Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Sinh hoạt BAN CỐ VẤN

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 27-10-2013, 17:16
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Sách tem: Lịch Sử Phật Giáo mới phát hành

Lịch Sử Phật Giáo Qua Tem Thư

Giữa năm 2013 xuất hiện Lịch Sử Phật Giáo Qua Tem Bưu Chính của Trần Thanh Lý (Canada, 348 tr.) Sách in offset toàn bộ trên giấy láng trắng nên hình ảnh mầu nổi lên rực rỡ, xứng đáng là một tác phẩm đẹp về hình thức.


Name:  Picture 1013.jpg
Views: 1114
Size:  42.4 KB


Những lời giới thiệu được viết từ năm 2000, rồi bản in đến tay độc giả năm 2013, khoảng cách thời gian là 13 năm. Kể thêm ít nhất 15-20 năm trước nữa là thời gian cần để sưu tầm vật phẩm và tài liệu thì tác giả đã bỏ ra ít nhất ba thập niên mới xong bộ Lịch Sử Phật Giáo Qua Tem Bưu Chính này. Thật là một kỳ công của sự kiên nhẫn và lòng say mê.
Mục đích của tác giả là trình bầy lịch sử Phật Giáo, từ khi vị Phật tổ ra đời qua những thiên niên kỷ Phật Giáo tồn tại, phát triển, và bành trướng trên toàn thế giới qua những con tem ông đã sưu tầm. Sách gồm năm chương, lần lượt về đức Thích Ca, chư Phật và chư Bồ Tát, những đề tài Phật Giáo, các thủ án của chư Phật và chư Bồ Tát, cuối cùng là các chùa, đền, động, tháp, hình tượng chư Phật và chư Bồ Tát tại 20 quốc gia trên thế giới.
Có thể nói tất cả những chi tiết liên quan đến Ðức Thích Ca cùng chư Phật và chư Bồ Tát, các đại sư và danh nhân, rồi những đề tài liên quan đến Phật Giáo đều được tác giả trình bầy qua các mẫu tem thư. Hữu ích là những đề tài đặc trưng như cờ, hoa sen, pháp luân, cây bồ đề, cúng dường, chuông trống trong chùa, mạn đà la, các đại hội kết tập... Những chi tiết đặc sắc là phần thủ ấn (mudrâ) như ấn tham thiền, đảnh lễ, vô úy, giáo hoá, xúc địa, đại trí quyền, chuyển pháp luân... hay phần những thế ngồi như quán tưởng, tư thế nhập niết bàn, hay vị thế của chư Phật và chư Bồ Tát trên Phật đài, hay phần bốn vùng đất Phật linh thiêng, hay phần biểu hiệu các báu vật trên tay đức Quán Thế Âm...
Ðây chính là sự giới thiệu một bộ sưu tập tem Phật Giáo mà tác giả say mê trong suốt đời mình. Ông cho in lại từng con tem, và, căn cứ và một số sách báo tham khảo phổ thông, ông cung cấp chi tiết tổng quát liên hệ đến đề tài của những con tem ấy. Sách được một số nhân vật đúng đắn cả đạo và đời tán thán trong những lời cảm niệm nơi đầu sách. Ðó là quý hòa thượng Thích Tâm Châu ở Canada và Thích Kiến Nguyệt ở Việt Nam. Ðó là nữ sĩ Vân Nương Lê Ngọc Chấn ở Pháp và nhà sưu tập tem Nguyễn Bảo Tụng ở Mỹ.
Với Lịch Sử Phật Giáo Qua Tem Bưu Chính, từ nay độc giả muốn tìm hiểu đức Phật tổ hay các đề tài Phật Giáo đều có thể tìm thấy câu trả lời trong bộ sách này, với minh họa là những con tem mầu sắc lộng lẫy và mỹ thuật của Việt Nam từ Bắc chí Nam, tức các thời kỳ VNDCCH và VNCH, và trên thế giới.
Dân chơi tem dĩ nhiên là hào hứng về tác phẩm với đề tài “Tem Phật Giáo” này. Ðây chính là tác phẩm đầu tiên về đề tài trong đó tác giả giới thiệu những vật phẩm bưu chính từ Việt Nam và từ 20 quốc gia khác, gồm các mẫu tem, các phong bì có dấu Ngày Phát Hành Ðầu Tiên, các tờ tem kỷ niệm, các ảnh chụp... nhất nhất đều được in offset khiến từng vật phẩm hiện lên với tất cả vẻ quyến rũ.
Mặc khác, tôi không thể không đề cập đến những cát sạn trong sách để lưu ý tác giả nếu ông muốn tái bản.
Mục Lục phản ánh sự lúng túng của người bị choáng ngợp vì qúa nhiều vật phẩm muốn đưa vào sách. Chuyện in Mục Lục ba lần, nơi đầu sách (tr. 18) và nơi cuối sách (tr. 340) rồi thêm mục lục chi tiết ngay trong các chương cho thấy một sự cẩn thận không cần thiết đến độ lẩm cẩm! Mẫu tem được giới thiệu trong phần các đề tài đặc trưng về Phật Giáo lần thứ nhất, rồi được lập lại trong phần tem Phật Giáo của các quốc gia lần thứ hai, và giới thiệu trong 29 Phụ Bản nơi cuối sách lần thứ ba khiến nội dung trở nên rắc rối nặng nề vì sự trùng lập.
