Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhóm sưu tập tem bảo vệ động vật hoang dã (WAP) > Thông tin lượm lặt về BVĐVHD

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 30-09-2009, 15:26
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trong những thập niên sau này, sự hợp tác giữa WWF và Phòng Công nghệ & Quản lý môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM, thuộc Viện Khoa học Việt Nam. Cũng như Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật...đã có những kết quả nghiên cứu hữu ích và rất tốt đẹp.

Những cơ quan có thẩm quyền được nêu trên của Việt Nam, không phải là không có những cố gắng đáng kể. Nhưng những trao đổi thông tin và tường trình nghiên cứu trước thế giới hầu như đã quá hạn hẹp. Bởi vậy, có thể có rất nhiều kết quả sau khi quan sát, tìm kiếm và nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam đã không được thế giới biết tới để công nhận. Từ đó, những quốc gia lân cận chỉ chờ chực cơ hội tốt là sẽ...cả vú lấp miệng em, dành ngay lấy những công trình khai thác và khám phá của Việt Nam, để mang về gắn lấy nhãn của họ!

Nhưng từ khi có sự hợp tác thành công với thế giới (ở đây là WWF), chúng ta đã không còn lo ngại về điều thất thoát "bản quyền". Tất cả những khám phá thực - động vật tại Việt Nam sẽ lập tức được chú ý và lên danh sách rõ ràng. Những tờ khai gia đình này sẽ là những bằng chứng cụ thể nhất mà không một quốc gia nào khác dám muối mặt để ăn chặn! Tới đây, không thể không nhớ tới bản tin của WWF Stamp vừa nhắc tới ở topic Saola, khi cho biết rằng Lào đã từng có lúc muốn...dành lấy Saola là thú rừng quý hiếm của quốc gia họ! Đây là điều không tưởng và không thể được thế giới công nhận được. Và điều này cho thấy rõ, nếu những tin tức khám phá trên chỉ dành cho người Việt Nam và chỉ đăng trên báo chí Việt Nam thì chắc chắn là giờ đây Saola đã có nguồn gốc từ...Lào (hoặc từ xứ lạ nào đó chăng?)!!!

Song song đó, nhiệm vụ của người Việt Nam là bảo tồn những loại thực - động vật hoang dã, quý hiếm. Nên có những thông tin liên tục để cảnh tỉnh tới dân chúng, nên có trách nhiệm tránh những hành động đáng tiếc để gây ra sự tuyệt chủng tới chúng.

Tại đây, những khi có dịp, tôi sẽ trích đăng lại những thông tin khám phá mới về thực - động vật, duy nhất tại Việt Nam mà thôi (dù luôn có những khám phá không nhỏ thường xuyên trên thế giới).

kvd.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (30-09-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (30-09-2009), lambachtung (10-12-2011), manh thuong (30-09-2009), Tien (30-09-2009), Tuancan (01-11-2009)
  #12  
Cũ 30-09-2009, 16:11
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trong thời gian từ 2005 tới 2007, với sự hổ trợ của WWF, Việt Nam đã khám phá được nhiều loại thực -động vật mới. Có thể nói một cách không khiêm tốn rằng, đây là điều đáng mừng không những cho riêng Việt Nam mà còn cho cả thế giới.

Nhưng trong những niềm vui này, luôn kèm theo sự lo âu trước những hiểm họa, vì sự vô trách nhiệm, thiếu giáo dục kèm theo một cuộc sống còn khó khăn, cũng như nhu cầu tìm kiếm của nhiều kẻ bất nhân tại ngay Việt Nam và trên thế giới...Khiến những loài này càng bị đe dọa hơn bao giờ hết!

Trong những năm đã nhắc tới ở trên, Việt Nam đã tìm thêm ra được một loại rắn mới, năm loại lan rừng chưa có trên danh mục, hai loại bướm và ba loại thảo mộc.

* Rắn này dài khoảng 78cm, có một vạch trắng chạy thẳng từ mép ra sau như một bộ râu. Chuyên bắt cóc nhái để sinh sống.


