Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM > Vật phẩm Sưu tập khác > Các loại khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #31  
Cũ 11-04-2013, 16:48
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

31 - Diễm Xưa
Trịnh Công Sơn

Sơn bắt đầu câu chuyện. Hai chị em đều đẹp và quí phái. Tôi theo cô Diễm. Mối tình học trò, có lẽ đơn phương, kéo dài từ khi tôi còn ở Huế cho đến lúc vào Sài Gòn trọ học. Cha mẹ Diễm khó và không thích tôi. Nhưng tôi vẫn cứ đeo đuổi hình bóng của Diễm, bởi Diễm cũng chưa có biểu hiện nào xa lánh tôi và cũng không có lời lẽ cự tuyệt. Năm đó tôi thi trượt Bac II. Diễm đậu và vào Sài Gòn để vào đại học Văn Khoa. Còn tôi thì về lại Huế, bỏ ngang việc học vì gia đình đang lâm cảnh sa sút. Phần buồn, phần tự ái, tôi không còn tìm cách liên lạc với Diễm nữa. Có lẽ vì vậy mà Diễm cũng lơ luôn.



Diễm đâu biết rằng trong thời gian này tôi đau khổ nhất. Tôi đã cố nén mọi khổ đau trong im lặng. Sự khổ đau và nhớ nhung dày vò tôi từng đêm, tôi đã phải viết nên bài "Diễm Xưa" để trút bớt nỗi khổ đau trong lòng. Nhưng có điều lạ là khi tôi viết xong bản nhạc này, tôi lại thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tôi cảm thấy vơi đi rất nhiều nỗi nhớ và tình yêu. Trong lòng tôi bấy giờ chỉ còn một chút tình mong manh như sương, như khói. Nó không còn nồng nàn, mãnh liệt như trước kia. Một dịp tôi vào Sài Gòn, tìm đến cư xá nơi Diễm đang nội trú với ý định tặng nàng bản nhạc để làm kỷ niệm một thời tuổi trẻ, rồi thôi. Nhưng không gặp được Diễm. Tôi nhờ mấy cô bạn gái đang đứng ngoài cổng trao lại dùm. Khi tôi quay lưng đi được một quãng thì nghe tiếng Diễm từ trên "ban công" gọi theo:

- Anh Sơn! Anh Sơn! Anh Sơn ơi!

Nhưng tôi không ngoái lại. Tôi cắm đầu đi thẳng. Tiếng gọi tên tôi vẫn còn văng vẳng sau lưng. Từ ấy đến nay, tôi tự nhủ lòng, sẽ không bao giờ tìm gặp lại Diễm nữa.

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em nhớ những vết chim di
xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

Về Một Quãng Đời Trịnh Công Sơn -Nguyễn Thanh Ty
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (11-04-2013)
  #32  
Cũ 14-04-2013, 15:58
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

32 - Hàn Mạc Tử
Trần Thiện Thanh





Đứng từ con đường mới mở chạy ngang sườn núi ven thành phố Quy Nhơn (Bình Định), vào những ngày trời ít sương mù, người ta có thể nhìn thấy những mái nhà của làng phong Quy Hoà lô xô ven biển. Con đường dốc đổ xuống nơi thi sỹ Hàn Mặc Tử sống những ngày cuối đời hơn nửa thế kỷ trước, lượn quanh co, vắng heo hút




Ông được chôn trong nghĩa địa của làng phong, một nấm đất nhỏ như kích cỡ của hàng trăm ngôi mộ khác, xếp theo dãy thứ tự, nằm lặng lẽ trong muôn vàn cái chết lặng lẽ của người mắc bệnh cùi – vốn không có gia đình, hay nhiều bè bạn khi cuối đời.

Suốt 19 năm Hàn nằm lại trong nghĩa địa làng phong. Theo lời kể của nhiều nhà nghiên cứu về cuộc đời và thơ Hàn, trong thời gian đó, do hoàn cảnh chiến tranh, đường giao thông không thuận lợi và điều kiện khó khăn, nên mãi đến ngày 13.01.1959, gia đình và bạn bè mới cải táng sang địa điểm mới cho người đã chết. Buổi lễ cải táng cho nhà thơ được tiến hành khá đơn giản: chỉ có hai người chị, hai người em, ba người bạn và một vị linh mục tham dự.
Đến năm 1991, nhạc sỹ Trần Thiện Thanh cùng một số nhạc sỹ khác yêu mến tài năng thơ trẻ này đã đóng góp tiền để xây dựng một ngôi mộ - đài tưởng niệm, trên nền mộ cũ của Hàn.




Cảm động vì số phận của một nhà thơ lớn suốt hàng chục năm phải nằm nhỏ nhoi, quạnh quẽ, sau một lần viếng thăm mộ Hàn Mặc Tử, nhạc sỹ đã sáng tác bài hát về Hàn Mặc Tử và đau đáu nuôi ý định: “Nơi một thi sỹ lớn đã sống những ngày cuối đời và nằm cô quạnh suốt hai mươi năm, chẳng lẽ không có một dấu vết gì để nhớ?” .


Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.




Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa
Lầu ông Hoàng đó thuở nào trăng
Hàn Mặc Tử đã qua
Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng
Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở dưới trời sương
Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người tìm về những đêm buồn
Đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần đến
Tình yêu vừa chớm xót thương cho chàng cuộc sống phế nhân
Tiếc thay cho thân trai một, nửa đời chưa qua hết
Trách thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan
Hồn ngất ngây điên cuồng cho trời đất củng tang thương, mà khổ đau niềm riêng.

Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ, dấu thân nơi nhà hoang
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi
Tình đã lỡ xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi
Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côị
Tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến
Người xưa nào bíêt, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm ôm trăng vỡ
Khóc thương thân bơ vơ, cho đến một buôỉ chiều kia
Trơì đất như điên cuồng khi hồn phách vút lên cao
Mặc Tử nay còn đâu ?

Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ
Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng .

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
thichnhacvang (20-08-2013)
  #33  
Cũ 14-04-2013, 16:04
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

33 - Em Ơi Hà Nội Phố
Phú Quang




.

Cứ độ tháng 11, 12 thì trời Sài Gòn dẫu đang là nắng chói chang nhưng trong tôi cồn cào lên nỗi nhớ rét mùa đông. Còn cả ngàn nỗi nhớ cỏn con mà quay quắt như vậy…

Cái se lạnh cuối thu và gió heo may với ly cà phê đen nghi ngút khói trong quán nhỏ sớm mai. Căn phòng chật cùng những ly “quốc lủi"? và những thoáng say với vẻ mặt trầm ngâm của những bạn bè nghệ sĩ nghèo. Nụ hôn lạnh mùa đông, vòng tay bồi hồi ướt giá dưới một tri mưa bụi của những ngày tháng tình yêu còn nồng ấm. Rồi nỗi nhớ về căn nhà tôi đã sống ở Hà Nội qua suốt tuổi ấu thơ mà mùa đông năm 1972 khi những cành bàng trụi lá thì căn nhà ấy, và người bạn thân thiết nhất của tôi cũng vĩnh viễn bị bom B52 dập vùi. Thay vào đó là tượng đài về những người đã chết như một vết sẹo dẫu đã phủ kín rêu xanh mà chẳng bao giờ nguôi rát bỏng mỗi lần tôi nghĩ tới.

Rồi một ngày ngẫu nhiên gặp Phan Vũ trên đường Sài Gòn. Anh đưa tôi một bài thơ thật dài “Em ơi, Hà Nội phố". Tôi đọc lần đầu tiên mà như đã đọc từ rất lâu, như chính tôi vẫn thường nghĩ thế: “Em ơi, Hà Nội phố ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa… Ta còn em… Ta còn em… Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng… Chợt hoàng hôn về từ bao giờ... Đọc xong bài thơ linh cảm mách bảo cho tôi đó sẽ là bài ca mà tôi yêu thích. Tôi tin vào linh cảm ấy và bài thơ dài hàng trăm câu sang bài ca chỉ còn lại vài câu.

Vẫn biết một bài ca có đáng là bao để trả cho món nợ ra đi. Nhưng, bài ca được viết ra tôi đã được giải thoát dù chỉ là phần nào và dẫu ít ỏi tôi cũng đã xây được chút gì cho kỷ niệm (một lần hành hương về dĩ vãng). Một chút gì nhỏ nhoi cho Hà Nội, nơi chứng kiến bao buồn vui của tôi trong suốt nửa cuộc đời.

NS Phú Quang


Nhạc: Phú Quang
Thơ: Phan Vũ


Em ơi, Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm

Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông

Mùa đông năm ấy
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa, chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường

Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ




HÀ NỘI PHỐ -
Phan Vũ

1.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ ...
Ta còn em màu xanh thật đêm
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...

2.
Ta còn em một gốc cây,
Một cột đèn
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang xõa xõa bờ vai…

Ta còn em một ngã ba vội vã,
Chiếc khăn quàng tím đỏ thoáng qua,
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ…
Mỗi góc phố một trang tình sử…

3.
Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn mưa nhỏ.
Trên vòm cao
Đổ xuống chuông hồi.
Nhà thờ Cửa Bắc
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga…

4.
Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa.
Tháng năm dừng lại
Một ngôi nhà.
Gã Trương Chi ôm ghita
Từng đêm
Hóa đá…

Ta còn em chuyến tàu đêm
Về muộn
Qua cầu
Một người nào lạc giữa sân ga...



5.
Em ơi ! Hà Nội – phố !
Ta còn em những hố sâu
Trước cửa
Cơn mưa đầy
Chiếc thuyền giấy lang thang
Không bến đỗ...

Ta còn em quả bóng lăn
Một mình trên sân cỏ.
Thằng bé thẫn thờ.
Tuổi thơ qua cuộc chơi,
Vội vã...

Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó bâng khuâng,
Nhớ tuổi học trò...

6.
Ta còn em giàn thiên lý,
Năm xưa
Thơm mùi hò hẹn
Cuộc tình đầu ngọt lịm.
Những nụ hôn xanh ngắt trên cành...

Ta còn em chuỗi cười vừa dứt.
Nắng chiều vàng ngọn cỏ
Vườn hoang
Ngày cũ vui tàn theo mùa hạ...

Ta còn em tiếng ghita
Bập bùng tự sự
Đêm kinh kỳ một thuở
Xanh lơ...

7.
Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc
Già nua,
Đếm thời gian
Theo nhịp đong đưa
Trước ngõ phố
Sót cây hoa gạo.
Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô...

8.
Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao đêm
Lạc giọng
Thờ ơ...

Ta còn em bảy nốt cù cưa,
Lão Mozart hàng xóm
Từng đêm quên ngủ.
Cô gái mặc áo đỏ Venise
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Beethoven và Sonate Ánh Trăng
Nốt nhạc thiên tài bay lả tả,
Một kiếp người,
Một phím đàn long…



9.
Ta còn em khuya phố,
Mênh mông,
Vùng sáng nhỏ.
Bà quán ê a chuyện nàng Kiều.
Rượu làng Vân lung linh men ngọt.
Mắt cô nàng lúng liếng,
Đong đưa,
Những chàng trai say suốt cả mùa…

10.
Ta còn em tiếng hàng ngày
Vang âm đường phố.
Tia hồ quang chớp xanh.
Toa xe điện cuối ngày,
Người soát vé
Áo bành tô cũ nát…

Lanh canh ! Lanh canh !
Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ ?
Bó gạo, mớ rau
Mẹ về buổi chợ
Lanh canh ! Lanh canh !
Lá bánh, củ khoai.
Đàn con trên bến đợi
Cuối ngày…

11.
Em ơi ! Hà Nội – phố

Ta còn em con đê lộng gió.
Dòng sông chảy mang theo hình phố.
Cô gái dựa lưng bên gốc me già,
Ngọn đèn đường lặng thinh
Soi bờ đá…

Ta còn em một con tàu
Giã biệt bến sông.
Mảnh trăng vỡ
Tiễn người bỏ xứ.
Dãy phố buồn..
Nghìn năm mắt nhớ...

