Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #21  
Cũ 01-02-2013, 22:26
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"


Vậy ai là người chụp những ảnh trên?

Những bưu ảnh trên thuộc về hai bộ sưu tập: bộ sưu tập Dieulefils và bô sưu tập Poujade de Ladeveze. Ta xem xét từng ông một.

Ông Pierre Dieulefils là người đầu tiên chụp ảnh phong cảnh, con người, chùa chiền... ở Hà Nội. Trong một cuốn sách ông đã viết: “Tôi chụp Hà Nội mỏi tay mà vẫn muốn chụp”. P.Dieulefils sinh ngày 21-1-1862 ở Malestroit, một ngôi làng nhỏ xứ Bretagne miền Bắc nước Pháp. Năm 1883, ông đăng lính và đến Bắc kỳ vào năm 1885. P.Dieulefils đóng quân ở Hà Nội nhưng cũng tham gia các chiến dịch của quân Pháp ở Bắc kỳ và chính trong khoảng thời gian này, ông bắt đầu chụp ảnh. Sau 2 năm ở Bắc kỳ, ông về Pháp nghỉ phép, lấy vợ rồi trở lại Hà Nội vào tháng 7-1888, mở một hiệu ảnh. Ông đã gửi những bức ảnh chụp Hà Nội và xứ Bắc kỳ tham dự Triển lãm Ảnh quốc tế tổ chức tại Paris vào tháng 4-1889 và được ban tổ chức trao huy chương đồng. Năm 1894, ông dọn về số nhà 53 phố Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay). Cho đến nay, nhiều tấm ảnh đóng dấu địa chỉ 53 phố Jules Ferry vẫn thấy bán ở các cửa hàng dành cho các nhà sưu tập ở Pháp. Cũng năm 1894, ông đã trúng thầu chụp ảnh căn cước dán trên thẻ lưu trú của người nước ngoài sống tại Bắc kỳ và Trung kỳ (chủ yếu là người Trung Quốc). Việc đó đã tạo cho ông cơ hội đi nhiều nơi hơn để sáng tác. Tại Triển lãm Ảnh quốc tế Paris năm 1900, ông nhận được huy chương vàng cho những bức ảnh chụp Hà Nội và Đông Dương. Từ khoảng năm 1900, thế giới bùng nổ phong trào bưu ảnh, không chậm trễ với trào lưu này, năm 1901, ông bắt đầu phát hành bưu ảnh. Thiết bị nhiếp ảnh hồi đó rất nặng, cồng kềnh, dễ hư hỏng trong khi đường sá ở Bắc kỳ không hề dễ dàng cho việc đi lại và đi chụp ảnh cũng đồng nghĩa là thám hiểm, đã thế còn rất nguy hiểm nhưng lòng đam mê quá lớn khiến ông vượt qua tất cả. P.Dieulefils đã tham gia Triển lãm Ảnh quốc tế tổ chức tại Hà Nội năm 1902. Không chỉ trưng bày ảnh, ông còn đưa ra những bưu ảnh đầu tiên, vì thế người ta đã gọi ông là “Nhà nhiếp ảnh thám hiểm và sản xuất bưu ảnh”. Khách du lịch Châu Âu đến Hà Nội không thể bỏ qua cửa hàng bưu ảnh của ông và trong món quà mang từ xứ Đông Dương về bao giờ cũng có những tấm bưu thiếp chụp Nhà hát Lớn, Hồ Gươm, Dinh Toàn quyền, chùa Một Cột, phố Tràng Tiền, chùa Quán Sứ... Bị ốm nặng năm 1904, ông phải trở về Pháp an dưỡng nhưng khỏi bệnh, ông quyết định đi Campuchia. Trở lại Hà Nội, ông mở một cửa hàng mới tại số 42 và 44 phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) rồi lại xuống tàu thủy về Pháp để tham gia Triển lãm Thuộc địa ở Marseille (từ ngày 15-4 cho đến tháng 11-1906). Những bức ảnh của ông về Đông Dương lại được trao huy chương vàng. Năm 1909, ông xuất bản cuốn sách ảnh “Đông Dương tráng lệ và kỳ vĩ: Bắc kỳ, Trung kỳ” trưng bày tại Triển lãm Quốc tế ở Bruxelles năm 1910 và lại thêm lần nữa ông được ban tổ chức trao huy chương vàng.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, P.Dieulefils đều đặn trở lại Đông Dương tiếp tục sáng tác. Ông là nhà nhiếp ảnh thành công nhờ chụp con người, cảnh vật ở Đông Dương và điều đó cũng có nghĩa là ông đã quảng bá Đông Dương với thế giới. Người ta ước tính số phim ảnh và bưu ảnh của Pierre Dieulefils lên đến 5.000 bản, phản ánh mọi mặt của đời sống thường ngày ở Đông Dương thời đó. Nó giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tôn giáo khám phá Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Vân Nam (Trung Quốc) và Campuchia trong giai đoạn 1885 và 1925.