Tôi ngạc nhiên là tác giả đã tu tập nhiều năm, tiếp xúc với nhiều nhà tu hành, lại là thành viên của Làng Cây Phong bên Canada mà sao lại xa lạ với ngôn từ của Phật giáo thế giới đến thế. Tổ chức The World Fellowship of Buddhists xuất phát từ Tích Lan chẳng hạn, giới Phật tử trước nay ai cũng biết qua danh xưng là Hội Phật Giáo Liên Hữu, mà sao tác giả lại dịch nơi trang 40 thành Tình Hữu Nghị Phật Tử Thế Giới, tức tác giả đã biến một danh xưng cũng đồng thời là một tổ chức quen thuộc thành xa lạ, với ngôn từ vừa trúc trắc vừa sai sót. Ðây là một tổ chức lờn manh của phong trào Phât Giáo quốc tế, đây không phải một thứ tình cảm!
Không những xa lạ với các danh xưng của Phật Giáo, tác giả còn quên cả Việt ngữ khi gọi các thanh trong bánh xe luân hồi là “tăm.” Tiếng Việt xưa nay chỉ gọi “căm,” chứ “tăm” thì đây là lần thứ nhất tôi thấy một tác giả đề cập đến! Rồi “hợp lưu” chứ sao lại “giáp lưu?” (tr. 149, 151) Mặt khác, khi in bản đồ Ðông Nam Á nơi trang 182, tác giả đã ghi Biển Ðông là “South China Sea,” chứng tỏ sự vô tâm thiếu ý thức quốc gia của một tác giả gốc Việt. Ðến bản đồ Bắc Hàn và Ðại Hàn mà tác giả lại ghi chung thành một quốc gia với tên “Korea” nơi trang 165 thì sai mất rồi! Rồi Thái Lan sao lại ở Ðông Á được? Phía Ðông châu Á chỉ có các nước Trung quốc, Nhật Bản, Ðại Hàn, và Bắc Hàn thôi chứ?! Thái Lan là nước ở Ðông Nam Á, xin nhắc tác giả điều này! Sử dụng danh xưng cũng không nhất quán. Trang trước ghi “Hội Chợ Bưu Hoa Quốc Tế” (tr. 242), trang sau đã lại là “Ðại Hội Triển Lãm Quốc Tế Bưu Chính” trang 243. Trong Anh ngữ, tất cả chỉ là “International Stamp Show”mà thôi.
Sách còn nhiều chi tiết sai hỏng mà chỉ cần có tâm trí bình thường cũng có thể thấy mà sửa được. Là người học môn khoa học chính xác, là kỹ sư công chánh, sao tác giả có thể tin có xá lợi lông mày đức Phật? (tr. 164) Sao một xương của Phật lại bị hỏa thiêu trong một ngôi chùa ở Savannakhet bên Lào (tr. 137)? Sao chùa Một Cột lại ở gần Hà Nội (tr. 292)?
Về phương diện bưu hoa, có một số vấn đề tôi muốn chia sẻ với tác giả.
Thứ nhất, cảm tưởng của tôi là tác giả tuy chơi tem từ thập niên 1950, tức đã hơn nửa thế kỷ rồi, nhưng vẫn chưa phân biệt được tem quý hiếm với tem rẻ tiền. Ðại đa số tức là hầu hết những vật phẩm bưu chính trong sách này được tác giả trân trọng in offset chỉ là loại tem rẻ tiền, thậm chí còn có loại tem chết và tem CTO (Cancelled to Order) là loại tem Bưu Ðiện đóng dấu sẵn bán rẻ dưới giá mặt cho trẻ em chơi tem. Dẫu tem chỉ là phương tiện cho tác giả có dịp trình bầy lịch sử, nhưng tem cũng chính là nơi xuất phát, và tác giả hoàn thành dự án này trong tư cách một người sưu tầm tem. Vì thế, xét về phương diện bưu hoa thì phải nhận định tác giả đã không ý thức được tem nào quý, tem nào thường. Lấy thí dụ, trong toàn bộ tem Phật Giáo xứ Lào thì bộ tem kỷ niệm 50 năm ngày đăng quang của vua Sisavang Vong là quý hiếm gồm 3 mẫu phát hành ngày 4.3.1954, nhưng tác giả đã chỉ cho thấy một mẫu mà không hề chú giải, điều mà tác giả chịu khó làm với hằng hà sa số những con tem tầm thường khác trong sách. Vì thế, bộ tem Phật Giáo mỹ thuật và quý hiếm không những của một quốc gia mà còn của cả thế giới Phật Giáo này đã không được trân trọng đúng mức. Ðây chính là tác phẩm mỹ thuật của hoạ sĩ Pháp Marc Leguay, trong một mẩu giấy nhỏ mà giới thiệu nhiều cảnh chùa nổi tiếng của xứ Lào, khổ tem lớn 5.2cmx4cm chính là những họa phẩm nhỏ trang trọng và qúy hiếm, nhất là mẫu tem mệnh giá 50$.
Ðến tem Việt Nam thì tác giả lại không đề cập đến bộ Kỷ Niệm Ðại Hội Thanh Niên Phật Tử Thế Giới Lần Thứ Nhất năm 1966 với mẫu vẽ Pháp Luân thì sự thiếu sót này phải giải thích làm sao đối với một dân chơi hơn nửa thế kỷ, lại là người Việt?


