#1
|
||||
|
||||
Sách Sinh Ngữ Trước 1975
Trước 1975, các bạn nào đang đi học bậc trung học chắc còn nhớ, ở SG nói riêng và miền Nam nói chung, có 2 sinh ngữ là Anh và Pháp trong chương trình Viêt. Mời mọi người xem lại những sách giao khoa của tiếng Anh và tiếng Pháp của thời kỳ 1970-1975. Sau 75, các lớp học ngoại ngữ mọc lên như nắm từ SG vào Chợ Lớn. Chủ yếu là đàm thoại tiếng Anh, vì sao? Xin thưa vì tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế và một số dân Việt càng ngày càng muốn giao thiệp với người nước ngoài! Khi ấy có bộ sách Đàm Thoại tiếng Anh rất hay có tên gọi là English 900 hình như tới nay vẫn còn. Trở lại sách sinh ngữ thời VNCH, xin nhắc lại là trong ban tiếng Pháp thì có sách Cua đờ Lăng (Cours de Langues de Maugers I+II+III+IV) và trong tiếng Anh có bộ sách In Lít Pho Tu Đê (English For Today I+II+III+IV). Để giúp đở HS thời đó có trung tâm Tuấn Tú (Pháp) và Ziên Hồng cua GS Lê Bá Kông, mời các bạn ôn lại kỷ niệm xưa, hay các bạn trẻ sanh sau đẻ muộn muốn tìm hiểu LS qua vài hình ảnh xưa. Vào thời gian ấy tôi cũng đang học tại một trường Pháp SG, nhưng cái mốt thời ấy (đầu thập niên 70) là học đàm thoại, ít khô khan hơn các bài văn xuôi hay thi thơ. Và có quyển sách Pháp mang tên là La France Endirecte (Trực Tiếp Từ Nước Pháp) rất hay, mà nhiều thập niên qua tôi không tìm lại được , bạn nào còn hy vọng sẽ chia sẽ cho thành viên một ngày không xa. Tôi còn nhớ từng đến học chơi tiếng Anh ở Hội Việt Mỹ. Còn nhớ ông Mỹ kia dạy English rất hay và nói tiếng Việt khá lưu loát, chỉ là ông không có bỏ dấu khi phát âm tiếng Việt! ENGLISH FOR TODAY Bộ sách ENGLISH FOR TODAY (6 cuốn) của Lê Bá Kông Bộ sách ANH NGỮ THỰC DỤNG (6 cuốn) của Lê Bá Kông (dùng kèm với bộ sách English For Today) COURS DE LANGUE Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 29-03-2013, lúc 18:30 |
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
*VietStamp* (29-03-2013), chienbinh (29-03-2013), cuongcanna (02-02-2015), Dat_stamp (01-04-2013), huuhuetran (09-02-2015), manh thuong (03-02-2015), MPL (06-02-2015), Poetry (29-03-2013), temsong (30-03-2013), Tien (29-03-2013) |
#2
|
||||
|
||||
Đang soạn lại mớ sách cũ, tình cờ lục thấy vài sách xưa, học ngoại ngữ (ngày xưa dân miền Nam gọi là sinh ngữ vì dịch từ tiếng Pháp Langue Vivante), xin chia sẽ cho bạn nào muốn xem.
Bộ Cua Đờ Lăn (Cours de Langue) như đã nói của thạc sỹ Mauger biên soạn từ những năm 60 được ban tu thư Tuấn Tú dịch lại để giảng dạy cho học sinh chương trình Việt. Cách nay mấy năm, vì sư hiện diện khá đông đúc của dân TQ tại Paris, cộng đồng người Hoa tại Pháp đã tái bản sách Mauger với song ngữ Hoa-Việt như dưới đây. Và ai đã từng học tiếng Pháp cũng biết văn phạm xứ Lang Xa (France) rất phức tạp, cho nên ngày ấy cũng có quyển Văn Phạm Pháp Văn của Trần Thừa Dụ được giới học sinh VN nhiệt liệt hoan hô. Ông còn biên soạn sách dạy làm luận Tiếng Pháp, Tây gọi là Rề Đắc Xông. Trong tiếng Anh, ngoại bộ Anh Ngữ Thực Dụng của GS Lê Bá Kông (ông dịch lại từ bộ English For Today của Mỹ và giảng dạy bằng tiếng Việt cho học sinh chương trình Việt.) Ông còn soạn ra nhiều cuốn Tự điển Anh Việt - Việt Anh và vài sách học đàm thoại để du lịch nước ngoài). Hàn còn nhớ cuốn Thành Ngữ Tiếng Anh của Trần Văn Điền nhưng tiếc là với thời gian đã là mất quyển này.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 30-04-2013, lúc 19:27 |
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
cuongcanna (02-02-2015), huuhuetran (09-02-2015), manh thuong (03-02-2015), ThinhVuongVu (01-05-2013) |
#3
|
||||
|
||||
Tôi không biết GS Lê Bá Kông ngày xưa có ST tem bì không? Nếu còn sống và đam mê bì tem chắc phải kông lưng xếp tem trộn suốt ngày rùi.
