Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > NGÀY NÀY QUA TEM > Việt Nam > Tháng 8

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 28-08-2010, 11:36
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định Ngày 28 tháng 8

28.8.1941 - ngày mất Tổng Bí Thư thứ 4 - đ/c Hà Huy Tập

Name:  Ha Huy Tap -!- 28.8.2010.jpg
Views: 367
Size:  35.1 KB

ông mất ở tuổi 39


(Chức Tổng Bí thư của ông mới được công nhận trong thời gian gần đây, nhưng thời gian ông giữ chức vụ này cũng không được ghi thống nhất. Có tài liệu ghi ông "lãnh đạo Ban chấp hành Trung ương trên cương vị Tổng Bí thư" từ Đại hội lần thứ nhất của Đảng, tháng 3 năm 1935.)

Ngày 28 tháng 8 năm 1941, ông bị Pháp xử bắn cùng với một số nhà cách mạng khác tại Sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn, Sài Gòn). Có tài liệu nói là ông và các đồng chí bị xử bắn ở Ngã Ba Giồng, Hóc Môn, Gia Định, hiện nay có khu di tích tại đây. Tuy nhiên về ngày mất thì thống nhất: 28.8

thêm 1 số thông tin khác trích từ wiki nếu cần tham khảo thêm:

Ông sinh ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ là một nhà nho nghèo. Hà Huy Tập là con thứ hai, người anh cả tên là Hà Huy Sum (ở quê còn có tên gọi là Sâm), sau ông còn 3 em gái, một người có tên là Hà Thị Chuốt mất từ hồi nhỏ. Còn lại Hà Thị Chước người em gái kề ông Tập lấy chồng ở quê có tên là Nguyễn Đình Cương cũng hoạt động cùng thời với ông Tập là đảng viên Cộng sản thời kỳ 1930-1931.

Năm 1923, tốt nghiệp hạng ưu trường Quốc học Huế. Từ năm 1923 đến 1926, ông làm giáo viên tiểu học ở thành phố Nha Trang.

Giữa năm 1926, ông bị trục xuất khỏi Nha Trang và chuyển về dạy học ở trường tiểu học Cao Xuân Dục (thành phố Vinh). Ông tham gia Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam, tiền thân của Tân Việt Cách mạng Đảng) nên bị sa thải.

Tháng 3 năm 1927, ông chuyển vào Sài Gòn hoạt động, kiếm sống và dạy học ở An Nam học đường tức trường Nguyễn Xích Hồng, đến tháng 1 năm 1928 ông lại bị sa thải khỏi An Nam học đường.

Tháng 12 năm 1928, ông sang Quảng Châu, Trung Quốc bàn việc hợp nhất với tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội rồi hoạt động trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Ngày 19 tháng 7 năm 1929, ông sang Liên Xô, học trường Đại học Lao động Cộng sản phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva với bí danh là Cinichkin (Xi-nhi-trơ-kin).

Cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang (bôn-sê-vích) (tên gọi lúc đó của Đảng Cộng sản Liên Xô).

Năm 1932, ông tốt nghiệp đại học và trở về Việt Nam. Trên đường về ông bị Pháp bắt và bị trục xuất sang Bỉ, sau đó trở về Trung Quốc.

Năm 1934, ông tham gia Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ông trực tiếp chủ trì Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng tại Ma Cao từ 27 tháng 3 đến 31 tháng 3 năm 1935. Tại Đại hội này, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và có chân trong Ban Thường vụ Trung ương.

Tháng 3 năm 1935, ông được cử làm Bí thư Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tháng 7 năm 1936, Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương cử ông về nước để lập lại Trung ương cấp ủy và và giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 26 tháng 7.

Ông trực tiếp chỉ đạo các báo L'Avant garde (Tiền phong) (1937), Dân chúng (1938) của Đảng dưới danh nghĩa "cơ quan lao động và dân chúng" ở Nam Kỳ.

Từ 3 tháng 9 đến 5 tháng 9 năm 1937, Hội nghị Trung ương họp ở Bà Điểm, Gia Định, ông báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của đảng từ sau Đại hội I đến năm 1937.

Tháng 3 năm 1938, ông thôi chức Tổng Bí thư, là Ủy viên Thường vụ Trung ương và thành viên Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Ngày 1 tháng 5 năm 1938, ông bị quân Pháp bắt tại Sài Gòn, sau đó bị quản thúc ở quê.

Ngày 30 tháng 3 năm 1940 ông bị bắt lại và ngày 25 tháng 10 năm đó, ông bị thực dân Pháp xử tuyên án 5 năm tù giam.

Ngày 25 tháng 3 năm 1941, Pháp đổi thành án tử hình vì "chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" (cùng bị kết án tử hình với Hà Huy Tập còn có Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai). Trước tòa ông tuyên bố: "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động."

Ngày 28 tháng 8 năm 1941, ông bị Pháp xử bắn cùng với một số nhà cách mạng khác

Ngày 22 tháng 11 năm 2009, hài cốt của ông được phát hiện tại khu vực Bến Tắm Ngựa thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh[1]. Ngày 1 tháng 12 cùng năm, lễ viếng và truy điệu linh cữu ông được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều quan chức lãnh đạo của đảng và hàng trăm đoàn đại biểu từ các nơi đến chờ viếng. Sau đó, linh cữu ông được đưa về an táng tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Vĩnh biệt & tưởng nhớ công ơn đ/c TBT - Hà Huy Tập!

HP.28.8.2010
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran

Bài được hat_de sửa đổi lần cuối vào ngày 28-08-2010, lúc 11:42
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (28-08-2010), jojo11111 (29-08-2010), manh thuong (28-08-2010), minhduc (28-08-2010), Poetry (29-08-2010)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.