Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946

TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 Sau khi ra đời ngày 02-09-1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa kịp phát hành tem nên đã in đè 13 dạng tiêu đề lên 53 mẫu tem Đông Dương tạm thời sử dụng trên mạng bưu chính, tạo thành 57 mẫu tem Việt Nam đầu tiên.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #21  
Cũ 22-10-2010, 15:37
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Việc xếp theo 4 tiêu chí theo thứ tự ưu tiên như trên chắc chắn có nhiều bất cập.

Thí dụ, hai con tem thuộc 2 "bộ" khác nhau, nhưng được in đè theo cùng một Sắc lệnh, nếu xếp thành vào những bộ khác nhau có vẻ không ổn. Đây là trường hợp cụ thể của các tem số 53 và 54 theo thứ tự của Công ty Tem, in đè theo Sắc lệnh 164 ngày 26-08-1946.

Có lẽ phải đưa tiêu chí 3 (chữ in đè) lên trên tiêu chí 2 (bộ tem) mới có thể giải quyết trường hợp này, tuy sẽ gây ra nhiều xáo trộn, nhất kà do còn những Sắc lệnh/Nghị định liên quan chưa được công bố hoặc đã thất lạc. Mong được các bạn đóng góp ý kiến!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), chie (28-10-2010), dammanh (23-10-2010), hat_de (22-10-2010), manh thuong (23-10-2010), Poetry (22-10-2010), quaden@_cute (22-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010), Tien (24-10-2010)
  #22  
Cũ 23-10-2010, 13:46
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Đầu tiên xin lỗi các bạn vì mấy hôm bận quá do nhập hàng nên chưa chuẩn bị được,có chậm trễ!
Một vài suy nghĩ về những tem đông dương in đè:
1.Ngày mồng 6 tháng 3 năm 1945 NHẬT đảo chính PHÁP,trong suốt t/g từ 6-3-45 đến khởi nghĩa CMT8 tại HÀ NỘI các bưu cục vẫn bán tem ĐÔNG DƯƠNG để gửi thư.Theo thông tin dammanh thu đươc thời điểm này cước phí gửi 1 lá thư trong nước là 15 cents
Khi CM thành công,thì trong những ngày đầu T9 đến cuối năm 1945,các bưu cục tại HÀ NỘI vẫn bán con tem BÁ ĐA LỘC 15 cent để gửi thư (lý do con tem này vừa phát hành,trong kho còn rất nhiều,chưa kịp bán ra ).Đó là lý do khi in đè tiêu đề VNDCCH thì con tem BÁ ĐA LỘC 15 CENT được lấy in đầu tiên và in đè mực đen hoặc xanh lục. Theo cá nhân Dammanh đây là con tem đông dương in đè đầu tiên vndcch vào cuối năm 1945 và là con tem ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
2.Con tem cuối cùng trong dòng tem đông dương in đè:
Cho đến cuôi năm 1946,sau 1 năm chiến đấu ngoan cường TRUNG ĐOÀN BẢO VỆ THỦ ĐÔ với khẩu hiệu QUYẾT TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH được lệnh rút khỏi thành hà nội để bảo toàn lưc lượng và lúc đó việc in đè lên tem ĐÔNG DƯƠNG đã hoàn tất,con tem đông dương cuối cùng in đè là con tem CẤY LÚA. Tại sao chọn con tem cấy lúa để in đè mặc dù con tem này nhỏ khó in,lại phát hành ở pháp có tráng keo,số lương trong kho không nhiều. Lý do duy nhất để khẳng định tính khả thi của việc in đè này chính là mệnh giá 25 cent (cước phì gửi 1 lá thư thông dụng trong giai đoạn này )
To bác Vnmission : Dammanh đã tìm hiểu và hỏi một số người , nhìn lại trong thời kỳ này người hà nội ít giao lưu thư từ.Đại đa số nói cước phí gửi 1 lá thư từ 25-30 cent.Nếu 30 cent thì con tem nào 5 cent để bù vào thiếu hụt cước phí,và tại sao không dùng 2 tem Bá đa lộc mà lại tổ chức in đè cho thêm tốn kém,mà phải chọn tem in tại PHÁP,có tráng keo.Dammanh thiên về quan điểm 25 cent!!! (vài suy nghĩ cá nhân,xin chờ nghe ý kiến mọi người).
Tiện đây vì anh Vnmission có nhắc đến cụ già,Dammanh xin trích dẫn đoạn văn mà bố của Dammanh có viết trong quyển tài liệu NC tem chơi. Xin phép đưa lên để các bạn tham khảo! Trang 49-50