Name:  Picture 1011.jpg
Views: 943
Size:  44.2 KB
Một trong những bộ tem Phật Giáo quý hiếm và mỹ thuật nhất
của thế giới không được giới thiệu trong sách. (Bộ sưu tập TAT)


Name:  Picture 1012.jpg
Views: 1230
Size:  18.9 KB
Bộ tem đề tài Phật Giáo năm 1966 của VNCH không có trong
sách. (Bộ tem này đã in xong, nhưng chính phủ Nguyễn Cao Kỳ
chận lại không phát hành vì đang tranh chấp với nhóm Phật Giáo
tranh đấu do nhà sư Thích Trí Quang xướng xuất. Bộ sưu tập TAT)

Và nếu tham khảo tổng mục tem thế giới, như tổng mục Scott của Mỹ chẳng hạn, tác giả hẳn phải biết con tem 40w của Ðại Hàn phát hành năm 1969, chứ không phải, nguyên văn, “Phát hành trong khoảng 1969-74” như nơi trang 171! Ðọc và hiểu cách trình bầy của Scott, hẳn tác giả phải biết, dưới ghi chú “1969-74” của bộ tem 3 mẫu với 18 giá mặt, Scott đã phân biệt rõ có 9 tem phát hành năm 1969 (con 40w nằm trong số này), 2 tem năm 1970, 3 tem năm 1973, và 4 tem năm 1974!
Cho in tác phẩm với kỹ thuật tân kỳ rất tốn kém là tấm lòng thành của một người mộ đạo. Hình ảnh tác giả đem sách dâng lên Phật đài tại Bồ Ðề Ðạo Tràng và Câu Thi Na bên Ấn Ðộ nơi trang 17 là một bằng chứng. Vì thế, tác giả xứng đáng nhận được cảm tình và sự qúy mến mà các độc giả của Lịch Sử Phật Giáo Qua Tem Bưu Chính dành cho ông.
Chỉ mong có dịp tái bản thì tác giả sửa lại những chỗ sai và thêm những chỗ sót.

The smaller dragon
Tháng 10. 2013
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (29-10-2013), Đinh Đức Tâm (27-10-2013), dammanh (28-10-2013), exploration (30-10-2013), HuyNguyen (29-10-2013), lantham_0072005 (30-10-2013), Nguoitimduong (27-10-2013), Poetry (27-10-2013), stamp-history (28-10-2013), Tien (28-10-2013), VAPUTIN (27-10-2013)
  #2  
Cũ 27-10-2013, 17:51
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Cảm ơn bác Rồng đã cung cấp thông tin rất hay và bổ ích ạ,
Nếu được, cháu mong bác có thể giới thiệu thêm nhiều hơn về cuốn sách này cho các thành viên tham khảo không ạ
Cháu cảm ơn bác nhiều
Chúc bác thật nhiều sức khỏe
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (29-10-2013), exploration (30-10-2013), HuyNguyen (29-10-2013), Nguoitimduong (27-10-2013), Poetry (27-10-2013), The smaller dragon (29-10-2013), VAPUTIN (28-10-2013)
  #3  
Cũ 28-10-2013, 09:08
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Sách Lịch Sử Phật Giáo Qua Tem Bưu Chính không bán ngoài nhà sách. Bản tôi có là bản do một thân hữu biếu tặng. Một số đồng đạo phụ giúp tác giả tiền in ấn, nên số phát hành không nhiều, khoảng 100-500 quyển.

