Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 02-04-2010, 09:21
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định TONKIN hay TONQUIN?

Năm 1883, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, buộc nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harmand (25/8/1883) đầu hàng thực dân Pháp và Hiệp ước Patenôtre (6/6/1884), công nhận quyền bảo hộ của Pháp với vùng lãnh thổ còn lại của Đại Nam. Theo Hiệp ước Harmand, khu vực từ đèo Ngang trở ra bắc gọi là Tonkin (Bắc Kỳ). Hiệp ước Patenôtre quy định lại ranh giới Tonkin (Bắc Kỳ), theo đó Bắc Kỳ tính từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra. Năm 1885 Bắc Kỳ gồm có 13 tỉnh: Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Hóa, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Yên, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Vùng đất Bắc Kỳ tồn tại trên danh nghĩa vẫn thuộc lãnh thổ của Đại Nam, nhưng trên thực tế thuộc quyền cai trị của Công sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin, dịch đúng là "Bắc Kỳ lưu trú quan đại thần") người Pháp. Các hiệp ước Pháp ký với triều đình nhà Nguyễn không được Trung Hoa công nhận. Phải đến sau Chiến tranh Pháp-Thanh (1884–1885), Pháp mới nắm toàn bộ chủ quyền của An Nam (miền Trung Việt Nam) và Bắc Kỳ. Năm 1887, Tonkin/Bắc Kỳ trở thành một xứ bảo hộ nằm trong Liên bang Đông Dương.

"Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê gọi là Đông Kinh (東京), trùng với tên của thủ đô Nhật Bản (Tokyo, viết theo chữ Hán cũng là 東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ảnh văn tự của người nước ngoài (như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp) khi phát âm "Đông Kinh" (theo thông tin của Wiki, không rõ chữ nào viết theo tiếng nước nào, riêng chữ Tonquin là viết theo tiếng Anh). Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mệnh trở đi.

Nhật ấn của các bưu cục thời Pháp thuộc phần lớn viết "Tonkin" để chỉ Bắc Kỳ, nhưng cũng có một số trường hợp viết thành "Tonquin," không rõ vì sao. Tên Tonquin này chủ yếu chỉ được dùng cho bưu cục Hải Phòng, phải chăng vì có người Anh ở đây?

Các bì thư có dấu "Tonquin" không hiếm, nhưng có cả "Tonkin" và "Tonquin" như bì sau thì không nhiều.

Name:  001.jpg
Views: 1943
Size:  36.4 KB
Mặt trước, nhật ấn HAIDZUONG/TONKIN 9-9-99

Name:  0011.jpg
Views: 1955
Size:  24.3 KB
Mặt sau, nhật ấn HAIPHONG/TONQUIN 9-9-99, trung chuyển HONG-KONG, đến San Francisco 16-10-99.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), Angkor (02-04-2010), dammanh (02-04-2010), exploration (15-09-2010), hat_de (02-04-2010), hienthuong (02-04-2010), huuhuetran (02-04-2010), manh thuong (02-04-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (02-04-2010), quaden@_cute (02-04-2010), The smaller dragon (02-04-2010), Tien (02-04-2010), zodiac (07-08-2010)
  #2  
Cũ 02-04-2010, 09:39
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định

Gu-li-vơ du ký có đề cập Tonquin!

Name:  Tonquin111.JPG
Views: 1939
Size:  118.2 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), exploration (15-09-2010), hat_de (02-04-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (02-04-2010), quaden@_cute (02-04-2010), The smaller dragon (02-04-2010), Tien (12-09-2010)
  #3  
Cũ 02-04-2010, 10:58
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Bác Kimma thân mến, tôi thấy con dấu TONQUIN nầy hơi lạ vì thường thường tên vùng, miền trên con dấu là đặt ở dưới, tên bưu cục đặt ở trên...Theo tôi con dấu này nếu đúng thì HAIPHONG phải ở trên và TONQUIN ở dưới...Do chữ HAIPHONG ở dưới đọc không được nên không biết đúng là HAIPHONG không?
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), dammanh (02-04-2010), exploration (15-09-2010), hat_de (02-04-2010), kimma (02-04-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (12-09-2010), quaden@_cute (02-04-2010)
  #4  
Cũ 02-04-2010, 14:13
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Mời xem dấu nhật ấn HAIPHONG - TONKIN:


Name:  haiphong.jpg
Views: 1860
Size:  9.7 KB
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), exploration (15-09-2010), hat_de (02-04-2010), kimma (02-04-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (12-09-2010), The smaller dragon (02-04-2010)
  #5  
Cũ 02-04-2010, 14:27
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định

Hải Phòng có lẽ là một trong những thành phố có tính "quốc tế hóa" sớm nhất Việt Nam. Ngoài hai cách phiên âm trên, còn có dấu "TONG-KIN":

Name:  01.jpg
Views: 1891
Size:  142.3 KB

Tôi muốn tìn dấu "TONG-KING" mà chưa thấy.

