Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhân vật > Nhân vật Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 07-02-2013, 20:08
Dat_stamp's Avatar
Dat_stamp Dat_stamp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-03-2011
Đến từ: Núi Sập - An Giang
Bài Viết : 721
Cảm ơn: 31,361
Đã được cảm ơn 4,335 lần trong 709 Bài
Mặc định Nguyễn Văn Siêu và Tháp Bút, Đài Nghiên

Nguyễn Văn Siêu và Tháp Bút, Đài Nghiên(HNM) - Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) người làng Kim Lũ nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Năm 26 tuổi đỗ á nguyên, hơn 10 năm sau đậu Phó bảng. Làm quan lúc đầu giữ chức Kiểm thảo Viện Hàn lâm, sau thăng Chủ sự bộ Lễ... Năm 1849, được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc. Năm 1851, được bổ làm án sát Hà Tĩnh, rồi án sát Hưng Yên. Năm 1854, ông dâng sớ từ quan về nhà. Từ đó, chuyên việc dạy học và viết sách.

Nguyễn Văn Siêu không những là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng mà còn là một nhà nghiên cứu nghiêm túc. Những tác phẩm nghiên cứu của ông có Phương Đình dư địa chí, Chư kinh khảo ước, Chư sử khảo thích, Tứ thư bị giảng... Về sáng tác, tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu tập hợp trong các bộ Phương Đình thi loại, Phương Đình văn loại... Sáng tác của Nguyễn Văn Siêu thể hiện đậm nét lòng tự hào của nhà thơ về đất nước, về dân tộc mình. Ông ca ngợi chiến công hiển hách đời Trần và qua đó khẳng định vai trò của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Trong thơ Nguyễn Văn Siêu cũng có nhiều bài miêu tả thiên nhiên hữu tình, nhất là cảnh Hà Nội, Hồ Gươm, Hồ Tây, sông Nhị, sông Tô, gò Đống Đa ...

Chỉ tiếc là phần sáng tác còn lại hiện nay của Nguyễn Văn Siêu đều viết bằng chữ Hán. Không thấy có tác phẩm bằng chữ nôm. Đương thời Nguyễn Văn Siêu được đánh giá rất cao. Ông và Cao Bá Quát được coi là hai nhà nho tiêu biểu nhất lúc bấy giờ. Người ta gọi ông là "Thần Siêu", cũng như gọi Cao Bá Quát là "Thánh Quát". Riêng với Hà Nội, công tích lớn của Thần Siêu là đã tu bổ khu đền Ngọc Sơn thành một danh thắng mà đến nay non một thế kỷ rưỡi vẫn giữ nguyên giá trị thu hút du khách.

Nguyên đền này vào thời đầu thế kỷ XIX chỉ mới là một miếu nhỏ thờ Quan Vũ, vị thần tượng trưng cho sự trung tín lễ nghĩa. Ông Tín Trai mới sửa sang thành một ngôi chùa (tất là có thờ Phật). Khoảng 1840 Vũ Tông Phan và bạn bè sửa lại thành đền, thờ thêm Văn Xương là vị thần tượng trưng cho văn chương, thi cử và đỗ đạt.

Trải hai chục năm, đền xuống cấp. Khoảng 1862-1863, ông Siêu hô hào bà con Hà Nội góp công của, tu sửa lại đền. Việc tu sửa kéo dài ba bốn năm, đến năm 1865-1866 mới xong. Lần này ngoài việc làm lại ba nếp đền chính, ông Siêu còn cho xây thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc và Trấn Ba Đình. Quần thể đó tồn tại tới tận nay.



Đến thăm đền, sẽ thấy ngay ở bên trái lớp cổng đầu tiên sừng sững một toà tháp bằng đá xây trên ngọn núi do đá xếp thành. Núi này có đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cạnh đáy tầng 1 là 2m, lên đến tầng 5 là 1,2m. Cả năm tầng cao 28m. Trên tầng 5 là ngọn bút lông, cả cán và ngòi cao 0,9m. Như vậy tổng cộng ngọn tháp cao 28,9m. Đó là cụm kiến trúc Tháp Bút.
Ngọn núi chồng bằng đá đó có tên là núi Độc tôn chứ không phải Đào Tai, Ngọc Bội như sách Đại Nam nhất thống chí đã chép. Bài Bút Tháp chí do Nguyễn Văn Siêu soạn, khắc trên thân tháp ở tầng thứ ba mặt nhìn về hướng Tây ghi sự thực này. Dưới đây là lời dịch bài chí: "Trên đỉnh núi Độc Tôn có tháp Bút năm tầng. Tháp nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp và truyền mãi. Khoảng Lê Vĩnh Hựu (1735-1739) nghịch Phương (tức Nguyễn Danh Phương- NVP) lên chiếm núi Độc Tôn ở huyện Phổ Yên xứ Thái Nguyên, Vương sư (chúa Trịnh Doanh- NVP) đi đánh dẹp, đóng quân ở núi Ngọc Bội, liên tiếp phá giặc. Ngày khải hoàn nhân gò đất cao, đắp núi để ghi công, đặt tên là núi Độc Tôn. Sau cuộc chính biến (thay đổi Lê - Trịnh - Tây Sơn - Nguyễn - NVP) núi bị gai góc phủ đầy. Trong hồ có miếu Văn Xương. Vào dịp trùng tu miếu, ngó sang bờ Đông, thấy có núi, bèn phát cỏ dọn cây, xây tháp Bút, đối diện với đài Nghiên. ấy núi là biểu tượng của chiến công mà tháp là biểu tượng của văn vật. Cả hai cái đó dựa vào nhau mà tồn tại".

