Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIAO LƯU > Trong niềm Thân Ái

Trong niềm Thân Ái Nơi tâm sự, chia sẻ với nhau những Vui - Buồn trong cuộc sống.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #31  
Cũ 17-05-2013, 20:24
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ XI : DÃ NGOẠI CUỐI TUẦN
Từ SàiGòn Đến Vũng Tàu

Mến tặng các bằng hữu trên VSF

Nhân dịp cuối, mời cả nhà dã ngoại SG xưa nha! Paris Tourist tổ chức tới 2 ngày : Thứ Bảy và Chúa Nhật.

Phần 1





Trong thời kỳ chiến tranh, miền Nam khi xưa không có nhiều nơi để thư giản hay dã ngoại như ngày nay. Và những ai từng sống tại vùng SG-Gia Định vào nhữnh thập niên 60 hay 70 vào dịp cuối tuần thường giải trí ở các tiệm ăn, phòng trà hay rạp hát. Đi coi hát và ăn đồ tàu là truyền thống của người Việt gốc Hoa vùng Quảng Đông. Dù họ có thể làm việc 'chết bỏ' trong tuần nhưng thứ bảy, chúa nhật họ hay kéo cả gia đình đi ăn tiệm và coi 'xilama'. Xin hẹn một lần khác, Hàn sẽ kể về phim ảnh đã từng đến với người SàiGòn như thế nào. Ngay tại Paris ngày nay, nhiều khi đang ngồi trong quán ăn thì có một 'Sư Đoàn' (gần 50 người) VK Bắc Âu (Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Đức...) đột nhập vào tiệm dưới sự phấn khỏi của ông chủ tiệm. Trở lại vụ phim ảnh dân SG từng thích xem, đa số là phim Hồng Kông, dù cũng có phim Anh, Pháp, Mỹ, Ấn Độ hay HQ. Dĩ nhiên cũng có phim Việt Nam, nhưng lời thoại khi ấy nghe quê kệch hơn bây giờ nhiều dù đội diễn viên rất hùng hậu nhất thời đó.





Có người hỏi tôi tại sao phim Tàu (TQ) mà sao lại có phụ đề tiếng Hoa? (Hình như ngày nay người ta hay nói tắt chữ Trung để chỉ TQ, thời đó dân SG lại gọi là Hoa từ từ kép Trung Hoa). Xin thưa là TQ có nhiều tiếng địa phương tùy theo vùng (dù rằng họ phát âm gần như giống nhau) như Quảng Đông, Tiều (Triều Châu), Hẹ (Hải Nam?), Phước Kiến... Nhìn chung người Hoa tại miền Nam khi xưa đều biết nói tiếng Quảng để giao tiếp với nhau, tiếng quan thoại thì học khó mà phát âm cũng không phải dễ. Nhưng dù gốc vùng nào của TQ ngay cả Hồng Kông, Đài Loan, người Hoa đều dùng chung một chữ viết. TQ chủ trương đơn giản hóa ngôn ngữ của họ, nhưng Đài Loan thì bắt buộc dân Đài phải viết đủ nét cho từng chữ.









Khương Đại Vệ (David Chiang), Lý Thanh (Li Ching) và Địch Long (Ti Lung) trong phim Tân Độc Thủ Đại Hiệp năm 1970 mà Hàn từng xem tại Casino Đa Kao thời gian ấy.


Trở lại nguồn giải trí của SG xưa, người dân nếu ghiền Cải Lương có thể mua vé và xem CL tại các rạp tầm cở của thủ đô miền Nam khi ấy, ở nhiều đoàn khác nhau như : đoàn Dạ Lý Hương với Bạch Tuyết Hùng Cường, Phượng Lien, Dũng Thanh Lâm, Kiều Mai Lý, Kim Ngọc..., đoàn Thanh Minh Thanh Nga với Thanh Nga, Thành Được, Thanh Sang, Bảo Quốc, đoàn Hương Mùa Thu với Ngọc Hương, Thanh Tuấn, đoàn Kim Chung với Minh Phụng, Lệ Thủy, Minh Vương, Mỹ Châu, đoàn Kim Chưởng với cô đào Thanh Hương. Nếu có chi tiếc nào không chính xác, xin Ace rộng lượng bỏ qua cho vì ngày ấy cũng lâu lắm rùi. Tôi không nhớ cặp đôi nỗi tiếng Út Trà Ôn và Út Bạch Lan đã từng hát cho đoàn nào nữa. Hàn chỉ nhớ là Dạ Lý Hương hay lưu diễn tại rạp Quốc Thanh ở đường Võ Tánh (nay Nguyễn Trải) không xa ĐL Nguyễn Văn Cừ ngày nay. Còn đoàn kim Chung thì thường trình diễn tại rạp Olympic, gần góc Nguyễn Thị Minh Khai, CMT8 ngày nay.


