Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế > Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 07-12-2008, 19:22
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,590
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Để anh í nghỉ ngơi tí em à ... có tin có tem nhưng cũng cần cảm xúc mới nên cơm cháo ... rùi anh Rùa sẽ trở lại
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #12  
Cũ 08-12-2008, 19:16
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định

Hôm nay ngày 07/12/2008 (giờ Hawaii) chính thức kỷ niêm 67 năm Sự kiện " Trân Châu Cảng". Xin post tiếp phần quan trọng nhất của trận đánh: Diễn biến trận đánh...

Bài được Rua sửa đổi lần cuối vào ngày 08-12-2008, lúc 19:19
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-12-2008)
  #13  
Cũ 08-12-2008, 19:22
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định

KỲ VI : Diễn biến trận đánh Trân Châu cảng.

Ngày 07/12/1941 Định mệnh.

Bình minh trên quần đảo Hawai nói chung, cũng như tại đảo Ôahu với Trân Châu Cảng nói riêng, trong ngày chủ nhật 7-12-1941 này thật tuyệt đẹp, bầu trời không một gợn mây, biển êm, lặng sóng, một vài chú chim bay lượn như tô thêm vẻ đẹp của thiên đường Hawaii. Nghỉ cuối tuần theo lệ thường từ chiều thứ bảy, phần lớn các si quan và thuỷ thủ các tàu chiến Mỹ đỗ tại Trân Châu Cảng ở đảo Ôahu thuộc quần đảo Haoai đều lên bờ, say sưa đêm thứ bảy trong các hộp đêm: Đô đốc Kimmen, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, ăn cơm tối tại nhà một người bạn và hẹn đánh "gôn” (khúc côn cầu) với tướng Charles, Tư lệnh lục quân Mỹ đóng trên quần đảo vào sáng chủ nhật. Bộ phần còn lại vẫn còn đang say sưa giấc nồng trên những con tàu mà chỉ không lâu sau đó là mồ chôn chính họ.

Trong khi đó, trẻ em thì tung tăng trên cánh đồng cỏ chơi những trò chơi. Tình nhân hand in hand dạo bước. Những gia đình nhỏ bé tổ chức buổi picnic cuối tuần.

Còn những sỹ quan trực ngày hôm ấy thì tầm phào, chủ quan, nói chuyện say sưa như từ trước đến giờ họ vẫn làm vậy. Mọi người đều không thể lường trước đựoc thảm họa sắp đỏ xuống đầu họ.

Hòn đảo xinh đẹp Oahu sắp trở thành chảo lửa.

Chỉ có Quân Nhật lúc này là biết điều gì sẽ xảy ra:


Trước đó Hải quân Nhật đã bí mật cho 5 tàu ngầm mini xâm nhập vào khu vực vịnh để phối hợp tấn công với máy bay Nhât vào sáng hôm sau.

04:00 Tàu USS Ward đã nhận ra nhứng dấu hiệu của tàu ngầm tại khu vực.

05:30 Hai máy bay trinh sát cất cánh từ hai tuần dương hạm Nhật Chikumê và Tônê, bay lượn hai vòng trên Trân Châu Cảng, nhưng không bị phát hiện. Hai máy bay trinh sát này đã điện về kỳ hạm của phó đô đốc Nagumô những tin tức về các vị trí chính xác của các tàu chiến Mỹ đang đỗ tại Trân Châu Cảng.


Ford Island tại Oahu là trung tâm của trận chiến. Với trạm không lưu của Hải quân Mỹ, neo đậu xung quanh là hàng loạt các tàu thiết giáp, khu trục, tuần dương, tuần tiễu, hộ vệ, tàu tuần tra, các tàu bổ trơ và phục vụ khác…


06:30 - 06:40 tàu USS Ward đã phát hiện ra 1 tàu ngầm của Nhật. Tàu ngầm này nhanh chóng bị tấn công và chìm. 4 tàu ngầm còn lại của Nhật sau đó cũng cùng trong số phận khi không thể xâm nhập vào khu vực.




