứu về các thiết bị điện từ, đó là lí do vì sao chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn có thể thấy chân dung của ông in đối diện với Ampère trên con tem thứ hai.


Augustin Cauchy (1789-1857), nhà toán học người Pháp, sinh tại Paris. Ngoài công trình có sức ảnh hưởng của ông trong mỗi phân ngành toán học, ông còn đóng góp cho thiên văn học, quang học, thủy động học và những lĩnh vực khác.
Trong gần 800 ấn phẩm có các công trình về lí thuyết sóng, sự đàn hồi, giải tích vi phân, đạo hàm, và sự tán sắc ánh sáng.

Augusto Righi (1850-1920), nhà vật lí người Italy, sinh tại Bologna. Nổi tiếng với nghiên cứu của ông về ánh sáng phân cực và ánh sáng lập thể.
Righi còn nghiên cứu về các hạt nhiễm điện trong chất khí, sóng điện và dao động điện.


Claude Chappe (1763-1805) là nhà phát minh người Pháp, người vào năm 1792 đã chứng minh được một hệ semaphore thực tế sau cùng đã nối rộng khắp nước Pháp. Đây là hệ thống truyền thông thực tiễn đầu tiên.

Claude sinh tại Brûlon, Pháp, là cháu của một nam tước người Pháp. Ông được nâng đỡ bởi nhà thờ, nhưng đã mất hết bổng lộc trong Cuộc cách mạng Pháp. Ông và bốn người anh em thất nghiệp của mình đã quyết định phát triển một hệ thống trạm rơle semaphore thực tiễn, một nhiệm vụ đã được đề xuất từ thời xa xưa, nhưng chưa bao giờ được hiện thực hóa.
Năm 1792, những tin nhắn đầu tiên đã được gửi thành công giữa Paris và Lille. Những đường dây khác đã được xây dựng, trong đó có một tuyến từ Paris đi Toulon. Hệ thống đó được nhân bản rộng rãi bởi những quốc gia châu Âu khác, và được Napoleon sử dụng để chỉ huy đế chế và quân đội của ông.
Năm 1805, Claude đã tự kết liễu đời mình bằng cách gieo mình xuống giếng tại nhà riêng của ông. Người ta đồn rằng ông thất vọng vì bệnh tật, và bị kiện tụng bởi những kẻ ăn cắp ý tưởng các hệ semaphore quân sự.




Gabriël Lippmann (1845-1921), nhà khoa học người Pháp, sinh tại Hollerich, Luxemburg. Sau khi đến Heidelberg học phương pháp giảng dạy khoa học, ông được bổ nhiệm làm giáo sư tại khoa khoa học ở Paris (Sorbonne).
Phương pháp tái tạo màu sắc chụp ảnh của ông, dựa trên hiện tượng giao thoa, đã mang lại cho ông giải thưởng Nobel vật lí năm 1908.
“Hiệu ứng Lippmann” đã mở rộng lí thuyết quy trình tổng quát của ông cho sự tái tạo màu sắc chụp ảnh.


Nils Gustaf Dalen (1869-1937), nhà vật lí người Thụy Điển, sinh tại Stenstorp. Ông được trao giải Nobel vật lí năm 1912 cho việc thắp sáng kênh đào Panama và sau này ông chuyển sang nghiên cứu kĩ thuật nhiệt, phát minh ra cái duy trì nhiệt nấu nướng trong vòng 24 giờ chỉ sử dụng tám cân than đá.



Frits Zernike (1888-1966) sinh tại Amsterdam và trở thành giáo sư khoa học lí thuyết tại Groningen. Là nhà phát minh năm 1932 của kính hiển vi tương phản pha, ông đã giải được bài toán ảnh hưởng của quang sai thấu kính lên hình ảnh nhiễu xạ tại tiêu điểm.
Năm 1953, ông được trao giải thưởng Nobel vật lí.




