Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhóm sưu tập tem bảo vệ động vật hoang dã (WAP) > Thông tin lượm lặt về BVĐVHD

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 18-10-2009, 10:04
trithuc_nguyen's Avatar
trithuc_nguyen trithuc_nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Biên Hoà-Đồng Nai
Bài Viết : 1,469
Cảm ơn: 926
Đã được cảm ơn 6,731 lần trong 1,387 Bài
Mặc định

Bò tót trên tem thế giới
Name:  bò tót.jpg
Views: 1146
Size:  15.1 KB

Name:  b12o tót 2.jpg
Views: 882
Size:  88.7 KB
__________________
“Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi
mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
--------------
Nguyễn Dương Tri Thức
VCB:0121000448170 - Dương Thúy Phượng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn trithuc_nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (18-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (18-10-2009), manh thuong (19-10-2009)
  #12  
Cũ 18-10-2009, 14:03
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài
Cảm ơn Đêm Đông, con tem đẹp quá!

Nhìn tấm hình kia, thấy chú Chà Vá ngước mắt như hướng về một tương lai tươi sáng hơn cho mình và đồng loại, tôi vẫn không hiểu tại sao lại có những người nhẫn tâm săn bắn và ăn thịt được!

Vùng núi Sơn Trà vẫn có những thợ săn, lâu lâu lại rủ nhau đi kiếm...mồi nhậu bằng thịt của Chà Vá này. Dù sau đó, vẫn nghe họ phê bình một cách thảnh thơi như sau: "Thịt của loài này không ngon, ăn thấy có mùi hôi của lá bị dập. Dù trước đó đã làm đủ cách, từ nhúng nước sôi cạo lông, thui vàng và khi cắt tiếtn đã không cho thịt chạm nước...Thành ra với loại Chà Vá này, chỉ đục sọ lấy óc ăn sống, kèm theo chanh và ngò gai"!!!

******

Một dịp nào đó, khi có dịp ngang qua Lâm Đồng, Đà Lạt và bất chợt ngó lên những rặng cây rừng chưa bị tàn phá. Tôi huy vọng rằng bạn sẽ có dịp được thấy một loại chim nhỏ nhắn. Dáng tựa chim sẻ đất, nhưng với một bộ lông đặc biệt của chúng, bạn nên biết rằng đó là một loại chim hiếm còn sống sót, đặc biệt ở cao nguyên trung bộ này.

Đó là Sẻ Thông Họng Vàng, có tên khoa học là Carduelis monguilloti Delacour. Nhưng ngoại quốc chỉ quen gọi với một cái tên (rất xứng đáng cho loại chim quý này của Việt Nam), khiến người nghe không phải không trầm trồ. Đó là: Vietnam Greenfinch (hoặc vietnamese greenfinch). Sách đỏ Việt Nam đã tả chim như sau:

"Mô tả:

Chim trưởng thành bộ lông có màu nâu thẫm ở trán, đỉnh đầu, gáy, hai bên đầu, sau cổ, lưng, vai, đuôi (trừ phần gốc cùng với lưng và mép ngoài của lông đuôi ngoài cùng), lông bao cánh (có một vệt vàng) và cáng (trừ phần gốc của phiến ngoài vàng). Mặt dưới có màu vàng ở cằm, họng, hai bên cổ, bụng và dưới đuôi. Ngực và sườn vàng nhưng có các vệt nâu thẫm ở giữa. Mặt nâu xám nhạt. Mỏ nâu sừng với chóp mỏ màu hồng.

Sinh học:

Chuyên ăn các loài côn trùng, cào cào, châu chấu.

Nơi sống và sinh thái:

Chuyên kiếm ăn và làm tổ ở các khu vực rừng thông trên núi cao. Gặp phổ biến hơn ở rừng thông tự nhiên lâu năm trong vùng Langbian - Đà Lạt.

Phân bố:

Việt Nam: Chỉ mới gặp trên các cao nguyên nam Trung bộ Việt Nam Langbian - Đà Lạt, một số nơi khác thuộc huyện Lạc Dương và Di Linh tỉnh Lâm Đồng, nơi có độ cao khoảng 1200m trở lên. Theo Richard Howard và Alick Moor (1984) thì ở miền Nam nước ta là vùng phân bố của phân loài C. m. monguilloti.