Trận chiến diễn ra trong hai đợt:

Quân Nhật sử dụng 353 máy bay xuất phát từ 4 tàu sân bay bao gồm:
40 máy bay ném lôi (Nakajima B5N).
103 máy bay ném bom bổ nhào (Aichi D3A).
131 máy bay ném bom ngầm.
79 máy bay tiêm kích.


Thời gian ở trên là giờ Nhật Bản, hãy cộng thêm 4,5h và lùi lại 1 ngày để có giờ tại Trân Châu.

Chủ nhật ngày 7 tháng 12 năm 1941

Đợt 1:

07:51 Đợt tấn công đàu tiên của quân Nhật bắt đầu. Các máy bay Nhật cất cánh từ các tàu sân bay hướng vào Oahu. Máy bay Nhật được lệnh cất cánh từ các tàu sân bay Akagi, Shokuka, Zuikaku mở đầu đợt 1 của cuộc tấn công. Đồng thời 29 tàu ngầm Nhật đi theo một hướng khác cũng đã đến gần Trân Châu Cảng nhằm chặn đánh những tàu chiến Mỹ nào còn "sống sót" tìm cách chạy thoát ra biển. Một số tàu ngầm "bỏ túi" ' thực tế là loại "ngư lôi" do thuỷ thủ quyết tử lái đã lọt vào được bến cảng để phối hợp tiến công với các máy bay.


Vì sao trên tem lại là 06:00am vì đó là thời gian cất cánh tại tàu sân bay và phải mất gần 2 tiếng để bay. Khi bay đến Oahu la 07:51 và chỉ vài phút sau là...

Với 183 máy bay ném bom, ngư lôi và tiêm kích. Bao gồm:
- 100 máy bay ném bom các loại.
- 40 máy bay ném lôi.
- 43 máy bay tiêm kích.

Chúng đã bị phát hiện bởi radar của Mỹ ở khoảng cách 212km, tuy nhiên sự nhầm lẫn đã xảy ra khi các quân nhân trực ban Mỹ tưởng chúng là những máy bay B-17 bay xung quanh khu vực từ tàu U.S Coats. Thật đáng tiếc là trước đó hải vọng đài Pali của Mỹ đã phát hiện qua vô tuyến số lượng máy bay khổng lồ này nhưng họ cho rằng đó là máy bay của Mỹ từ các hàng không mẫu hạm USS Enterprise đang đậu ở phía bắc Hawaii bay về tập trận nên không phát lệnh báo động.

07:53 : Báo cáo của các phi công Nhật báo về qua radio:” Tora, Tora, Tora”.


Một sự khinh ngạc cho cả những phi công Nhật trước cảnh tượng yên binh o Trân Châu Cảng vào buổi sáng ngày hôm đó. Máy bay Nhật bay dày đặc như một đàn ruồi từ từ tiến vào khu vực với đội hình theo hàng theo tốp.



(Đây không phải là tem thư gì nhưng đẹp và diễn tả được nội dung nên mạnh dạn đưa vào)

Các máy bay được chia thành 2 tốp:
- 1 tốp gồm các máy bay tiêm kích và ném bom tấn công 6 căn cứ sân bay trên Oahu (như Căn cứ Wheeler, Kaneohe)


- 1 tốp gồm các máy bay ném lôi tấn công các tàu chiến Mỹ trong vịnh.


Bình minh rực lửa

7 giờ 55 phút ngày 7/12/1941 (Đây được thừa nhận là thời gian bắt đầu trận chiến)

Vừa lúc Đô đốc Kimmen bước lên xe tô để đến sân đánh "gôn" thi những quân bom đầu tiên rơi xuống các tàu chiến Mỹ đang đổ tại Trân Châu Cảng..


Đô đốc Kimmen sửng sốt ngạc nhiên kêu lên: "Chuyện gì thế” “Có phá hoại chăng?”. Trong lúc đó, đại tá Môlixơn, Tham mưu trưởng lực lượng không quân Mỹ tại quần đào Haoai gọi điện thoại báo cho Đại tá Philip, một sĩ quan không quân Mỹ khác cho biết máy bay Nhật bắt đầu tấn công Trân Châu. Cảng, thì Đại tá Philip đã thét to vào ống nói: - Anh điên rời hả, Fimmi?. Đến bây giờ mà anh vẫn chưa tỉnh rượu hay sao?


