Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 23-05-2011, 15:56
tugiaban's Avatar
tugiaban tugiaban vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 06-12-2007
Đến từ: www.facebook.com/nhungdauchandelai
Bài Viết : 768
Cảm ơn: 4,054
Đã được cảm ơn 2,352 lần trong 726 Bài
Mặc định Câu chuyện về con tem cô Ba Trà

Hoa khôi Sài Gòn: Sống làm vợ khắp người ta (kỳ 3)

"Sống làm vợ khắp người ta; hại thay thác xuống làm ma không chồng...”, thầy tướng Vị Kính Trang, một trong số những người đoán mệnh số nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, đã nói về cuộc đời hồng nhan của cô Ba Trà.

Kỳ 3: Sống làm vợ khắp người ta…

Phần lớn các công tử, giới ăn chơi tới “tổ quỷ” của Yvette Trà, dù không được gần cô, vẫn khoe rằng "đã ngủ với Huê khôi Nam kỳ", để tỏ ra mình là kẻ ăn chơi sành điệu.

Vào đời ở tuổi 14

Ở tuổi 14, cô Ba Tra đẹp như một đóa hàm tiếu, đã bị má ruột vội vã đem gả cho một quan ba người Pháp tuổi trên 30. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đầu đời ép uổng đã sớm tàn nhanh khi anh quan ba mãn hạn về Pháp ngay năm sau, không đoái hoài gì đến Trà nữa. Vậy là ở tuổi 15, Trà trải qua "một đời chồng".




Con tem có in hình người đẹp Nam Bộ mà một số nhà sưu tập cho là hình của hoa hậu Sài Gòn xưa: cô Ba Trà hoặc cô Ba xà bông

Trở về ở lại với má, Trà tiếp tục bán hàng rong trên chuyến xe lửa Sài Gòn đi Phan Thiết và sau đó gặp Toàn - con trai tỷ phú đất Phan Rang. Lúc đó, Toàn tình cờ gặp Trà đang bươn bả ngoài phố đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô hoa khôi tương lai nên nhiều lần viết thơ tỏ tình nhờ người đưa tới. Và rồi, vì quá si mê Trà nên chỉ trong vòng đôi tuần sau cuộc gặp lần đầu, Toàn đã cùng ba má đem lễ vào Sài Gòn làm đám cưới và thế là Trà lại sang ngang một lần nữa ở tuổi trăng rằm. Nhưng cũng chỉ được 2 năm, Toàn bắt đầu bồ bịch lăng nhăng, Trà đã bỏ đi vì can chồng không được.

Chua xót vì cuộc tình tan vỡ với Toàn, Trà đã kết thân với bác sĩ Trần Ngọc Án và trở thành phu nhân của ông khi bước sang tuổi 18. Song, vì sai lầm giao cô hoa khôi vào cửa ăn chơi của dì Tư Ăng-lê, mà vị bác sĩ này mất vợ.

Sau ngày chia tay với Án, Trà sống tự do phóng khoáng, không ràng buộc dưới một mái ấm nào cả; trở thành người sành điệu, giao du rộng rãi với giới phong lưu ở Sài Gòn, những tay ăn chơi vượt rào từ Lục tỉnh…; và ngày càng lấn sâu vào chiếu đỏ - đen. Yvette Trà cũng bổ sung thêm vào bộ sưu tập ông chồng thứ 4 là một nhà triệu phú trẻ tuổi làm "trung gian thương mãi" ở Chợ Lớn…

Chủ “tổ quỷ” hành lạc nhứt dạ đế vương

Trong lịch sử ăn chơi Đông Tây kim cổ nước ta, chưa có người nào có thể so sánh với cuộc đời cô Ba Trà. Trong khi sở phí Đông Pháp lữ quán càng cao, nợ nần càng nhiều, cô Ba Trà muốn giải nghệ thì chính là lúc các công tử Ba Qui, cậu Tư Phước George mê cô và một nhà triệu phú trẻ tuổi khác làm "trung gian thương mãi" họ Lương đã bỏ tiền ra để cô trả nợ, rồi thuê riêng một căn phố lầu sang trọng định xây tổ uyên ương, ăn đời ở kiếp với cô - được đặt tên Nguyệt Tiên Cung - là cái “tổ quỷ" hành lạc nhứt dạ đế vương của bọn công tử, nhà giàu tới ve vuốt Trà.

