Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Cùng nhau giải đáp

Cùng nhau giải đáp Bạn đang có thắc mắc về Tem? Chúng ta cùng nhau giải đáp nhé!

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 24-09-2009, 18:28
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định

NTD xin bổ sung thêm 1 số thông tin:
Yves Beaujard chính là tác giả của bộ tem Marianne nổi tiếng của Pháp ( còn gọi là Marianne de Beaujard ).
Name:  MarBeaujard_2008_SVFarouge_GF.jpg
Views: 310
Size:  195.0 KB

NTD cũng đã thử lục tung Internet nhưng dòng thông tin về VN chỉ là: Y.B. đã thiết kế 2 con tem đầu tiên của mình cho Việt Nam ( tem tinh khắc ) vào năm 1966. Chấm hết.

NTD cũng giới thiệu một số tem danh nhân tinh khắc của Pháp do ông thiết kế để mọi người cùng đối chiếu.

J.P. Bloch

Name:  JP_Bloch.jpg
Views: 296
Size:  18.0 KB

Piere Bayle
Name:  Pierre_Bayle_2006.jpg
Views: 300
Size:  17.6 KB
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (24-09-2009), chienbinh (24-09-2009), dammanh (26-09-2009), Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (24-09-2009), huuhuetran (24-09-2009), manh thuong (03-10-2009), open (24-09-2009), Tien (24-09-2009)
  #12  
Cũ 29-09-2009, 19:21
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Nhờ các bạn xem giúp, hai bì dưới đây có mang mẫu tem chuyên đề cực quang hay không? Cám ơn trước.



Name:  thu den.97.jpg
Views: 279
Size:  79.7 KB
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (29-09-2009), Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (30-09-2009), manh thuong (03-10-2009), open (29-09-2009)
  #13  
Cũ 29-09-2009, 19:36
caifincafe's Avatar
caifincafe caifincafe vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 24-04-2009
Đến từ: TPHCM
Bài Viết : 676
Cảm ơn: 1,152
Đã được cảm ơn 4,250 lần trong 709 Bài
Mặc định

Theo cháu nghĩ không phải chú Huệ ơi. Nó nói về các tầng mây và sự tích điện của mây để tạo ra sét
__________________
HOÀNG NAM HƯNG
130/10 (số mới) CMT8 - P10 - Q3 - TPHCM


Love's the funeral of hearts...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn caifincafe vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (30-09-2009), huuhuetran (29-09-2009), manh thuong (03-10-2009), open (29-09-2009)
  #14  
Cũ 29-09-2009, 19:45
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

cái này nói về hiện tượng thời tiết ạh
bác có dùng ko ạh, nếu ko bác tặng cho cháu được ko ạh
cháu đang cần cái này để làm Triển lãm bác ạh
cháu cảm ơn bác ạh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (30-09-2009), huuhuetran (29-09-2009), manh thuong (03-10-2009), open (29-09-2009)
  #15  
Cũ 29-09-2009, 22:08
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

Kính chào BÁC HUỆ và mọi người !

Con cũng tán thành ý kiến của anh CAPHE và anh ECO, cái bỳ này là nói về hiện tượng CÁC LOẠI MÂY. Thiết nghĩ lý do mà BÁC phỏng đoán và cho là nó có liên quan tới CỰC QUANG là vì mẫu tem 470 MÀU ĐEN nằm bên góc trái bỳ thứ 2, phải không ạ !


Name:  thu%20den_97.jpg
Views: 260
Size:  79.7 KB



Theo những tài liệu mà con tìm được thì đây gọi là MÂY DẠ QUANG ( vào khi trời tối ) và nó RẤT DẼ NHẦM LẪN là hiện tượng cực quang, mời BÁC và mọi người xem tài liệu sau đây thì sẽ rõ ạ !


