Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Café VietStamp

Café VietStamp Nơi tán gẫu, "bình loạn" tất cả những gì liên quan đến Tem.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 22-08-2013, 04:55
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Tới bác Han:3 bì thư đó Dammanh tình cờ mua được ở T.P.HỒ CHÍ MINH trong dịp về nước năm 2008,thấy hay nên giữ lại .nay vẫn còn!giới thiệu với các bác kỷ niệm thời bao cấp
5. GIÁ TRỊ CỦA 1 BỘ SƯU TẬP VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÁC NHÀ SƯU TẦM Ở MIỀN BẮC VN (bộ sưu tập giá 200 đồng).
Ngày 5/8/1964 thế giới chứng kiến sự leo thang chiến tranh của đế quốc mỹ,bằng sự kiện VỊNH BẮC BỘ.Người dân miền bắc VN lại bắt đầu một cuộc sống mới,thanh niên,thậm chí cả nữ thanh niên cũng lên đường ra tiền tuyến,ở địa phương lực lượng chủ chốt là phụ nũ và các người già.Những ai ở thành phố,gần quốc lộ,gần các nhà máy,các đầu mối giao thông,các bệnh viện,trường học và các cơ quan nhà nước đều phải đi sơ tán về vùng quê .Anh em chúng tôi cũng vậy,đi sơ tán ra ngoại thành HÀ NỘI,về xã THANH LONG, HÀ ĐÔNG ven sông hồng,về DÂU KEO, rồi về YÊN MỸ HƯNG YÊN v,v..Lúc này ai còn nghĩ sưu tầm tem nữa?!Bố tôi được quyết định biệt phái lên dậy học ở trường NGÔ GIA TỰ,xã XUÂN HÒA,huyện LẬP THẠCH VĨNH PHÚ.Nhưng lấy gì để cả gia đình với 6 đứa con sinh sống.Bố tôi quyết định bán bộ sưu tập quý giá nhất của mình,đó là collection VN gồm toàn bộ tem sống,tem dị bản và một số tem quý khác với giá 200 đồng VN,nhưng cũng đủ mua một ngôi nhà 3 gian 1 trái và nửa quả đồi để tăng gia trồng trọt.
Đây là thời kỳ vất vả nhất của chúng tôi,nhưng cũng là thời kỳ HẠNH PHÚC nhất của gia đình chúng tôi,vì cả gia đình đoàn tụ (1965-1966),sau đó 1967 gia đinh tôi thường chia đôi, nửa sống với mẹ,nửa sống với bố,rồi đến 1970 khi anh trai tôi đi bộ đội,gia đình tôi không được sum họp đến năm 1980.Trong 2 năm 1965-1966,tôi làm đủ mọi việc từ trồng sắn,trồng khoai,trồng rau như su hào bắp cải,cà chua bí bầu v.v..chăn nuôi gà ngan ngỗng lợn,chỉ thiếu bò và trâu chưa nuôi thôi.đây là thời kỳ HẠNH PHÚC NHẤT CỦA TÔI.Tôi còn nhớ sáng đi học,chiều tăng gia,tối đốt đèn dầu lên học và trước khi đi ngủ cả nhà nằm nghe bố tôi kể chuyện lịch sử và chuyện kiếm hiệp,tôi lại lạc vào một thế giới tưởng tượng đầu thú vị với những nhân vật như HOÀNG GIANG NỮ HIỆP,HẮC Y HIỆP SỸ,THIÊN SƠN PHU TỬ v.v..
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (23-08-2013), HanParis (22-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (23-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), Nguoitimduong (22-08-2013), Poetry (22-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), Tien (22-08-2013), VAPUTIN (22-08-2013), vu.huy65 (22-08-2013)
  #12  
Cũ 22-08-2013, 05:00
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