Đoàn Dạ Ky Hương với đội diễn viên hùng hậu nhất SG-Gia Định đầu thập niên 70.



Còn nỗi buồn của dân ghiền CL khi xưa là hết vé! Tiếc thay CL đang đi vào quên lãng vì tuổi trẻ ngày nay chỉ thích Tân Nhạc hay nhạc ngoại?
Dù đương sự cùng quê với soạn giã Viễn Châu nhưng vẫn thích hơn mấy tuồng của Hà Triều Hoa Phượng.


Gốc Nguyễn Cư Trinh - Trần Hưng Đạo

Rạp Hưng Đạo đường Nguyễn Cư Trinh nay không còn nữa nhưng khi xưa, nhiều đoàn CL hay đến đó để phục vụ dân ghiền cổ nhạc. Cái mốt CL Hồ Quảng thì vào thập niên 70 mới có theo trí nhớ của đương sự với các nghệ sỹ tên tuổi thời ấy như Bửu Truyện, Bạch Lê, Thanh Bạch, Đức Lợi, Hữu Lợi... Trước 1975, NS Thanh Tòng chưa nỗi tiếng lắm.












Thế nhưng đa số dân SG vẫn thích Tân Nhạc hơn và ái mộ nhiều ca sỹ vang bóng một thời như Elvis Phương, Thanh Lan, Giao Linh, Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Lệ Thu, Chế Linh, Phương Dung, Mai Lệ Huyền... và còn rất nhiều ca sỹ khác. Bạn nào tò mò thì cứ sang Quán Nhạc Vàng tra cứu! Hương Lan, con gái của kép Hữu Phước khi ấy đã hát CL nhiều hơn tân nhạc và cô chỉ nỗi tiếng khi tạm trú tại Paris vào những năm 80. Và vào ngày chúa nhật hay vào dịp Tết Nguyên Đán, dân ghiền tân nhạc thường đến xem các Đại Nhạc Hội tại các rạp khá tầm cở tại TP Sài Gòn khi xưa. Trong Sở Thú cuối tuần thì cũng có nhiều buổi văn nghê ngoài trời nhưng Hàn nhớ chỉ có vài ca sỹ không tiếng tăm gì mấy, hay các tài năng mới đang lên nhưng chưa nỗi tiếng. Những ai không có tiền mua vé Đại Nhạc Hội thì vẫn có thể nghe nhạc vàng trên đài Radio Tiếng Nói Quân Đội, mỗi sáng chúa nhật từng có Chương Trình Nhạc Yêu Cầu. Với giới trẻ và thật trẻ (trẻ em) thì có thể vào Thảo Cầm Viên xem thú, nghe nhạc.



Nhưng người yêu nhau thì thích 'tay trong tay' đi dạo các bờ hồ Sen hơn, có nhiều nơi thật tình tứ để tâm tình, lý tưởng cho nụ hôn đầu cũng như nhiều nụ hôn kế tiếp. Nhưng nhìn chung, thanh niên thiếu nữ ngày ấy không dám French Kiss giữa thanh thiên bạch nhật đâu. Chỉ dám hôn má, nắm tay... chắc chắn KHÔNG táo bạo như ngày nay. Ngày ấy chưa có mạng nhện, di động, trái gái chỉ có 'Thư Đi, Thư Lại' nhét vào mấy quyển sách rùi 'mượn qua, mượn lại' vậy thui! Trẻ em thì vòi bố mẹ ăn quà vặt, mua bong bóng bay, ăn kẹo kéo và xem thú. Rất nhiều du khách vào Sở Thú để chụp hình kỷ niệm, lun tiện... làm giàu cho mấy cha chụp hình dạo dưới đây.





Chụp hình hông Ace? Trong Phần 2 của bài này nếu cần cứ gọi hai anh em chúng tôi, đảm bảo không chém đẹp mems nào VSF hen!