Nhắc tới Lê Bá Kông là nhớ về Hội Việt Mỹ trước 1975, tại Saigon. Các học sinh chương trình Việt thường học thêm mấy khóa Anh Ngữ ở đường Trần Quý Cáp (nay Võ Văn Tần). Hội Việt Mỹ Ngày Xưa 'Hội Việt Mỹ' Ngày Nay : Mặt Trận Tổ Quốc Ảnh mới chôm của đại ca Thảo. GS từng phát hành sách dịch từ English For Today như đã nói. Tôi ngớ ngày xưa tôi thích lối phát âm quốc tế nhưng trong sách Anh Ngữ Thực Dụng thì GS lại chua cách phát âm cho người Việt, đọc buồn cười quá. Hàn tình cờ tìm được vài hình ảnh đã bán trên net đăng Ace xem chơi. LBK từng xuất bản tự điển Tiêu Chuẩn Anh Việt với lối phát âm kiểu Việt. Tôi thích nhất là quyển tự điển AV+VA của GS Trần Văn Điền vì lối phiên âm quốc tế. Điều buồn cười là ở VN ta, bao giờ cũng có hàng giả, hàng thật : sách báo, băng nhạc, thuốc lá... giá bèo cho hàng giả, cóp nhái ếch ễnh ương. Không biết tem bì có gặp trường hợp này không? Như dưới đây, sách bản cóp thì chỉ bằng 1/3 giá bản gốc : 50k -> 150k. Trước 75, miền Nam dùng từ 'Ngữ Vựng' thay Từ Vựng ngày nay. Dân tiếng Pháp gọi đùa là Vỏ Cá Bự Lại Rẻ (Vocabulaire), dân học Anh ngữ thì lại gọi vui là Vỏ Cá Bự Lại Rĩ (Vocabulary) Hàng gốc : 150k Hàng nhái (copy) 50k Bản gốc + Hàng nhái : 200k
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
cuongcanna (02-02-2015), hoavienquanbl (02-02-2015), huuhuetran (09-02-2015), manh thuong (03-02-2015), MPL (06-02-2015), ngocnguyen20082011 (02-02-2015), NHL-2014 (02-02-2015) |
#4
|
||||
|
||||
Cháu là Duy, cháu của MPL. Chú HanParis cho phép cháu sử dụng những hình ảnh trong các bài viết của chú cho blog của con nha. Cảm ơn chú nhiều lắm!
__________________
Sự sáng tạo của quá khứ là văn hóa của ngày nay: Hãy bào vệ nó cho thế giới tương lai.
|
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MPL vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#5
|
||||
|
||||
Trích dẫn:
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#6
|
||||
|
||||
Cám ơn chú, chừng nào hoàn thiện xong cháu sẽ cho chú biết. Thân!
__________________
Sự sáng tạo của quá khứ là văn hóa của ngày nay: Hãy bào vệ nó cho thế giới tương lai.
|
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MPL vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#7
|
||||
|
||||
Trần Thừa Dụ là GS (Giáo Viên), dịch giả rất nỗi tiếng trước 1975 tại miền Nam. Hàn bỗng nhận ra tên ông này quá độc đáo, bạn thêm cho ông một gạch thì nghe tục vô cùng. Chỉ là ngôn ngữ mỗi thời mỗi khác, có lần tôi lấy bài mẫu của ông để nạp bài cho thày cô bên Pháp thì tất cả đều bảo rằng tiếng Pháp này đọc nghe lạ lùng quá! Đúng là đâu phải ai cũng thích đồ cổ tem xưa như tôi. Tôi nghĩ nhiều sách xưa rất hay, các bậc tiền bối khi định cư nước ngoài có mang theo, nhưng không bán vì họ muốn ST, chỉ có dân quốc nội hay đem hàng xưa lên Phố Mua Bán; do đó tôi mới tình cờ tìm lại những sách xưa dưới đây, mời quý Ace xem tiếp. +Nguồn ảnh : http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn Không biết tiếng Miên có được gọi là sinh (ngoại) ngữ hay không? Bạn bè tôi cứ hay gọi đùa, học tiếng CPC cho.. khờ (me) luôn. Tôi sinh ra tại miền Tây thì bà con Việt gốc Miên thiếu gì. Chỉ là tôi biết nói vài câu tiếng Miên miệt lục tỉnh chứ không hề biết mặt chữ. Nhiều từ ông bà tôi dùng, tôi hiểu nghĩa nhưng mãi sau này mới biết là tiếng CPC của vùng Hạ Miên (Lục Tỉnh). Thời VNCH, sách về tiếng Việt thì gọi là Quốc Văn. Và cấp 1 gọi là bậc tiểu học với lớp ba, lớp nhì và lớp nhất, 3 lớp cuối của cấp 1 ngày nay như hình ảnh sách xưa dưới đây. + +
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
huuhuetran (09-02-2015), NHL-2014 (07-02-2015) |
#8
|
||||
|
||||
Như Hàn đã từng viết trên VSF, trước 1975 tại miền Nam, cấp hai bắt đầu từ Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ. Cấp ba thì có Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất (ý nói năm cuối trước khi thi Tú Tài trước khi thi vào Đại Học). Vì VN ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ Pháp cho nên ngày xưa nền giáo dục tại miền Nam được phân chia như ở Pháp : Tú Tài 1 năm Đệ Nhị (L11) và Tú Tài 2 năm Đệ Nhất (L12).