Một số sĩ quan hải quân Mỹ ở lại trên các tàu chiến cũng như các sĩ quan Mỹ đang ở trên bờ cùng các sĩ quan, binh lính không quân, lục quân Mỹ khác trên đảo Ôahu tất cả đều còn nằm trên giường ngủ trong khi các máy bay Nhật đang bổ nhào trút bom xuống ngay đầu họ. Không một khẩu súng cao xạ nào trên Ôahu nổ súng bắn trả. Không một máy bay chiến đấu nào của Mỹ kịp cất cánh.



Những tiếng nổ lớn liên tiếp diễn ra, các tàu US Helena và US Oglala trúng bom. Hàng loạt ngư lôi cúng đã tìm đến với các thiết giáp hạm USS Utah, US Oklahoma, California và West Virginia, những tàu này bắt đầu nghiêng và chìm sau đó.



Chiến hạm USS WEST VIRGINIA bị trúng 6 ngư lôi và hàng loạt bom và bị chìm. (Mãi đến 17/5/1942 nó mới được trục vớt và làm lại)

Dorie Miller một thợ nấu ăn gốc phi trên chiến hạm USS WEST VIRGINIA đã được vinh danh. Khi ông đã dũng cảm chiến đấu. Chăm sóc thuyền trưởng bị thương, sau đó điều khiển súng máy bắn trả lại máy bay Nhật Bản, ông đã bắn rơi 2 máy bay Zero của Nhật. Ông được vinh dự là người gốc phi đầu tiên được nhân Huân chương Navy Cross trong hải quân vì những hành đọng của mình.(Ai đã từng xem phim Trân Châu Cảng phiên bản mới đây thì biết ông này)


Khi máy bay Nhật bắt đầu bắn phá, một số sĩ quan còn tưởng đó là cuộc "diễn tập đặc biệt". Còn lính phòng thủ Trân Châu Cảng thì "bất ngờ" đến... sững sờ, và hoảng loạn.

07:57 : Tín hiệu Radio mới được phát đi trên toàn thế giới:”AIR RAID ON PEARL HARBOR. THIS IS NO DRILL.”( Tập kích đường không ở Trân Châu Cảng. Không phải một cuộc diến tập)



08:02 : Súng phòng không trên chiến hạm USS Nevada bắn trả về các máy bay của Nhật.


08:05 : Một quả bom phát nổ bên mạn tàu USS CALIFORNIA, làm nổ kho đạn phòng không bên trong tàu và giết chết 50 người. Tiếng nổ thứ 2 cắt đứt vỏ thép mũi tàu, nước tràn vào không gì ngăn cản nổi. Con tàu nổi lập lờ trên mặt nước với khối kiến trúc thượng tầng ở trên. Sau trận chiến có 98 người thủy đoàn trên tàu bị chết và 61 người bị thương. ( Con tàu này không bị chìm và sau đó nó được sủa chữa tại Trân Châu Cảng và tiếp tục hoạt động trong WWII).


08:10 Chiến hạm Battleship USS Arizona bùng lên một một ngọn lửa cực lớn, với hai tiếng nổ đinh tai nhức óc. 800kg bom đã phá hủy thân vỏ và làm nổ kho đạn bên trong con tàu. Sau đó con tàu bắt đầu chìm xuồng biển kéo theo cái chết của 1102 (con số này là chưa chắc chắn chính xác) thủy thủ đoàn. (vừa tỉnh ngủ)


Chiến hạm US Oklahoma đậu gần đấy cũng bị trúng ngư lôi và lật úp, chìm với 415 người theo nó xuống biển, chỉ một vài người được cứu thoát bằng việc khoan lỗ trên thân vỏ tàu. Chiến hạm nổi tiếng thứ hai của hải quân Mỹ.