12.
Ta còn em ráng đỏ chiều hôm,
Dôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ.
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá.
Gã đầu trần đi ngược trời mưa...

Ta còn em con đường tên cũ
Cổ Ngư,
Cành phượng vĩ là đà.
Chiều phai nắng,
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa...

Ta còn em chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió.
Lao xao con sóng biếc
Gió Tây Hồ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ ?
Những bước chân tìm nhau vội vội.
Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang...



13.
Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn
Gió Nhật Tân
Gợi
Mùa hoa năm ấy
Cánh đào phai…

14.
Ta còn em cơn mưa rào
Đi nhanh qua phố.
Chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ.
Cô gái băng qua đường
Chợt hồng đôi má.
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn,
Trời Hà Nội hôm qua...

Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu qua cổng chợ.
Những chùm hoa tím
Ngát mùa thu...

15.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em một Hàng Đào,
Không bán đào.
Một Hàng Bạc,
Không còn thợ bạc.
Đường Trường Thi
Không chõng, không lều
Không ông nghè bái tổ vinh quy...
Ta còn em tiếng gọi trong đêm,
Người đi xa trở về.
Căn nhà không biển số.
Ngày đi mỏi mòn nỗi nhớ.
Ngày về phố cũ quên tên...

16.
Ta còn em chiếc xe hoa
Qua hàng liễu rũ,
Điệp vàng rực rỡ.
Cánh tay trần trên gác cao khép cửa.
Những gót son dập dìu đại lộ.
Bờ môi ai đậm đỏ bích đào...

Ta còn em tà áo nhung huyết dụ.
Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa,
Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
Ngõ phố nào in dấu hài hoa... ?

17.
Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cổ.
Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương.
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia bên đường đứng đợi.
Cuộc đời, có lẽ nào,
Là một thoáng
Bâng quơ...

Ta còn em những cuộc tình
Như một bài thơ.
Những nỗi đau gặm mòn phận số.
Nhật ký sang trang
Ghi thêm nỗi khổ...

18.
Ta còn em đống kim ngân
Đổ đầy Hàng Mã.
Ngựa, xe, võng, lọng,
Những hình nhân nuối tiếc vàng son.
Khi phố phường là miền loạn gió
Làm sao tìm được mớ tro than... ?

19.
Ta còn em nóc phố lô xô,
Màu ngói cũ
Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa.
Con đường đá lát bao niên kỷ ?
Qua sông nhớ mẹ tuổi già...

20.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em mảnh đại bác
Ghim trên thành cũ.
Một thời thịnh,
Một thời suy,
Hưng vong lẽ thường.
Người qua đó,
Hững hờ bài học sử..

Ta còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ.
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa.
Ly rượu đầy xin rót cúng cha.
Nghìn lạy cúi đầu thương đất tổ.
Bến nước nào đã neo thuyền ngự ?
Đám mây ào in bóng rồng bay ?...



21.
Ta còn em tháng chạp,
Những hàng cây óng ả sợi hồng
Tháng chạp
Trên giường trải chiếu hoa
Tháng chạp,
Mùi hương dài theo phố.
Một tháng chạp
Mẹ
Nửa đêm thức
Hóa vàng…

22.
Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em năm cửa ô –
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó –
Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ ?

Ta còn em một màu xanh thời gian.
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh một dáng,
Một hình,
Nhợt nhạt vàng son,
Đậm đầy cay đắng…

23.
Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ,
Ô cửa ngẩn ngơ
Ngôi nhà không người ở
Khung trời của nỗi buồn
Vô cớ…

Người nghệ sĩ lang thang
Hoài,
Trên phố.
Bỗng thấy mình không nhớ nổi con đường.
Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha…

24.
Ta còn em những giọt sương,
Nhòe nhòe bóng điện.
Mặt nước Hồ Gươm,
Một đêm trở lạnh.
Tháp Rùa ngả bóng lung linh.
Cánh nhạn chao nghiêng chiều cuối
Người ra đi mang theo buốt giá,
Áo choàng không ấm thân gầy,
Cầm bằng như cánh chim bay…

25.
Em ơi ! Hà Nội – phố !
Ta còn em cây bàng
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em nóc phố
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em mảnh trăng
Mồ côi mùa đông…

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 14-04-2013, lúc 16:06
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #34  
Cũ 14-04-2013, 16:13
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

34 - NỖI LÒNG
Nguyễn Văn Khánh


Phố Khâm Thiên những năm 30 là nơi phức tạp nhất của đất Hà Thành, ở đây tập trung những quán cô đầu, lầu xanh, nhà chứa, thuốc phiện, sòng bài, khu nhà ổ chuột… , tất tần tật các tệ nạn xã hội. Thế nhưng giữa vũng bùn như thế lại mọc lên một đóa sen tinh khiết - Một câu chuyện tình trinh son.


Còn đang học đệ thất (lớp 7 ngày nay), nhưng cậu bé Khánh đã để ý cô bé cạnh nhà. Vì còn quá nhỏ, ngây thơ, nên cả hai chẳng dám cho ai biết họ đang có tình ý. Để gặp nhau nói mấy câu bóng gió, thường thì cô cậu giả vờ vô tình cùng làm những chuyện gì đó ngay bên hàng rào, như phơi quần áo, xách nước giếng, quét sân, rửa bát… đây cũng là dịp hiếm hoi sau giờ học hoặc khi người lớn đi vắng.


