Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Thiên nhiên - Động vật - Thực vật

Thiên nhiên - Động vật - Thực vật Tem về Thiên nhiên, Môi trường, Phong cảnh, Động vật, Thực vật...

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 23-05-2008, 16:07
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định Cầu gai - nhím biển

Cầu gai-nhím biển

Name:  cau gai 3.JPG
Views: 1786
Size:  5.9 KB

Cầu gai thuộc ngành động vật da gai (Echinodermata), lớp cầu gai (Echinoidea), còn được gọi là nhím biển

Name:  cau gai 1.jpg
Views: 2122
Size:  16.1 KB


(Echinoidea), lớp động vật không xương sống, ngành Da gai (Echinodermata), sống trên thềm biển và vùi trong cát biển.

Name:  cau gai 4.JPG
Views: 1713
Size:  4.2 KB

Cơ thể hình cầu, hình tim hay dẹt, không có tay, có một lớp vỏ ngoài cứng mang gai linh động dùng di chuyển và tự vệ.


Name:  block.jpg
Views: 1696
Size:  26.3 KB

Thức ăn chính là rong, tảo, mùn bã và động vật nhỏ.

Name:  block2.jpg
Views: 1721
Size:  21.4 KB

Cầu gai có mặt ở hầu hết các vùng biển trên toàn thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng từ vùng giữa triều đến vùng biển khơi, sâu ở mức 5.000m. Cầu gai trên toàn thế giới hiện còn hơn 800 loài, riêng Trung Quốc có hơn 100 loài, nhưng số loài ăn được, thực sự có giá trị kinh tế chỉ có một số như Hemicentrotus pulcherrimus, cầu gai tím Authoeidaris erassispina, v.v.

Name:  cau gai 1.jpg
Views: 2122
Size:  16.1 KB Name:  cau gai 5.JPG
Views: 1672
Size:  8.6 KB

Cơ thể cầu gai nói chung có dạng hình cầu và dạng bán cầu, vỏ ngoài cứng do chất đá vôi tạo thành. Trên bề mặt của vỏ ngoài có rất nhiều gai cứng, trên mặt vỏ có các chân ống xếp thành 5 hàng đôi, mỗi đôi lỗ chân ống trên tấm vỏ tương đương 1 chân ống. Miệng của cầu gai nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng gọi là màng bọc miệng tạo thành và phồng lên thành dạng hình cung. Ða số cầu gai là những loài sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới rạn san hô, từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào các chân ống và các gai vận động và tiến hành bắt mồi nhờ vào bộ phận nhai nuốt (marticate).
Name:  cau gai 2.JPG
Views: 1634
Size:  6.5 KB

(giới thiệu món ăn từ Cầu gai sau nhé!!!)
__________________
Ai biết đâu ngày mai...

Bài được redbear sửa đổi lần cuối vào ngày 23-05-2008, lúc 16:12
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #2  
Cũ 23-05-2008, 17:11
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,831 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Con nì có phải con nhum không Gấu hè. Người ta bảo cắt ra ăn sống ngon lắm.
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #3  
Cũ 23-05-2008, 17:30
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Poetry Xem Bài
Con nì có phải con nhum không Gấu hè. Người ta bảo cắt ra ăn sống ngon lắm.
gu'm wa'
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #4  
Cũ 23-05-2008, 21:11
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Hic hic - em chưa chuẩn bị, để mai em "tiến công" nhá
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #5  
Cũ 24-05-2008, 07:49
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Chính xác đó sư phụ, đó chính là con nhum. Đây là món ăn đặc sản đó (50k/chén cháo nhum).
@hat_de: nhìn thì nó gớm vậy, nhưng ăn thì...ngon lém, mỗi tội...không có xiền để ăn thôi.
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #6  
Cũ 24-05-2008, 08:07
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định Cầu gai-đặc sản biển

Cầu gai - nhím biển - nhum
(đều là chính nó)

Name:  nhum.jpg
Views: 4866
Size:  34.3 KB


Ngoại hình có vẻ "đáng sợ" của cầu gai nhanh chóng biến mất khi người ăn thưởng thức đủ kiểu chế biến từ kho, cháo, chả cho đến món mắm tiến vua.

Name:  nhim1.jpg
Views: 1544
Size:  14.6 KB Name:  nhim 2.JPG
Views: 1511
Size:  6.8 KB


Cầu gai là hải sản - loài nhuyễn thể được phần đông người miền Trung gọi là nhum, có nơi gọi là nhím biển (tên khoa học là sea urchin, sea-chestnus) vì thân tròn có nhiều gai nhọn, dễ gãy. Cầu gai hay nhum chế biến nhiều kiểu ngon lạ lùng.