08:37 : Tàu khu trục USS Moningham đã đâm phải một tàu ngầm Nhật Bản bên trong vịnh khi nó đang cố gắng lao ra ngoài biển.

Sự chống trả của quân Mỹ là rất yếu ớt. Thủy thủ trên tàu USS Tautog đã dùng súng máy trên boong tàu để bắn các máy bay Nhật.

Đến lượt tàu USS SOTOYOMO một tàu kéo của Mỹ bị bắn chìm.


Trong khi đó Tàu USS CURTISS bị tấn công bởi một quả bom và một máy bay Nhật đâm thẳng vào.19 người bị chết và nhiều người bị thương.


Đợt 2: diễn ra lúc 8 giờ 50 phút đến 9 giờ 45 phút. Với hơn 100 máy bay tiếp theo xuất phất từ các tàu sân bay trước đó lúc 07:00.


Bao gồm:
- 132 máy bay ném bom các loại.
- 35 máy bay tiêm kích.


08:50 : Đợt tấn công thứ 2 bắt đầu, với 167 máy bay hướng về Oahu.


09:00 Các cuộc tấn công trên bộ được tiếp diễn, các căn cứ trên bờ, các sân bay phụ như Hickam, Wheeler, Bellow... cũng bị tấn công dữ dội.. Lúc này Phòng không Mỹ đã có thể sẵn sàng chống trả lại quân Nhật. Quân Mỹ hạ được 1 máy bay Nhật.



Lần này tiếp tục 17 chiếc máy bay nhắm vào các thiết giáp hạm California và Maryland.

09:02 : Chiến hạm USS Pennsylvania đang sửa chữa ở xưởng bị tấn công, nhưng không bị chìm.

09:10 : Trong khi cố gắng chạy ra biển, chiến hạm USS Nevada đã bị hư hỏng nặng dưới sự tấn công mãnh liệt của các máy bay Nhật. Sau khi bị trúng 1 ngư lôi và 3 quả bom nó đã mắc cạn. Có 50 người bị chết và 109 người bị thương trên tàu.


09:30 : Đến lượt tàu khu trục USS Shaw bị tấn công, kho đạn của tàu đã nổ tung sau khi trúng bọm và ngư lôi.



09:40 : Lửa bốc cháy toàn bộ chiến hạm West Virginia. Phải đến chiều đám cháy mới đựoc dập tắt.


09:45 : Trận chiến kết thúc. Máy bay Nhật nhanh chóng rút về hạ cánh trên các tàu sân bay.



Kết quả của trận đánh cũng bất ngờ với Bộ chỉ huy Nhật. Kế hoạch được vạch ra lúc đầu là “đánh nhanh, rút nhanh”. Phó đô đốc Nagumô đã chỉ huy trận đánh theo đúng kế hoạch. Tập kích xong, hạm đội Nhật rút nhanh theo hướng Tây Bắc. Nếu bấy giờ quân Nhật tiếp tục truy kích tàn quân Mĩ tháo chạy về hướng đông thì thiệt hại của quân Mĩ chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều.

Trong suốt gần 2 giờ liền, bộ phận lớn của hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đỗ tại Trận Châu Cảng hầu như chi phơi mình nằm hứng bom và ngư lôi của Nhật mà không chống trả được gì đáng kể.


KỲ VII : KẾT CỤC CỦA TRẬN CHIẾN.


"...Lúc 4h chiều 8/12/1941, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ký vào bản tuyên chiến với phát xít Nhật, chính thức đẩy nước Mỹ vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ II..."