Tình yêu non nớt, vụng dại vẫn kéo dài cho tới năm chàng Khánh học đến lớp đệ nhất. Đến kì thi Thành chung (tốt nghiệp phổ thông hiện nay) thì Khánh bị rớt. Biết vì phân tâm do yêu, không lo học, cô bé hàng xóm tránh mặt, không gặp nữa dù hai nhà chỉ cách nhau một hàng rào. Nàng gửi lời nhắn tới Khánh: khi nào thi đậu Thành Chung thì mới thấy nhau.

Trong thời gian chàng lo dùi mài kinh sử để thi lại, đột ngột, chỉ trong một đêm gia đình cô gái chuyển gấp lên Thái Nguyên, nơi người cha sẽ tới làm việc. Không được gặp người yêu, Khánh chỉ kịp chuyển tới nàng một chiếc khăn tay. Kì thi ấy Khánh có bằng Thành Chung.

Có kết quả, Khánh tức tốc đón xe lên Thái Nguyên. Sau bao tháng chưa nhìn thấy người yêu, sau bao thời gian xa cách, dồn nén nhớ thương, tình yêu của họ giờ mới có dịp nảy nở. Tựa như hạt mầm dưới lớp đất phủ, chỉ chờ đêm mưa đã vội vã vươn lên thành lá non. Chàng dám công khai chuyện tình cảm với gia đình nàng sau khi có việc làm trong ngành điện của thành phố.



Cũng cần nói thêm, thuở ấy, đường từ Hà Nội lên Thái Nguyên không thuận tiện như ngày nay. Xa hơn cả trăm hai chục cây số và phải đi bằng nhiều phương tiện khác nhau: tàu hỏa, ô tô, phà và cả băng rừng, chưa kể những nguy hiểm của cuộc chiến, thú dữ. Gần như mất cả ngày mới tới nơi. Vậy mà mỗi chiều thứ bảy Khánh lại bỏ Khâm Thiên sau lưng, lặn lội suốt đêm, sáng lên gặp nàng và trưa Chủ nhật vượt quãng đường xa về lại Hà Nội.

Đều đặn từng tuần như thế. Mỗi lần gặp nhau họ lại xách đàn lên một ngọn đồi trước nhà nàng để hòa nhịp cùng gió trời thổi sáo vi vu trên những ngọn thông.

Một lần, do bận công việc nên hai tuần liền chàng không thể đi như đã hẹn. Cuối tuần thứ ba chàng mới khăn gói lên thăm. Tới nhà, một không khí ảm đạm, buồn bã bao phủ. Cha nàng lặng lẽ đưa chàng một chiếc hộp gỗ.

Đây là chiếc hộp từng đặt chiếc khăn tay và chàng trao tặng đêm gia đình nàng rời khỏi Hà Nội ngày xưa . Bên trong vẫn còn nguyên chiếc khăn trắng có thêu hình đôi chim bồ câu và một xấp thư mà chàng đã từng gửi trong những ngày không gặp.

“Gió Thái Nguyên rét về Yên Thế

Đất Thái Nguyên nước độc, rừng thiêng”

Sau vài ngày bạo bệnh, nàng đột ngột ra đi.

Ôm đàn lên ngọn đồi thông, chàng vật mình vào ngôi mộ người yêu còn thơm mùi đất, chưa kịp mọc cỏ non. Những giây phút lãng mạn hạnh phúc tuột vụt vào quá khứ. Chẳng còn tiếng gió vi vu thổi sáo trên lá, chẳng còn người yêu nghiêng tai nghe đàn. Thay vào đó là ngọn gió đông ào ạt như quất rát xuyên qua lồng ngực đớn đau, chĩa thẳng vào tim. Nước mắt chưa kịp rơi đã bay ngược hư vô.

Kỉ niệm cùng nàng tuôn trào theo từng tiếng đàn rời rã
“ yêu ai, yêu cả một đời, tình quá khắt khe khiến cho đời ta,
đau tủi cả lòng, vì yêu ai mà lòng hằng nhớ …”.


Bài hát “Nỗi lòng” đã nghiệt ngã ra đời bên một ngôi mộ mới, trên một đồi thông chất chứa như tiếng khóc ai oán của một cuộc tình chưa chạm tay tới hạnh phúc.

“…Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày
Là đến với đớn đau
Nhưng sao trong ta vẫn yêu vẫn nhớ
Dù sao, dù sao nếu có một ngày
Một ngày gieo trong tim ta
Là tình yêu kia ly tan
Mà lòng vẫn thương vẫn nhớ…”



Về lại Hà Nội, về lại ngõ nhỏ trong phố Khâm Thiên. Cùng với tác phẩm đầu tay “NỖI LÒNG”, chàng trai trẻ chỉ kịp giãi bày nỗi đớn đau tột cùng của mình trong một tuyệt tình ca nữa “CHIỀU VÀNG”, sau đó ông mãi về cõi xa cùng người yêu ngay tại ngôi nhà nhỏ có hàng rào xưa đầy kỉ niệm.

Dẫu là một người viết nhạc không chuyên, chỉ với 2 bài duy nhất trong cuộc đời, nhưng NGUYỄN VĂN KHÁNH vẫn được đặt vào hàng ngũ những nhạc sĩ tài danh của dòng nhạc Tiền chiến.