Còn ông Poujade de Ladevèze được biết đến qua các hình ảnh Saigon từ 1908-1922 với bộ sưu tập "Collection Poujade de Ladevèze". Poujade de Ladevèze có tên trong niên giám các địa chỉ thương mại ởSaigon năm 1922, kế tục thương gia C. David, sản xuất ảnh cartes postales rất sớm và đặc biệt bằng màu. Ông Poujade de Ladevèze chắc chắn cũng không phải là nhà nhiếp ảnh; ông thâu thập nhiều ảnh mà ông in ra nhưng không bao giờ ghi tên tác giả thực sự của các ảnh này

Như vậy ta có thể cho rằng chính P.Dieulefils là người chụp những bức ảnh "cô Ba" nói trên còn ông Poujade de Ladevèze mua lại bản quyền của ông P.Dieulefils từ sau năm 1908, tức là sau khi con tem "cô Ba" được in ra. Thực tế nhật ấn trên bưu thiếp cũng cho thấy điều này.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #22  
Cũ 01-02-2013, 22:28
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vài dòng về cụ Dieulefils (theo các diễn đàn tem)
Xuất thân cựu sĩ quan trong đoàn quân viễn chinh Pháp, Pierre Dieulefils mở cơ sở nhiếp ảnh tại Hà Nội năm 1887 sau khi được giải ngũ. Ðến năm 1902, Dieulefils bắt đầu làm bưu thiếp với hình ảnh phong cảnh, đền đài, cổ tích, nhân vật, thời sự và sinh hoạt của các xứ Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cam Bốt, Lào, và Vân Nam bên Trung Quốc do chính ông chụp. Công trình này được Dieulefils tiếp tục cho mãi đến giữa thập niên 1920, với tổng số hơn 5,000 bưu thiếp.


Hình Dieulefils



Dĩ nhiên là những bưu thiếp này là một cách quảng cáo công trình «khai hóa» của nước «Ðại Pháp» tại Ðông Dương. Nhưng ngày nay, nhờ nghệ thuật nhiếp ảnh của «Ðứa Con Trời » (Dieulefils) này mà chúng ta biết được một cách cụ thể hình ảnh của nước ta và dân ta đúng một thế kỷ trước đây, nhất là những hình ảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với một bộ bưu thiếp phong phú tới 56 chiếc.

Dieulefils lấy cái lư làm dấu hiệu trên các bưu thiếp của ông. Hình ảnh mỗi địa phương nước ta được Dieulefils giới thiệu tổng quát trước tiên bằng một bưu thiếp tổng hợp như bốn bưu thiếp Quảng Yên, Hòn Gai (Gay), Móng Cái (Cáy), An Nam dưới đây.





Hình phong cảnh Hạ Long




Hình người dân giúp chúng ta biết y phục cổ truyền miền Bắc đầu thế kỷ XX



Cuộc khởi nghĩa Yên Bái: nhạc phụ của Hùm Thiêng Yên Thế đã bị giặc Pháp bắt



Cuộc khời nghĩa Yên Bái: một nghĩa quân bị bắt đang bị hỏi cung. Nhưng nhìn hình ảnh này, chúng ta phải đặt ngay nghi vấn: có thật cuộc hỏi cung nhân đạo và văn minh như thế này không, hay đây chỉ là dàn cảnh chụp hình để tuyên truyền? Bọn Pháp bắt được nghĩa quân thường chặt đầu bêu ngoài chợ (chính Dieulefils đã chụp làm bưu thiếp) mà lịch sự như thế này sao?