(continue)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (11-12-2008), chienbinh (18-03-2010), hat_de (09-12-2008), manh thuong (09-12-2008), Nguoitimduong (11-12-2008), open (10-12-2008), Tien (08-12-2008), zodiac (19-03-2010)
  #14  
Cũ 09-12-2008, 07:29
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,590
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Question

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Rua Xem Bài
Hôm nay ngày 07/12/2008 (giờ Hawaii) chính thức kỷ niêm 67 năm Sự kiện " Trân Châu Cảng". Xin post tiếp phần quan trọng nhất của trận đánh: Diễn biến trận đánh...
khà khà ... bít ngay mừ, đúng ngày mới kể câu chuyện mới thú vị, mấy bạn kia cứ thắc mắc sao hông típ ... phải đúng ngày chớ, giống Hoàng đạo và ngày ni trên tem đoá

phải thừa nhận, bác Rùa đã chuẩn bị chu đáo, tuyển lựa tem minh họa phù hợp với diễn biến của cuộc chiến.

Ko bít hôm nào trình diễn tập típ
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #15  
Cũ 11-12-2008, 00:36
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

có một vài thông tin dammanh đã đọc,do thời gian quá lâu sợ nhớ không chính xac,mong bạn Rua kiểm chứng dùm,dammanh cám ơn!
1.phía mỹ biết trước có kế hoạch đánh trân châu cảng,chỉ không chính xác giờ G thôi,nên đã sơ tán các chiến hạm quan trọng khỏi cảng
2.Mỹ rất muốn tuyên chiến với nhật,đây là một lý do chính đáng nhât để mỹ tuyên chiến
3.Mỹ đã giải được mật mã của nhật và tin rằng Nhật sẽ thông báo cho các sứ quán của mìnhtruocws giờ nổ súng.Nhưng đô đốc YAMAMOTO đã quyết định chỉ thông báo khi đã nổ súng để giữ bí mật.Nhưng cũng chính mật mã này mà ông đã hy sinh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (18-03-2010), hat_de (11-12-2008), Rua (11-12-2008), zodiac (19-03-2010)
  #16  
Cũ 11-12-2008, 20:27
Rua's Avatar
Rua Rua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-01-2008
Đến từ: Nha Trang, Sai Gon
Bài Viết : 92
Cảm ơn: 84
Đã được cảm ơn 380 lần trong 83 Bài
Mặc định Trả lời bac Dammanh

Có nhiều lý do dẫn đến xảy ra sự kiện Trân Châu. và đó là vấn đề lịch sử, bây giờ người ta vẫn còn nghiên cứu về nó.

Liệu có ai tin rằng chỉ vì thú vui đam mê chơi tem mà Quân Mỹ đã mất cảnh giác dẫn đến sụ kiện trên hay không?

R cũng xin mạn phép nói về một số vấn đề lịch sử như sau:

1. "1.phía mỹ biết trước có kế hoạch đánh trân châu cảng,chỉ không chính xác giờ G thôi,nên đã sơ tán các chiến hạm quan trọng khỏi cảng"

Ở đây phải kể về câu chuyện tình báo của người Nhật, để có thể đánh một trận tại Trân Châu cảng thực sự không hề đơn giản. Tuy nhiên trong phạm vi diễn đàn không thể nói ra hết.

Có thể nói rằng phía Mỹ không biết trước Trận Trân châu cảng. Những điều gì tương tự như thế thì có thể coi như là phỏng đoán những tình huống có thể xảy ra trong chiến tranh mà thôi. Điều này cũng giống như vụ 11.9 khi mà mỗi ngày CIA và FBI nhận được hàng trăm, ngàn báo cáo về rất nhiều vấn đề và họ phải tổng hợp phân loại và kiểm chứng. Việc bội thực là sẽ xảy ra và liệu bạn có tin rằng khi nghe tin tháp đôi sẽ bị tấn công ngày 11.9 vào ngày 10.9 hay không?. Chưa kể đối phương sẽ sử dụng nhiều thủ đoạn để tin rằng điều họ sẽ làm là không thể, không thực tế và đó là tin vịt.