Theo lời yêu cầu của Ecophila, tôi lần lượt sao chụp những phần chính của sách nhằm chia sẻ thông tin với anh chị em trong Diễn Ðàn. Những thông tin này tôi chưa kiểm chứng, nên tôi không dám khẳng định sự xác thực. Anh chị em tham khảo nên cẩn thận. Mặt khác, tôi tôn trọng tác quyền nên chì sao chụp một số trang liên quan đến thông tin chính trong lịch sử Phật Giáo mà không sao chụp toàn bộ quyển sách.

Xin cám ơn tác giả Trần Thanh Lý mà có thể tôi đã gặp năm 1997 tại Triển Lãm Bưu Hoa Quốc Tế PACIFIC’97 San Francisco, California.

Name:  Picture 1020.jpg
Views: 772
Size:  19.2 KB
Từ trái sang: Trần Thanh Lý (?), Nguyễn Bảo Tụng,
The smaller dragon, và một dân chơi tem không rõ tên.

Name:  Picture 1021.jpg
Views: 772
Size:  20.7 KB
Bức hình đặc biệt vì ngoài giá trị tình cảm còn vì có hai con
tem chỉ phát hành trong thời gian Triển Lãm PACIFIC’ 97.


The smaller dragon
California





PHẦN 1: Ðức Phật Thích Ca

Sơ lược chi tiết về cuộc đời Ðức Thích Ca qua các giai đoạn :
1. Ðản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni năm 623 trước Tây lịch
2. Tu hành khổ hạnh năm 29 tuổi
3. Thành đạo năm 35 tuổi
4. Chuyển pháp luân, hay giảng đạo lần đầu cho 5 đệ tử
5. Giảng đạo liên tục trong 45 năm sau đó
6. Nhập Niết Bàn năm 80 tuổi. Pháp thân hỏa táng, xá lợi được 8 vị vua các quốc gia lân cận thỉnh về thờ.


Name:  Picture 1014.jpg
Views: 909
Size:  83.4 KB

Name:  Picture 1015.jpg
Views: 1002
Size:  83.4 KB

Name:  Picture 1016.jpg
Views: 1000
Size:  71.2 KB

Name:  Picture 1017.jpg
Views: 891
Size:  93.6 KB


Ngày nay có Tứ Ðộng Tâm, tức bốn vùng đất linh thiêng trong lịch sử Phật Giáo là
1. Nơi Ðức Phật đản sinh: vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
2. Nơi Ðức Phật thành chánh qủa: Bồ Ðề Ðạo Tràng (Bodh Gaya)
3. Nơi Ðức Phật giảng pháp lần đầu: vườn Lộc Uyển (Sarnath)
4. Nơi Ðức Phật nhập Niết Bàn: Câu Thi Na (Kushinagar)


Name:  Picture 1019.jpg
Views: 811
Size:  58.2 KB

Name:  Picture 1018.jpg
Views: 796
Size:  75.9 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (29-10-2013), Đinh Đức Tâm (28-10-2013), exploration (30-10-2013), hongduc2008 (26-07-2015), HuyNguyen (29-10-2013), Nguoitimduong (28-10-2013), open (28-10-2013), Poetry (28-10-2013), stamp-history (28-10-2013), temsong (03-11-2013), Tien (28-10-2013), VAPUTIN (28-10-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Thái Lan phát hành tem mừng Đại Lễ Phật Đản năm 2013 (Phật lịch 2557) Poetry Bản tin Tem thế giới 20 04-04-2014 22:28
Nghị định 58/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính Poetry Văn bản, quy định liên quan đến Tem Bưu chính và Sưu tập Tem 0 20-07-2011 04:18
Thái Lan: Tem mừng Đại lễ Phật Đản năm 2011 (2555 Phật lịch) Poetry Phật giáo 1 17-05-2011 08:34
Ngày 31-03-2011, Bộ TT&TT phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 400 năm Phú Yên” tại Phú Yên Poetry Tem Việt Nam mới phát hành 7 04-04-2011 16:39
Tem mừng Đại lễ Phật Đản 2010 (Phật lịch 2554) Poetry Phật giáo 5 14-06-2010 09:17



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.