Thế giới: Không có.

Giá trị:

Nguồn gen quý. Có gíá trị khoa học và thẩm mỹ.

Tình trạng:

Tương tự các loài chim sống ở rừng đã nói đến trong các khu vực này. Mức độ đe dọa: bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Vấn đề qui hoạch bảo vệ các khu rừng thông ở Lâm Đồng hiện nay là công việc cấp thiết không chỉ để bảo vệ các loài thông đặc sản hiếm ở nước ta mà còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ các loài chim quý sống ở đó".


Với những việc khai thác lâm sản càng lúc càng mãnh liệt, thiếu tổ chức. Kèm theo những chương trình xây dựng gì gì đó. Chắc chắn rằng sự an nguy của những thực - động vật quý của (cao nguyên) Việt Nam sẽ bị tận diệt. Đó là chưa nói tới môi trường thiên nhiên cũng sẽ bị ô nhiễm một cách thê thảm...





(VietNam Greenfinch do Chris Hill chụp tại Đà Lạt / 2009)


(Tác giả: James Easton. Ở đây họ đặt là: Vietnamese Greenfinch)
không biết con này có ở đâu nhỉ
chứ eco ở Đà Lạt >20 năm rùi mà chưa thấy con chim sẻ này bao giờ
sẻ thường thì thấy nhiều rồi, chứ sẻ này ko thấy, đi rừng cũng khó mà thấy được
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (18-10-2009), manh thuong (19-10-2009)
  #13  
Cũ 18-10-2009, 16:11
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Hi, ecophila

Ở được tại một những cao nguyên đẹp nhất Việt Nam, mà lại không có cơ hội thấy Sẻ thông họng vàng thì đúng là một điều đáng tiếc!!!

Muốn được cơ duyên đó, chỉ có 2 cách như sau :

1. Từ nay trở đi, mỗi khi ra đường thì đầu phải ngẩng cao và mắt láo liên . Không nên lúc nào cũng gằm mặt xuống để...tìm tem, hoặc như thi sĩ tìm vần thơ

2. Liên hệ với một trong những dịch vụ du lịch. Vì họ có đầy đủ tin tức (Hehe...làm ăn chung với kiểm lâm mà!), nên biết rất rõ những "lộ trình" của mọi loài chim hiếm. Dưới đây là phần quảng cáo của một trong những chi nhánh du lịch, đã và đang tổ chức tại Việt Nam:

Trích dẫn:
Days 8-10 : Da Lat Plateau Endemic Bird Area.

The cool climate, pine forests, lakes and waterfalls make Dalat a popular destination for Vietnamese tourists. The Dalat area is also known throughout Vietnam for its market gardens and nurseries growing vegetables and flowers.

The Dalat Plateau is one of the five endemic bird areas (EBAs) in Vietnam identified by BirdLife International. The vegetation is a mixture of coniferous (dominated by Pinus kesiya), montane evergreen and secondary forest. Three bird species, Collared Laughingthrush, Grey-crowned Crocias and Vietnamese Greenfinch, are only to be found within this EBA. The Dalat Plateau also has distinct subspecies of Spot-breasted Laughingthrush (considered by some authorities as a separate species: Orange-breasted Laughingthrush), Cutia, Rufous-backed and Black-headed Sibias, Blue-winged Minla, Grey-headed Parrotbill and Black-throated Sunbird.

Highlights: Yellow-billed Nuthatch, Grey-crowned Crocias, Indochinese Fulvetta, Collared Laughingthrush, White-cheeked Laughingthrush, Black-hooded Laughingthrush, Orange-breasted (Spot-breasted) Laughingthrush, Red Crossbill and Vietnam Greenfinch.
(ecophila có hay...lang thang ở Liang Biang không? )
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (18-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (18-10-2009), manh thuong (19-10-2009)
  #14  
Cũ 18-10-2009, 18:43
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Cà Tong (Cervus eldi)

Có khi nào bạn bị chê: "Sao mi ốm nhong ốm nhách. Ốm cà tong, cà teo" chưa? Hoặc bạn cũng rủa ai đó: "Người gì đâu mà ốm cà tong, cà teo"

Có những câu nói đã lan truyền từ đời này qua đời nọ, nhiều khi mang đậm tích cách tượng hình. Nhưng nếu không để ý, chúng ta sẽ ít khi thắc mắc để tìm hiểu rõ là tại sao lại có những từ ngữ như vậy. Sở dĩ kvd dài dòng ở đây là muốn nhắc tới "Cà Tong" đó!