Cuộc khời nghĩa Yên Bái: Lê Hoan, Khâm Sai của Triều đình Huế, người đem quân đánh Ðề Thám



Hình ảnh Huế: Cửu Ðỉnh, tượng trưng chín vua đầu triều Nguyễn



Hình ảnh Huế: một cảnh của lăng Minh Mạng



Hình ảnh Huế: Ðại Nam Thành Thái



Năm 1997, một tác gỉa Pháp tên Thierry Vincent đã thực hiện được công trình nghiên cứu tổng hợp về bộ bưu thiếp Pierre Dieuleflis tựa đề Pierre Dieulefils, Photographe-Éditeur de Cartes Postales d’ Indochine (1997, 255 tr.). Anh chị em nào muốn biết thêm về Pierre Dieulefils và bộ bưu thiếp hơn 5,000 chiếc do công khó của tay nhiếp ảnh chuyên nghiệp này có thể tìm mua hay nhờ người mua sách tại Pháp. Ðây là trang bìa sách về Pierre Dieulefils




Hình một trang sách có chữ ký cùa tác giả Thierry Vincent


__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #23  
Cũ 01-02-2013, 22:28
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Vài dòng về cụ Dieulefils (theo các diễn đàn tem)

Cửa hàng đầu tiên của Dieulefils ở Hà Nội là:


Tức là 53 phố Hàng Trống (phố Lê Thái Tổ ngày nay trước cũng thuộc phố Jules Ferry, nhưng không có số lẻ). Dường như không có tấm bưu thiếp nào có hình cửa hiệu này!?

Theo thông tin tại trang http://www.pierre-dieulefils.com/PBC....asp?ID=109481, sau năm 1904 Dieulefils thuê cửa hiệu ở 42-44 phố Paul Bert. Nếu thông tin này đúng, cửa hiệu này phải ở đây:


Paul Bert là phố có nhiều bưu thiếp nhất, do đó tìm vị trí này thế nào cũng phải thấy!

Đây là góc nhìn từ phố Ngô Quyền:


Từ góc này chỉ biết có một ngôi nhà cạnh Hotel du Coq (có hình con gà trống ở trên).

Cũng từ góc trên, nhưng lùi ra xa thêm, thấy ngôi nhà trên rõ hơn:


Còn đây là góc nhìn theo chiều ngược lại, ảnh chụp từ phía khách sạn Metropole. Ngôi nhà cần tìm đã thấy khá rõ:


Ảnh chụp trực diện ngôi nhà dường như không thấy? Nhưng may có một tấm chụp phố Paul Bert từ phía Nhà Hát Lớn nhìn lại tại chính ngã tư này:


Phóng to hình một chút, thấy khá rõ chữ DIEULEFILS (có người bán trên delcampe đã đưa thông tin này từ lâu!):


Đặc biệt, cửa hàng có gắn thêm biển "Cartes Postales"!

Sau khi gia đình Dieulefils rời Hà Nội về Pháp năm 1913 (và rơi vào cảnh khó khăn do Thế chiến I), ngôi nhà trên dường như đã được Hotels du Coq mua lại để vươn ra mặt phố Paul Bert:


__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #24  
Cũ 01-02-2013, 22:35
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Năm 1907 chính quyền Pháp ở Đông Dương phát hành những mẫu tem có hình ảnh liên quan đến các nước Đông Dương thuộc địa như sau:

41-58

Mã số 41
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 1 C
Kích thước (mm)


Mã số 42
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 2 C
Kích thước (mm)


Mã số 43
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 4 C
Kích thước (mm)


Mã số 44
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 5 C
Kích thước (mm)



Mã số 45
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 10 C
Kích thước (mm)


Mã số 46
Tên Cô gái An Nam
Giá mặt (VNĐ) 15 C
Kích thước (mm)


Mã số 47
Tên Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ) 20 C
Kích thước (mm)


Mã số 48
Tên Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ) 25 C
Kích thước (mm)


Mã số 49
Tên Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ) 30 C
Kích thước (mm)