Nỗi Lòng
Nguyễn Văn Khánh

Yêu ai yêu cả một đời
Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta
Đau tủi cả lòng
Vì yêu ai mà lòng hằn nhớ
Năm tháng trôi lạnh lùng hoài
Tình đó nhắc nhớ luôn đến ta tình ái
Nhớ cả một trời
Tình yêu kia mà lòng nào quên
Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày
Là đến với đớn đau
Nhưng sao trong ta cứ vẫn yêu vẫn nhớ
Dầu sao, dầu sao nếu có một ngày
Một ngày ai reo tim ta
Là tình yêu khi ly tan
Mà lòng vẫn thương vẫn nhớ
Tình đó khiến xui lòng ta đau
Rồi với bao ngày lặng lẽ sống
Nỗi đau trong lòng người yêu vẫn yêu hoài
Yêu ai ai hiểu được lòng
Thầm kín những đớn đau với riêng lòng ta
Ấp ủ lạnh lùng
Tình yêu kia mà người nào hay

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
thichnhacvang (20-08-2013)
  #35  
Cũ 14-04-2013, 16:18
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

35 - GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN
Đoàn Chuẫn

Vào đầu thập niên 50, một nhà tỷ phú trẻ từ Hải Phòng lên tận nhà hát Lớn Hà nội để xem đoàn hát Sài Gòn ra diễn. Sau đêm đầu, chàng đã ở lại và xem tiếp những đêm sau chỉ vì đem lòng hâm mộ cô ca sĩ chính của đoàn: ca sĩ MỘC LAN.



Khi đó ca sĩ MỘC LAN đang là một ngôi sao lớn của cả nước, không chỉ đẹp, đoan trang, hiền lành mà cô còn nổi tiếng bởi đang sống rất hạnh phúc bên chồng cũng là một ca sĩ hàng đầu: ca sĩ CHÂU K. Hai người từng được mệnh danh là cặp tài tử giai nhân, trai tài gái sắc.

Trở lại câu chuyện Công tử đất Cảng Hải phòng, khi cô ca sĩ về Sài Gòn, vì tương tư, anh cũng liền mua vé bay vào tìm cách gặp gỡ. Nhưng vì biết họ đang yên bề gia thất, hạnh phúc bên nhau nên chàng dùng kế “mưa dầm thấm lâu”. Nhà tỷ phú đã đặt khoản tiền rất lớn cho một tiệm hoa trên đường Nguyễn Huệ với điều kiện nơi đây phải làm theo lời đề nghị bí mật của anh

Từ ngày ấy, mỗi sáng khi mở cửa nhà, cô ca sĩ đều nhận được một bó hoa hồng tươi thắm (trị giá món quà lãng mạn đó bằng 3 bữa ăn cho một gia đình trung lưu thuở ấy). Đều đặn như thế mà ca sĩ Mộc Lan vẫn không hề biết tên người hâm mộ mình, cũng như mục đích của người tặng. Tuy nhiên, với tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ, cô dần quyến luyến với người vô hình và trở nên nôn nóng chờ đợi đêm qua thật nhanh để sáng sớm được ôm bó hoa thơm ngây ngất.



Suốt 3 tháng trời, không thể chờ đợi được nữa, cô liền ra tiệm hoa Nguyễn Huệ và nhờ chuyển một bức thư cho người “vô danh, ẩn tích” với những lời cám ơn chân thành và một chút ẩn ý ngọt ngào.

Như mưa gặp bão, khi nhận được những lời nói mà chàng hằng mong đợi, ngay trong đêm đó chàng công tử đã thức suốt để mơ mộng, thả hồn theo gió vào Nam, ngất ngây với tâm hồn kẻ đa tình và sáng sớm ra Bưu điện để gởi nhanh cho nàng một lá thư. Trước khi dán phong thư, chàng còn không quên xịt ít nước hoa vào và hôn nhẹ lên tờ giấy poluya màu xanh (loại giấy mỏng, dùng viết thư tình, chỉ đến khi thời đại computer ra đời người ta mới quên dùng giấy này để viết thư)

Nhận thư, ca sĩ MỘC LAN vô cùng bàng hoàng sững sờ, bởi trong đó không phải là những lời nói tỏ tình, yêu đương mà chỉ có một bài hát. Các khuông nhạc được kẻ bằng tay cẩn thận, lời hát được viết nắn nót trên nền tờ giấy mỏng tanh tình tứ “gửi bướm muôn màu tìm hoa, gửi thêm ánh trăng, màu xanh lá thư, về đây với thu trần gian…” chứng tỏ người theo đuổi nàng bấy lâu rất thật tình và gửi gắm hết tâm huyết thương mến.



Nàng còn ngạc nhiên hơn khi biết bài hát được sáng tác chỉ trong một đêm và viết dành riêng tặng cho nàng. Điều đặc biệt, tác giả tình khúc ấy là người không chỉ nổi tiếng giàu có nhất ở đất Cảng, khắp Bắc Kỳ, mà khi đó ông cũng đang là một nhạc sĩ lừng danh với tên gọi “ông Vua Slow – ĐOÀN CHUẨN” không ai không biết tên tuổi.


Ngay hôm sau, trên sân khấu Sài Gòn, ca sĩ MỘC LAN đã hát vang “ GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY ” của nhạc sĩ ĐOÀN CHUẨN (1924 – 2001). Chỉ trong một thời gian ngắn bài hát trở nên nổi tiếng với những giai điệu du dương, lời hát êm ái, sâu sắc và lãng mạn. Nhưng cũng từ khi câu chuyện tình nghệ sĩ này “thanh thiên, bạch nhật” thì mái ấm hạnh phúc của gia đình trai tài, gái sắc MỘC LAN – CHÂU KÌ cũng “gửi gió cho mây ngàn bay”. Bởi ít lâu sau nàng đã ngã vào vòng tay của chàng công tử đa tình đất Cảng.