Mây dạ quang hay mây tầng trung lưu vùng cực là một hiện tượng tương tự như mây, khá hiếm khi xảy ra ở phần trên của khí quyển Trái Đất, nói chung được nhìn thấy trong các khoảng thời gian tranh tối tranh sáng kéo dài. Nó được hợp thành từ các tinh thể nước đá. Tên gọi trong tiếng Latinh noctilucent có nghĩa là tỏa sáng trong đêm. Nói chung chúng chỉ được quan sát thấy tại các vĩ độ trong khoảng từ 50° tới 70° về phía bắc và phía nam của đường xích đạo.



Name:  300px-Noctilucent_clouds_over_saimaa.jpg
Views: 270
Size:  10.0 KB



Mây dạ quang là kiểu mây cao nhất trong khí quyển Trái Đất, nằm trong tầng trung lưu ở các cao độ từ khoảng 76 tới 85 km (47 tới 53 dặm Anh). Nói chung mây dạ quang là quá mờ nhạt để có thể nhìn thấy và chỉ có thể nhìn thấy khi được chiếu sáng bởi ánh sáng từ Mặt Trời từ phía dưới đường chân trời trong khi các lớp dưới của khí quyển phải nằm trong phần bóng tối của Trái Đất. Mây dạ quang vẫn chưa được nghiên cứu kỹ và là hiện tượng khí tượng mới phát hiện gần đây; hiện tại không có chứng cứ nào cho thấy nó đã được quan sát trước năm 1885.


Mây dạ quang chỉ được hình thành trong một số điều kiện thích hợp rất ngặt nghèo; sự xuất hiện của nó có thể được sử dụng như là một chỉ dẫn nhạy về các thay đổi trong tầng trên của khí quyển. Kể từ khi phát hiện ra nó, sự xuất hiện của mây dạ quang ngày càng tăng về tần suất cũng như về độ sáng và quy mô. Người ta đã đề ra giả thuyết cho rằng sự gia tăng này gắn liền với các thay đổi khí hậu.



Hình thành



Mây dạ quang bao gồm các tinh thể nhỏ chứa nước đá với đường kính từ 40 tới 100 nanômét và tồn tại ở độ cao từ 76 tới 85 km, cao hơn so với bất kỳ kiểu mây nào trong khí quyển Trái Đất. Giống như phần lớn các kiểu mây quen thuộc ở các cao độ nhỏ hơn, mây dạ quang được hình thành từ nước tập hợp trên bề mặt các hạt bụi. Nguồn gốc của cả bụi lẫn hơi nước trong tầng trên của khí quyển Trái Đất vẫn chưa được biết rõ với độ chắc chắn đáng tin cậy. Bụi được cho là đến từ các sao băng nhỏ, mặc dù các núi lửa và bụi từ tầng đối lưu là hoàn toàn có thể. Hơi ẩm có thể được nâng lên từ các khe hổng trong khoảng lặng đối lưu cũng như hình thành từ phản ứng của metan với các gốc hydroxyl có trong tầng bình lưu.



Name:  noctilucent7.jpg
Views: 278
Size:  96.6 KB



Hơi thoát ra từ các Space Shuttle, gần như toàn bộ chỉ chứa hơi nước, cũng đã được phát hiện là sinh ra các đám mây riêng lẻ. Khoảng một nửa lượng hơi nước được giải phóng vào tầng nhiệt, thông thường ở cao độ khoảng 103-114 km (64-71 dặm Anh).

Các luồng hơi thải này có thể được vận chuyển một chút tới khu vực Bắc cực trong một vài ngày, mặc dù cơ chế chính xác của sự vận chuyển cao tốc độ này vẫn chưa rõ. Khi nước di chuyển về phía bắc, nó rơi xuống từ tầng nhiệt vào trong tầng trung lưu lạnh hơn, là tầng nằm ngay phía dưới của khí quyển. Mặc dù cơ chế này là nguyên nhân gây ra sự hình thành của các đám mây dạ quang riêng lẻ, nhưng nó không được coi là yếu tố góp phần chủ yếu vào hiện tượng này khi xem xét tổng thể.