__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (10-08-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), chie (10-08-2009), hat_de (11-08-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-08-2009), manh thuong (10-08-2009), Poetry (29-08-2009), Rua (12-08-2009), Tien (10-08-2009)
  #16  
Cũ 12-08-2009, 22:54
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Nhiệt và nhiệt độ

Anders Celsius (1701-1744), nhà thiên văn học người Thụy Điển, sinh tại Uppsala (Thụy Điển). Nổi tiếng từ phát minh của ông năm 1742 ra nhiệt kế bách phân (nhiệt kế Celsius).
Nhưng, trong vật lí học, người ta sử dụng thang nhiệt độ Kelvin và thang đo này được công nhận trong hệ đơn vị SI. Vì thế, hai điểm tham chiếu cho nhiệt kế Celsius, điểm đông đặc của nước (0°C), và điểm sôi của nước (100°C), tương ứng với 273,15 K và 373,15 K.





Mikhail Lomonosov (1711-1765) nổi tiếng ở Nga đến mức thành phố nơi ông chào đời, Misjaninskaja, đã được đổi tên thành Lomonosovska.
Ông là một nhà uyên bác, một nhà thơ và ông đã viết một quyển ngữ pháp tiếng Nga.
Là một nhà khoa học, ông nghiên cứu các hiện tượng khí quyển và nguyên nhân của nóng và lạnh.





Jan Ingenhousz (1730-1799) sinh ở Breda, nơi ông thực tập y khoa (cũng ở Anh năm 1767), nhưng năm 1768 ông trở thành bác sĩ riêng của hoàng đế ở Vienna.
Sự dẫn nhiệt trong các chất liệu khác nhau được chứng minh với “thí nghiệm Ingenhousz" có dạy trong các bài học vật lí.



James Watt (1736-1819), là kĩ sư, sinh tại Greenock (Scotland). Hầu hết mọi người biết ông là nhà phát minh ra động cơ hơi nước.
Trong vật lí, “định luật Watt” nổi tiếng là nguyên tắc chưng cất. “Máy điều chỉnh hơi nước Watt” cũng nổi tiếng, nó quản lí số lượng không đổi vòng quay của động cơ hơi nước.
Watt đã đặt ra thuật ngữ “mã lực”.

Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của công suất gọi là ”watt” (W).




George Stephenson (1781-1848), kĩ sư người Anh, sinh tại Wylam, được biết tới là nhà chế tạo ra đầu máy. Ông đã chế tạo ra đầu máy đầu tiên sử dụng sức đẩy hơi nước.






Robert Stephenson (1803-1859), con trai của George, sinh tại Willington Quay. Ông còn là một kĩ sư đường sắt và đã đứng ra điều hành nhà máy của cha ông vào năm 1827.




Rudolf Diesel (1858-1913), kĩ sư người Đức, sinh tại Paris. Ông đã phát minh ra một quá trình mới làm tăng hiệu suất của một động cơ đốt trong lên đáng kể.
Năm 1892, ông nhận bằng phát minh cho một động cơ trong đó sự nén của không khí xảy ra nhanh đến mức quá trình tự đốt cháy xảy ra (nén đoạn nhiệt): “động cơ diesel” ra đời từ đó.







Antoine Laurent Lavoisier (1743-1794) chào đời ở Paris và ông được xem là người sáng lập ra ngành hóa học hiện đại.
Ông là một thành viên của ủy ban, bổ nhiệm năm 1970, cuối cùng đã đưa đến việc phê chuẩn hệ mét ở Pháp.
Về lĩnh vực vật lí, Lavoisier thực hiện các nghiên cứu về nhiệt và chất khí.




Joseph-Louis Gay-Lussac (1778-1850) sinh tại Saint-Léonard-de-Noblat (Pháp) và ông nổi tiếng với “định luật Gay-Lussac”, về sự giãn nở của chất khí dưới một áp suất không đổi.
Ông đã phân tách và đặt tên cho các nguyên tố boron và iodine.





__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (29-08-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), hat_de (13-08-2009), manh thuong (13-08-2009), Poetry (29-08-2009), Rua (12-08-2009)
  #17  
Cũ 12-08-2009, 23:01
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Nhiệt và nhiệt độ (tiếp theo)




Jozef Stefan (1835-1893) sinh ở St. Peter (Áo). Tại trường Đại học Vienna, ông trở thành giáo sư vật lí và sau đó là hiệu trưởng.
Năm 1879, ông đã thiết lập định luật theo lối kinh nghiệm của bức xạ năng lượng của vật đen, định luật mang tên ông.
Một trong những người học trò của ông, nhà vật lí người Áo Ludwig Boltzmann, sau này đã suy ra cũng mối quan hệ đó từ một quan điểm nhiệt động lực học.