Mã số 50
Tên Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
35 C
Kích thước (mm)


Mã số 51
Tên
Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
40 C
Kích thước (mm)


Mã số 52
Tên
Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
45 C
Kích thước (mm)


Mã số 53
Tên
Cô gái Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
50 C
Kích thước (mm)


Mã số 54
Tên Phụ nữ Campuchia
Giá mặt (VNĐ)
75 C
Kích thước (mm)


Mã số 55
Tên Phụ nữ An Nam
Giá mặt (VNĐ) 1 Fr
Kích thước (mm)


Mã số
56
Tên
Phụ nữ Mường
Giá mặt (VNĐ)
2 Fr
Kích thước (mm)


Mã số
57
Tên
Phụ nữ Lào
Giá mặt (VNĐ)
5 Fr
Kích thước (mm)


Mã số 58
Tên Phụ nữ Bắc Kỳ
Giá mặt (VNĐ) 10 Fr
Kích thước (mm)

Mẫu số 41-43 phát hành tháng 10-1907.
Tên bộ tem 41-58
Mã số tem I06
Danh mục Viet Stamp 41-58
Scott 41-58
Michel 41-58
Loại tem Phổ thông
Số mẫu 18
Ngày phát hành ??-07-1907, ??-10-1907
Số răng tem 14 x 13,5 (41-53), 13,5 x 14 (54-58)
Nơi in Pháp

http://www.vietstamp.net/vn/tem-viet...ong/1907/4158/
-----------------
Va tui thấy dùng từ "cô gái" ở đây có thể không chính xác. Người Pháp người ta dùng từ femme không phải chỉ các cô gái mà chỉ phụ nữ nói chung

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 01-02-2013, lúc 22:43
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #25  
Cũ 01-02-2013, 22:45
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"




Số tem trên được chế bản và in ấn tại Pháp.
Ta có thể hình dung công việc in bộ tem này được tiến hành như sau:
Người ta đã gửi một số hình ảnh phụ nữ Đông Dương đến xưởng in tem của chính phủ Pháp. Ở đó nghệ sĩ khắc bản in đồng Puyplat sẽ chọn ra một số hình ảnh tiêu biểu rồi ông vẽ phác thảo các mẫu tem. Sau khi trình duyệt...ông sẽ bắt tay tạo khuôn in bằng đồng.
(Va mỗ không phải là dân chơi tem thứ thiệt, trong bài này nếu có sai sót chổ nào thì xin các bạn cứ tận tình chỉ bảo)

Ngoài bức ảnh thể hiện trên con tem "cô Ba", Dieulefils còn được Puyplat chọn một ảnh khác:

Ảnh người phụ nữ Mường ở Bắc Hà

Người phụ nữ Mường này có là nhân vật đặc biệt gì không ta chưa biết nhưng có lẽ Puyplat đã chọn ảnh một cách ngẫu nhiên theo sở thích của ông< Tại sao ông không chọn ảnh một thiếu nữ Tày hay H Mông?



:



Con tem trên cũng được đóng dấu đè dùng ở Quảng Châu Loan
__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #26  
Cũ 01-02-2013, 22:46
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"




Vậy cụ Dieulefils đã chụp bức ảnh "cô Ba" trong thời gian nào, ở đâu?
Liệu người trong ảnh có phải là cô Ba con thầy thông Chánh?

Theo như tài liệu trên thì câu hỏi "chụp bao giờ" thì ta chưa thể trả lời chính xác, chỉ biết trong khoảng từ 1988 đến 1902 hay 1903. Nếu bạn nào sưu tập được bưu ảnh nói trên sớm hơn 1903 thì up lên nhé.

Còn địa điểm thì nhiều khả năng ở tại một hiệu chụp ảnh nào đó với phông màn, chiếc bàn, lọ lục bình, chiếc dù...đã được chuẩn bị sẵn cho khách đến chụp hình theo phong cách thời đó. Do đó người được chụp trong ảnh vừa có thể là người mẫu được cụ Dieulefils mời đến chụp hay chỉ là một khách hàng của cụ Dieulefils, một người phụ nữ nào đó muốn lưu giữ hình ảnh trẻ trung của mình cho hậu thế chứ không đến hiệu ảnh vì mục đích làm bưu thiếp.