Name:  IMG_0683.jpg
Views: 875
Size:  76.1 KB

Name:  IMG_0686.jpg
Views: 807
Size:  81.2 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), Đinh Đức Tâm (23-10-2010), chie (28-10-2010), hat_de (23-10-2010), manh thuong (23-10-2010), Poetry (24-10-2010), quaden@_cute (24-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010), Tien (24-10-2010), vnmission (23-10-2010)
  #23  
Cũ 23-10-2010, 18:36
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Cảm ơn bác Đàm Mạnh thật nhiều, nhất là về bài viết của Cụ Đàm Trung Thiện!

Về điểm 1, thông tin của bác chắc chắn chính xác, nhất là qua một số bài viết trước đây của Cụ Thiện. Tôi nhớ Cụ có dùng tem Alexandre de Rhodes 15c gửi về nhà mình và đã nhận được, chỉ tiếc bì thực gửi đó đã bị thất lạc.

Về cước phí thời gian 1946, số bì thư dán tem in đè còn lại và được biết đến nay quá ít, khó có thể kết luận chắc chắn, do đó cần tìm thêm thông tin chính thức. Như trong bài viết trên VS 3 mà tôi đã đề cập, trên mạng hiện nay có Sắc lệnh 97 do Cụ Huỳnh Thúc Kháng ký ngày 5/6/1946 quy định việc tăng gấp đôi tất cả các loại thuế bưu chính, áp dụng hồi tố từ ngày 1/12/1945 (http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/...spx?ItemID=643 ). Không hiểu "thuế bưu chính" có bao gồm cước gửi thư không, cần phải tìm hiểu thêm. Cứ tạm thời cho là bao gồm cả cước bưu chính, thì có thể mức cước ít nhất là từ 5/6/1946 phải là 30 xu.

Tôi có ý thử tìm hiểu cước bưu chính do Pháp quy định thời kỳ này tại Đông dương, nhưng chưa tìm được thông tin, vì các bì thư trên mạng chủ yếu gửi đi Pháp hoặc nước khác, hiếm bì gửi trong nước.

Bác làm ơn cho biết Cụ Thiện viết bài trên vào thời điểm nào được không ạ? Tôi muốn làm rõ Cụ muốn đưa tem in đè vào cùng tem VNDCCH, hay để riêng coi như dòng tem "provisoire" (tạm thời)?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), chie (28-10-2010), Cu Bim (30-10-2010), dammanh (24-10-2010), hat_de (23-10-2010), huuhuetran (24-10-2010), Poetry (24-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010), Tien (24-10-2010)
  #24  
Cũ 24-10-2010, 12:26
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

To anh Vnmission:
Bài trên được viết vào năm 1999 (từ tháng 5-10)
Cụ già của Dammanh luôn đưa những tem in đè này vào cùng tem VNDCCH,Tôn vinh lên là những con tem đầu tiên của tem VNDCCH
Cám ơn anh Vnmission nhiều!Nhờ anh gợi ý và mất một đêm xem kỹ các ghi chép của cụ già,Dammanh đã rõ các số liệu và ngày phát hành trong tài liệu của ngài J.D lấy từ đâu và đáng tin cậy không? lại xin khất anh vì t/g này bận quá!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), hat_de (24-10-2010), huuhuetran (24-10-2010), Poetry (24-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010), Tien (24-10-2010), vnmission (24-10-2010)
  #25  
Cũ 24-10-2010, 16:41
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Tất Thành thân mến, do một số bì có tem Indochine tản mạn trong các bộ sưu tập, hôm nay mời xem một trong số những bì đó:


Name:  bi indochine.jpg
Views: 829
Size:  28.5 KB
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), bo cau (25-10-2010), dammanh (25-10-2010), hat_de (24-10-2010), nam_hoa1 (28-10-2010), Poetry (24-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010), Tien (24-10-2010), vnmission (24-10-2010)
  #26  
Cũ 24-10-2010, 18:51
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Giá cước trên bưu ảnh, bưu thiếp bao giờ cũng bằng phân nữa cước thư thường:

Name:  bi indochine.1.jpg
Views: 811
Size:  29.2 KB
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), bo cau (25-10-2010), chie (28-10-2010), dammanh (25-10-2010), hat_de (25-10-2010), Lu Tich Nguyen (25-10-2010), nam_hoa1 (28-10-2010), Poetry (24-10-2010), quaden@_cute (24-10-2010), The smaller dragon (24-10-2010), Tien (27-10-2010), vnmission (24-10-2010)
  #27  
Cũ 25-10-2010, 14:29
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi dammanh Xem Bài

Bài trên được viết vào năm 1999 (từ tháng 5-10)
Cụ già của Dammanh luôn đưa những tem in đè này vào cùng tem VNDCCH,Tôn vinh lên là những con tem đầu tiên của tem VNDCCH
Bài Cụ Thiện viết năm 1999, tức là sau "Danh mục tem bưu chính Việt Nam 1945 - 1996" (Công ty Tem, 1997), khi tem in đè đã được xếp lên trước "tem bưu chính VNDCCH", do đó chắc chắn Cụ muốn "ghép" hai loại tem làm một, không đưa vào phần riêng "tem tạm thời" làm gì.

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi dammanh Xem Bài

mất một đêm xem kỹ các ghi chép của cụ già,Dammanh đã rõ các số liệu và ngày phát hành trong tài liệu của ngài J.D lấy từ đâu và đáng tin cậy không?
Rất rất mong giải thích của bác!!!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), chie (28-10-2010), dammanh (26-10-2010), hat_de (25-10-2010), huuhuetran (25-10-2010), Poetry (25-10-2010), quaden@_cute (25-10-2010), Tien (27-10-2010)
  #28  
Cũ 25-10-2010, 16:06
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Xin chia sẻ với các bạn bài viết trên VS 3 để tiện theo dõi:



NHỮNG CON TEM LỊCH SỬ

Tác giả chân thành cảm ơn bác Đàm Hiếu Mạnh
đã đóng góp ý kiến quý báu cho dự thảo bài viết.


Hà Nội thu vàng gắn với những người con đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh những ngày đầu Cách mạng, và cũng gắn với những con tem lịch sử của chúng ta.

1. Ý tưởng về tem bưu chính đã hình thành từ trước 2/9/1945, tuy nhiên không thành hiện thực vì khi đó Việt Minh chưa giành được chính quyền hay kiểm soát hệ thống bưu chính. Nhân dân vẫn dùng tem Đông Dương, Việt Minh chỉ có nhu cầu gửi công văn, tài liệu, do đó chỉ có thể có tem nhãn sự vụ, dán lên bì công văn theo độ khẩn để giao liên chuyển cho kịp.

Khi đó Việt Nam chưa tham gia điều ước bưu chính quốc tế nào, để tạm thời sử dụng trong nước ta lấy tem Đông Dương lưu kho in đè [Trừ tem Cấy lúa, toàn bộ 52 tem Đông Dương còn lại được tận dụng đều là loại được in tại Hà Nội thời 1941-44]. Việc in đè tem cũ khá phổ biến trên thế giới, nhất là tại các thuộc địa hay vùng tạm chiếm của Pháp và Đức cuối thế kỷ XIX và trong Chiến tranh thế giới II. Tem thuộc địa của Pháp cũng đã được in đè để sử dụng tại Nam Kỳ (1886), Trung và Bắc Kỳ (1888) và toàn Đông Dương (1889). Nhưng đây là lần đầu tiên tem của chính quyền thuộc địa được sử dụng trong một Nhà nước độc lập vừa lật đổ ách thống trị của chính quyền thực dân [sau này, một số nước châu Phi mới giành độc lập cũng tam thời in đè tem cũ để sử dụng], một sự kế thừa có chọn lọc thể hiện rõ một tầm nhìn…