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #36  
Cũ 19-04-2013, 03:56
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

36 - NỮA HỒN THƯƠNG ĐAU

Phạm Đình Chương




Vào những năm 60, báo chí Sài Gòn hao tốn rất nhiều giấy mực vì phải đăng nhiều kì vụ li dị giữa ca sĩ Khánh Ngọc và nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Tòa án xét xử nhiều lần chưa xong, vì thế vụ việc càng làm họ trở nên nổi tiếng hơn.

Lúc đó, chàng nhạc sĩ họ Phạm là thành viên chính trong ban hợp ca Thăng Long, ban nhạc đình đám nhất cả nước lúc ấy bởi các thành viên của nhóm nhạc đều là những ngôi sao đương thời như: vợ chồng ca sĩ Thái Hằng - Phạm Duy, ca sĩ Thái Thanh, vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc…



Vợ của nhạc sĩ họ Phạm này là một ca sĩ được nhiều người biết đến với tên gọi “ngọn núi lửa” bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả nam say đắm mỗi khi cô lên hát.

Trước khi đưa đơn ra tòa, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh vợ mình ngoại tình. Nhưng vì tình yêu nên ông vẫn tin tưởng vợ và bỏ ngoài tai tất cả những tin “lá cải” ấy. Chỉ đến khi một số người bạn hẹn ông đi bắt ghen tại Thủ Thiêm thì sự việc mới đổ bể. Chẳng hiểu sao báo chí biết rất nhanh và vụ “ăn chè Thủ Thiêm” được mọi người biết đến như một chuyện khôi hài đương thời.

Kẻ trong cuộc gây ra đổ bể này không ai xa lạ hơn lại chính là người anh rể của ông. Nhạc sĩ nổi tiếng thuở ấy: Phạm Duy.

Người đau lòng nhất :chàng nhạc sĩ. Anh rất yêu thương vợ, nhưng cả dư luận xã hội đều rõ tường tận nên đành phải gửi đơn xin li dị. Đây là quãng thời gian đau khổ, ông không còn tâm trí biểu diễn cùng các anh chị trong ban hợp ca nữa mà lui về trong bóng tối viết những tình ca buồn như để tâm sự với chính mình trong gương. Một loạt bài hát mang tâm trạng như thế ra đời: “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”…


Sau ly dị, ông được quyền nuôi con trai khi ấy mới khoảng 4 – 5 tuổi, bắt đầu đi biểu diễn trở lại. Một lần, tình cờ ông gặp vợ mình trên sân khấu của chương trình nhạc hội. Cuối buổi diễn ông có nhã ý muốn được tiễn cô về vì trời đang mưa nhưng Khánh Ngọc từ chối.


CS KHÁNH NGỌC

Ông lặng lẽ trở về căn nhà kỉ niệm, nhìn qua màn mưa nhớ về những ngày hạnh phúc giờ trôi theo dòng nước, tan vỡ như những bong bóng mưa. Một người vẫn còn đây, người còn lại đã rời xa. Trái tim yêu đã chia làm đôi. Lời thề vỡ vụn… Chịu đựng không nổi nỗi đau dằn xé, ông dự định tìm đến cái chết nhưng đúng lúc ấy tiếng khóc con trẻ đòi mẹ trong đêm làm ông phải vụt ôm con vào lòng dỗ dành mà nước mắt tuôn trào…

Hình ảnh của đêm khốn cùng ấy đã đi vào từng lời của bài hát “ Nửa hồn thương đau” được ông viết trong đêm rã rời đó như lột tả từng mảng tâm trạng bị chà xát. Nếu ai đã nghe một lần bài hát này và cũng đồng cảm với cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sẽ hiểu được tâm hồn con người chỉ có thể chịu đựng một giới hạn nhất định.

Dẫu là một bản tình ca, nhưng khi nhắc tới nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến “Nửa hồn thương đau” bởi sự bất hủ của tuyệt tình ca và sự chung thủy trong tình yêu của một người đàn ông. Sau này ông đã ở vậy nuôi con và ra đi lặng lẽ tại California năm 1991

Nửa Hồn Thương Đau

Nhắm mắt cho tôi
tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời

Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Anh ở đâu ? Em ở đâu ?
Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu

Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
Và tiếng hát và nước mắt

Đôi khi em muốn tin
Đôi khi em muốn tin
Ôi những người ôi những người
Khóc lẻ loi một mình
Khóc lẻ loi một mình
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #37  
Cũ 19-04-2013, 04:01
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

37 - ÁO LỤA HÀ ĐÔNG

Ngô Thụy Miên




Ai trong chúng ta cũng đã từng hát một lần bài " ÁO LỤA HÀ ĐÔNG" của nhạc sĩ NGÔ THỤY MIÊN, nhưng mấy ai biết rằng bài hát này lại có xuất xứ từ một cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1930, xứ Bắc Kỳ đã tổ chức cuộc thi người đẹp (giống như thi Hoa hậu bây giờ) với những ấn tượng lạ: không phải ở Hà Nội mà ngay tại tỉnh Hà Đông; các cô gái bất cứ lứa tuổi, kể cả đã có chồng, ngành nghề gì cũng đều được tham gia; phải mặc áo lụa của xứ Hà Đông.


Người đăng quang trong cuộc thi là người đẹp LÝ LỆ HẰNG, xuất thân từ một nông dân nghèo tỉnh Thái Bình. Do cuộc sống mưu sinh, cô phải lên Hà nội làm nghề hát cô đầu cho các quán rượu.



Sau khi thay đổi cuộc đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được móng chân của người đẹp "chân lấm, tay bùn" bởi chỉ một thời gian sau Quốc Vương Bảo Đại đã chọn LÝ LỆ HẰNG làm người tình.


Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ NGUYÊN SA vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của hoa hậu đầu tiên và buộc ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.

Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về hoa hậu "thuần nông" phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai 21 tuổi NGÔ THỤY MIÊN đã viết nên ca khúc nổi tiếng "ÁO LỤA HÀ ĐÔNG" được phổ lời từ bài thơ của NGUYÊN SA như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.



Nguyên Sa

Áo Lụa Hà Đông

Thơ Nguyên Sa - Nhạc Ngô Thụy Miên

Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mua thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa

gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
thơ học trò anh chất lại thành non
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

em không nói đã nghe từng gia điệu
em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt

em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
em đi rồi, sám hối chạy trên môi
những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng

em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #38  
Cũ 19-04-2013, 04:06
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

38 - GIỌT MƯA THU

Đăng Thế Phong


Từ ô cửa nhỏ, mưa ngâu chảy ra tới sông dài, bể rộng, bây giờ nhạc sĩ của mưa mùa thu đã đi và đi xa muôn thuở trong lòng người yêu nhạc bởi duy nhất ba bài hát bất hủ. Ba giọt nước ấy đã góp cho ly nước của nền âm nhạc Việt Nam thêm sóng sánh, quánh vàng.



Sinh ra trong một gia đình nghèo tại Nam Định, cha mất sớm, gia cảnh túng thiếu, lại có tới sáu người con. Chú bé Phong đã phải sớm bỏ học, rời quê lên Hà Nội kiếm sống. Nhờ vào năng khiếu vẽ tranh mà Phong đã có việc cho một số tờ báo như vẽ truyện tranh, hình minh họa… và được vào học dự thính tại trường cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Trong một kì thi, thầy giáo cho các học viên tự sáng tác. Đến lượt chấm tác phẩm của Phong, thầy giáo người Pháp TARDIEU đã rất tâm đắc, khen ngợi nhưng lại phán một câu “E rằng con sẽ không sống được lâu bởi hình là vận mệnh người” do trong đó Phong vẽ nhưng thân cây khô của mùa thu, khẳng khiu và đặc biệt tất cả đều cụt ngọn


Quả đúng như thế, cuộc sống của Phong rất long đong, khốn khổ. Anh không chỉ sống ở Hà Nội mà còn lang bạt qua Campuchia, dạt về Hà Nội với đủ nghề nhưng vẫn không thể sống nổi. Từ vẽ tranh, dạy vẽ, mở lớp dạy nhạc, sáng tác và cả nghề hát nhạc hội…

Cám cảnh với oan nghiệt cuộc đời như một định mệnh vương vào tuổi đời. Phong đã viết những bài hát não nề diễn tả tâm trạng của mình, đặc biệt cả ba bài nổi tiếng nhất đều được viết trong mùa thu vàng vọt, mưa não nề. Bởi thu chỉ đẹp và lãng mạn cho người đang mặn nồng, say đắm. Mùa thu sẽ là nỗi đớn đau của người bệnh tật từ thể xác, tâm hồn cho đến nghèo túng.

Thu 1942, Phong bệnh nặng. Một hôm mưa tầm tã, rơi lộp bộp trên mái lá, không thể ngủ, cũng chẳng thể nằm vì nước lạnh thấm ướt căn nhà nhỏ sơ sài. Phong ngồi ôm gối nhìn qua cửa sổ đếm từng giọt rơi xuống, vỡ bóng hòa vào dòng nước lênh láng, trôi tuột và nghĩ rằng có lẽ cuộc đời của mình cũng như thế. Nỗi buồn đã buông chụp xuống ngay từ khi mới chào đời. Hàng ngàn nỗi khổ đã bủa vây và chưa có ngày nhìn thấy hào quang. Đau quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để Phong gắng gượng lết tới bàn tuôn trào những cảm xúc lai láng trong một giai điệu hết sức da diết, não nề và tuyệt vọng


“…Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây

Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về

Ai nức nở thương đời châu buông mau

Dương thế bao là sầu…”


Vừa viết, Phong vừa ôm ngực ho lên từng hồi dài. Bài hát được đặt tên “Vạn cổ sầu” có nghĩa là những nỗi buồn không thể giải thoát.



Ngay sau đó những người bạn vì lo lắng cho sức khỏe của Phong đã đội mưa tới thăm. Ôm đàn, vuốt ngực, đè nén cảm xúc, chàng trai trẻ đã hát cho mọi người cùng nghe thay cho tâm sự không thể tỏa bày. Cung điệu trầm lắng, rời rã, ngưng đọng, nức nở của một con người chẳng còn định hướng tựa con thuyền nhỏ trên sông vạm vỡ mờ bóng đêm. Phong đã trải lòng theo từng lời ca ngọt ngào, không ủy mị, rên rỉ làm mọi người nín lặng và cùng buồn chỉ muốn khóc.

“Bài hát hay lắm Phong ơi, như xoáy vào tim, vào óc của người cùng tâm trạng, nhưng bi thảm quá. Đặc biệt tựa đề “Vạn cổ sầu” nghe tang thương lắm, nên sửa lại đi” – bạn bè góp ý như thế với Phong sau khi cùng lén lau những giọt nước mắt. Phong nghĩ, cũng đúng, bởi đâu phải mình khóc trong lòng, mà sau này người khác hát cũng sẽ phải đồng tâm trạng. Chẳng lẽ các ca sĩ yêu bài này cũng phải chịu vận mệnh như mình sao?

Nhìn những giọt mưa ngâu của Ngưu Lang – Chức Nữ vẫn tuôn trào chưa ngơi nghỉ dội xuống qua ô cửa, Phong thấy sao phũ phàng tựa đời mình quá. Thôi thì sửa tựa cho nhẹ nhàng hơn và “Vạn cổ sầu” được đổi thành “Giọt mưa thu”.