Không có điều lệ thành văn, nhưng lâu ngày thành thói quen nhứt định, khách hào hoa muốn vô Nguyệt Tiên Cung phải nạp 1000 đồng lệ phí, gọi là "đi lễ". Số tiền ấy phải gồm 10 tờ giấy xăng bộ lư (giấy 100 đồng có in hình bộ lư), đựng trong bao thơ, đặt trên một cái mâm do một cô xẩm bưng lên lầu để "xin ra mắt cô Ba".

Sau khi được tiếp đãi, nghe xẩm, ăn uống, nếu may mắn, khách được ôm ấp người đẹp Yvette Trà trong một phòng ngủ sang trọng như nữ hoàng. Rồi, vì tiếng đồn Nguyệt Tiên Cung, nhiều ông nhà giàu trọng tuổi, còn hảo ngọt, từ Hậu Giang, đã bán mấy ghe chài lúa, lên Sài Gòn ăn chơi huy hoắc với cô chỉ hơn một tháng mà lúc trở về còn tay không.

Phong tình là vậy, Trà không thể nhớ nổi mình đã ban bố tình cảm và ngủ với bao nhiêu người đàn ông. Thế nhưng, sau này, khi kể cho một vị có tiếng trong làng văn Sài Gòn nghe, cô Ba Trà đã tự bạch: "Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên".

Với cô Ba Trà, đó là mối tình đầu đúng nghĩa!

(Theo Đất Việt)
__________________
www.facebook.com/nhungdauchandelai

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 24-05-2011, lúc 12:24 Lý do: Chỉnh định dạng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
25 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tugiaban vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (23-05-2011), Đêm Đông (24-05-2011), chie (07-01-2013), colonies (23-05-2011), dammanh (23-05-2011), Dat_stamp (27-05-2012), hat_de (23-05-2011), helicopter (23-05-2011), hijakata (25-09-2013), huuhuetran (23-05-2011), j0j0 (23-05-2011), lydainghia (23-05-2011), manh thuong (23-05-2011), MeTemViet (24-05-2011), nam_hoa1 (29-07-2013), Ng.H.Thanh (23-05-2011), nguyên nguyễn (23-05-2011), Poetry (23-05-2011), temhp88 (06-01-2013), thanhtruc (03-02-2013), The smaller dragon (24-05-2011), Tien (23-05-2011), vnmission (23-05-2011), xihuan (23-05-2011), zodiac (24-05-2011)
  #2  
Cũ 23-05-2011, 21:02
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Chắc là chuyện cô Ba Trà, chứ còn cô Ba xà bông trông "có tuổi" lắm:

Name:  clip_image002.jpg
Views: 13655
Size:  69.6 KB

Name:  nqb88l.jpg
Views: 10147
Size:  49.1 KB

Người Pháp nổi tiếng lẳng lơ - vụ IMF vừa rồi chỉ là một ví dụ. Vì vậy nếu cô Ba trong câu chuyện trên mà xuất hiện nhiều trên tem thì cũng chẳng phải chuyện lạ. Theo Scott, trong 17 năm từ 1907 tới 1923, cô Ba xuất hiện trên khoảng 30 tem khác nhau, chưa kể các loại in đè màu đỏ hay đen:

Name:  Co Ba.jpg
Views: 5047
Size:  84.4 KB

Hai con tem số 88 và 89 không được bán ở Đông Dương, coi là không phát hành. Tem in lỗi thì vô số kể. Loại này dành riêng cho các bậc đứng tuổi và yêu mến cô Ba như bác Đàm Mạnh sưu tập!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
20 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (23-05-2011), Đêm Đông (24-05-2011), chie (07-01-2013), colonies (23-05-2011), dammanh (23-05-2011), Dat_stamp (27-05-2012), hat_de (23-05-2011), huuhuetran (24-05-2011), lydainghia (23-05-2011), manh thuong (24-05-2011), MeTemViet (24-05-2011), nam_hoa1 (29-07-2013), Ng.H.Thanh (24-05-2011), Poetry (23-05-2011), temhp88 (06-01-2013), thanhtruc (03-02-2013), The smaller dragon (24-05-2011), Tien (23-05-2011), tugiaban (24-05-2011), xihuan (23-05-2011)
  #3  
Cũ 23-05-2011, 22:46
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

CÔ BA thứ thiệt càng xinh,càng đẹp lại càng quý!Nhưng khi lên tem càng lỗi thì cost càng cao, thôi đành nghe lời bác Vnmission vậy !THẢ MỒI BẮT BÓNG – bỏ mộng tìm giai nhân thật,theo đuổi bóng người đẹp trên tem lỗi để collection Indochine thêm hoành tráng,hấp dẫn

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-05-2011), chie (07-01-2013), Dat_stamp (27-05-2012), hat_de (24-05-2011), huuhuetran (24-05-2011), lydainghia (23-05-2011), nam_hoa1 (29-07-2013), Ng.H.Thanh (24-05-2011), Poetry (24-05-2011), temhp88 (06-01-2013), thanhtruc (03-02-2013), The smaller dragon (24-05-2011), Tien (24-05-2011), tugiaban (24-05-2011), vnmission (23-05-2011), xihuan (23-05-2011)
  #4  
Cũ 23-05-2011, 23:07
lydainghia's Avatar
lydainghia lydainghia vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 13-01-2010
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 125
Cảm ơn: 1,580
Đã được cảm ơn 1,119 lần trong 130 Bài
Mặc định

Em cũng có một số tem này, đọc xong bài này như được điểm nhãn. Tối trước khi ngủ chắc phải giở bộ sưu tập Indochine để ngắm mỹ nhân

Cảm ơn Tugiaban nhìu
__________________
Lạc lối chiêm bao, mai một nhánh.
Muốn mang tặng bạn, khó vô ngần.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn lydainghia vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-05-2011), chie (07-01-2013), Dat_stamp (27-05-2012), hat_de (24-05-2011), huuhuetran (24-05-2011), nam_hoa1 (29-07-2013), Ng.H.Thanh (24-05-2011), Poetry (24-05-2011), temhp88 (06-01-2013), thanhtruc (03-02-2013), tugiaban (24-05-2011), vnmission (24-05-2011), xihuan (23-05-2011)
  #5  
Cũ 23-05-2011, 23:46
colonies's Avatar
colonies colonies vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 10-04-2011
Đến từ: sài gòn
Bài Viết : 23
Cảm ơn: 16
Đã được cảm ơn 124 lần trong 23 Bài
Mặc định

Hoàn cảnh cô ba cũng ngang ngửa thúy kiều đó nhỉ , hồng nhan bạc phận
cảm ơn bài cô ba thật thú vị
Colonies!
__________________
Chu mạnh Trung
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn colonies vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-05-2011), chie (07-01-2013), Dat_stamp (27-05-2012), hat_de (24-05-2011), lydainghia (25-05-2011), nam_hoa1 (29-07-2013), Ng.H.Thanh (24-05-2011), Poetry (24-05-2011), thanhtruc (03-02-2013), The smaller dragon (24-05-2011), Tien (07-01-2013), tugiaban (24-05-2011)
  #6  
Cũ 24-05-2011, 00:17
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

Cô Ba Trà có phải cô Ba xà bông?