Do đó Cơ quan phản gián Nhật đã đề ra một loạt kế hoạch tuyệt mật và có những hoạt động kín đáo hết sức tinh vi khiến đối thủ lơ là mất cảnh giác. Một trong những hành động đó là: Ngày 20/11/1941, thương thuyền Nichishigan cập cảng Tocara, thuộc quần đảo Kiukiu để tiếp nhận nhiên liệu, một nhóm nhân viên Mỹ đã lên tàu kiểm dịch. Họ kiểm tra tỉ mỉ mọi nơi có thể cất giấu hàng cấm, kể cả các nông sản có khả năng nhiễm khuẩn. Cuối cùng nhân viên kiểm tra đến cabin thuyền trưởng Yamura, yêu cầu ông cho kiểm tra chiếc va ly bảo hiểm. Các thuyền viên cảm thấy bị xúc phạm định ra tay can thiệp nhưng thuyền trưởng Yamura làm như không có vấn đề gì, đồng ý theo yêu cầu của người Mỹ. Thực ra đây chỉ là cái cớ để kiểm tra xem trong va ly có dấu bản "mật mã đại dương" không, sau đó lợi dụng lúc thuyền trưởng không để ý, viên kiểm dịch đã lấy cắp bản mật mã rồi vội vã rời thuyền.
Khi phát hiện bị mất, thuyền trưởng Yamura vội báo với Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Đại sứ Mưto khán nghị lên Bộ Ngoại giao Mỹ. Sau vài tiếng đàm phán căng thẳng, bản mật mã cuối cùng cũng "bình an" trở lại thuyền.
Mọi người đều biết thương thuyền là một bộ phận quan trọng của hải quân Nhật. Văn kiện tuyệt mật đó là của hải quân Nhật phát cho các thuyền để có thể bí mật liên lạc với hải quân. Nếu rơi vào tay kẻ khác dù chỉ vài tiếng cũng có nghĩa nội dung mật mã sẽ bị lộ. Đây hiển nhiên là hành động có tính toán trước của Mỹ, đặc biệt là của tình báo hải quân Mỹ.
Sau sự kiện Trân Châu Cảng, người ta mới biết người lấy cắp bản mật mã là L. Falagher, nhân viên Cục tình báo hải quân Mỹ. Falagher đã chụp lại bản mật mã rồi nhanh chóng chuyển về nước Mỹ. Về hành động này, anh ta khoe khoang với Washington: "Mọi hành động của người Nhật Bản đều bị giám sát chặt chẽ..."
Nhưng người Mỹ không ngờ rằng đó chỉ là một trò chơi gián điệp trong kế hoạch công phu của cơ quan phản gián Nhật.
Trước đó Oyama, gián điệp ngầm của Nhật tại Mỹ đã bí mật thông báo về nước rằng CIA đang cài một nhân viên tình báo vào cơ cấu quân sự hải ngoại của Nhật. Thế là người Nhật tương kế tựu kế, và để đánh lạc hướng tình báo Mỹ, cơ quan tình báo Nhật đã tiến hành huấn luyện trò chơi gián điệp cho các "yếu nhân" của thuyền. Đương nhiên các thuyền viên đều không biết bí mật này. Còn viên thuyền trưởng Yamura lúc đó mặt mày tái mét cũng chỉ là đóng kịch, nhưng ông ta đóng thật đến nỗi các thuyền viên suýt nữa nổi loạn khiến vở kịch càng hoàn hảo.
Quá tin vào "tai mắt" của mình, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thậm chí còn không thèm đếm xỉa đến báo cáo của nhân viên FBI Robert Refot về nội dung mục quảng cáo trò chơi gieo xúc xắc đăng trên trang 86, tạp chí Người New York ngày 22/11/1941. Đây thực sự là một cách "thông báo" khôn ngoan của một điệp viên Mỹ nằm vùng khi đó. Hãy đọc lời miêu tả quảng cáo: "có một không hai" này để thấy phía Nhật đang chuẩn bị cho giờ G như thế nào?
Nửa trên bức tranh quảng cáo là cảnh hoàng hôn hoang tàn đổ nát, bầu trời đêm đỏ rực ánh lửa đạn pháo oanh tạc; nửa dưới là hình ảnh người dân tỵ nạn trong hầm trú ẩn đang say mê trò giao xúc xắc. Phía dưới viết dòng chữ: "Chú ý! Cảnh giác! Cảnh báo!", và một dòng khuyên mọi người ngoài mang theo đồ hộp, nến, bình nước, áo lông, chăn, sách và các dược phẩm nhu yếu, hãy mang theo đồ chơi gieo xúc xắc này. Chỉ cần bỏ ra 2,5 USD bạn có thể mua nó ở các cửa hàng dụng cụ thể thao và các siêu thị. Ngoài ra, còn có nhiều hình quảng cáo nhỏ minh hoạ và hướng dẫn cách chơi. Trên những hình đó dạy cách phân biệt hai loại xúc xắc, chiếc thứ nhất chỉ tháng, chiếc thứ hai chỉ ngày, hai chữ X tượng trưng cho cái chết. Như vậy trong hình đã ám thị hai ngày 5/12 và 7/12. Phải chăng con số trên xúc xắc là tin bí mật? Nhật muốn qua những tin rải rác này để thông báo với nhân viên nằm vùng của mình biết ngày bắt đầu tấn công Trân Châu Cảng?
Đáng tiếc sự việc xảy ra như được tiên đoán trước. Đêm trước hôm bị tấn công (6/12), tổng thống Roosevelt thậm chí không để mắt tới bức điện "ngừng đàm phán" mà Cục Tình báo thu được từ phía Nhật. Trái lại, ông đóng cửa văn phòng để thưởng thức bộ sưu tầm tem. Thống đốc hải quân Knock thì ung dung ngồi xem kịch tại nhà hát. Tham mưu trưởng lục quân, tướng Mashan lại cùng vợ đi nghỉ cuối tuần.
Một tháng sau trận tập kích, FBI phải mở cuộc điều tra công ty in quảng cáo Wanton, tác giả của những trang quảng cáo trên. Giám đốc công ty, ông Clack rất tích cực hợp tác nhưng FBI cũng không thể tìm được chứng cứ buộc tội. Sau đó, trong quá trình điều tra, người ta còn phát hiện ra rất nhiều dấu hiệu khả nghi mà Clack cũng không giải thích được vì ông ta đã qua đời năm 1946 trên đường đến Boston, bang Massachusetts.