Cà Tong là tên của một giống nai được gọi tại Việt Nam, tên khoa học: Cervus eldi. Còn tên phổ thông của chúng là: Eld's Deer (hoặc: Eld's brow-antlered deer). Rất tiếc là Cà Tong hầu như đã gần như tuyệt chủng tại Việt Nam, vì môi trường sinh sống (Đắc Lắc) của giống nai này đã và đang bị tàn phá một cách không thương tiếc. Rừng bị thu hẹp, môi trường đang trở thành những bãi thải rác của công kỹ nghệ...Nếu Việt Nam không chú ý để vừa kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động săn bắt, vừa có tổ chức kỹ lưỡng khi cần khai phá môi trường thiên nhiên thì chẳng mấy lúc, không những tất cả những loại thực - động vật quý hiếm sẽ hoàn toàn bị tuyệt chủng, mà dân chúng sống quanh vùng cũng bị ảnh hưởng xấu theo.

Trước kia, Cà Tong bị săn bắt liên tục để chế biến thành thực phẩm, sừng được biến thành những đồ vật trang trí (vì sừng của Cà Tong là bộ sừng đẹp nhất của loại động vật có móng "guốc"). Bởi vậy, để có thể mường tượng hình thể của Cà Tong tại Việt Nam ra sao, chắc chỉ biết ước lượng qua những
cặp sừng còn được trưng bầy đâu đó.

Giờ đây, loại nai này coi như đã biến mất trên đất Thái. Miên, Lào và Việt Nam chưa có số lượng chính xác (vì đã vào loại cực hiếm thấy), hoặc nếu thợ săn có tìm ra thì chắc trong đầu vẫn chỉ biết...ám ảnh bởi một câu hỏi: "Với con thịt này, mình sẽ nhậu được những món gì???". Ấn Độ chăm sóc kỹ lưỡng tại những khu rừng bảo tồn động vật; Hải Nam bên Tầu thì đang cố gắng để thành công cho được chương trình gây giống lại...

Để biết tại sao có câu: "Ốm cà tong, cà teo", chúng ta hãy nhìn vào hình của loại nai này thì sẽ biết:



Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (18-10-2009), Đinh Đức Tâm (18-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (18-10-2009), manh thuong (19-10-2009), zodiac (18-10-2009)
  #15  
Cũ 18-10-2009, 21:36
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài
Hi, ecophila

Ở được tại một những cao nguyên đẹp nhất Việt Nam, mà lại không có cơ hội thấy Sẻ thông họng vàng thì đúng là một điều đáng tiếc!!!

Muốn được cơ duyên đó, chỉ có 2 cách như sau :

1. Từ nay trở đi, mỗi khi ra đường thì đầu phải ngẩng cao và mắt láo liên . Không nên lúc nào cũng gằm mặt xuống để...tìm tem, hoặc như thi sĩ tìm vần thơ

2. Liên hệ với một trong những dịch vụ du lịch. Vì họ có đầy đủ tin tức (Hehe...làm ăn chung với kiểm lâm mà!), nên biết rất rõ những "lộ trình" của mọi loài chim hiếm. Dưới đây là phần quảng cáo của một trong những chi nhánh du lịch, đã và đang tổ chức tại Việt Nam:



(ecophila có hay...lang thang ở Liang Biang không? )
hik. e lâu lâu cũng đi langbiang ạh, nhà eco đi lên langbiang khoảng 17km, cứ thả xe máy đi chơi ạh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (18-10-2009)
  #16  
Cũ 18-10-2009, 21:56
zodiac's Avatar
zodiac zodiac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 31-10-2008
Đến từ: Cái Răng
Bài Viết : 2,043
Cảm ơn: 9,203
Đã được cảm ơn 9,378 lần trong 2,127 Bài
Talking

có phải 2 em này không vậy?
nếu ko phải nhờ BCN xóa dùm

Name:  16004017_product.jpg
Views: 786
Size:  20.6 KB

Name:  20284982_product.jpg
Views: 797
Size:  25.1 KB

http://www.vietstamp.net/Product/1521/
http://www.vietstamp.net/Product/1622/
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn zodiac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (19-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (18-10-2009), manh thuong (19-10-2009)
  #17  
Cũ 19-10-2009, 16:30
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Hai con tem của zodiac cứ để đây, không sao đâu, mặc dù chúng không phải là Cà Tong.