2. Là người hiểu rõ ý nghĩa của tem bưu chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát hành những con tem đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thông qua Giáo sư Đỗ Xuân Hợp, Bác yêu cầu Bộ trưởng Thông tin tuyên truyền Trần Huy Liệu cho thực hiện việc này. Khi xảy ra vụ tem in đè trái phép năm 1946, Giáo sư Đỗ Xuân Hợp cũng đã thông tin cho luật sư về tem in đè lỗi [Quang Chính, Hồ Chí Minh với tem thư những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Tạp chí Tem số 17, tháng 3/1996, tr. 4].

Không phải ngẫu nhiên một trong những nơi Bác đến thăm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám là Bưu điện Trung ương Bờ hồ, ngày 17/1/1946. Ngay từ 3/4/1946, một dự thảo Khoản ước tạm thời về thư tín và hàng không với Trung Hoa đã được trình lên Hội đồng Chính phủ [Đỗ Hoàng Linh, Hồ Chí Minh – 474 ngày độc lập đầu tiên, NXB Thanh niên 2008, tr. 130-31]. Tuy không được chấp thuận, dự thảo này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ mới đối với hợp tác bưu chính quốc tế. Thực vậy, bưu chính là một chủ đề được thảo luận và đã được ghi nhận trong các văn bản ký với Pháp năm 1946, đặc biệt là Thỏa thuận Hội nghị tham mưu (Conférence d'Etat-major) 3/4 và Tạm ước (Modus vivendi) 14/9.

3. Những con tem đầu tiên của một quốc gia mới giành độc lập có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng. Quốc gia có thể chưa được công nhận về ngoại giao, nhưng tem bưu chính được phát hành thể hiện trên thực tế nền độc lập của quốc gia đó. Điều ước quốc tế đầu tiên mà Việt Nam ký với nước ngoài, bản Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 chỉ ghi: Chính phủ Pháp công nhận nước Cộng hòa Việt Nam là một quốc gia tự do... Tuy vậy, sự hiện diện của tem bưu chính, đặc biệt là những con tem in đè “DOC-LAP TU-DO HANH-PHUC”, đã cho thấy quyết tâm giữ bằng được nền độc lập của Nhà nước Cộng hòa non trẻ.

Ngoài phục vụ mục đích bưu chính, tem Đông Dương in đè còn góp phần chống giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt, ba kẻ thù quan trọng và trực tiếp nhất của ta lúc đó. Các tem in đè với phụ thu như quốc phòng, cứu đói và chống nạn mù chữ… đã đóng góp thiết thực vào sự nghiệp này. Lính Pháp thoát tù khi Nhật đầu hàng đồng minh (4.400 quân riêng tại Hà Nội cuối năm 1945, theo Hiệp định sơ bộ 6/3 đều phải về nước ngay) đã mua nhiều tem vì sợ đồng piastre không sử dụng được tại Pháp. Sau 6/3, 15.000 quân Pháp vào Bắc Bộ thay thế quân Tưởng và 13.100 Pháp kiều tại Hà Nội cũng góp phần tiêu thụ lượng đáng kể tem Đông Dương in đè. Sau này, Cotevina không còn tem để bán cho người sưu tập là một thực tế cho thấy phần lớn tem Đông Dương in đè đã được tiêu thụ hết ngay từ những ngày đầu!

4. Sắc lệnh 97 do Cụ Huỳnh Thúc Kháng ký ngày 5/6/1946 quy định việc tăng gấp đôi tất cả các loại thuế bưu chính, áp dụng hồi tố từ ngày 1/12/1945 [Nguồn: http://vbqppl.moj.gov.vn]. Theo đó, cước bưu chính suốt thời kỳ 1945–46 là 30 xu, phí bảo đảm thêm 60 xu. Lúc đó đồng tiền được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là đồng piastre (1$ ngang 1 đồng và bằng 10 quan Pháp), do đó giá mặt trên tem được giữ nguyên trong nhiều trường hợp.