__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 17-05-2013, lúc 20:32
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (17-05-2013), manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (24-05-2013), Nguoitimduong (24-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (17-05-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (21-05-2013), Tien (17-05-2013), tranhungdn (20-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #32  
Cũ 20-05-2013, 17:06
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ XI : DÃ NGOẠI CUỐI TUẦN
Từ SàiGòn Đến Vũng Tàu

Mến tặng các bằng hữu trên VSF



Phần 2

Bể Vũng Tàu - 1970

Còn gia đình tôi thì thích đi tắm biển Vũng Tàu. Dân SG có thói quen gọi là Cấp, tên Cap Saint Jacques có nguồn gốc từ trào Pháp. Nếu bạn nhìn bản đồ TP hiện nay, thì có 2 cách để ra Vũng Tàu : Từ Ngã Sáu Cộng Hòa, ta theo ngã Hồng Thập Tự (nay Nguyễn Thị Minh Khai, đi thẳng tới bên hông Sở Thú. Còn nếu khởi hành từ Ngã Bảy, ta đi đường Phan Thanh Giản (nay Điện Biên Phủ) và đi thẳng, cứ thế. Theo Hàn ngã này đi nhanh hơn, và thời đó các xe chạy đường trường (xa) hay chạy lối này để ra XL Biên Hòa (nay XL Hà Nội). Hai lối vừa kể sẽ giao nhau tại Ngã Tư Hàng Xanh như bạn cũng biết nếu bạn đang ở vùng này. Vừa qua Cầu SG, chúng tôi đi qua nhiều địa danh như Thủ Đức, Biên Hòa rồi hướng về Miền Đông như Long Thành, Bà Rịa trước khi tới Vũng Tàu. Chúng tôi hay ghé Long Thành để mua nhãn hay măng cục để ăn dọc đường. Đoạn SG - Vũng Tàu khi xưa đã tốt rùi vì có tráng nhựa, cách nhau chừng trăm cây nhưng tôi nhớ nếu khởi hành từ Tân Định từ 7 giờ sáng, mãi đến trưa mới đến. Hàn có kèm link video của một tiền bối quay cảnh ông đi VT hồi năm 1972, mới bạn nghía thử nếu muốn. Vũng Tàu, cái tên nghe mỹ miều hơn từ Cấp. Không rõ địa danh Vũng Tàu có nguồn gốc từ đâu nhưng Hàn đoán VT có nhiều tàu bè đậu như nhiều hải cảng tại Việt Nam. Dân đánh cá địa phương, cũng như nhiều tàu bè nước ngoài ghé đó để kinh doanh. Và đầu thập niên 70, người Mỹ cũng đặt nhiều căn cứ quân sự của họ tại Vũng Tàu, Nha Trang... Chưa tới Cấp mà chúng tôi cảm thấy khí mát mẽ của gió biển khi vừa qua núi Bà Rịa không lâu. Và chỉ trong nháy mắt cảnh biển đã hiện ra trước mặt chúng tôi. Và cảnh Trời và Biển thật mênh mong, thi vị. Đang viết tới đây và tả về cảnh trời và biển bỗng tôi nghĩ tới câu 'Một mảnh tình riêng ta với ta.' của Bà Huyện Thanh Quan qua bài Qua Đèo Ngang.

Qua Đèo Ngang

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
...
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Đố bạn bài này có liên quan gì với biển Vũng Tàu? Này nhá, 'Bước tới đèo Ngang bóng xế tà', tới Vũng Tàu mà bóng xế tà thì lạnh thí mồ hà! Và đàn cá mập hình như đang rình rập để nhập tiệc nếu ta dám thọc chân xuống biển. Bạn nào thích Hải Đăng (phare), Vũng Tàu có một ngọn đẹp tuyệt vời. Tới câu 'Cỏ cây chen đá, lá chen hoa', câu này có lý vì ở Cấp có nhiều cảnh ấy quanh bờ biển. Còn 'Lom khom dưới núi tiều vài chú' thì lúc nãy khi đi ngang qua núi Bà Rịa, tôi có thấy chú tiều phu nào đâu? Hay bà Huyện muốn nói tới mấy chú tiểu trong chùa? À ký này lên Thích Ca Phật Đài mới có á! Nhưng mà 'Lác đác bên sông rợ mấy nhà' thì hỏng có đâu. Có thấy nhà thường dân trong vùng nào đâu? Chỉ là các tiệm kinh doanh quanh bãi của công ty du lịch như Vũng Tàu Tourist thui. Hình như 'mõi gối chồn chân' sau khi tham quan Thích Ca Phật Đài phải đi bộ mệt nghĩ nên phải 'Dừng chân đứng lại trời non nước' và với cảnh biễn lặng lúc hoàng hôn thì quả là im lìm khi trước mắt ta chỉ thấy trời và biển và nhớ lại tâm tư riêng của mình khẽ buột miệng : 'Một mảnh tình riêng ta với ta'! Còn 'Một mảnh tình riêng ta với mi' là câu nói của cá mập khi đối diện với con người vào giờ phút cuối.