Ludwig Boltzmann (1844-1906), sinh ở Vienna và lần lượt là giáo sư tại Graz, Munich, Vienna, Leipzig, và sau đó ông trở lại Vienna. Chủ yếu ông nghiên cứu về nhiệt động lực học và thuyết động học.
“Hằng số Stefan-Boltzmann” liên hệ tổng năng lượng trung bình phát ra bởi một vật đen với nhiệt độ của vật đó.



Johannes Diderik Van der Waals (1837-1923). Nhà vật lí người Hà Lan này sinh tại Leiden và được giáo dục để trở thành một giáo viên. Năm 1866, ông chuyển đến Hague, ban đầu là thầy giáo và sau đó là hiệu trưởng. Đồng thời, ông học tại Leipzig và tốt nghiệp với luận án “Về tính liên tục của trạng thái khí và lỏng” (1873). Trong luận án này, ông đưa ra “phương trình trạng thái” bao quát cả trạng thái khí và lỏng; ông có thể chứng minh rằng hai trạng thái kết hợp này không những hợp nhất với nhau trong một kiểu liên tục, mà thật ra chúng có cùng bản chất.
Công thức này được in trên con tem thứ nhất.
Trong vật lí, “lực Van der Waals” là lực hút yếu ớt giữa các phân tử chất khí hay chất lỏng.

Từ 1877 đến 1907, Van der Waals là giáo sư vật lí tại Amsterdam.
Trong năm 1880, ông đề ra “định luật các trạng thái tương ứng”, định luật cuối cùng đã đưa đến sự hóa lỏng của hydrogen và helium.
Ông được trao giải Nobel vật lí năm 1910.




Heike Kamerlingh Onnes (1853-1926) là một nhà vật lí người Hà Lan, sinh ở Leiden. Từ năm 1882, ông là giáo sư vật lí tại trường Đại học Leiden.
Ông đã thực hiện những nghiên cứu quan trọng về các tính chất của helium và, trong quá trình tiến hành các thí nghiệm nhiệt độ thấp của ông, ông đã phát hiện ra sự siêu dẫn ở những kim loại nhất định. Cho những nghiên cứu này, ông được trao giải Nobel vật lí năm 1913.


Lev Davidovitsj Landau (1908-1968), nhà vật lí Xô Viết, sinh tại Baku.
Là một nhân vật chru chốt trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ của Liên Xô, ông đã giúp chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô.
Ông đóng góp cho ngành vật lí nhiệt độ thấp. Cho những nghiên cứu tiên phong của ông về chất khí, đặc biệt là sự phát triển của ông về một lí thuyết toán học của sự siêu chảy giải thích các tính chất của helium lỏng ở nhiệt độ dưới - 270.96°C, ông được tặng giải Nobel vật lí năm 1962.


Piotr Leonidovitch Kapitza (1894-1984), nhà vật lí người Nga, học tại Viện Bách khoa Petrograd (nay là St, Petersburg) và tại Cambridge.
Tại phòng thí nghiệm Cavendish, do Rutherford chỉ đạo, ông đã phát triển thiết bị có khả năng tạo ra các từ trường rất mạnh dùng cho các thí nghiệm của ông thuộc lĩnh vực vật lí nhiệt độ thấp.
Năm 1934, Kapitza trở về Liên Xô, và thiết bị ông thiết kế được chính quyền Liên Xô mua lại. Kapitza được bổ nhiệm làm giám đốc Viện Các vấn đề Vật lí thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Năm 1938, ông phát hiện ra sự siêu chảy của helium lỏng. Ông từ chức giám đốc Viện Các vấn đề Vật lí vào năm 1946, nhưng trở lại làm giám đốc năm 1955 và đồng thời trở thành biên tập viên của Tạp chí Vật lí Lí thuyết và Thực nghiệm. Ông là người biện hộ thẳng thắn của tư duy khoa học mở ở Liên Xô.
Kapitza cùng nhận giải thưởng Nobel vật lí năm 1978 với Arno Penzias và Robert Wilson.