* Một trong hai loại bướm đêm đã có từ Việt Nam (thuộc họ genus Zela) được khám phá trong năm 2005-2007. Trước đó vào thập niên 1990, cũng có nhiều loại bướm này được tìm ra tại những vùng đồi núi tại quốc gia này:


* Trong hai năm 2005-2006, WWF hợp tác với chuyên gia Việt Nam đã vô cùng thích thú khi tìm ra được 5 loại lan rừng. Đây là loại địa lan có hoa, nhưng hoàn toàn không lá. Mọc thẳng trên đất, chứ không bám vào cây rừng hoặc trên đá như những loại lan khác cùng họ:


* Dưới đây là lan trong gia đình Saccolabiopsis viridiflora, nhưng là loại duy nhất chưa hề được gặp trên thế giới. Tìm thấy tại Việt Nam, thời gian 2005-2006. Lan có hoa nở to, không hương.


* Anoectochilus annamenis cũng là một trong năm loại lan hiếm, được khám phá trên một triền núi Việt Nam:


* Aspidistra nicolai, đã được các nhà thực vật học đặt tên là vậy, để tưởng nhớ tới những công trình của Nicolai Arnautov, khi ông đã thành công cho việc gây giống loại Aspidistra này.

Cây dưới đây đã được khám phá ra tại một vùng đồi núi của Việt Nam:


Tôi dám chắc rằng, trong thời gian sắp tới, WWF tại Việt Nam sẽ công bố thêm rất nhiều khám phá thú vị khác trên đất nước này.

Việt Nam đáng yêu quá, phải không các bạn?

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 30-09-2009, lúc 17:45
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (30-09-2009), Đinh Đức Tâm (30-09-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (31-10-2009), lambachtung (10-12-2011), manh thuong (30-09-2009), Tien (30-09-2009), Tuancan (01-11-2009), zodiac (11-10-2009)
  #13  
Cũ 07-10-2009, 16:29
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trong khi chờ tin về những loại vật mới được khám phá ra thêm tại Việt Nam, chi bằng...ôn cổ tri tân. Nhỉ? Chúng ta cùng nhớ lại những gì mà môi trường thiên nhiên ở Việt Nam đã và đang cống hiến cho nhân loại nhiều khám phá bổ ích và thú vị.

Dưới đây là giống gà lôi màu lam có lông trắng, đã được tìm ra lần đầu tiên vào năm 1964. Và tới năm 1975, mới có được tên riêng là: Lophura hatinhensis (hoặc Vietnamese Pheasant). Gà sinh sống tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, trong các vùng tre nứa. Sau đó, sở thú Hà Nội đã thành công để cho gà này sinh trưởng trong môi trường nhân tạo. Bây giờ, không biết gà lôi Việt Nam vẫn còn là một trong những động vật nằm trong sách đỏ hay không?


(Gà lôi Việt Nam / Đực)


(Gà lôi Việt Nam / Mái)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (31-10-2009), lambachtung (10-12-2011), Tuancan (01-11-2009), zodiac (11-10-2009)
  #14  
Cũ 31-10-2009, 15:17
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

PHÁT HIỆN MỘT LOÀI BÒ SÁT MỚI Ở KHU VỰC NUÍ CHỨA CHAN XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI
Sinh vật rừng Việt Nam website
Các nhà khoa học Đức, Mỹ và Việt Nam vừa công bố thêm một loài tắc kè mới ở Đồng Nai. Loài tắc kè mới được phát hiện ở vùng núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với tên khoa học là Gekko russelltrainii NGO, M. BAUER, WOOD JR, L. GRISMER. Mẫu chuẩn của loài này chỉ thu được duy nhất ở vùng núi này do vậy đây có thể là loài đặc hữu ờ Việt Nam. Mô tả chi tiết của loài được đăng tải trên Tạp chí Zootaxa, số 2238 năm 2009.
Là loài tắc kè có kích thước trung bình, dài khoảng 82,9mm. Loài tắc kè chứa chan Gekko russelltraini có thể phân biệt với các loài tắc kè khác cùng giống bởi những đặc điểm như: nốt sần trên lưng xếp thành 12-16 hàng với các nốt nhỏ, láng. 90-101 hàng vảy quanh giữa thân , 28-30 hàng vảy ngang bụng, giữa các nếp da gấp bên. Ở con đực có 8-11 lỗ trước hậu môn xếp liền nhau, không có lỗ đùi. Ngón chân số 4 có 17-18 phiến mỏng. Mặt lưng có 5-7 đốt sống lưng giữa gáy và xương cùng và 4-7 cặp các vệt ngắn, đôi khi không đồng dạng, có màu trắng nằm ở hông giữa các chân.
Name:  G_russelltraini.jpg
Views: 2448
Size:  85.7 KB