Xin lỗi bà Huyện nha, tại nghề của Hàn là chọc cười khách hàng như Chí Tài và Hoài Linh, nên trước bài thơ này rôi lại muốn bình bàn như thế. Hùi còn đi học mà dám bình thơ thế này chắc ăn hột vịt quá!
Xin mở ngoặc kép ở đây để bàn về các bãi biển miền Nam. Khi xưa đọc sách của Tự Lực Văn Đoàn, tôi từng biết qua dân miền Bắc hồi trào Pháp hay ra Đồ Sơn tắm biển nhưng một người bạn Hải Phòng mới đây lại cảnh báo rằng bãi Đồ Sơn ngày nay rất bẫn, hư thực ra sao Hàn không rõ vì chưa ra Bắc bao giờ. Hình như miền Trung có nhiều bãi tắm tuyệt với, Huế, Nha Trang, Mũi Né... Miền Đông thì có Vũng Tàu, Long Hải. Trước 75, tôi chưa từng nghe nói có bãi Cần Giờ dù nó đối diện với Vũng Tàu khi xem bản đồ. Còn bờ biển miền Tây, miệt Mỹ Tho, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau là những bãi sìn lầy, không có bãi tắm đẹp như Vũng Tàu?
Tới Vũng Tàu rùi, chúng tôi trực chỉ bãi trước. Lần đầu tới VT, tôi còn khá nhỏ. Mời bạn xem lại nhiều hình ảnh xưa về VT ở cuối bài. Đặc biệt là con đường Quang Trung (không rõ ngày nay đổi tên là gì?) chạy dọc các bãi tắm. Nơi đó có nhiều quán ăn, hay tiệm bán các sản vật du lịch trong những quầy (kiosque) như ở ĐL Nguyễn Huệ SG trước năm 1989. Khi xưa, cuối tuần nhiều dân SG ra VT dã ngoại và một số lính Mỹ vì họ đóng đô tại căn cứ quân sự gần đó. Vào thời chiến, ngành du lịch không phát triễn như bây giờ. Khi tham quan các bãi, tôi đã thấy nhiều lính Mỹ ở trần cái bụng to đùng như Đổng Trác trong chuyện Tàu Điêu Thuyền, Lữ Bố. Mí ông nằm phơi nắng cùng các me Mỹ (?) vừa uống vài lon Coca Cola, đỏ chói như ngày nay. Đương sự thì thích nằm phơi nắng trên những ghềnh đá thật to. Còn cái thú nữa ngoài tắm biển là lụm sò bắt ốc. Ôi thì Ngao, Sò, Ốc, Hến đều có đủ. Chỉ là Hàn chưa đụng mặt với Trùm Sò Giang Châu mà thui! Tôi thích nhặt về một cục đá thật to để khi về SG khoe bạn bè và để... chơi tạt lon! Tôi cũng thích xây những lâu đài bằng cát ngoài bãi và để sóng đánh tới sập! Thật ra bãi trước thời đó rất dơ nhưng sóng yếu. Bãi sau thì sóng to, ba má tôi bảo đừng ra xa, coi chừng...Cá Mập! Gia đình tôi thường ra tắm bãi Ô Quắn. Không biết bãi này còn không? Hay đổi tên là gì? Bạn nào biết xin mách dùm. Hàn nhớ bãi này khi xưa có một chiếc tàu không lồ nhưng cũng nhỏ hơn chiếc Titanic của Anh bị chìm năm 1913 trên Đại Tây Dương trên đường tới Nữu Ước (NewYork). Chiếc tàu bị cháy và được lôi vào bãi Ô Quắn. Nhiều trẻ em đã leo lên và phóng xuống biển để nghịch với nước. Viết đến đây tình cờ Hàn tìm được 1 clip của gia đình Việt ra bãi Ô Quắn tắm năm 2011 nhưng chả thấy chiếc tàu đâu cả!