__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (29-08-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), hat_de (13-08-2009), manh thuong (13-08-2009), Poetry (29-08-2009)
  #18  
Cũ 29-08-2009, 22:49
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Điện tích và dòng điện









Benjamin Franklin (1706-1790) sinh ở Boston (USA) là con thứ 15 trong 17 người con của một nhà buôn nến và sản xuất xà phòng. Ngay từ nhỏ, ông đã là một người học việc trong công ti của cha ông, sau này ông trở thành thợ in và cuối cùng là biên tập viên của một tờ nhật báo.





Ông còn là một chính khách quan trọng, nhưng trên hết thảy, ông thích làm mọi thứ.
Thí nghiệm của ông thả một con diều trong cơn giông, chứng minh rằng sét là một sự phóng điện, rất nổi tiếng.



Aloysius Galvani (1737-1798) sinh ở Bologna, Italy, và cũng tại thành phố này ông trở thành giáo sư giải phẫu học. Năm 1771, ông đã phát hiện ra cơ của những con ếch chết bị co giật khi chúng tiếp xúc với hai kim loại khác nhau.
"Pim Galvanic" là chiếc pin chế tạo trên nguyên tắc này.
"Mạ" là khả năng tráng một vật với một lớp mỏng kim loại bằng phương tiện dòng điện.





Alessandro Volta (1745-1827) sinh ở Como (Italy) và lần lượt là giáo sư khoa học tại Pavia và Padua. Ông là nhà phát minh ra điện nghiệm.
Volta đang sống êm đềm ở Como, sau một sự nghiệp lâu dài với vai trò giảng dạy, khi ông nghe nói về các thí nghiệm của Galvani. Xung quanh một thỏi thủy tinh, đã đã xếp chồng những miếng đồng khoét lỗ ngâm trong dung dịch axit sunfuric và các tấm kẽm xen kẽ. Như vậy đã tạo ra chiếc pin đầu tiên, gọi là "cột Volta", nó có khả năng giải phóng sức căng điện có điện áp khác nhau.
"Volt" (V) là đơn vị của hiệu điện thế và suất điện động trong hệ đơn vị SI.
__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (29-08-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), hat_de (30-08-2009), manh thuong (03-09-2009), Poetry (29-08-2009)
  #19  
Cũ 29-08-2009, 23:01
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Điện tích và dòng điện ( tiếp theo)


Charles Augustin Coulomb (1736-1806) sinh tại Angoulême, Pháp.
Ông đã tìm hiểu lực tĩnh điện với một cái cân xoắn do chính ông chế tạo ra, và nhờ đó ông đã khám phá ra “định luật Coulomb” nổi tiếng.
“Coulomb” (C) là đơn vị của điện lượng trong hệ SI.


Jakob Berzelius (1779-1848) là nhà hóa học người Thụy Điển, sinh tại Väfversunda Sörgard.Ông đã khám phá ra selenium, thorium và các cộng sự của ông đã khám phá ra lithium và vanadium.
Nghiên cứu ban đầu của ông là về điện hóa học và ông đã thiết lập quan điểm “nhị nguyên” của các hợp chất, theo đó chúng gồm các phần dương và phần âm.

Georg Simon Ohm (1798-1854) là nhà vật lí người Đức, sinh tại Erlangen và là giáo sư ở München.
Ông đã phát hiện vào năm 1826 cái gọi là “định luật Ohm”: dòng điện trong một vật dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào. Hệ số tỉ lệ là điện trở của vật dẫn.
Công thức này, bạn có thể thấy trên con tem, là định luật cơ bản của điện học.
“Ohm” (Ω) là đơn vị SI của điện trở.


Gustav Robert Kirchhoff (1824-1887), sinh tại Koningsbergen ở Đức, và là giáo sư vật lí ở Breslau, Heidelberg và Berlin.
Ông đã khám phá, cùng với Bunsen, phép phân tích quang phổ.
Trong vật lí, chúng ta đã biết “các định luật Kirchhoff” rất quan trọng:
1) Định luật bức xạ: ở một nhiệt độ cho trước, tỉ số của độ phát xạ và hấp thụ đối với một bước sóng cho trước là như nhau cho mọi vật và bằng độ phát xạ của một vật đen lí tưởng ở nhiệt độ và bước sóng đó.