5. Chữ in đè trên tem có nhiều dạng khác nhau. Chữ bưu chính được viết theo 3 cách: “BUU-CHINH”, “BUU CHINH” và “Buu-Chinh”, trong khi chữ cộng hòa có tới 4 cách viết: “CONG-HOA”, “CONG HOA”, “CONGHOA” (viết liền) và “Cong-hoa”. Đáng lưu ý, một số tem in đè theo các Sắc lệnh ký cùng ngày 26/8/1946, nhưng chữ cộng hòa vẫn khác nhau. Vì vậy trong bài này các mẫu tự in đè được đưa vào ngoặc kép để bảo đảm tính chính xác.

Các danh bạ tem bưu chính của nước ngoài liệt kê đầy đủ các mẫu dấu in đè. Scott xác định 29 kiểu, trong khi NuLine phân biệt 31 kiểu dáng khác nhau, căn cứ không chỉ vào nội dung chữ in mà cả hình dạng các chữ và dấu xóa khác. Để bảo đảm tính khoa học của việc phân loại mẫu tự, thiết nghĩ cần có sự trợ giúp của các chuyên gia về ngôn ngữ.

6. Danh mục tem bưu chính Việt Nam do Công ty tem phát hành liệt kê dòng tem này theo mẫu chữ in đè, kết hợp với ngày ra Sắc lệnh, nếu có, theo đó 57 tem được chia thành 13 bộ. Cách liệt kê này không phân biệt cụ thể mẫu tự in đè, đồng thời chưa xác định được ngày phát hành tem. Tới nay chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ về tem Đông Dương in đè, ngoài Jacques Desrousseaux, một người Pháp say mê tem từng có mặt tại Đông Dương thời đó [Jacques Joseph René Louis Desrousseaux (1912–1993), Tổng thanh tra Hầm mỏ Đông Dương từ 1938 đến 1947]. Trong thiên Bưu chính và liên lạc Pháp tại Viễn Đông, Quyển 6, Chương 2, Desrousseaux thống kê khá đầy đủ thời gian cũng như số lượng phát hành tem Đông Dương in đè, sau đây là một số thí dụ tiêu biểu:

- Hai tem in đè đầu tiên của VNDCCH là Alexandre de Rhodes 15c, in đè mầu đen và mầu xanh lá, phát hành ngày 24/11/1945 với số lượng 1.342.500 mỗi mầu. Đây là lần đầu tiên quốc hiệu “VIET-NAM DAN-CHU CONG-HOA” xuất hiện trên tem bưu chính. Trong năm 1945, Việt Nam còn phát hành thêm 4 tem, gồm Alexandre de Rhodes 30c (ngày 29/11), Thể thao, tuổi trẻ 50c (5/12) [Việc tem Thể thao, tuổi trẻ 50c phát hành ngày 5/12/1945 cũng được cụ Đàm Trung Thiện ghi nhận trong bài Sưu tập tem những ngày đầu Cách mạng Tháng 8/1945 ở Hà Nội (Tạp chí Tem số 31, tháng 7/1998, tr. 22.)], Yersin 1$ (11/12) và đặc biệt là Lagrée 40c (12/12) – con tem đầu tiên có in đè chữ “DOC-LAP”.

- Tem những thành phố bị tàn phá 15c phụ thu 60c sửa thành “2$00” và 40c phụ thu 1$10c sửa thành “3$00” phát hành ngày 25/2 là hai tem phụ thu (semi-postal) đầu tiên phát hành nhằm mục đích “CUU-DOI” (cứu đói), theo Nghị định số 291 của Bộ trưởng Giao thông công chính ngày 23/1/1946 - chỉ 6 ngày sau khi Bác thăm Bưu điện.