Do tầng trung lưu chứa rất ít hơi ẩm, khoảng cỡ một phần triệu của độ ẩm không khí tại sa mạc Sahara và nó là cực mỏng, nên các tinh thể nước đá chỉ có thể được hình thành ở nhiệt độ dưới khoảng -120 °C (-184 °F)[5]. Điều này có nghĩa là mây dạ quang hình thành chủ yếu trong mùa hè, khi mà tầng trung lưu là lạnh nhất. Mây dạ quang hình thành chủ yếu tại khu vực ven vùng cực, do tầng trung lưu là lạnh nhất tại đây. Các đám mây dạ quang tại Nam bán cầu nằm cao hơn khoảng 1 km so với các đám mây dạ quang tại Bắc bán cầu.

Bức xạ tia cực tím từ Mặt Trời phá vỡ các phân tử nước, làm giảm lượng nước có thể để hình thành mây dạ quang. Bức xạ này đã biết là dao động theo chu kỳ với các chu kỳ mặt trời và các vệ tinh đã theo dõi sự suy giảm độ sáng của các đám mây dạ quang theo độ gia tăng của bức xạ tia cực tím trong hai chu kỳ mặt trời gần đây. Người ta nhận thấy các thay đổi trong mây dạ quang diễn ra sau các thay đổi về cường độ của các tia cực tím vào khoảng thời gian cỡ một năm, nhưng nguyên nhân cho sự trậm chễ dài này vẫn chưa rõ.

Người ta cũng biết rằng mây dạ quang có hệ số phản xạ sóng radar cao, ở khoảng tần số từ 50MHz tới 1,3GHz. Kiểu tác động này vẫn chưa được hiểu rõ nhưng giáo sư Paul Bellan của Viện Công nghệ California đã đề xuất một diễn giải có thể: ông cho rằng các hạt băng nhỏ được che phủ bằng một màng kim loại mỏng, bao gồm natri và sắt, điều này làm cho mây dạ quang có hệ số phản xạ sóng radar cao hơn. Các nguyên tử natri và sắt được phóng ra từ các vi sao băng bay vào và đọng lại thành lớp ngay phía trên cao độ của mây dạ quang và các đo đạc đã chỉ ra rằng các nguyên tố này bị hao hụt đi rất mạnh khi mây [dạ quang] tồn tại. Các thực nghiệm khác cũng đã chứng minh rằng, ở các nhiệt độ cực lạnh của mây dạ quang, hơi natri có thể nhanh chóng lắng đọng xuống bề mặt nước đá.


Phát thiện và nghiên cứu



Name:  320px-Iss017e011632.jpg
Views: 262
Size:  4.7 KB



Các đám mây dạ quang được quan sát độc lập tại Đức và Nga lần đầu tiên vào năm 1885, hai năm sau sự phun trào núi lửa của Krakatoa ở Indonesia. Một điều vẫn chưa rõ ràng là sự xuất hiện của chúng có liên quan gì với núi lửa hay không, hoặc sự phát hiện ra chúng là do nhiều người quan sát thấy các cảnh hoàng hôn đẹp mắt gây ra bởi các mảnh vụn núi lửa có trong khí quyển hay không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đám mây dạ quang không chỉ do mỗi hoạt động núi lửa gây ra, mặc dù bụi và hơi nước có thể được các đợt phun trào phun vào trầng trên của khí quyển và góp phần hình thành ra chúng. Các nhà khoa học vào thời đó giả định rằng các đám mây này là biểu lộ khác của tro núi lửa nhưng sau khi tro đã lắng hết xuống khỏi khí quyển thì mây dạ quang vẫn còn. Học thuyết cho rằng mây dạ quang hợp thành từ tro bụi núi lửa cuối cùng đã bị Malzev bác bỏ năm 1926.