Clip video Tắm Biển Bãi Ô Quắn năm 2011

Từ bãi tắm dù Vũng Tàu hay các bãi biển miền Tây nước Pháp, Hàn thích nhìn đàn chim bay lượn tự do và bay qua bay lại trông thật ngoạn mục (đẹp mắt). Tôi từng ước có thể bay như chim. Và nhân loại cũng đã mong mỏi thế đầu TK trước, nên họ đã chế ra máy bay như các bạn biết. Nếu ở lại qua đêm thì phải mướn khách sạn. Người nào ít tiền hơn thì có thể thuê mấy cái ghế bố ngoài bãi. Chỉ là ban đêm trời lạnh vì thiếu ánh nắng mặt trời và lại thêm gió biển thổi vào. Với ngủ ghế bố thì thường bị muỗi cắn (đốt). Nhưng qua đêm VT, ta có thể ngắm mặt trời lặng lúc hoàng hôn, ban đêm thì nghía hải đăng Vũng Tàu. Sáng dậy thì xem mặt trời mọc lúc bình minh. Tôi rất thích đi dạo bờ biển sáng sớm, vừa đi vừa đùa với nước. Nhiều thập niên đã lặng lẽ trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ tắm biển xong thấy bụng đói cồn cào. Thế là gia đình tôi kéo nhau vô mấy nhà hàng gần bãi để ăn trưa. Với món cua rang muối, ăn cơm với canh chua cá bông lao ngon hết xẩy (tuyệt vời). Thật ra còn món chả cá VT cũng ngon đáo để, gia đình tôi có người bạn đánh cá tại TP này, khi ông lên SG ghé nhà tôi chơi hay biếu vài ký chả cá. Ăn no nê xong, nghĩ ngơi một lát thì chúng tôi kéo nhau lên Thích Ca Phật Đài để chụp hình kỷ niệm. Đi bộ muốn chít, nhưng bọn tôi rất vui vẽ ngắm nhiều tượng Phật to tát, Phật ngồi, phật nằm... Chỉ là tôi chưa từng thấy tượng Phật nào ngồi vừa dùng Iphone để chat net!





Tiếc rằng cuộc vui nào cũng tàn, nên chừng 4,5 giờ chiều cả nhà tôi chuẩn bị về SG. Khi ấy tôi đã buộc miệng hát bài Biển Nhớ của TCS : Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về... Giá mà ngày mai tôi mới đi (về) thì hay biết mấy!


Vài hình Ảnh Vũng Tàu xưa
1968 - 1972














Bãi Trước


Bãi Sau

Clip Video đi tắm biển Vũng Tàu năm 1972 của một dân SG.
https://www.youtube.com/watch?v=ffRCTcjqWn4

Chủ đề cho kỳ sau : Đà Lạt Mông Mơ, hẹn gặp lại Ace trên VSF nha

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 20-05-2013, lúc 17:21
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (21-05-2013), manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (24-05-2013), Nguoitimduong (24-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (21-05-2013), Tien (20-05-2013), tranhungdn (20-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #33  
Cũ 23-05-2013, 18:06
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ XII : ĐÀ LẠT MỘNG MƠ

Phần 1






Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lan tím Đà Lạt sương phố mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian
Hoàng hôn của màn đêm...

Đó là lời hát Đà Lạt Hoàng Hôn, na ná với chủ đề chánh của Topic lần này, sáng tác của Minh Kỳ. Ông này người Huế mà viết ra nhiều bài thật hay về Huế và Đà Lạt. Hàn xin trở lại với nhạc sỹ khi viết về Huế. Đà Lạt lành lạnh là điều dĩ nhiên nên nhạc sỹ cũng đã từng sáng tác 'Thương Về Miên Đất Lạnh' :

Tôi nhớ Đà Lạt mơ
Ru lòng người lữ thứ với bao nhiêu ước mơ
Lưu luyến Đà Lạt thơ
Khi hoa anh đào nở đường lên phố xưa
Gập ghềnh suối đá, lá chen hoa đẹp tươi


Với sương lam nhẹ rơi với chim ca ngàn lời
Thác ngàn lả lơi
Hẹn hò của giai nhân đón ai trong ngày vui...

Trước khi viết tiếp về Đà Lạt (Phần 2), Hàn xin mở một ngoặc khá to để bàn về xe Đà Lạt và thuốc lá Đà Lạt.




Xe LaDaLat - Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.