Thực tế đã chứng minh hầu hết tất cả các chiến hạm lớn nổi tiếng của Mỹ đều nằm tại cảng và bị đánh phá ác liệt, không chỉ có các chiến hạm mà bộ phận lớn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bị vùi dập trong trận này. Chỉ có các tàu sân bay là thoát đựoc trong trân đánh này và đây cũng chính là may mắn của quân Mỹ.

2."2.Mỹ rất muốn tuyên chiến với Nhật,đây là một lý do chính đáng nhât để mỹ tuyên chiến"
Điều này có phần đúng. Nhưng không phải là Mỹ biết trước trận đánh và cứ để nó xảy ra.
Không có một vị tướng nào, nhà cầm quân nào lại thí mạng trang bị vũ khí và con người của mình một cách tổn thất như thế cho mục đích là lấy cớ phát động chiến tranh với Nhật. Vì quân Mỹ phải mất gần 2 năm mới khôi phục lại được sức mạnh sau trận đáu này. Qua tổn thất.
Giới cầm quyền Mỹ luôn đứng ngoài WWII khi nó bắt đầu. Mỹ làm nhà buôn vũ khí cho các nước và thu lời và chỉ nhảy vào tranh phần chiến thắng khi thời cơ đến. Tuy nhiên việc Nhật đánh phủ đầu Mỹ vô hình chung đã làm Mỹ tham chiến sớm hơn dự định. Dù Mỹ biết rằng Nhật đang gia tăng ảnh hưởng của mình tại Châu Á Thái Bình Dương. Mỹ không thiếu cách để gây cớ chiến tranh. Điều này thì chúng ta quá rõ qua chiến tranh vùng vinh, sự kiện vịnh bắc bộ, chiến tranh Nam Tư, Ápganixtan...

3."3.Mỹ đã giải được mật mã của Nhật và tin rằng Nhật sẽ thông báo cho các sứ quán của mìnhtruocws giờ nổ súng.Nhưng đô đốc YAMAMOTO đã quyết định chỉ thông báo khi đã nổ súng để giữ bí mật.Nhưng cũng chính mật mã này mà ông đã hy sinh".