Trong các năm tiếp theo sau sự phát hiện ra mây dạ quang thì chúng đã được Otto Jesse ở Đức nghiên cứu nhiều hơn, ông đã lần đầu tiên chụp ảnh chúng vào năm 1887 và dường như là người đầu tiên nghĩ ra thuật ngữ "noctilucent cloud", có nghĩa là "mây sáng trong đêm". Các ghi chép của ông cung cấp chứng cứ cho thấy mây dạ quang xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1885. Ông đã thực hiện các quan sát tỉ mỉ về các hoàng hôn bất thường gây ra bởi phun trào núi lửa Krakatoa trong năm trước đó và tin tưởng vững chắc rằng, nếu các đám mây có thể trông thấy được thì ông chắc chắn sẽ nhận biết được chúng. Các quan trắc ảnh có hệ thống về các đám mây đã được Jesse, Foerster và Stolze tổ chức năm 1887, và sau năm đó các quan sát liên tục đã được thực hiện tại Đài thiên văn Berlin. Trong nghiên cứu này thì độ cao của mây đã lần đầu tiên được xác định thông qua phương pháp đạc tam giác. Dự án này bị ngừng lại năm 1896.


Trong các thập niên sau khi Otto Jesse mất năm 1901, chỉ có một ít quan niệm mới về bản chất của mây dạ quang. Phỏng đoán của Wegener cho rằng chúng hợp thành từ nước đá sau này được chứng minh là chính xác. Các nghiên cứu chỉ hạn chế bằng các quan sát trên mặt đất và các nhà khoa học có rất ít kiến thức về tầng trung lưu cho tới tận thập niên 1960, khi các đo đạc trực tiếp bằng tên lửa bắt đầu. Các đo đạc này lần đầu tiên chỉ ra rằng sự xuất hiện của mây dạ quang trùng khớp với các nhiệt độ rất thấp trong tầng trung lưu.


Các đám mây dạ quang lần đầu tiên được phát hiện từ không gian bằng thiết bị trên vệ tinh OGO-6 năm 1972. Các quan sát của OGO-6 về lớp phân tán sáng màu phía trên các chỏm cực đã được nhận dạng như là sự mở rộng về phía cực của các đám mây này. Vệ tinh sau này, Solar Mesosphere Explorer (Explorer 64), đã lập bản đồ phân bố của mây trong khoảng các năm 1981 và 1986 với phổ kế cực tím của nó. Sự xác nhận vật lý đầu tiên rằng nước đá trên thực tế là thành phần chủ yếu của mây dạ quang đến từ thiết bị HALOE trên vệ tinh UARS năm 2000. Năm 2001, vệ tinh Odin của Thụy Điển đã thực hiện các phân tích phổ về mây dạ quang và tạo ra các bản đồ toàn cầu mỗi ngày bộc lộ ra các kiểu mẫu chính trong sự phân bố của chúng.


Ngày 25 tháng 4 năm 2007, vệ tinh AIM (Aeronomy of Ice in the Mesosphere) đã được phóng lên. Nó là vệ tinh đầu tiên được dành để nghiên cứu mây dạ quang và thực hiện các quan sát đầu tiên của nó vào ngày 25 tháng 5 năm 2007. Các hình ảnh mà vệ tinh này thu được chỉ ra các hình thù trong mây dạ quang là tương tự như các hình thù trong các kiểu mây tầng đối lưu, hàm ý về các tương đồng trong động lực học của chúng.


Ngày 28 tháng 8 năm 2006, các nhà khoa học với phi vụ Mars Express đã thông báo rằng họ tìm thấy các đám mây chứa điôxít cacbon trên sao Hỏa nằm cao tới 80-100 km (50-62 dặm Anh) phía trên bề mặt hành tinh này. Chúng là loại mây cao nhất đã được phát hiện trên bề mặt hành tinh này. Giống như mây dạ quang trên Trái Đất, chúng chỉ có thể quan sát được khi Mặt Trời nằm dưới đường chân trời.