Có lẽ bài hát như một lời tạ từ, điềm báo trước và cũng là di chúc cuối cùng nên chẳng bao lâu sau chàng nhạc sĩ tài hoa, bạc mệnh, yểu đời: Đặng Thế Phong đã mang theo “Vạn cổ sầu” mãi đi vào màn đêm nhạt nhòa khi mới 24 tuổi tại quê hương Nam Định của mình vì căn bệnh của những người nghèo: bệnh Lao.




Giọt Mưa Thu
Đặng Thế Phong

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!

Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi
mưa buồn chi
cho cõi lòng lâm ly

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
chân buông mau
dương thế bao la sầu

Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
mây ngỏ trời xanh
chắc gì vui
mưa còn rơi
bao kiếp sầu ta nguôi

Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời ...
... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #39  
Cũ 19-04-2013, 04:11
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

39 - NHỚ MÙA THU HÀ NỘI
Trịnh Công Sơn







Hình như định mệnh buộc tôi chỉ có những mối tình với những người Hà Nội. Từ đó tôi thường nghĩ về Hà Nội rất nhiều. Nếu sau 1975 tôi được phép ra Hà Nội ngay, có lẽ tôi sẽ viết được nhiều bài về Hà Nội hơn nữa. Mãi đến năm 1977 mới được đi. Nguồn cảm hứng của ngày hội ngộ như mơ bước trong bài "Tôi sẽ đi thăm" bỗng như bị một nhát dao cắt lìa đi. Tiếc quá. Nhưng rồi 1984 tôi được ở với mùa thu Hà Nội gần hai tháng. Suốt ngày nằm thơ thẩn ở bãi cỏ bên Hồ Tây. Thế là bài "Nhớ mùa thu Hà Nội" ra đời. Ra đời với một số phận không may mắn. Nghĩa là bài hát được thu xong bị cấm phổ biến cho đến vài năm gần đây mới được trả lại tự do để cho mọi người nghe. Tuy nhiên bài hát vẫn bị cắt đi cái phần coda mà tôi thích: "Nhớ đến một người để nhớ mọi người". Khi bạn yêu một người nào đó ở một xứ sở xa lạ thì lập tức nơi chốn đó sẽ trở thành quê hương của bạn ngay điều đó đơn giản quá mà một vài người có thẩm quyền cứ muốn hiểu khác đi. Cũng đáng buồn thật.





Nhớ Mùa Thu Hà Nội


Trịnh Công Sơn

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội,
mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,
mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,
cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.



Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.

Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người,
lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai,
sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi,
sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người ...
Để nhớ mọi người.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #40  
Cũ 19-04-2013, 04:18
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

40 - BIỆT LY
Dzoãn Mẫn





Tôi viết Biệt ly năm vừa tròn 20 tuổi trong hoàn cảnh chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ rất nhiều người Việt Nam sang làm thợ hoặc lính đánh thuê cho các thuộc địa khác của Pháp. . Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Sân ga Hàng Cỏ bấy giờ sôi động hơn bao giờ hết, liên tục đưa đón tàu đi tàu về chuyên chở những chàng trai Việt lên đường tha hương. Người đi kẻ ở. Buồn lắm. Đau xót lắm. Cái không khí tiễn đưa không hẹn ngày về tác động mạnh đến tâm cảm vốn day dứt của tôi.Nhà ở gần ga nên tôi thường được chứng kiến những cuộc chia tay đầy nước mắt trên sân ga.

Điều đó khơi dậy trong lòng tôi nhiều cảm xúc và tôi có ý định sáng tác một bài hát về đề tài này.tôi được anh bạn kể chuyện anh ta phải lòng một cô gái nhưng bị bố mẹ ngăn cấm và mối tình tan vỡ. Câu chuyện đó và những cảm nhận của thời thơ ấu đã giúp tôi viết Biệt ly




Lần đầu, Biệt ly được công bố trước đám đông khán giả là vào năm 1940 ở Hà Nội. Chị Phụng, một ca sĩ ở ngõ chợ Khâm Thiên là người đầu tiên hát. Không còn nhớ rõ nghệ danh, tôi chỉ nhớ tên gọi thân mật là chị Phụng - một giọng hát được nhiều người Hà thành yêu mến.

Sau một thời gian nằm im ắng, đến năm 1988 Biệt ly mới chính thức được hát trở lại trên các sân khấu trong Nam ngoài Bắc, được đưa vào chương trình Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam. Cùng với Biệt ly, nhiều ca khúc tiền chiến của các nhạc sĩ khác như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý... cũng được biểu diễn trở lại

Biệt Ly
Dzoãn Mẫn

Biệt ly nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may
Người về có hay
Biệt ly sóng trên giòng sông
Ôi còi tàu như xé đôi lòng
Và mây trôi nước trôi
Ngày tháng trôi càng lướt trôi



Mấy phút bên nhau rồi thôi

Đến nay bóng em mờ khuất
Người về u buồn khắp trời
Người ra đi với ngàn nhớ thương

Mấy phút bên em rồi thôi
Dáng em sống trong hồn tôi
Xa cách ta còn tìm đâu ngày vui

Biệt ly ước bao đường tơ
Réo rắt trong muôn hương mơ
Thành sầu tiễn đưa
Biệt ly ước mong hoàng hôn
Êm đềm về ru ấm tâm hồn
Người yêu đương cách xa
Đành sống vui cùng gió sương.

Hết -> Biệt Ly
...trong topîc này thui nha





__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Cần tìm hiểu xuất xứ Tiểu Nhi TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 10 14-02-2012 10:48
ĐẤU GIÁ ỦNG HỘ VS Xuất bản tập san lần thứ 3 dammanh Đấu giá ủng hộ Viet Stamp 22 27-09-2010 11:58
OPEN đã xuất viện. open Trong niềm Thân Ái 8 14-02-2010 20:54
Xuất xứ tem. vumonglong Cùng nhau giải đáp 19 23-05-2009 19:22



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.