Nếu tấm ảnh này được chụp ở Hà nội thì hẳn địa điểm phải là hiệu ảnh của cụ Dieulefils ở 53 phố Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #27  
Cũ 01-02-2013, 22:48
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Quay lại tấm ảnh "cô Ba"





Người trong ảnh ăn mặc theo phong cách phụ nữ nhà giàu Nam bộ thời đó: áo dài, hài thêu, tay đeo nhẫn vàng, xuyến vàng, cổ đeo hơn chục sợi dây chuyền vàng, đầu tóc búi tó.

Ảnh dưới đây là một phụ nữ Sài gòn khác cùng thời với người phụ nữ ảnh trên

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1020x694.


Bạn có thể đoán bà trong bưu ảnh "cô Ba" bao nhiêu tuổi? 16, 18, 20, 22...? Theo một khảo sát mini của Va mỗ thì hầu hết mọi người cho rằng người trong ảnh ở độ tuổi 18-20. Tuy vậy theo ngôn từ chú thích của cụ Dieulefils trên bưu ảnh, (có thể cụ Dieulefils quen biết khá thân với người phụ nữ này) thì dường như người phụ nữ trong bưu ảnh nhìn trẻ hơn tuổi. Người phụ nữ này có tuổi đủ để cụ không dám thêm vào chữ Jeune (trẻ) trong chú thích. Bà này có tuổi từ 25 trở lên theo chuẩn mực xếp loại tuổi tác phụ nữ thời đó. (thời nay dưới băm thì được xem là trẻ, phải ko?)




Một bưu ảnh chú thích "người phụ nữ trẻ" thời đó



Một phụ nữ "trẻ" khác.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #28  
Cũ 01-02-2013, 22:50
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Nếu người trong ảnh trên 24 tuổi thì cô Ba con thầy thông Chánh không phù hợp

Theo wiki thì sau khi thầy Thông Chánh bị xử tử (năm 1894), cô Ba trẻ đẹp (con gái thầy, lấy chồng là người Pháp) toan trả thù cho cha nhưng vừa đưa súng lên bắn thì bị đối phương xô té. Bị bắt giam, cô Ba đã tự tử chết. (như vậy theo wiki và Vè thông Chánh thì vào năm 1894 cô Ba chỉ khoảng 15, 17 hoặc 18,19 tuổi). Nếu năm 1894 cô Ba con thầy thông Chánh trên 24 thì mẹ cô chắc phải trên 40. Phụ nữ ở tuổi 40 trở lên thì liệu có hấp dẫn tên tham biện Jaboin làm tên này theo đuổi đến mức thầy thông Chánh xin đổi đi đâu thì hắn đổi theo đến đó để ve vãn bà thông hay không, ông Trần Dũng đã đặt vấn đề như thế.

...Thứ này đến thứ cô Ba,
Mới mười lăm tuổi lầy rày chồng Tây
( Ông Trần Dũng nói có dị bản ghi là 17)

Căn cứ vào bài báo trang đầu tiên thì vào 6 giờ sáng ngày thầy thông Chánh bị tử hình, gia đình ông có vào xà lim thăm ông lần cuối. Bà thông Chánh ẳm con gái nhỏ trên tay bước theo đứa con gái lớn vào xà lim. Như vậy hai cô con gái này cô nào là thứ ba? Nếu ông bà thông Chánh chỉ có hai cô con gái thì cô Ba con thầy vào năm 1894 còn rất bé. Ông thông Chánh đã trìu mến nhìn đứa con gái út lần cuối, hôn nó rồi trao lại cho vợ ông. Ông không khóc trong khi cả gia đình ông khóc nức nở.

Chuyện con tem in năm 1906 đã là thế thì chuyện đến sau năm 1930 ông Trương Văn Bền lấy hình cô Ba con thầy thông Chánh in lên cục xà bông Việt Nam hay sau 1956 ngân hàng VNCH lấy hình cô làm hình chìm cho tờ giấy bạc theo Va mỗ thì lại càng hoang đường hơn nữa.