Ăn nhum theo cách Trung bộ

Họ hàng với trai, sò... nhum có nhiều loại: nhum mỡ, nhum ta… Khi nhỏ, nhum tựa trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, nhum có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8 - 10cm. Con nhum lớn hết cỡ có thể bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay. Người miền Trung chế biến nhiều món ăn như nhum kho, chưng hột vịt để ăn cơm, cháo nhum hải sản (hàu, sò, nghêu) ngọt như cháo trứng gà.

Chả nhum - một món ngon khó quên. Cho thịt nhum tươi vào cái tô lớn, thêm một ít gia vị như tiêu, hành, nước mắm rồi đánh nhuyễn, sau đó đổ vào chảo dầu chiên. Khi miếng chả vàng ruộm, bốc mùi thơm, vớt ra, để ráo. Dùng với bánh đa (bánh tráng dày nhiều mè), rau sống, chuối chát xắt mỏng, sẽ cho một bữa ngon nhớ đời. Tuy nhiên, ngon nhất là làm mắm


Mắm tiến vua

Để làm mắm, chọn "nhum ta" nhỏ, thịt chắc, màu đỏ thẫm ngả sang đen. Cho thịt nhum vào khạp đất, rải lên lớp muối (nhiều muối sẽ mất hương vị nguyên chất của nhum) và tiêu rồi đậy nắp lại. Muối chừng 15 ngày đã có mắm nhum. Mắm đặc sền sệt màu hồng ăn với thịt ba rọi cuốn bánh tráng và rau sống ngon hết chỗ chê. Để có được hương vị riêng, đặc sắc của mắm nhum, người ta chỉ dùng tỏi và tiêu nguyên hột.

Mắm nhum ngon vậy - Đại Nam nhất thống chí (tập II, NXB KHXH Hà Nội, 1970, trang 394), có chép: "Mắm nhum: sản vật ở các đảo ngoài biển, khoảng đời Minh Mạng, đặt hộ mắm nhum 5 người, mỗi năm phải nộp 12 cân mắm nhum". Thời bấy giờ, nghĩa sâm (sâm miền núi Quảng Ngãi nay đã tuyệt giống) và mắm nhum là hai thổ sản ở Quảng Ngãi, triều đình đặt "hộ" và bắt buộc phải cống bằng vật, không được dùng tiền để thay.

Vì lẽ này mắm nhum còn được gọi là "mắm tiền" hoặc "mắm tiến".



Cầu gai ăn kiểu khẩn hoang

Cách thưởng thức cầu gai đơn giản và nhanh nhất thì cắt đôi cầu gai, thấy thịt kết thành 5 hoặc 8 múi, như lớp kem trắng hồng, cứ vậy mà múc chấm mù tạt. Cầu kỳ hơn một chút, có người thích thưởng thức cầu gai bằng cách múc cho vào chén, rửa nước biển, sau đó cho mù tạt cùng một ít nước cốt chanh, đánh kỹ, dùng ngay. Mùi cay nồng của mù tạt sẽ "xốc" lên tận đỉnh đầu xoá tan mùi tanh, chỉ còn lại vị béo ngậy của cầu gai tan trên đầu lưỡi.
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #7  
Cũ 24-05-2008, 09:18
mặt trời hồng mặt trời hồng vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Đến từ: Nha Trang
Bài Viết : 7
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 10 lần trong 4 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
gu'm wa'
Con này không gớm đâu, nhìn đẹp mà. Hôm phòng em đi ra biển, thấy người ta bắt còn xin mấy con về phơi, nhưng không phơi được.
Sao hồi đó mình không biết là ăn thịt nó được, TP nhỉ?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #8  
Cũ 24-05-2008, 09:35
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi mặt trời hồng Xem Bài
Con này không gớm đâu, nhìn đẹp mà. Hôm phòng em đi ra biển, thấy người ta bắt còn xin mấy con về phơi, nhưng không phơi được.
Sao hồi đó mình không biết là ăn thịt nó được, TP nhỉ?

mình nói là ăn sống gớm
chứ chế biến nên khác nào ... nhím rừng
khi nào kiếm cái gai nó về làm đồ lưu niệm chơi
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #9  
Cũ 24-05-2008, 09:36
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định

Thêm 1 số hình ảnh đặc sắc về đáy đại dương có sự hiện diện của cầu gai:

Name:  54649468.jpg
Views: 1573
Size:  98.3 KBName:  290441298.jpg
Views: 1441
Size:  97.9 KB

Name:  mic0521sh-wwf-corals.jpg
Views: 1438
Size:  100.5 KB

Name:  van0506sh-coral12gardn.jpg
Views: 1929
Size:  97.2 KB

Và một số thông tin cực kỳ thú vị :