...Tôi còn nhớ lúc này giới sưu tầm tem ở miền bắc VN cực kỳ ít,đếm trên đầu ngón tay chỉ có: Bố tôi ở phố HÀNG BẠC,bác THẮNG ở phố LÒ ĐÚC,ông KHÁNH và ông SIENG(người hoa) ở phố HÀNG KHAY,chú VỸ bác sỹ quân y,ông HOÀN ở phố HÀNG GAI,cụ THỨC ở phố TRÀNG THI,cụ CÁN ở phố HÀNG TRỐNG,ông HÙNG và ông NHẬT sỹ quan hải quân ở HẢI PHÒNG,ông CƯƠNG sỹ quan quân y,Thực sự chỉ có 11 người,họ bất chấp khó khăn về cuộc sống hàng ngày,mất mát về vật chất vẫn âm thầm kiên trì sưu tầm tem.thí dụ bác Thắng sau 1 lần đi từ nơi sơ tán về thì thấy bộ sưu tập quý giá của mình bị mối xông hết.Các bộ sưu tập của bố tôi lần lượt đội nó ra đi hết,đổi lấy những đồng bạc quý giá để nuôi 6 con ăn học nên người,và bố tôi chỉ còn giữ duy nhất bộ sưu tập THẾ VẬN phần TOKYO, đến nay tôi vẫn nâng niu trân trọng giữ nó như một kỷ vật vô giá mà bố tôi để lại . Ông VỸ thì dành dụm những đồng tiền ít ỏi được bồi dưỡng sau các ca mổ đêm tại các bệnh viện tiền phương,để mua những con tem vũ trụ mà ông thích hay những con tem VN dị bản.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (23-08-2013), HanParis (22-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (23-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), Nguoitimduong (22-08-2013), Poetry (22-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (23-08-2013), Tien (22-08-2013), VAPUTIN (22-08-2013), vu.huy65 (22-08-2013)
  #13  
Cũ 22-08-2013, 06:42
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi dammanh Xem Bài
.Các bộ sưu tập của bố tôi lần lượt đội nó ra đi hết,đổi lấy những đồng bạc quý giá để nuôi 6 con ăn học nên người,và bố tôi chỉ còn giữ duy nhất bộ sưu tập THẾ VẬN phần TOKYO, đến nay tôi vẫn nâng niu trân trọng giữ nó như một kỷ vật vô giá mà bố tôi để lại . Ông VỸ thì dành dụm những đồng tiền ít ỏi được bồi dưỡng sau các ca mổ đêm tại các bệnh viện tiền phương,để mua những con tem vũ trụ mà ông thích hay những con tem VN dị bản.
Cám ơn anh Manh tâm sự về những mẫu kỷ niệm thời xa xưa ấy. Hình như người chơi tem trân quý nó như kho tàng của mình, có thể so sánh như giọt máu đào, thế nhưng thời nào cũng vậy, xưa cũng như nay khi túng quẩn thì người chơi tem phải bóp bụng bán nó đi để đổi chén cơm manh áo. Tình cờ Hàn mới hàn huyên với một người bạn quốc nội, rất đau lòng vì phải bán 'gia tài' đó khi đời sống kinh tế trở nên khó khăn. Giá mà ở ngoài Bắc ta có dịch vụ cầm đồ như trong Nam (chả biết bây giờ còn không?) thì khi mình khá giả về kinh tế cũng có thể chuộc lại báo vật. Tôi rất thích chủ đề Thế Vận Hội cho nên kỳ Olympic nào cũng ST, dĩ nhiên với tôi kỳ TVH...Séoul 1988 là sâu sắc nhất. Hàn Paris mà lị!
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (22-08-2013), exploration (23-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (23-08-2013), nam_hoa1 (23-08-2013), Nguoitimduong (22-08-2013), Poetry (22-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (23-08-2013), Tien (22-08-2013), VAPUTIN (22-08-2013), vu.huy65 (22-08-2013)
  #14  
Cũ 22-08-2013, 10:33
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Quay lại vụ tem thời bao cấp ở miền Bắc thì các bác ở ngoài Bắc sẽ có dịp kể cho chúng ta nhiều chuyện hay, Theo Va được nghe kể thì trước năm 1954 ngoài Bắc có khoảng 200 nhà sưu tập mà đa số là người Pháp, người Việt thì có cụ Nguyễn Bảo Tụng chơi tem từ những năm 1940. Thời đó thì người chơi tem phải đến bưu điện Hà nội để mua tem hoặc nhờ ai mua hộ. Cụ Tụng thì đi xin tem các Cha sau có ít tiền mới đi mua. Đến năm 1954 thì hầu hết các nhà sưu tập đi khỏi miển Bắc, lớp đi Pháp lớp đi vào Nam.