Quan sát



Name:  noctilucentcloud01.jpg
Views: 261
Size:  52.3 KB



Mây dạ quang nói chung không màu hay có màu lam nhạt mặc dù đôi khi các màu khác như đỏ hay lục cũng có thể xảy ra. Màu lam đặc trưng đến từ sự hấp thụ của ôzôn trên đoạn đường của các tia sáng chiếu sáng mây dạ quang. Chúng có thể xuất hiện như là các dải không có nét đặc trưng nhưng thường xuyên thể hiện các kiểu mẫu đặc biệt như các vệt, các chuyển động nhấp nhô tương tự như sóng và các xoáy lốc. Chúng được coi là "hiện tượng tự nhiên đẹp". Các đám mây dạ quang có thể bị nhầm lẫn với mây ti, nhưng dường như là sắc nét hơn khi có sự phóng đại bằng ống nhòm. Những đám mây dạ quang sinh ra từ khí thải tên lửa có xu hướng có các màu sắc khác với màu trắng bạc hay màu lam do hiện tượng ngũ sắc gây ra bởi các giọt nước có kích thước tương tự nhau được sinh ra. Các đám mây dạ quang có thể được quan sát thấy tại các vĩ độ trong khoảng từ 50 tới 60 độ. Chúng xuất hiện ít hơn tại các vĩ độ thấp hơn (mặc dù có thể quan sát thấy tại Utah hay Italy nằm ở các vĩ độ (khoảng 40) xa hơn về phía nam) và ở các vĩ độ gần với hai địa cực, do bầu trời tại đó không đủ tối để các đám mây này có thể trở thành nhìn thấy được. Chúng xuất hiện trong mùa hè, từ giữa tháng 5 tới giữa tháng 8 ở Bắc bán cầu và từ giữa tháng 11 tới giữa tháng 2 ở Nam bán cầu. Chúng rất mờ nhạt và loãng nên chỉ có thể nhìn thấy trong tranh tối tranh sáng quanh thời điểm mặt trời mọc hay mặt trời lặn khi các đám mây ở các cao độ thấp hơn nằm trong bóng tối nhưng mây dạ quang vẫn được Mặt Trời chiếu sáng. Tốt nhất nên quan sát chúng khi mặt trời nằm trong khoảng từ 6 tới 16 độ phía dưới đường chân trời (tranh tối tranh sáng hàng hải và thiên văn). Mặc dù mây dạ quang xuất hiện tại cả hai bán cầu, nhưng chúng được quan sát thấy cả ngàn lần tại Bắc bán cầu nhưng ít hơn 100 lần tại Nam bán cầu. Mây dạ quang tại Nam bán cầu là nhạt hơn và xuất hiện cũng ít thường xuyên hơn; có thể là do các khác biệt liên bán cầu (nhiệt độ và/hoặc hơi nước), bên cạnh việc Nam bán cầu có ít diện tích đất đai hơn và dân số cũng ít hơn để có thể có nhiều quan sát.


Mây dạ quang có thể thể hiện một lượng lớn các kiểu hình thái và dạng khác nhau. Một sơ đồ nhận dạng do Fogle phát triển năm 1970 phân loại chúng thành 5 dạng khác nhau. Các phân loại này kể từ đó đã được sửa đổi và phân chia nhỏ hơn nữa.


Chúng có thể được nghiên cứu từ mặt đất, từ không gian và trực tiếp bằng tên lửa khí tượng học. Bên cạnh đó, một số mây dạ quang hợp thành từ các tinh thể nhỏ với kích thước không quá 30 nm, và chúng là không thấy được đối với các nhà quan sát trên mặt đất do chúng tán xạ không đủ lượng ánh sáng cần thiết.