Name:  G_russelltraini1.jpg
Views: 2484
Size:  97.8 KB

Tắc kè nuí chứa chan Gekko russelltraini Ảnh: Phùng mỹ Trung

Đây là loài tắc kè mới đầu tiên được mô tả ơ Đồng Nai sau hơn 30 năm kể từ ngày thống nhất đất nước ở Đồng Nai vàđược nhà nghiên cứu bò sát Ngô Văn Trí – Viện sinh học nhiệt đới phát hiện. Đây là loài Tắc kè thứ 8 trong tổng số các loài Tắc kè ờ Việt Nam như: Gecko gecko,Gecko badenii, Gecko chinensis, Gecko japonicus, Gecko grossmanii …
Việc khám phá thêm một loài mới cho khoa học khu vực Chứa Chan đã khẳng định thêm giá trị đa dạng sinh học ở miền Nam Việt Nam và cung cấp thêm dẫn liệu khoa học để làm căn cứ đề xuất khu vực núi này cần được sự quan tâm bảo tồn hơn nữa của tỉnh Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (31-10-2009), lambachtung (10-12-2011), minhduc (05-11-2009), tiny (12-12-2009), Tuancan (01-11-2009), zodiac (31-10-2009)
  #15  
Cũ 11-12-2009, 19:46
minhduc's Avatar
minhduc minhduc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 26-10-2009
Đến từ: 58 tổ dân phố 2 mới( tổ 3 cũ) Phường Văn Quán Hà Đông Hà Nội
Bài Viết : 224
Cảm ơn: 2,371
Đã được cảm ơn 1,139 lần trong 248 Bài
Mặc định

PHÁT HIỆN MỘT LOÀI CÓC MÀY MỚI MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Jodi Rowley, một nhà khoa học của Bảo tàng Ô-x-trây-li-a, Sydney (Ô-x-trây-li-a) và Cao Tiến Trung, một cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An (Việt Nam) vừa công bố một loài ếch mới cho khoa học. Loài ếch mới có tên là Cóc mày ap-li-bai Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009 được phát hiện ở trong rừng thường xanh trên núi cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Mô tả chi tiết cũng như tần số về tiếng kêu của loài cóc mày này được công bố trên Tạp chí Zootaxa, số 2198 năm 2009. Đặc điểm nhận dạng chính của loài gồm: dài thân của cá thể đực 19,6-20,8 mm, cá thể cái 21,7 mm; lưng màu nâu sẫm, da nhẵn, không có nốt sần; bụng màu nâu hồng với những vệt màu trắng; ngón tay không có màng bơi và riềm da; ngón chân có màng bơi ở sát phần gốc bàn chân, không có riềm da; đùi ngắn. Loài ếch này sinh sống ở các suối đá trong rừng thường xanh ở độ cao 1300-1400 m so với mực nước biển. Các tác giả của bài báo trên cũng dự đoán có khả năng vùng phân bố của loài này là vùng rừng trên núi cao thuộc dãy Ngọc Linh (tỉnh Kontum) và Tây nam Lào. Như vậy, chỉ tính riêng trong năm 2009, đã có 3 loài ếch nhái và 5 loài bò sát mới cho khoa học được phát hiện ở Việt Nam.







Cóc mày sần Leptolalax tuberosus






Cóc mày sung - Leptolalax sungi
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn minhduc vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (11-12-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (11-12-2009), lambachtung (10-12-2011), lantham_0072005 (30-10-2011), zodiac (11-12-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Tản mạn về Tem quý hiếm Nguoitimduong Con Tem kể chuyện 54 26-11-2019 16:51
Một vật phẩm quý hiếm mới ra lò The smaller dragon Sinh hoạt BAN CỐ VẤN 1 28-01-2014 13:52
Những Con Tem An Nam Quý Hiếm HanParis Café VietStamp 2 28-07-2013 16:10
Sếu đầu đỏ loài chim quý hiếm temsong Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 0 25-04-2013 09:40
Tem quý hiếm của Canada : Nguoitimduong Liên kết hay về Tem 0 27-02-2008 19:02



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.