Miền Bắc sau năm 1954 còn rất ít nhà sưu tập như cụ Côn, bố anh Mạnh, bố anh Giao...chắc độ 11-20 người (ấy là nói nhà ST chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp chứ cái lũ học sinh xin tem từ phong bì dán vào vở học thì không tính nổi)

Khoảng những năm 1960 thì tem ngoại ngoài nguồn thư nước ngoài ít ỏi thì chỉ có thể mua được ở hai nhà sách trên phố Tràng Tiền: nhà sách quốc văn số 44 Tràng Tiền và nhà sách Ngoại Văn góc Tràng Tiền-Ngô Quyền. Hai chổ này chỉ bán tem bộ CTO của VN và các nước XHCN (kiểu như trao đổi giữa các nước XHCN) mà người mua cũng rất ít, chủ yếu là người ngoại quốc sống và làm việc tại Hà nội. Nhưng cũng nhờ đó cụ Đàm Trung Thiện, bố anh Mạnh có thể sưu tập được gần như trọn bộ tem Đông Đức đến năm 1972.

Va hóng hớt thế thôi chứ thực sự như thế nào thì chỉ có các bác sưu tập lâu năm ngoài Bắc mới có thể kể chi tiết.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 22-08-2013, lúc 10:45
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (22-08-2013), HanParis (22-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (23-08-2013), nam_hoa1 (23-08-2013), Poetry (22-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (23-08-2013), Tien (22-08-2013), vu.huy65 (22-08-2013)
  #15  
Cũ 22-08-2013, 17:01
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Để minh họa thêm cho bài viết kỳ niệm của bác Va, mời quý Ace xem (lại) những phiếu tem thời Bao Cấp. Ngày xưa dù mỗi gia đình không được bao cấp nhiều nhưng có còn hơn không. Hàn xem nhiều tài liệu Pháp cho thấy nhiều dân của Liên Xô hay các nước Cộng Hòa Trung Xô cũ tiếc rẽ thời bao cấp coi vậy mà nhà nước không để đói như bây giờ đối với những ai không biết kinh doanh hay chạy theo kinh tế thị trường, đặt biệt là nhân dân Mông Cổ.

Tem Phiếu ở Pháp cũng có nhiều người còn ST vì đó là kỷ niệm của ông bà, cha mẹ của họ trong Đệ Nhị Thế Chiến. Hàn tình cờ tìm được một mẫu quảng cáo xưa của Pháp vào những năm 50. Ai mua một tập tem (0.50F x 20) thì sẽ được tặng lon sửa bò! Thời ấy sau chiến tranh, châu Âu đang trên đà tái thiết chưa mấy ai trở nên giàu sau khi trải qua cơn ác mộng của LS.
Và còn khá nhiều người chưa có 2 buổi no lòng.

Chiêm ngưỡng tem phiếu thời bao cấp

Đó là những mảnh giấy nho nhỏ, nhưng quyền năng thì… vô hạn bởi chúng quyết định đời sống của người Việt Nam trong nhiều thập niên.

Phiếu thực phẩm”, “Tem vải”, “Phiếu mua chất đốt”, “Phiếu cung cấp thịt cơ động”, “Phiếu sữa trẻ em”, “Phiếu bồi dưỡng người đẻ”... là kỷ niệm của thời kỳ mà nhiều mặt hàng thiết yếu của cuộc sống được phân phối, chứ khó có thể mua được bằng tiền.


Hình ảnh của tem phiếu đã đi vào dĩ vãng trên 2 thập niên. Nhưng giờ đây, chúng đã tái xuất hiện trong triển lãm mang tên “Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới” đang diễn ra tại bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). Tại đây, hàng chục mẫu tem phiếu từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cho đến giai đoạn đầu của Đổi mới đã được giới thiệu trước công chúng. Những hiện vật đặc biệt của thời bao cấp này đã đem lại rất nhiều cảm xúc cho người xem.