Mối liên hệ với thay đổi khí hậu


Có chứng cứ cho thấy sự xuất hiện tương đối gần đây của các đám mây dạ quang và sự gia tăng dần dần của chúng có thể có mối liên hệ với thay đổi khí hậu. Nhà khoa học khí quyển Gary Thomas từ Phòng thí nghiệm Vật lý Khí quyển và Không gian của Đại học Colorado đã chỉ ra rằng những lần trông thấy đầu tiên trùng hợp với cách mạng Công nghiệp cũng như chúng đã trở thành phổ biến và thường xuyên hơn trong suốt thế kỷ 20. Tuy nhiên, mối liên hệ này vẫn còn gây tranh cãi.



Name:  cloud.jpg
Views: 258
Size:  34.2 KB



Các mô hình khí hậu dự đoán rằng các bức xạ khí nhà kính gia tăng làm lạnh hơn tầng trung lưu và điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện phổ biến và thường xuyên hơn của mây dạ quang. Một học thuyết cho rằng các bức xạ metan lớn hơn từ các hoạt động nông nghiệp thâm canh sinh ra nhiều hơi nước hơn trong tầng trên của khí quyển- với nồng độ của metan trong 100 năm qua đã tăng lên gấp đôi.


Tromp và ctv. gợi ý rằng sự chuyển tiếp sang nền kinh tế hiđrô có thể làm tăng số lượng mây dạ quang thông qua các bức xạ gia tăng của hiđrô tự do.


Name:  post_stamp.jpg
Views: 263
Size:  18.4 KB

Bài được open sửa đổi lần cuối vào ngày 29-09-2009, lúc 22:32
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (30-09-2009), Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (30-09-2009), manh thuong (03-10-2009)
  #16  
Cũ 30-09-2009, 06:26
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Như vậy Eco sữ dụng bì thư nào hay cả hai bì nầy? Chú sẽ gửi tặng, thân.
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (30-09-2009), chienbinh (30-09-2009), Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (30-09-2009), open (30-09-2009)
  #17  
Cũ 30-09-2009, 07:51
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi huuhuetran Xem Bài
Như vậy Eco sữ dụng bì thư nào hay cả hai bì nầy? Chú sẽ gửi tặng, thân.
Dạ cháu chỉ sử dụng bì thư dưới thôi chú ạh
cháu cảm ơn chú nhiều ạh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (30-09-2009), Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (30-09-2009), huuhuetran (30-09-2009), open (30-09-2009)
  #18  
Cũ 02-10-2009, 18:39
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Nhắc lại.


Ngày 28.09.09, kvd đã nhận được trả lời của Jean François DECAUX (một trong những bạn nghề nổi tiếng của Yves Beaujard), khi thắc mắc là hai tác phẩm trên có đích thực là do Yves Beaujard sáng tác cho bưu cục Nam Việt Nam khi đó hay không.

Jean François DECAUX viết lại như sau: "Bạn có lý. Riêng tôi, khi viết một bài giới thiệu về nghệ sĩ này (Yves Beaujard) trên nguyệt san "Timbres Magazine" nhân dịp ngày phát hành tem Marianne của ông, thì cũng có nhắc tới sáng tác trên của ông khi đó"

Cái nhà ông thần này thích ỡm ờ, chắc chỉ muốn...quảng cáo bài viết của mình trong tập san nọ thôi mà! Hihi...Như vậy là mất công kvd phải đặt mua số báo nọ để sẽ biết được nhiều chi tiết thú vị khác rồi. Thiệt tình!


(Thư trả lời của Jean François DECAUX ngày 28.09.09. Có luôn Email, bạn nào còn thắc mắc gì, xin cứ tự nhiên gửi thư tới ông ấy)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (02-10-2009), chienbinh (02-10-2009), Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (03-10-2009), huuhuetran (02-10-2009), manh thuong (03-10-2009), open (03-10-2009), Tien (02-10-2009)
  #19  
Cũ 03-10-2009, 18:51
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Nhắc lại và chấm hết.

Rồi! Tìm thấy tờ "Timbres Magazine", tháng 03.2008 mà ông thần Jean François Decaux đã có bài viết giới thiệu Yves Beaujard, trong ngày lễ phát hành con tem Marianne do YB khắc bản kẽm.