Việc giờ nổ súng đánh Trân Châu cảng và việc Yamoto hy sinh là hai việc khác nhau. và không liên quan đến cùng chung một bản mật mã. Thực ra thì sau khi nổ súng, và ở Oasinhton mọi việc đã rõ thì Nhật mới trao thông điẹp cho Mỹ.

Giờ G đánh trân châu cảng đã nói ở trên. Thông tin càng giá trị thì càng bí mật thì càng ít người biết. Người Mỹ có lẽ cũng linh cảm điều gì đó khi họ thu đựoc một số bức điẹn nhạy cảm từ phía Nhật, tuy nhiên thế là chưa đủ để nói lên điều gì, kiểu như bức điện "ngừng đàm phán", khi đàm phán lúc ngừng lúc diến ra là điều tất nhiên như bất cứ cuộc đàm phán ngoại giao nào.

Còn việc Yamamoto hy sinh thì nói thêm như sau:
Hàng ngày đều có những tin tức tình báo của Nhật báo cáo lên bộ chỉ huy. Quân Mỹ trong một lần đụng độ với tàu ngầm Nhật đã đánh chìm và trục vớt 1 tàu ngầm của Nhật, và họ đã có cuốn bản dịch mã các bức điện tình báo của người Nhật ở trong con tàu này. Trong khi đó Tướng Yamamoto đã có quyết định đi thị sát như chúng ta đã biết, việc này tất nhiên là phải có báo cáo bằng điện mật và người Mỹ dĩ nhiên đã nắm được và tổ chức tấn công với số lượng phi cơ áp đảo.

Còn vì sao không cùng chung 1 bản mật mã thì đó là do nguyên tắc của mật mã. Mật mã mỗi ngày, tháng, năm... thay đổi 1 hoặc nhiều lần (có thể theo giờ, hoặc theo 1 quy luật nào đó) nhằm để tránh sự khám phá ra quy luật của bản mật mã của đối phương, ngoài ra còn tùy thuộc vào độ mật của nhiệm vụ mà còn có hẳn một bản mã riêng cho nhiệm vụ đó hoặc phải mã 2-3 lần, nói chung là rất phức tạp.

Sau khi Yamamoto hy sinh Mỹ vẫn cho tốp máy bay tuần tra tại vị trí mà hôm trước diễn ra trận đánh nhằm không cho quân Nhật biết là họ đã có trong tay bản dịch mã của Người Nhật, coi như hôm đó quân mỸ vô tình đụng độ vói máy bay Nhật. Tuy nhiên điều này cũng không diến ra lâu vì Nhật cũng thay đổi ngay mã của mình.

Sau khi xong phần tiếp theo, chúng ta sẽ rõ hơn về điều này.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Rua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (11-12-2008), chienbinh (18-03-2010), dammanh (12-12-2008), hat_de (12-12-2008), manh thuong (12-12-2008), Nguoitimduong (11-12-2008), nguyenquanghuyth (18-03-2010), open (21-12-2008), zodiac (19-03-2010)
  #17  
Cũ 18-03-2010, 15:19
nguyenquanghuyth's Avatar
nguyenquanghuyth nguyenquanghuyth vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-12-2009
Bài Viết : 77
Cảm ơn: 534
Đã được cảm ơn 409 lần trong 80 Bài
Mặc định

sơri tem về Trân châu đẹp quá
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nguyenquanghuyth vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (18-03-2010)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn 40 năm trước Hữu Chiến Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 0 07-03-2015 13:31
Những đứa trẻ trong chiến tranh Việt Nam sau nửa thế kỷ HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 0 04-03-2015 18:36
Bức họa "Chiếc bè của chiến thuyền Méduse" HoaHoa Hội họa - Điêu khắc 0 01-05-2013 14:38
Vài chiếc đĩa nhựa của tôi huybh Các loại khác 18 28-09-2009 21:31



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.