- Tem Garnier 15c đổi giá thành “30 xu” được phát hành ngày 28/5 với số lượng lớn nhất, 3.140.000 tem. Đây là con tem đổi giá đầu tiên, phát hành chủ yếu nhằm mục đích bưu chính.

- Các tem Bảo Đại và Nam Phương 6c được đổi giá và phụ thu “30 xu + 3 d.” theo Sắc lệnh số 54 ngày 24/4, nhưng chỉ được phát hành vào ngày 5/9/1946, đúng thời điểm Bác Hồ mời cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn tối cao cho chính phủ. Hai tem này cũng cho thấy cước bưu chính vào tháng 9/1946 là 30 xu [Bộ tem mã số 01 của VNDCCH theo Sắc lệnh số 172 ngày 27/8/1946 (theo Desrousseaux phát hành tháng 10/1946) có mệnh giá 1, 3, 4, 6 và 9 hào (không kể phụ thu) phù hợp với cước bưu chính trên].

- Hai tem Grandiere 5c sửa giá thành “1 dông” và 1c sửa thành “4 dông” ra ngày 16/12/1946, chỉ 60 giờ trước ngày Toàn quốc kháng chiến, là hai con tem in đè phát hành cuối cùng. Có chiến sỹ cảm tử nào của ta sử dụng những con tem này không?

- Một số tem dự định phát hành tháng 1/1947 nhưng do chiến tranh đã trở thành tem không phát hành, như tem Garnier 1c sửa thành “5 dông”, Sihanouk 6c sửa thành “2 dông” và Yersin 6c phụ thu “+ 2 dong”… Riêng tem Cấy lúa 25c, Desrousseaux cho là chỉ được in đè vào năm 1947, có thể vào nửa cuối năm.

7. Thời điểm phát hành tem theo ghi nhận của Desrousseaux về cơ bản phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế-xã hội nước ta thời đó, tuy nhiên vẫn cần phải có nguồn độc lập khác để kiểm chứng. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần tập hợp mọi thông tin liên quan, nhất là trong các kho lưu trữ, và triển khai sắp xếp lại dòng tem Đông Dương in đè theo thời điểm phát hành, kết hợp một cách khoa học với mẫu tự in đè, bộ tem và mệnh giá để trả lại giá trị đích thực cho những con tem lịch sử, đưa tem Đông Dương in đè vào dòng chảy chung cùng với tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), chie (28-10-2010), Cu Bim (30-10-2010), dammanh (26-10-2010), hat_de (27-10-2010), nam_hoa1 (28-10-2010), Nguoitimduong (30-10-2010), quaden@_cute (27-10-2010), Tien (27-10-2010)
  #29  
Cũ 27-10-2010, 19:52
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

So sánh tem Ðông Dương in đè với tem VNDCCH, chúng ta thấy có hai điều khác nhau căn bản:

1. Nguồn gốc. Hai loại tem Ðông Dương in đè và tem VNDCCH hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc. Một loại là tem của nhà cầm quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Một loại là tem của chính quyền VNDCCH độc lập.

2. Sử dụng. Số tem Ðông Dương in đè trong hai năm 1945-1946 đã không được sử dụng -chình xác là sử dụng rất ít trong một thời khoảng rất ngắn- vì chính quyền Cách Mạng sớm phải rời thủ đô để bắt đầu cuộc trường kỳ kháng chiến tại các vùng giải phóng. Trong thời gian kháng chiến, chính quyền CM đã cho thiết kế, in, và phát hành tem với quốc hiệu VNDCCH.

Vì thế, năm 1946, bộ tem “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” một mẫu với 5 tem gía mặt 1 hào, 3 hào, 9 hào, 4 hào+6 hào, và 6 hào+9 hào mới chính là bộ tem đầu tiên của dòng tem VNDCCH.

Nên nhớ bộ tổng mục chính thức và mới nhất của VN là bộ Danh Mục Tem Bưu Chính Việt Nam 1945-2005. Vietnam Postage-Stamp Catalogue 1945-2005 của nxb Bưu Ðiện (Hà Nội, 2006, 533 tr.) đã ghi những tem Ðông Dương in đè là loại “Tem tạm thời” (tr. 17-22) là rất dứt khoát và rõ ràng. Nếu cơ quan Bưu Chinh của một nước mà không có thẩm quyền quyết định hệ thống tem của nước ấy thì ai hay cơ quan nào mới có quyền? Hỏi, tức là trả lời!