Về việc "HAIPHONG" hay "HAIPHUNG" ở trên hay dưới, tôi thấy cũng bình thường, giống như "SAIGON" có thể ở trên hay ở dưới so với "COCHINCHINE".


Name:  02 Tonquin.JPG
Views: 1814
Size:  66.9 KB

Name:  03.jpg
Views: 1821
Size:  24.9 KB

Name:  04 HP.JPG
Views: 1811
Size:  30.0 KB

Name:  031.jpg
Views: 1853
Size:  51.2 KB

Name:  #49 Hai Phong.JPG
Views: 1867
Size:  88.2 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), exploration (15-09-2010), hat_de (02-04-2010), huuhuetran (02-04-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (12-09-2010), The smaller dragon (02-04-2010)
  #6  
Cũ 02-04-2010, 15:53
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,586
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định mạn đàm ngôn ngữ !

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi kimma Xem Bài
Năm 1883, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, buộc nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harmand (25/8/1883) đầu hàng thực dân Pháp và Hiệp ước Patenôtre (6/6/1884), công nhận quyền bảo hộ của Pháp với vùng lãnh thổ còn lại của Đại Nam. Theo Hiệp ước Harmand, khu vực từ đèo Ngang trở ra bắc gọi là Tonkin (Bắc Kỳ). Hiệp ước Patenôtre quy định lại ranh giới Tonkin (Bắc Kỳ), theo đó Bắc Kỳ tính từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra. Năm 1885 Bắc Kỳ gồm có 13 tỉnh: Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Hóa, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Yên, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang. <==== thật lạ là Hải Phòng ko có tên trong danh sách các tỉnh Bắc Kỳ, tuy nhiên lại có cái tên lạ Hưng Hóa (có lẽ là tên khác của tỉnh nào đó chăng), nhưng đếm lại thì đủ 13, thiếu HP bù lại có Hưng Hóa, nên vẫn là 13


"Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê gọi là Đông Kinh (東京), trùng với tên của thủ đô Nhật Bản (Tokyo, viết theo chữ Hán cũng là 東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ảnh văn tự của người nước ngoài (như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp) khi phát âm "Đông Kinh" (theo thông tin của Wiki, không rõ chữ nào viết theo tiếng nước nào, riêng chữ Tonquin là viết theo tiếng Anh). Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mệnh trở đi.

Khi A-lếch-xăng-đờ-rốt đưa mẫu tự mới và cách fiên âm mới vào để "diễn đạt" tiếng Việt dưới dạng text thì chưa có sự thống nhất.
Người tây nghe âm việt chọ chẹ, sau rồi "ký tự hoá" nó ra cũng bị ...chọ chẹ theo. Đó chính là lý do vì sao về mặt text chữ Tonkin lại có nhiều dị bản.

Đặt tình huống là:
- âm được phát ra chuẩn
- âm được nghe vào chuẩn
nhưng nếu người text hóa nó ra là người của các nước khác nhau. ví dụ theo kiểu Anh, kiểu Pháp, kiểu Bồ....thì cũng sẽ tạo ra sự sai biệt như đã thấy.

Khi chưa có sự chuẩn hóa và thống nhất cách viết chữ "Tonkin" thì người của nứoc nào sẽ viết theo kiểu thuận nhất với nước đó.

1 ví dụ tinh nghịch có thể là:

dzô dziên <=== mỗi bạn Việt Nam khác nhau khi nghe từ đó và viết lại theo cách của mình cũng sẽ tạo ra nhiều biến thể khác nhau.

Ví dụ trên giúp ta hình dung ra rõ tình huống ngày ấy hơn.

Cho dù có 1 âm chuẩn cho từ "Tonkin" thì mỗi người sẽ viết nó ra theo 1 cách riêng. Và các cách viết khác nhau cùng song sogn tồn tại, ko ai là chuẩn hơn ai, chỉ có ai sử dụng nó nhiều hơn ai

Dẫn tới những thứ mà người đời sau chúng ta khó lý giải như:


Nhật ấn của các bưu cục thời Pháp thuộc phần lớn viết "Tonkin" để chỉ Bắc Kỳ, nhưng cũng có một số trường hợp viết thành "Tonquin," không rõ vì sao. Tên Tonquin này chủ yếu chỉ được dùng cho bưu cục Hải Phòng, phải chăng vì có người Anh ở đây?