Tưởng sao, JFD chỉ viết rất ngắn gọn về hai con tem liên quan tới Việt Nam, như sau: "...En 1962-1963, il fait un premier essai pour faire du timbre (portrait d’Albert Camus). Monsieur Marais lui confie alors deux timbres pour le Vietnam dont un sur « l’aide aux réfugiés du Vietnam ». Les deux timbres sont émis en 1966..."

(Trong những năm 1962 - 1963, ông (YB) cho thử nghiệm tay nghề đầu tiên của mình, bằng một bức chân dung của Albert Camus. Ông Marais liền nhờ ông thực hiện hai con tem cho Việt Nam, trong đó có một con với chủ đề "Cứu trợ tỵ nạn". Cả hai tem này được phát hành năm 1966...)

Lại có tiếp hai thắc mắc, sau vài câu giới thiệu trên:

1. Ông Marais là ông thần nào? Tại sao lại có dính dáng tới Việt Nam, khi ngỏ ý nhờ Yves Beaujard khắc bản kẽm cho bưu cục tem?

2. Hai con tem: Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã được khẳng định là tác phẩm của Ybes Beaujard. Nhưng ở đâu lại...lòi ra con "Cứu người tỵ nạn"???

Tôi gọi Jean François Decaux là...ông thần , vì ông ta đã có những chi tiết đối chọi, khi nhắc tới tác phẩm của Yves Beaujard thực hiện cho Nam Việt Nam. Nên biết rằng sở trường của YB là khắc chân dung, tài nghệ hiếm có của ông đã được quốc tế ngưỡng mộ. Chúng ta cứ ngắm kỹ lại hai con tem Phan Bội Châu & Phan Chu Trinh ắt rõ. Năm 1966, Nam Việt Nam cũng cho ra 2 con tem "Cứu trợ đồng bào tỵ nạn Cộng sản" (có phải là tem "l’aide aux réfugiés du Vietnam" mà JFD nhắc tới?).

Nhưng khi nhìn lại hình vẽ trên tem này, tôi dám có khẳng định rằng đó không phải là...tác phẩm của Yves Beaujard!


Dĩ nhiên đây chỉ là những tào lao vô thưởng vô phạt, hoàn toàn ngoài ý muốn của kvd tôi!

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (03-10-2009), Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (03-10-2009), open (03-10-2009)
  #20  
Cũ 03-10-2009, 21:32
Tien Tien vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cộng tác viên CLB Viet Stamp
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 1,104
Cảm ơn: 17,889
Đã được cảm ơn 7,314 lần trong 1,057 Bài
Mặc định

Trích trong cuốn "Bưu Hoa VN" của Nguyễn Bảo Tụng. Hai con tem "Cứu Trợ Đồng Bào Tỵ Nạn" là của họa sĩ Nguyễn Minh Hoàng!

Còn bộ tem "Chí Sĩ Tiền Bối: PBC và PCT" là của họa sĩ Nguyễn Văn Ri và Lâm Văn Bê.

(Không biết có bị lạc đề hay không nữa! Có gì không đúng xin thứ lỗi)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Tien vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (10-01-2012), hat_de (04-10-2009), open (03-10-2009)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Xin các bạn tem giúp gấp ạ! 11111990 Trao đổi - Cần mua 3 29-09-2014 18:34
Định giá trị giúp mình với. coctiennau Cùng nhau giải đáp 2 12-10-2013 12:46
Nhờ VS giúp một số mẫu tem về Bác Hồ quocvinh_binhdinh Trợ giúp Bạn chơi Tem 0 09-05-2012 10:44
Mua giúp tem lantham_0072005 Trao đổi - Cần mua 0 05-07-2010 18:28
Xin giúp đở hoavienquanbl Cùng nhau giải đáp 6 13-12-2009 22:30



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.