Hình như lần đầu tiên sau đệ nhị thế chiến, xe LaDaLat đã được chế tạo tại Việt Nam từ kiểu mẫu của xe Citroën của Pháp. Hình thù xấu xi hơn các lại xe hơi khác, nhưng cũng hơi giống xe jeep của Mỹ, nhất là nhiều màu hơn : trắng, vàng, xanh dương, xanh nước biển... Ít tiền hơn xe hơi xịn của Nhật như Toyota, Datsun (tiền thân của Nissan sau này), xe Pháp, như Peugeot, Renault...nên thích hợp cho những gia đình có tài khoảng hạn hẹp. Xe Renault mô đen xưa thường được làm taxi ở Việt Nam. Khi xưa, ông tôi cũng có một chiếc, nhưng buồn cười là muốn đề (démarrer) mở máy chạy thì phải quay (manivel) đằng trước (hay đằng sau tùy model) mệt nghĩ rồi xe mới nổ máy. Trở lại Xe La Dalat là hàng nội mà có chữ La rất Pháp (Mạo từ trong tiếng Tây đặt trước danh từ) vì xe được chế biến từ chiếc Citroën Méhari của nước Lăng Sa (France). Còn một loại xe Nhật giá phải chăng có tên là DaiHaSu. Hàn thấy ở miệt Long Xuyên, Châu Đốc vào những năm 60-70, người ta hay dùng loại xe này để đưa khách, có vẽ lịch lãm hơn xe lam, xe đò. Xe DaiHaSu, chúng tôi thường gọi đùa là Đại Hết Xu (Tiền) vì chạy hoài thì có nguy cơ trở thành Đại Hết Xăng, mà hết xăng thì phải đổ tốn tiền. Có người đang thất tình thì hay đón xe này đi với hy vọng Đại Hết Sầu. Còn các chú khuyễn được đi xe này lần đầu thì gật gù nhìn nhận rằng quả là Đại Hết Xẩy (tiếng lóng của SG xưa đồng nghĩa với 'thật tuyệt vời'), chúng chỉ ghét... xe bắt chó mà thui dù hiệu nào cũng vậy



Những chiếc Nhật DaiHaSu đã nhập vào VN vào đầu thập niên 70 thường màu trắng và xấu hơn loạt xe hiệu này của ngày nay.


Daihatsu Mira - 2010


Có Xe Đà Lạt thì cũng có thuốc lá Đà Lạt. Trước 1975, bọn tôi mua tự do các nhãn hiệu thuốc lá ngoại như Salem, Cravel, Dunhill, 555, Capstan, Ruby... Tôi rất thích hút thuộc xịn của VNCH như hình dưới đây, đầu lọc đàng hoàng và thơm tho không thua gì hàng của Anh Mỹ.



Thuốc Lá Ruby + Bastos


Thế nhưng sau 30/04/75, gia đình chúng tôi cũng như vài gia đình khác đã trở thành vô sản hay gần như vậy, đâu dám chơi hàng ngoại nữa, và thuốc ngoại vừa kể thì cũng còn nhưng đắt như vàng. Bọn tội chỉ dám mua từng điếu và lâu lâu, có lễ lộc gì mới dám lấy ra chơi một điếu. Hình như từ đó, tôi biết thế nào là thuốc dụi : Hút vài hơi rùi tắt để dành lần sau! Thuốc nội Vàm Cỏ, hút không quen, tôi thấy đắng đắng và thường bị ho. Cũng may mà khi nhãn hiệu Đà Lạt ra đời, tôi có hút thử và thấy mùi vì không tệ và giá rẽ hơn hàng ngoại. Mời bạn xem thuốc lá thời Bao Cấp tại miền Bắc vào thập niên 70.


Thuốc Lá nội Thời Bao Cấp

Việt Nam bây giờ không chơi hàng nội nữa thì phải, tệ lắm thì ba số (555) sản xuất tại Mã Lai, đúng không? Các bạn chơi tem trên VSF hình như rất ghét tem giả? Thế mà Việt Nam ta khi mới bước chân vào Kinh Tế Thị Trường (đầu thập niên 90) có bày bán 2 loại thuốc lá : thuốc giả và thuốc thật, dĩ nhiên giá tiền và chất lượng khác nhau. Trở lại với thuốc lá Đà Lạt, khi sang Pháp tôi thường hút Camel để nhớ về Đà Lạt. Sao thế? Bởi vì Camel là con Lạc Đà và khi ta đão ngữ thì có phải là Đà Lạt hay không các bạn?




Nhắc về kỷ niệm thời bao cấp, những tháng đầu sau 30/04/1975, bọn trẻ chúng tôi ngoài những lúc Lao Động Vinh Quang ở Lê Minh Xuân, khi trở lại SG thì hay lang thang tụ tập trong mấy quán cà phê đèn mờ (tại điện yếu thui vì TPHCM khi ấy bị cúp (cắt) điện thường xuyên, có điện cũng là quá may rùi). Nghe nhạc vàng không lời ở mấy quán cà phê, vừa ngâm nga ly cà phê không đường, hút vài điếu Đà Lạt và phì phà khói thuốc theo điệu nhạc. Phải chăng đó là cái gọi là Đà Lạt Mộng Mơ? Các bạn sẽ rõ khi đọc tiếp phần 2.