Sự bất thống nhất ngày đó chắc rất nhiều, ngay đơn giản như Hải Phòng còn có tới 5-6 cách viết HAIPHONG, HAIPHUNG, HAIFONG ....

rồi như minh họa của các bác ta thấy HẢI DƯƠNG viết thành HAIDZUONG


Tạm bỏ qua việc chiết tự, trở lại vấn đề bưu chính

Các bì thư có dấu "Tonquin" không hiếm, nhưng có cả "Tonkin" và "Tonquin" như bì sau thì không nhiều.

những bì thư như trên tồn tại cũng ... khá nhiều...tương ứng với giao dịch thư từ, công văn giữa các khu vực mà tại đó vài thời điểm ấy nhiều, nhưng nếu tồn tại trong tay nhà sưu tầm tới lúc này thì hiếm thật

mạn đàm 1 chút

theo lo-gic thì tại 1 thành phố nào đó, vào những khoảng thời gian khác nhau con dấu nhận ấn cũng biến đổi theo, có giai đoạn là TONKIN - HAIPHONG, khi thành TONQUIN HAI PHONG, lúc thì TONGKIN - HAIPHUNG.

Liệu chăng có tình huống thư chuyển từ HP đi tới tỉnh X, rồi ko thể tới đích và trở lại HP, đúng lúc con dấu nhật ấn được thay đổi thì sao nhỉ, về mặt lý thuyết là có, nhưng là hiếm vô cùng. Trên cùng 1 bì thư có 2 dấu nhật ấn HP chắc rất khó, hy vọng 1 ngày nào đó chúng ta được xem
Trước khi kết thúc mạn đàm thêm chú nữa về "qu" & "k", có lẽ về mặt âm vị học thì cách fát âm 2 món này giống nhau nên có sự biến thiên "tonkin" thành "tonquin".

còn sự biến âm
un => ung
hay un => on

có lẽ cũng tương tự nhưng của chủng khác trong nhóm Anh - Pháp - Bồ ....

Nếu có sự trợ giúp của chuyên gia ngôn ngữ chắc vấn đề sẽ rành rọt hơn. Còn người chơi tem chúng ta sẽ ko quan tâm chuyện đó nữa, cần tìn hiểu trong giai đoạn nào của 1 tỉnh hoặc thành phố ngày ấy, kiểu dấu nào được sử dụng.

Thiết lập được 1 hệ thống đó chắc ko ai làm nổi, ko rõ người Pháp trong thời gian ở VN có hệ thống nó lại và lưu trữ ở 1 phương trời xa nào đó hay ko.

Thôi, làm fiền topik của các pák nhìu kóa dồi, xin fép được dút

(kâu nói có sử dụng 1 số kí tự thay thế ko phải để làm rối mà chỉ như 1 ví dụ về các hiện tượng ngôn ngữ để chúng ta tham khảo)
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), Đêm Đông (12-09-2010), exploration (15-09-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (12-09-2010), The smaller dragon (02-04-2010)
  #7  
Cũ 11-09-2010, 22:32
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Chợt thấy dấu TONGHINH - CHINE.... không rõ là dấu gì, có chữ Hán Đông Hưng... Nhờ các bạn đọc giúp.

Name:  2504.jpg
Views: 1834
Size:  70.4 KB

Name:  2501.jpg
Views: 2364
Size:  63.8 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), Đêm Đông (12-09-2010), exploration (15-09-2010), hat_de (11-09-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (12-09-2010)
  #8  
Cũ 12-09-2010, 00:46
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

"Vùng đất Bắc Kỳ tồn tại trên danh nghĩa vẫn thuộc lãnh thổ của Đại Nam, nhưng trên thực tế thuộc quyền cai trị của Công sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin, dịch đúng là "Bắc Kỳ lưu trú quan đại thần") người Pháp."

Thời Pháp thuộc, "Resident" là viên quan Pháp cai trị một tỉnh, tiếng Việt tương đương là "Công Sứ." Còn "Resident Supérieur" là viên quan cấp trên của các "Resident," vì thế tiếng Việt gọi là "Thống Sứ."

Ðây là những từ ngữ lịch sử, chúng (Công Sứ, Thống Sứ, Khâm Sứ, Thống Ðốc, Toàn Quyền...) bao hàm những nội dung phong phú nhưng khác biệt, cần cẩn thận khi sử dụng.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), Đêm Đông (12-09-2010), exploration (15-09-2010), hat_de (12-09-2010), huuhuetran (12-09-2010), kimma (17-09-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (12-09-2010), vnmission (12-09-2010)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
"Tonkin" trên tem Thế giới *VietStamp* Việt Nam trên tem Thế giới 2 26-02-2021 14:50
HANOI RP | TONKIN vnmission TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 2 26-11-2012 21:53
Quanh Tonkin để về Đức vnmission Café VietStamp 3 27-03-2010 20:57



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.