Sách Văn Phạm Tiêng Anh xưa - Nguồn ảnh : Diễn Đàn Sách Xưa
Grammar Tiếng Anh thì dễ hơn Grammaire tiếng Pháp nhưng tên GS Tây nghe buồn cười quá! Vì Vieillard có nghĩa là Lão Già. Không biết có thích ST tem bì không nữa. <Nguồn ảnh Sách Xưa> Tiền Bối Trần Văn Điền đây rồi. Ngày xưa, tôi ái mộ nhất hai GS Anh Văn là Lê Bá Kông và Trần Văn Điền. <Nguồn ảnh Sách Xưa>
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#9
|
||||
|
||||
À khi hãy ôn lại Đệ Thất (vì không tin Google translation cho lắm) cho nên bây giờ tôi ôn tiếp môn Anh Văn lớp Đệ Lục. + + À Saigon khi xưa chưa từng có Sóng Thần, chỉ có NXB Sống Mới ở đường Phạm Ngũ Lão nếu tôi nhớ không sai. Đường Phan Đình Phùng ngày nay là Nguyễn Đình Chiểu Q3. Động Từ Pháp rắc rối hơn tiếng Anh rất nhiều, tôi nhớ có hỏi thày sao càng chia thì ra càng nhiều vậy thày. Ông thày...bí lù lun, giải mã không được. Cua Đờ Lăn này đã làm nhiều HS học chương trình Việt thời đó lăn qua lăn lại mà học chả thuộc nha. Văn Phạm tiếng Anh không khó, nhưng các bậc tiền bối 'gạo' bài (ôn tập kỹ lưỡng) để khỏi bị cảnh : Rớt Tú Tài Anh Đi Trung Sĩ Em ở nhà lấy Mỹ sinh con Bao giờ hết chuyện nước non. Anh về anh có Mỹ con anh bồng Ôi cứ tưởng anh Trung Sĩ thời xưa thích sưu tem US chớ! Nguồn ảnh : Sách Xưa
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
#10
|
||||
|
||||
Khi nãy có nhắc về bằng Tú Tài khi xưa. Tôi nhớ người ta gọi Cô Tú, Cậu Tú. Bà nào hơi lớn tuổi mà vừa thi đậu thì bị gọi là Tú Bà ngay. Tình cờ tìm thấy hai bằng cấp Tú Tài xưa :
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa
Trăm Năm Trong Cõi Người Ta Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa Chõ Mồm Một Tí Nói Đùa Ace Ơi! |
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này: | ||
huuhuetran (09-02-2015), nam_hoa1 (09-02-2015) |
|
|
Những Đề tài tương tự | ||||
Ðề Tài | Người Tạo Đề Tài | Trả Lời | Bài Mới Nhất | |
Ngày 16-08-2020: Phát hành đặc biệt Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, bác sĩ nông học Lương Định Của (1920-1975)” | hat_de | Tem Việt Nam mới phát hành | 0 | 17-08-2020 17:07 |
Tem thư thời điểm 30-4-1975 | Poetry | Tìm hiểu Lịch sử Bưu chính Việt Nam | 0 | 08-07-2019 23:58 |
Hồi tưởng lại ngày 30/4/1975 qua những con tem | HanParis | Café VietStamp | 1 | 15-04-2015 16:54 |
Ảnh Màu Miền Bắc Việt Nam Trước 1975 | HanParis | Các loại khác | 1 | 22-05-2013 05:01 |
Tem Bác Hồ 19-5-1975 | baotram | TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 | 1 | 18-05-2010 21:47 |