2) Các định luật mạch điện (xem con tem thứ nhất):
- tổng đại số các dòng điện gặp nhau tại điểm bất kì là bằng không.
- trong mạch điện kín bất kì, tổng đại số tích của dòng điện và điện trở ở mỗi vật dẫn trong mạch bằng suất điện động trong mạch.

__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (29-08-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), hat_de (30-08-2009), manh thuong (03-09-2009), Poetry (29-08-2009)
  #20  
Cũ 02-09-2009, 20:59
kuro_shiro's Avatar
kuro_shiro kuro_shiro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Thái Bình
Bài Viết : 572
Cảm ơn: 2,474
Đã được cảm ơn 1,995 lần trong 568 Bài
Mặc định

Điện tích và dòng điện ( Tiếp theo )







Svante Arrhenius (1859-1927) thật ra là một nhà hóa học, sinh ra ở Castle Wyk, gần Uppsala, Thụy Điển.
Ông là người sáng lập ra lí thuyết điện li: trong một bình điện phân, một phân tử có thể bị chia ra thành hai hoặc nhiều nguyên tử hoặc ion tích điện. Đó là nguyên do ông được tặng giải thưởng Nobel hóa học năm 1903.



Walther Nernst (1864-1941) là nhà vật lí và hóa học người Đức, sinh ở Briesen (West Prussia), là giáo sư tại Göttingen và Berlin.
Ông rất nổi tiếng với nghiên cứu hóa-lí của mình.
“Hiệu ứng Nernst”: khi dòng nhiệt truyền qua các đường sức từ, thì suất điện động xuất hiện ở phương vuông góc với chúng.
Năm 1920, Nernst được tặng giải thưởng Nobel hóa học.



Gaston Plante (1834-1889) là nhà vật lí người Pháp, sinh tại Orthez.
Ông đã nghĩ ra ăcquy chì đầu tiên có thể sử dụng được vào năm 1859.










Thomas Alva Edison (1847-1931). Người Mĩ này, sinh ở Milan (Ohio) không phải là nhà vật lí, chưa hề có bằng cấp nghiên cứu nào, nhưng chắc chắn ông phải được nhắc đến trong lịch sử vật lí.
Năm 12 tuổi, ông đi bán báo và kẹo tại nhà ga xe lửa giữa Port Huron và Detroit. Trong toa hành lí của xe lửa, chạy đi chạy về, ông đã tổ chức một phòng thí nghiệm và một xưởng in. Một vụ nổ trong phòng thí nghiệm của ông đã đặt dấu chấm hết cho cái nghề này của ông.
Cuối cùng Edison trở thành một nhân viên điện báo, nhưng đồng thời ông còn dày công nghiên cứu các công trình của Faraday về điện học.





Năm 1870, ông đã phát minh ra “máy điện báo”, một máy nhận điện báo biến đổi tin nhắn thành dạng in và ông đã kiếm được 40000 đôla tại thị trường chứng khoán London với việc bán máy thu điện báo của ông. Với số tiền này, ông đã thành lập một công ti, dành cho sản xuất và bán các phát minh của ông, thành công này kế tiếp thành công khác, ví dụ như microphone than, máy quay đĩa, giấy nến, vân vân.
Nhưng phát minh nổi tiếng nhất và thành công nhất của ông là bóng đèn điện. Phát minh này đã khơi ngòi cho một cuộc cách mạng công nghiệp và xã hội thật sự trên toàn thế giới.



Heinrich Goebel (1818-1893), sinh ở Springe gần Hannover, là nhà tiên phong thực hiện nhiều nghiên cứu về việc phát triển bóng đèn điện. Ở tuổi 31, ông di cư sang thành phố New York (Mĩ), ông sống ở đó cho đến qua đời. Ở đó, ông đã phát triển bóng đèn thực tiễn đầu tiên vào năm 1854, bóng đèn của ông tuổi thọ lên tới 400 giờ.
Nhưng phát minh ra bóng đèn điện được người ta gán cho Thomas Alva Edisonm, người đã có công đóng góp cho sự phát triển và quảng bá nó.

__________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kuro_shiro vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (05-10-2009), hat_de (14-03-2010), manh thuong (03-09-2009)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện? *VietStamp* Tiền Xu 0 08-12-2019 00:45
Gagarin trên tem Việt Nam trên tem Hungary Poetry Việt Nam trên tem Thế giới 0 21-04-2011 12:35
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 00:46



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.