__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 23-05-2013, lúc 18:17
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (24-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (23-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), VAPUTIN (23-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #34  
Cũ 23-05-2013, 20:55
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Nhớ lại thời sinh viên 80's
Tặng bạn Hàn hai gói Mai và Đà Lạt.
Sinh viên không tiền, ba thằng hút chung một điếu, thuốc đen không đầu lọc hôi rình rình


Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (23-05-2013), manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (24-05-2013), Nguoitimduong (24-05-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (23-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #35  
Cũ 23-05-2013, 21:33
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Nhớ lại thời sinh viên 80's
Tặng bạn Hàn hai gói Mai và Đà Lạt.
Sinh viên không tiền, ba thằng hút chung một điếu, thuốc đen không đầu lọc hôi rình rình


Cám ơn món quà quý giá của bác VAPUTINE. Ý mà còn thiếu cái hộp quẹt bác ui Hàn tìm mãi mà chả thấy 2 bao thuốc này. Đúng là Hoa Mai với Đà Lạt. Thì ra bác có, nếu có thể bác tìm hộ bao Vàm Cỏ nữa thì hay biết mấy. Hàn thấy thuốc đó cũng ngon mà! Hay là sau khi 'Lao Động Là Vinh Quang, Lang Thang Là Chết Đói' nên bọn tôi có gì hút nấy khi ấy và lại thấy ngon. Xin kể mọi người một kỷ niệm vui về thuốc lá trong những ngày đầu ở Pháp. Ở Pháp xin thuốc và tặng thuốc là chuyện bình thường. Và con trai, con gái Pháp đã hút từ tuổi 13, 14. Có loại thuốc rẽ tiền, bình dân chỉ 2 quan (1980) có tên là Gauloise. Không đầu lọc và hôi rình như lời bác VA, hút đắng thấy mịa như bao Vàm Cỏ.



Còn gói Camel cùng thời giá tới 10 quan đầu lộc thơm ngon. Hàn bao giờ cũng có sẳn 2 gói : Gauloise và Camel, Tây xin thì nhả cho him điếu Gauloise, còn Đầm xin thì bóp bụng tặng nàng điếu Camel đầu lộc thơm phứC.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 23-05-2013, lúc 21:40
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (24-05-2013), Nguoitimduong (24-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (24-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), VAPUTIN (23-05-2013), vu.huy65 (24-05-2013)
  #36  
Cũ 23-05-2013, 22:29
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Bạn Hàn hút hai gói vẫn chưa phê à, còn đòi thêm Vàm cỏ?
Thời đó sinh viên thường như Va làm gì có tiêu chuẩn mua thuốc lá, chỉ có mấy anh bộ đội đi học thì mỗi tháng được mua ba gói Mai hay Đà Lạt. Máy ông đó hút mỗi ngày 3 điếu thì làm sao đủ? Thế là các ông mang sang chợ Xóm Củi đổi thuốc bó về hút. Bạn Hàn biết thuốc bó là cái chi chi không?

Phía trên bạn có ảnh Ruby Quân tiếp vụ. Loại đó ngon à nghen, sĩ quan mỗi tháng đước phát 2 cây. Lính cũng được phát "bình dẳng" hai cây, nhưng là loại này











Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (23-05-2013), manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (24-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (24-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), vu.huy65 (24-05-2013)
  #37  
Cũ 24-05-2013, 02:53
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Bạn Hàn hút hai gói vẫn chưa phê à, còn đòi thêm Vàm cỏ?
Thời đó sinh viên thường như Va làm gì có tiêu chuẩn mua thuốc lá, chỉ có mấy anh bộ đội đi học thì mỗi tháng được mua ba gói Mai hay Đà Lạt. Máy ông đó hút mỗi ngày 3 điếu thì làm sao đủ? Thế là các ông mang sang chợ Xóm Củi đổi thuốc bó về hút. Bạn Hàn biết thuốc bó là cái chi chi không?