Nếu có thắc mắc về loại tem Ðông Dương in đè quốc hiệu mới thì đó chỉ là thắc mắc về cách sắp xếp thứ tự các tem ấy của cơ quan Bưu Chính VN mà thôi. Theo Danh Mục chính thức đã nêu trên thì tem tạm thời được sắp xếp theo tiêu đề, từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa... qua Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Ðộc Lập Tự Do Hạnh Phúc... cuối cùng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Ðời Sống Mới.

Bình thường danh mục tem nào cũng sắp xếp theo thứ tự thời gian phát hành, cách sắp xếp theo tiêu đề cho thấy cơ quan Bưu Chính đã không có tài liệu hay văn bản, hoặc thông tin chính xác về thời gian phát hành các bộ tem Ðông Dương in đè, nên đã tìm cách hợp lý nhất để sắp xếp, tức là tiêu đề nào đơn giản thì sắp trước, tiêu đề càng phức tạp càng sắp sau.

Sự đóng góp của giới sưu tầm tem chính là góp ý về sự sắp xếp. Ai biết hay còn lưu giữ văn bản hay tài liệu gì về thời gian phát hành các tem Ðông Dương in đè thì nên phổ biến để cung cấp cho cơ quan Bưu Chính, hầu việc sắp xếp 57 con tem Ðông Dương in đè của nhà cầm quyền CM trong hai năm 1945-1946 được chính xác theo thời gian, hơn là theo tiêu đề như tình trạng hiện nay. Trong chiều hướng này, những đóng góp của Bác Ðàm Trung Thiện trước đây và của Vnmission bây giờ là rất quý.

Còn kiến nghị hay yêu cầu sắp xếp một loại tem của chính quyền thuộc địa Pháp hợp nhất vào dòng tem của chính quyền VN độc lập thì không được hợp lẽ! Ðấy là nói về lý, bây giờ nói về tình: dòng tem VNDCCH với tem Hồ Chủ Tịch đứng số một, hay một con tem Indochine nào đó đứng số một, cách nào hay hơn?



Name:  Picture 1662.jpg
Views: 769
Size:  31.1 KB

Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 27-10-2010, lúc 23:33
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), chie (28-10-2010), chienbinh (27-10-2010), Cu Bim (30-10-2010), hat_de (27-10-2010), huuhuetran (27-10-2010), nam_hoa1 (28-10-2010), Nguoitimduong (30-10-2010), quaden@_cute (27-10-2010), Red-Cross (27-10-2010), Tien (27-10-2010), vnmission (27-10-2010)
  #30  
Cũ 27-10-2010, 23:39
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Mây hôm vừa rồi phần vì bận, phần vì ngại làm đứt mạch của các cao nhân, nay mọi thứ đã ổn xin được diễn đạt lại vài suy nghĩ nhỏ (gọi là diễn đạt lại vì nó ko mới do đã trình bày)

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài


Còn kiến nghị hay yêu cầu sắp xếp một loại tem của chính quyền thuộc địa Pháp hợp nhất vào dòng tem của chính quyền VN độc lập thì không được hợp lẽ! Ðấy là nói về lý, bây giờ nói về tình: dòng tem VNDCCH với tem Hồ Chủ Tịch đứng số một, hay một con tem Indochine nào đó đứng số một, cách nào hay hơn?
theo cá nhân suy nghĩ thì ko có cách nào hay, vì sự lựa chọn nào cũng khó

- lựa chọn 1: đặt tem in đè lên trước như hiện nay

qua con tem in đè chính quyền non trẻ khẳng định được quốc hiệu <=== giá trị lịch sử lớn <=== nó là trước và nó được đặt trước cũng là điều hợp tự nhiên.