Cùng với việc lựa chọn hình ảnh để thiết kế tem một cách "khách quan" của nghệ nhân Puyplat: ông chỉ chọn ngẫu nhiên một số ảnh được gửi từ Đông Dương qua Paris thì chuyện cô Ba con thầy thông Chánh đẹp đến mức được nhà nước vẽ tem, cty TVB in hình lên cục xà bông...cũng chỉ là một huyền thoại.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #29  
Cũ 01-02-2013, 22:55
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Va mỗ cứ thắc mắc là "không có lửa tại sao có khói": vì sao một người cẩn trọng như cụ Vương Hồng Sển lại cho rằng có mối liên quan giữa vụ thầy thông Chánh và con tem bưu điện? Có thể cụ đã có những thông tin nào đó mà ngày nay chúng ta chưa tìm ra không?

Trong qua trình thu thập tài liệu về "cô Ba", Va mỗ tình cờ phát hiện tấm bưu thiếp đánh số 3015 này



Bưu ảnh này thú vị ở chổ là cụ Dieulefils chú thích "cô Ba" là "Bắc kỳ-vợ một ông thông ngôn".

Tấm bưu ảnh này nói lên vài điều thú vị:

1-Những tấm bưu ảnh "cô Ba Sài gòn" được chụp ở Hà nội, có thể ngay hiệu ảnh của cụ Dieulefils.
2-Cụ Dieulefils hẳn quen biết gia đình bà thông này. Có thể bà thông đến chụp ảnh ở hiệu ảnh Dieulefils vài lần. Cụ Dieulefils thấy bà là người phụ nữ Nam kỳ (Sài gòn?) ít ỏi ở đất Hà thành nên cụ quan tâm làm quen và xin chụp ảnh bà cho bộ sưu tập của ông.

Có một sự trùng hợp là ông thông Chánh cùng gia đình cũng có nhiều năm làm việc ở Hà nội và theo bài Vè thông Chánh thì ông buộc phải xin chuyển đi làm nơi khác vì tên Jaboin cứ ve vãn vợ ông. Cuối cùng ông về quê ông ở Trà Vinh nhưng tên Jaboin cũng không buông tha.
__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
  #30  
Cũ 01-02-2013, 22:57
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giai thoại về "cô Ba xà bông"

Chắc vì do quen biết nên sau đó cụ Dieulefils cũng có lần đến nhà cô thông chụp ảnh

Dưới đây là bưu ảnh số 3127 với hai biến thể

#1


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1019x672.


#2



Ảnh "cô Ba" khi nằm trông già hơn khi cô đứng hay ngồi phải không? Các bạn có nghĩ là người trong ảnh đã hơn 25 hay không?

Từ những thông tin trên, Va mỗ đồ rằng:

Do số thông dịch viên người Nam kỳ mang gia đình ra Bắc kỳ làm việc thời đó khá ít ỏi nên có một xác xuất khá lớn để cho người trong ảnh "cô Ba" chính là vợ thầy thông Chánh.


Có thể đây là một đầu mối thông tin mà trãi qua "tam sao thất bản" để rồi cụ Sển sau này nhầm từ vợ sang con gái thầy thông Chánh chăng?

---------

Vậy về "cô Ba" trong tem và bưu ảnh ta có thể tạm kết luận người đó không phải là cô Ba con thầy thông Chánh, người đã bắn chết biện lý Jaboin năm 1893.

Người đó có là bà thông Chánh hay không thì cũng chưa thể kết luận chính xác được.

Giả thiết luôn là.. giả thiết khi ta chưa chứng minh được.

__________________
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-02-2013), Poetry (02-02-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
[Lựa tem luyện chuyện] Chuyện in tem tinh khắc *VietStamp* Làm quen với Tem 0 21-07-2019 00:52
Vài Câu Chuyện ST Về Tem HanParis Café VietStamp 4 07-06-2013 19:20
chuyện lạ hat_de Góp ý - Thắc mắc 6 27-03-2009 23:19
bàn vìa chuyện ĂN hat_de Vui ^_^ Vui 1 09-01-2009 20:03
Chuyện lạ chưa Ốc_hp Café VietStamp 9 31-12-2008 18:44



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.