Ông Phạm Văn Hòa, một du khách trung niên, chia sẻ: “Nhìn lại những tấm tem phiếu này tôi cảm thấy thật xúc động. Chúng khiến tôi hồi tưởng về một thời kỳ có biết bao nhiêu kỷ niệm. Những tháng ngày ấy khó khăn lắm, nhưng vẫn đầy ý nghĩa. Tình cảm giữa mọi người với nhau rất ấm áp”.


Nguyễn Thanh Nga, sinh viên ĐH Hà Nội nhận xét: “Qua những hiện vật mà trước đây chỉ biết đến qua các câu chuyện kể, em cảm thấy hiểu hơn về cuộc sống của thế hệ ông bà, cha mẹ mình ngày trước và qua đó càng trân trọng hơn những gì mình đang có hiện nay”.


Một số hình ảnh về các mẫu tem phiếu được trưng bày:



Tem phiếu thời bao cấp rất phong phú về chủng loại hàng hóa cung cấp, từ thực phẩm, vải vóc, chất đốt tới phụ tùng xe đạp...



Phiếu thực phẩm loại C, quý 4 năm 1973 do Bộ Nội thương phát hành, được Xí nghiệp sửa chữa đồng hồ cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy ở phố Hàng Khoai.



Trên phiếu thực phẩm ghi rõ khổi lượng của từng loại thực phẩm được nhận: 5kg thịt lợn, 1kg thịt bò, 1 con gia cầm, 2kg đậu phụ, 20 quả trứng...



Phiếu cung cấp thịt cơ động 1972, có giá trị 2kg thịt lọc



Phiếu vải 4m dành cho một đối tượng "nội thành, nội thị", năm 1973



Người trong quân đội thì có hệ thống tem phiếu riêng.



Phiếu bồi dường người đẻ dành cho "nhân dân nông thôn" ở tỉnh Cao Bằng năm 1980


Gia đình nào có trẻ em sẽ được phát thêm "Phiếu đường trẻ em".



Và "Phiếu sữa trẻ em".



Một số loại tem phiếu khác



"Sổ gạo" năm 1988 của gia đình ông Phan Văn Sinh, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.



Những hiện vật đặc biệt của thời bao cấp này đã đem lại nhiều cảm xúc cho người xem.

Nguồn : Zing + Đất Việt
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (23-08-2013), nam_hoa1 (23-08-2013), Nguoitimduong (22-08-2013), Poetry (22-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (23-08-2013), Tien (23-08-2013), VAPUTIN (22-08-2013), vu.huy65 (22-08-2013)
  #16  
Cũ 22-08-2013, 23:10
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi HanParis Xem Bài



Phiếu bồi dường người đẻ dành cho "nhân dân nông thôn" ở tỉnh Cao Bằng năm 1980

Nguồn : Zing + Đất Việt
Nghe nói ngày xưa trong bệnh viện người ta đề hẳn biển ghi "XƯỞNG ĐẺ" Va tui không tin ai lại thô thiển đến thế nhưng nhìn cái tem phiếu "người đẻ" này Va tui bắt đầu ngờ ngợ là chuyện trên cũng có thể xảy ra.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (23-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (23-08-2013), nam_hoa1 (23-08-2013), taptanh (23-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (23-08-2013)
  #17  
Cũ 23-08-2013, 02:51
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Nghe nói ngày xưa trong bệnh viện người ta đề hẳn biển ghi "XƯỞNG ĐẺ" Va tui không tin ai lại thô thiển đến thế nhưng nhìn cái tem phiếu "người đẻ" này Va tui bắt đầu ngờ ngợ là chuyện trên cũng có thể xảy ra.
Từ này Xưởng Đẻ người SG lần đầu nghe qua phải sặc sụa vì mắc cừ khi đang uống nước Và Xưởng Đẻ đầu tiên tại TP HCM chỉ vài ngày sau 30/04/75 là bệnh viện Từ Dũ ngày nay (gốc Cống Quỳnh, NTMK không xa bùng binh ngã 6). Đồng ý để tránh đông dân, là ta phải kế hoạch hóa gia đình nhưng con người chớ đâu phải là nhu yếu phẩm mà cần có xưởng mới 'sản suất' được. Trong vài trường hợp theo ý Hàn, ta nên dùng từ Hán Việt nghe thanh cao hơn. Bởi vì chữ Đẻ thường gợi cho ta hành động...đẻ như gà! Và từ TP, tải 50 trứng lên núi Bà Rịa, 50 trứng xuống bể Cần Giờ thì cũng xa chứ!
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 23-08-2013, lúc 02:54
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (23-08-2013), nam_hoa1 (23-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (23-08-2013), VAPUTIN (15-09-2013)
  #18  
Cũ 23-08-2013, 22:35
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định