Trong thực tế dường như cùng lúc cho đắp núi Độc Tôn thì chúa Trịnh cho đắp bên bờ trái hồ (tức bờ phía Tây) cạnh cung Khánh Thuỵ, một ngọn núi đặt tên là Ngọc Bội để đối với núi Độc Tôn. Vì sách Hà Nội địa dư của Dương Bá Cung có ghi cụ thể là:"ở bên trái hồ có cung Khánh Thuỵ, lại có cả núi Ngọc Bội đắp năm Vĩnh Hựu, tượng hình cho võ công phá giặc". Ngọc Bội là tên ngọn núi mà chúa Trịnh Doanh đã đóng quân.


Có thể là do không nhận kỹ ra điều này nên sách Đại Nam nhất thống chí mới lầm núi Độc Tôn ra Ngọc Bội khiến nhiều sách báo ngày nay cứ lặp lại sai lầm này.

Cung Khánh Thuỵ đã bị vua Lê Chiêu Thống cho phá huỷ khoảng 1786-1787 và trong dịp này hẳn núi Ngọc Bội cũng bị san phẳng).

Nói trở lại Tháp Bút, tính đến năm 2007, đã là 141 tuổi. Tháp Bút theo ý tưởng của những người thiết kế là "biểu tượng của văn vật". Điều này được nói rõ thêm trong vài Bút Tháp chí đã nêu ở trên. Biểu tượng của văn vật! Vậy văn vật là gì? Văn vật theo định nghĩa của sách Từ Nguyên là "vị nhạc điển chương dã" có nghĩa nói về lễ nhạc và điển chương. Như vậy văn vật là văn hoá và chính trị.

Ngày nay, ta thấy tháp có năm tầng, đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Trên thân ba tầng giữa, có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên có nghĩa là Viết (lên) trời xanh. Đã có nhiều người giải thích ý nghĩa của ba chữ này: nào là giãi bày tấm lòng với trời xanh, nào là cảm hứng đầy tráng khí, nào là tầm nhìn và tâm hồn rộng mở bao la, nào là đặt câu hỏi với trời xanh về nhân tâm thế đạo v.v...

Thực cụm kiến trúc Bút Tháp vừa là biểu dương văn chương đồng thời lại biểu dương võ công, vì nó là võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của Hẻo Nguyễn Danh Phương.

Từ Bút Tháp đi tiếp, qua cổng Bảng Rồng, Bảng hổ đến lớp cổng thứ ba. Khác với hai lớp cổng ngoài (hoặc là bốn hàng cột trụ hoặc là cửa trống) lớp cổng này có tường cao, có mái, có cửa cuốn, cánh cửa gỗ sơn son. Trên mái đặt một cái nghiên đá cho nên cổng cũng có tên là Nghiễn đài = đài nghiên. Vì có bút thì phải có nghiên, mà bút dùng để viết lên trời xanh thì nghiên cũng phải lớn tương xứng với bút. Đây là một cái nghiên được tạc từ cả một tảng đá xanh hình quả đào cắt ngang theo chiều dọc khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m; bề ngang 0,8m; cao 0,3m; chu vi chừng 2 mét, cũng được là từ lần trung tu 1865. Có bao con thiềm thừ (con cóc) đội nghiên như ba cái chân kiềng. Đặc biệt trên thân nghiên có khắc một bài minh mà tác giả lại cũng là Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có 64 chữ (Hán) nhưng ý tứ thật hàm súc: Có nhiều cách hiểu và tới nay có nhiều bản dịch khác nhau. Dưới đây chúng tôi tạm dịch như sau: "Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng, không vuông không tròn, dùng vào mọi việc kỳ diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn bút đá ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không".

Có thể đây là một quan niệm có tính chất bản thể luận về cái nghiên mực và cũng là về tư tưởng của con người ta, trong đó có mối đồng nguyên Đạo giáo và Nho giáo. Văn chương của thần Siêu hàm súc thì đây hẳn là dẫn chứng.
(Theo Hà Nội Mới )
__________________
Khưu Phát Đạt - CLB sưu tập tem trường THCS Thị Trấn Núi Sập
284 Nguyễn Huệ, Bắc Sơn,Thị Trấn Núi Sập, h.Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Số điện thoại: 01626433265
Email:khuudataz45@gmail.com
Chủ đề sưu tập:Động Vật Dưới Nước (chủ yếu là Cá)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Dat_stamp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (09-02-2013), exploration (08-02-2013), manh thuong (12-02-2013), Poetry (07-02-2013), sống vì tem (07-02-2013), thanhtruc (07-02-2013), The smaller dragon (08-02-2013)
  #2  
Cũ 07-02-2013, 20:32
sống vì tem sống vì tem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-12-2011
Bài Viết : 5
Cảm ơn: 128
Đã được cảm ơn 39 lần trong 5 Bài
Mặc định

Cảm ơn bạn Dat_stamp đã cung cấp cho chúng những thông tin rất hay về Nguyễn Văn Siêu và tháp bút,đài nghiên
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn sống vì tem vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (08-02-2013), Dat_stamp (07-02-2013), Poetry (07-02-2013), thanhtruc (07-02-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Nguyễn Huy Tưởng - Người viết sử bằng văn Poetry Nhân vật Việt Nam 1 14-07-2019 00:52
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09-07-1912 - 28-08-1941) Poetry Nhân vật Việt Nam 0 09-07-2012 13:12
Tem kỉ niệm 100 năm. Cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ Max Hiếu Bản tin Tem trong nước 1 08-07-2012 17:25
CLB sưu tập tem của Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (Thủy Biều - TP Huế) tiny Hội Tem Thừa Thiên Huế 14 26-02-2012 22:22
Nguyễn Trãi - Danh nhân Văn hóa Thế giới Dat_stamp Nhân vật Việt Nam 0 26-11-2011 17:48



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.