Theo quyển "Sài Gòn Năm Xưa" của Vương Hồng Sển thì cô Ba Trà và cô Ba xà bông là 2 người khác nhau.

Trích:

"Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có Cô Ba, con gái thầy thông Chánh, là đẹp không ai bì; đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem nhà Thơ Dây Thép (Bưu Điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: xà bông "Cô Ba": muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại!

Lối năm 1923 đến 1935, có các cô Ba Trà, Tư Nhị, Sáu Hương, Hai Thời, v.v... đua nhau bán dạng thuyền quyên, báo hại Bạch Công Tử, Hắc Công Tử, Công Tử Bạc Liêu, Công Tử Cầu Ngang (Trà Vinh) kình nhau phá nhà của cha mẹ để lại. (Ông cha các cậu, kẻ giàu ruộng "cò bay thẳng cánh", người giàu nhờ ruộng muối miệt Bạc Liêu, (một ngày nắng tốt huê lợi đến năm ngàn đồng bạc, bạc thời ấy, như chơi)."

Bài được MeTemViet sửa đổi lần cuối vào ngày 24-05-2011, lúc 00:22
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-05-2011), chie (07-01-2013), dammanh (24-05-2011), Dat_stamp (27-05-2012), hat_de (24-05-2011), lydainghia (25-05-2011), manh thuong (24-05-2011), nam_hoa1 (29-07-2013), Ng.H.Thanh (24-05-2011), Poetry (24-05-2011), temhp88 (06-01-2013), thanhtruc (03-02-2013), The smaller dragon (24-05-2011), Tien (24-05-2011), tugiaban (24-05-2011), vnmission (24-05-2011)
  #7  
Cũ 24-05-2011, 00:44
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi MeTemViet Xem Bài
tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng
Tóc như là búi tó, thật khó biết cô Ba


Name:  01.jpg
Views: 19853
Size:  84.0 KB

Name:  co Ba 1910.jpg
Views: 15974
Size:  64.2 KB

Name:  02.jpg
Views: 19112
Size:  86.9 KB

Hỏi anh Puy-pla, may ra tìm được mối!?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
17 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-05-2011), chie (07-01-2013), dammanh (24-05-2011), Dat_stamp (27-05-2012), hat_de (24-05-2011), huuhuetran (24-05-2011), lydainghia (25-05-2011), manh thuong (24-05-2011), MeTemViet (24-05-2011), nam_hoa1 (29-07-2013), Ng.H.Thanh (24-05-2011), Poetry (24-05-2011), temhp88 (06-01-2013), thanhtruc (03-02-2013), The smaller dragon (24-05-2011), Tien (24-05-2011), tugiaban (24-05-2011)
  #8  
Cũ 07-01-2013, 00:32
timbainhacxua timbainhacxua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 28-05-2012
Bài Viết : 20
Cảm ơn: 10
Đã được cảm ơn 60 lần trong 20 Bài
Mặc định

Dạ hiện giờ em đang tìm một con tem Cô Ba - có mộc bưu chính Indochine niên đại 1902 - 1915

Quý cô chú anh chị nào có xin PM thông tin em sẽ liên lạc xin giao lưu ạ

Kính
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn timbainhacxua vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (07-01-2013), hat_de (07-01-2013), nam_hoa1 (29-07-2013), Poetry (07-01-2013), thanhtruc (03-02-2013), tugiaban (08-01-2013)
  #9  
Cũ 07-01-2013, 13:19
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Chuyện tác giả Vương Hồng Sển tiết lộ "Cô ba Trà" được đưa lên tem Indochine là chuyện rất vô lý, và sai sự thật.

Vô lý thứ nhất, "Cô ba Trà" của cụ Vương là gái làm tiền, Pháp gọi là poule de luxe. Có chính quyền nào, dù tàn tệ đến đâu, sử dụng hình ảnh gái mãi dâm làm biểu tượng không?