Phố Tràng tiền nhìn từ hướng nhà hát Lớn về phía hồ Gươm vào khoảng 1950. Mấy chiếc xe hơi đậu trước rạp Eden, Bên cạnh rạp Eden về phía bờ hồ là hiệu sách Pacific. Sau năm 1958 rạp Eden đổi tên thành rạp Công nhân còn Pacific thì thành hiệu sách Quốc văn, một trong hai chổ bán tem chơi của miền Bắc

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 23-08-2013, lúc 22:40
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (24-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), nam_hoa1 (24-08-2013), thanhtruc (14-09-2013)
  #19  
Cũ 14-09-2013, 15:30
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

chơi tem thời chiến tranh, khác xa bây giờ.

Đây là 1 phần bộ tem của ông nội em, giờ nội đã đi xa, còn tem thì ở lại với em.

Name:  DSC08858.jpg
Views: 390
Size:  36.3 KB

Name:  DSC08859.jpg
Views: 392
Size:  36.6 KB

Name:  DSC08860.jpg
Views: 385
Size:  36.1 KB

Name:  DSC08861.jpg
Views: 385
Size:  36.3 KB

Name:  DSC08862.jpg
Views: 383
Size:  40.0 KB

Name:  DSC08863.jpg
Views: 388
Size:  38.9 KB

Name:  DSC08864.jpg
Views: 396
Size:  40.1 KB

Name:  DSC08865.jpg
Views: 386
Size:  34.0 KB

Name:  DSC08866.jpg
Views: 392
Size:  36.0 KB

Name:  DSC08867.jpg
Views: 391
Size:  35.8 KB

Name:  DSC08868.jpg
Views: 378
Size:  39.2 KB

Name:  DSC08869.jpg
Views: 377
Size:  33.3 KB

Name:  DSC08870.jpg
Views: 387
Size:  40.7 KB
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM

“Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo
Lạc long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
(Nguyễn Việt Chiến)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
thanhtruc (14-09-2013), VAPUTIN (15-09-2013)
  #20  
Cũ 14-09-2013, 15:37
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

còn đây là của ông nội thằng nhỏ nhà em. giống nhau như 2 cha con ruột

Name:  DSC08854.jpg
Views: 402
Size:  28.6 KB


Album chỉ đơn giản là 1 quyển sổ tay, là món quà của ông bác để lại tặng ông nội thằng ku. Bác giờ cũng theo ông nội. và quyển sổ này cũng ở lại với em

Name:  DSC08844.jpg
Views: 387
Size:  34.1 KB

Name:  DSC08845.jpg
Views: 422
Size:  33.6 KB

Name:  DSC08846.jpg
Views: 402
Size:  32.4 KB

Name:  DSC08847.jpg
Views: 398
Size:  36.7 KB

Name:  DSC08848.jpg
Views: 377
Size:  33.4 KB

Name:  DSC08849.jpg
Views: 389
Size:  43.0 KB

Name:  DSC08850.jpg
Views: 400
Size:  42.3 KB

Name:  DSC08851.jpg
Views: 396
Size:  29.2 KB

Name:  DSC08852.jpg
Views: 394
Size:  33.5 KB




và những sản phẩm còn lại ngoài ý muốn.

Name:  DSC08834.jpg
Views: 374
Size:  39.3 KB

Name:  DSC08833.jpg
Views: 385
Size:  37.7 KB

phải chi hồi đó biết giữ phong bì như bây giờ nhỉ???
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM

“Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo
Lạc long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
(Nguyễn Việt Chiến)

Bài được manh thuong sửa đổi lần cuối vào ngày 14-09-2013, lúc 15:42
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (16-09-2013), thanhtruc (14-09-2013), VAPUTIN (15-09-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.