- lựa chọn 2: đặt con tem cụ Hồ lên trước <=== điều này VN ta xưa và nay đều muốn, nhưng vì nó có sau nên ko thể đặt lên trước.

Nếu "có cánh" nào đó đặt nó lên trước vô tình đã "phủ nhận quốc hiệu VN" <=== cụm từ này đã được gk sử dụng trong 1 lần VS tổ chức đố vui.

Như vậy là đang có 1 thứ khó và tế nhị, đó là "sinh sau nhưng cần trở thành số 1". Sinh sau nhưng "phải nhận" No 1 thì buộc phải có 1 ranh giới, mà ranh giới tự nhiên nhất ở đây là "tính thuần việt". Dòng tem bưu chính có quốc hiệu Việt Nam bắt đầu từ năm 1945 bởi năm ấy CM thành công mà, nhưng chúng ta "ko thể đưa ông tây lên đầu" ... "mất mỹ quan chính trị" vậy thì ... tây nhất đầu tây ta nhất đầu ra, cho ông là tạm thời nên ko cần đặt số, số 1 thì chỉ có 1, ko thể có 1 số 1.

Cách diễn đạt có thể tạo cảm giác thiếu tôn trọng, nhưng đó là tôn trọng lịch sử.

Vấn đề khó thứ nhất liên quan tới đánh số 1 phần vì nguyên nhân trên. Phần nữa là vì ch tranh làm thất lạc nhiều chứng từ giấy tờ, công văn quan trọng. Cứ đặt giả sử nó còn đủ 100 trong kho lưu chữ quốc gia thì cũng chưa biết tới đời nào VN cho số 1 đặt vào bộ tem đầu tiên mang quốc hiệu VN.

vậy nên trong trường hợp giả thiết rằng có đủ tư liệu (dù việc này hầu như rất khó vì thất lạc), giả sử đó coi là có thì 1 khó khăn được loại hẳn. Vấn đề bưu chính coi như được giải quyết triệt để, nhưng còn "vấn đề kia" ... con tem là tấm danh thiếp của 1 quốc gia mà ... lẽ nào người ta lại chọn vị trí số 1 lại là "món ấy"

Tóm lại: về mặt bưu thì ko chắc chắn có đủ tư liệu hay ko, về "mặt kia" thì còn thể diện ... và như vậy chắc còn rất lâu chúng ta mới đạt được mong muốn này

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài


7. Thời điểm phát hành tem theo ghi nhận của Desrousseaux về cơ bản phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế-xã hội nước ta thời đó, tuy nhiên vẫn cần phải có nguồn độc lập khác để kiểm chứng. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần tập hợp mọi thông tin liên quan, nhất là trong các kho lưu trữ, và triển khai sắp xếp lại dòng tem Đông Dương in đè theo thời điểm phát hành, kết hợp một cách khoa học với mẫu tự in đè, bộ tem và mệnh giá để trả lại giá trị đích thực cho những con tem lịch sử, đưa tem Đông Dương in đè vào dòng chảy chung cùng với tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Và chừng nào mọi thứ còn lơ lửng thì sức hấp dẫn và câu chuyện quan nó vẫn còn ... âu cũng là cái thú làng tem ... trộm nghĩ vậy ...
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (30-10-2010), chie (28-10-2010), Cu Bim (30-10-2010), nam_hoa1 (28-10-2010), The smaller dragon (28-10-2010), Tien (30-10-2010), vnmission (28-10-2010)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Sưu tầm tem Bác Hồ phát hành ngày 2/9/1946 *VietStamp* Nhân vật Việt Nam 0 30-09-2019 18:59
Bì thư thực gửi 1945-1946 *VietStamp* TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 2 16-09-2019 00:20
Bộ Tem Đông Dương in đè (tem dùng tạm thời 1945-1946) hongduc2008 Shop Tem: HongDuc08 4 25-06-2016 22:56
Bì thư sưu tập 11-1946 kimma TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 4 04-06-2011 01:13
Phong bì Việt Nam tháng 2/1946 (?) vnmission Cùng nhau giải đáp 21 20-10-2009 00:53



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.