Vô lý thứ hai, và điều này rất rõ ràng mà chẳng ai để ý, là tem với hình ảnh người đàn bà vấn tóc miền Nam in đầu thế kỷ 20, chính xác là năm 1907, thì người ấy phải sinh chậm nhất là năm (1907-20 tuổi =) 1887 hay trước nữa, nếu người ấy trên 20 tuổi. Còn "Cô Ba Trà" từng là bồ bịch của cụ Vương, sinh sau ít ra là cả một thế hệ thì làm sao mà lên tem được?

Vẻ đẹp miền Nam

Name:  Picture 1072.jpg
Views: 2874
Size:  28.5 KB

Name:  Picture 1073.jpg
Views: 2868
Size:  19.0 KB
(Bộ sưu tập TAT)


Sự thực đàn bà Việt Nam đẹp rất nhiều, và ở cà ba miền chứ không chỉ ở miền Nam nên vì đẹp mà đáng lên tem thì hằng hà sa số. Ngày nay họ lại càng đẹp hơn nữa. Nhưng bản tin tổng kết năm 2012 của Công An trong nước cho biết có một số ca sĩ, người mẫu thời trang, và hoa hậu làm poule de luxe thì cũng đáng tiếc cho phong hóa xã hội bây giờ!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (07-01-2013), dammanh (08-01-2013), Dat_stamp (07-01-2013), exploration (04-02-2013), hoavienquanbl (08-01-2013), nam_hoa1 (29-07-2013), Nguoitimduong (07-01-2013), Poetry (07-01-2013), temhp88 (07-01-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (07-01-2013), tranhungdn (01-02-2013), tugiaban (08-01-2013)
  #10  
Cũ 01-02-2013, 21:50
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Bác Rồng nói rất đúng, tác giả bài báo trên không nghiêm túc khi gán ghép cô Ba Trà với cô Ba xà bông

Cụ Vương Hồng Sển trong tác phẩm "Sài Gòn năm xưa" có viết

"
Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có Cô Ba, con gái thầy thông Chánh, là đẹp không ai bì;đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem nhà Thơ Dây Thép (Bưu Điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép hoạ hình làm mẫu rao hàng: xà bông "Cô Ba": muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại! ".

Sau đó trong "
Sài Gòn tạp-pín-lù", cụ Sển lại chua thêm:

"Kể về người đẹp trong Nam, xưa hơn hết, có có Ba, con thầy thông Chánh - thông Chánh dám xách súng bắn biện lý Táy Jabouin ở Trà Vinh, năm xửa năm xưa, con là cô Ba được hãng xà bông Việt Nam in lại hình trên mỗi viên xà bông bán chạy vo vo, không lửa sao có khói, và cũng vì bóng sắc sa mê mà tên giữ công lý kia đến quên đường đạo đức: chết cũng đáng."

Vậy cô Ba được in hình trên
con tem nhà Thơ Dây Thép cũng là cô Ba xà bông? Cô Ba này thật sự là ai?

Lần theo dấu tích cô Ba, Va tui tìm được một số chuyện hay hay để kể cho các bạn nghe

Nhiều người cho rằng đây là hình ảnh cô Ba xà bông trên tem:








Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (02-02-2013), Dat_stamp (02-02-2013), exploration (04-02-2013), nam_hoa1 (29-07-2013), Nguoitimduong (29-07-2013), Poetry (01-02-2013), thanhtruc (03-02-2013), tranhungdn (01-02-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
[Lựa tem luyện chuyện] Chuyện in tem tinh khắc *VietStamp* Làm quen với Tem 0 21-07-2019 00:52
Vài Câu Chuyện ST Về Tem HanParis Café VietStamp 4 07-06-2013 19:20
chuyện lạ hat_de Góp ý - Thắc mắc 6 27-03-2009 23:19
bàn vìa chuyện ĂN hat_de Vui ^_^ Vui 1 09-01-2009 20:03
Chuyện lạ chưa Ốc_hp Café VietStamp 9 31-12-2008 18:44



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.