Bộ gen ở nhím biển giống ở người đến kinh ngạc có thể giữ chìa khóa trong việc điều trị bệnh
Nhím biển là một loài nhỏ và có gai (cầu gai) không có mắt và ăn các loại tảo. Mặc dù vậy, theo các nhà nghiên cứu và các đồng sự tại Đại học trung tâm Florida (UCF) bộ gen của loài sinh vật biển này giống bộ gen người một cách khác thường có thể giữ vai trò quan trọng trong việc chữa trị nhiều chứng bệnh khác ở người.
GS Cristina Calestani tại UCF thuộc nhóm giải trình tự bộ gen của cầu gai đã hoàn tất phần giải trình tự và công bố phát hiện của mình trên tạp chí Khoa học số tháng 11. Viện Sức khỏe quốc gia cấp kinh phí cho dự án 9 tháng này.
Bộ gen của cầu gai tím bao gồm 814 “mẫu tự” mã hóa cho 23.300 gen.
Cầu gai thuộc loài động vật da gai, loài sinh vật biển xuất hiện cách đây hơn 540 triệu năm. Nguyên nhân dẫn đến mối quan tâm lớn nhất trong việc giải trình tự bộ gen ở loài này là chúng có chung nguồn gốc tổ tiên với loài người. Cầu gai có lịch sử tiến hóa gần với loài người và động vật có xương sống hơn nhiều loài được nghiên cứu rộng rãi như ruồi giấm, các loài giun hay sâu. Cầu gai có 7.000 gen giống ở người, bao gồm các gen liên quan đến các bệnh Parkinson, Alzeimer, Huntington và chứng rối loại teo cơ.
“Một bất ngờ khác là loài sinh vật nhỏ bé không mắt, mũi hay tai có chứa các gen liên quan đến khả năng nghe, nhìn và khứu giác ở người”, GS. Calestani cho biết. “Sự so sánh giữa gen người và gen tương ứng của loài tổ tiên cầu gai có thể mang đến sự hiểu biết sâu sắc về các chức năng của chúng ở người, giống như một nghiên cứu về lịch sử giúp hiểu được cái có thật của thế giới hiện đại”
Dẫn đầu trong công tác giải trình tự bộ gen là Erica Sodergren và George Weinstock tại trung tâm giải trình tự bộ gen người thuộc trường Dược Baylor tại Houston, cùng với TS. Richard Gibbs, giám đốc trung tâm Baylor, TS. Eric Davidson và Andrew Cameron tại Viện công nghệ California.
Sự quan tâm đặc biệt đối với Calestani là hoạt động của hệ miễn dịch ở cầu gai. Hệ miễn dịch ở người gồm 02 phần: miễn dịch thụ động, có từ khi mới được sinh ra và miễn dịch chủ động, là khả năng sản sinh ra kháng thể để đáp ứng lại một sự nhiễm nào đó. Cầu gai chỉ có khả năng miễn dịch thụ động và phát triển gấp từ 10 đến 20 lần so với ở người.
“Nói đến tuổi của cầu gai, có thể lên đến 100 năm, hệ miễn dịch chắc hẳn phải rất khỏe”, GS Calestani cho biết.” Cầu gai biển có thể cung cấp rất tốt các loại kháng thể và các hợp chất kháng virus để chống lại nhiều căn bệnh lây nhiễm”

Cầu gai được dùng nhiều năm nay trong nghiên cứu tế bào mầm.
“Sự phát triển của tế bào rất phức tạp. Để biểu hiện một gen của tế bào lấy từ gan của ấu trùng cầu gai, phải có ít nhất 14 protein gắn với DNA tại 50 vị trí. Gấp 100 lần để ta hiểu được mức độ phức tạp liên quan đến sự phát triển của con người”, Calestani cho biết.
Sử dụng một sinh vật đơn giản như phôi cầu gai biển để phát hiện cở sở phân tử dưới sự phát triển mang đến nhiều thuận lợi trong thí nghiệm so với sử dụng chuột. Nuôi mầm phôi cầu gai biển vừa dễ mà giá thành lại không mắc. Một cầu gai mẹ có thể cung cấo hơn 20 triệu trứng. Phôi phát triển chỉ trong 03 ngày và trong suốt. Vì vậy có thề quan sát từng tế bào một cách dễ dàng bên trong phôi.
“Nếu hiểu được cách những quá trình sinh học này, ta có thể bắt đầu biết đựơc cách can thiệp để sữa chữa và hàn gắn”, Calestani cho biết việc này mang rất nhiều hứa hẹn.
Calestani đang tiếp tục công việc với cầu gai biển tại UCF bang Orlando với những thí nghiệm về sự phát triển của tế bào sắc tố tìm thấy trong loài sinh vật biển. Những tế bào đó cũng có khả năng mang đến những cái nhìn về hệ miễn dịch của người đối với các loại bệnh.

*Nguồn: Đại học Florida - 7/12/2006


__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #10  
Cũ 25-05-2008, 09:36
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Hehe - chưa gì mọi người đã khai thác hết thông tin về nhím biển rùi
Thui em xin ngồi đọc cho nhẹ người
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.