* Con tem phía trên là chỉ loại Hưu Sao (Cervus nippon Temminck), họ hưu - nai, cũng nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam. Trước kia thì có nhiều tại những vùng như: Cao Bằng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh; và: Đắc Lắc, Sông Bé...Bây giờ thì đang khan hiếm.

* Con tem phía dưới là Nai (Cervus unicolor Kerr). Tuy chưa nằm trong danh sách đỏ, nhưng nếu tình trạng săn bắn bừa bãi vẫn tiếp tục không được kiểm soát chặt chẽ. Chắc chắn là một ngày nào đó cũng được...in tên vào danh mục này!

* Dưới đây là một con tem của Ấn Độ (năm 2000) về Cà Tong. Ấn Độ đặt tên cho nai này là Sangai


Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 19-10-2009, lúc 16:53 Lý do: Thêm hình.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (20-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (19-10-2009), manh thuong (19-10-2009), Tien (19-10-2009), zodiac (19-10-2009)
  #18  
Cũ 19-10-2009, 17:13
nguyenthi's Avatar
nguyenthi nguyenthi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 14-01-2008
Bài Viết : 171
Cảm ơn: 108
Đã được cảm ơn 793 lần trong 158 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
góp vui với bác KVD 1 bì thực gửi có hình Voọc Cát Bà ... rất đẹp



hi hi ... nhì như đây là 1 bì giao dịch tem với bác Nguyễn Minh Thi
Bây giờ không ai can đảm xé bộ tem này làm bì thực gởi nữa...
Nhưng tôi vẫn còn vài con tem này, nếu bạn nào sưu tầm đề tài này và có nhu cầu làm bì thực gởi thì xin nhắn tin cho nguyenthi, dĩ nhiên là miễn phí, chậm tay chưa chắc còn đâu...
__________________
NGUYỄN MINH THI
nick: thi.email
Đthoại: 0906.917597
TKhoản Vietcombank : 0181 000 416 248 (Nguyễn Minh Thi)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nguyenthi vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (20-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (20-10-2009), manh thuong (20-10-2009)
  #19  
Cũ 20-10-2009, 08:45
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

cho em 1 cái thực gửi anh Thi nhá
cảm ơn anh ạh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (20-10-2009)
  #20  
Cũ 20-10-2009, 08:50
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,583
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi nguyenthi Xem Bài
Bây giờ không ai can đảm xé bộ tem này làm bì thực gởi nữa...
Nhưng tôi vẫn còn vài con tem này, nếu bạn nào sưu tầm đề tài này và có nhu cầu làm bì thực gởi thì xin nhắn tin cho nguyenthi, dĩ nhiên là miễn phí, chậm tay chưa chắc còn đâu...
bác Thi có bạn nào ở Cát Bà - HP ko
Voọc CB làm thực gửi từ CB thì tuyệt
nếu kiếm được PC Voọc nữa thì thôi rồi, gần như hoàn hảo
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (20-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), manh thuong (20-10-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Một số hiện vật quý hiếm dùng để "treo cổ" (đeo vào cổ) Trần Vương Việt Các loại khác 11 24-04-2014 21:10
Triển lãm tem bưu chính với chủ đề "Hành trình theo chân Bác" (12-05-2012 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM) Poetry Triển lãm trong nước 4 14-08-2012 23:56
Về bộ tem "Chim quý hiếm ven biển Việt Nam" sắp được phát hành vào ngày 25-05-2010 Poetry Ấn phẩm Viet Stamp 35 29-09-2011 08:18
Phát hành bộ tem "Chim quý hiếm ven biển Việt Nam" ngày 25-05-2010 *VietStamp* Tem Việt Nam mới phát hành 10 27-05-2010 15:51
Thay đổi ngày phát hành bộ tem "Kỷ niệm 120 năm sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh" & bộ tem "Chim quý hiếm ven biển VN" Poetry Bản tin Tem trong nước 8 14-05-2010 23:30



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.