Phía trên bạn có ảnh Ruby Quân tiếp vụ. Loại đó ngon à nghen, sĩ quan mỗi tháng đước phát 2 cây. Lính cũng được phát "bình dẳng" hai cây, nhưng là loại này
Một lần nữa xin cám ơn bác Va đã tặng Hàn hai món quà quý là bao thuốc xưa và Đồng Hồ Sở Thú. Biểu tượng cho kỷ niệm. Như vậy Đổng thì có rùi, chỉ thiếu Đài và Đạp thui nha! Hàn bỏ thuốc đã 20 năm, nhưng mún ST ảnh xưa vậy thui. Mà khi còn trẻ ai mà không thích nếm qua bia gụ hay gái gú! May quá bà Đầm của tui ngồi kế bên chả hiểu tui viết gì mà cứ cười sặc sặc đó anh Hòa ơi! Hy vọng bã không dùng dịch vụ Google translation. Mà cũng chả sao! Hàn mới dịch 'gái gú' ra tiếng Pháp bằng Google : Gái Gú => Jeune Gu

Ngay Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu còn Đam Mê Tửu Sắc : Một Trà, Một Rượu, Một Đàn Bà. Thuốc có anh lính VNCH khi xưa Hàn không hiểu ý nghĩa của hình đó, thì ra anh ta đang mồi thuốc bằng đạn đồng mà Thật ra thuốc đó là của thuốc Ruby, mà hai loại này trước 75, Hàn có hút qua, thơm đáo để. Còn thuốc bó gì của bác Va, Hàn chưa bao giờ thấy. Thuốc phiện à? Chưa bao giờ chơi qua. Thanks bác however.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 24-05-2013, lúc 02:56
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (24-05-2013), ngotthuha231 (24-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (24-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), VAPUTIN (24-05-2013), vu.huy65 (24-05-2013)
  #38  
Cũ 24-05-2013, 20:50
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Thời bao cấp cơm trắng còn không có mà ăn lấy đâu ra "cơm đen" vậy bạn Hàn.
Va còn nhớ chú X ở cạnh nhà nghiện ma túy không rõ loại gì chắc là cocain, sau giải phóng không còn ai bán thuốc nên chú lăn đùng ra chết. Không ma túy, không bị bệnh béo phì là mặt tích cực của thời bao cấp.

Sau giải phóng thì ông nội Va chuyển từ hút Bastos, Ruby quân tiếp vụ sang thuốc rê vấn bằng giấy quyến. Về sau hết tiền ông tự trồng cây thuốc lá rồi phơi, xắt ra hút, cuốn bằng giấy báo hay tập vở cũ. Bạn Hàn có về quê nhớ thủ theo một mớ báo cũ tặng cho mấy ông già thì mấy ông này mừng húm, còn hơn cả khi được UB tặng giấy khen bi giờ. Thời đó có Mai, Đà Lạt mời khách thì cũng như bây giờ mời ba số năm oanh tạc, thường đám cưới mới có. Do thuốc lá quốc doanh hiếm hoi nên người ta tự vấn thuốc lá mang đi bán. Thuốc này không bỏ vô hộp mà bó lại thành bó 50 điếu một gọi là thuốc bó. Hút dở òm nhưng được cái rẻ tiền.

Thuốc bó cũng là thứ mà ngày nay bạn Hàn có tiền cũng không chắc tìm ra được.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 24-05-2013, lúc 21:07
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (24-05-2013), manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (24-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (25-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #39  
Cũ 24-05-2013, 21:31
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi VAPUTIN Xem Bài
Thời bao cấp cơm trắng còn không có mà ăn lấy đâu ra "cơm đen" vậy bạn Hàn.
Va còn nhớ chú X ở cạnh nhà nghiện ma túy không rõ loại gì chắc là cocain, sau giải phóng không còn ai bán thuốc nên chú lăn đùng ra chết. Không ma túy, không bị bệnh béo phì là mặt tích cực của thời bao cấp.

Sau giải phóng thì ông nội Va chuyển từ hút Bastos, Ruby quân tiếp vụ sang thuốc rê vấn bằng giấy quyến. Về sau hết tiền ông tự trồng cây thuốc lá rồi phơi, xắt ra hút, cuốn bằng giấy báo hay tập vở cũ. Bạn Hàn có về quê nhớ thủ theo một mớ báo cũ tặng cho mấy ông già thì mấy ông này mừng húm, còn hơn cả khi được UB tặng giấy khen bi giờ. Thời đó có Mai, Đà Lạt mời khách thì cũng như bây giờ mời ba số năm oanh tạc, thường đám cưới mới có. Do thuốc lá quốc doanh hiếm hoi nên người ta tự vấn thuốc lá mang đi bán. Thuốc này không bỏ vô hộp mà bó lại thành bó 50 điếu một gọi là thuốc bó. Hút dở òm nhưng được cái rẻ tiền.

Thuốc bó cũng là thứ mà ngày nay bạn Hàn có tiền cũng không chắc tìm ra được.
Cám ơn bác Va về lời giải thích. Sẳn bác Va nhắc về cảnh khó khăn thời bao cấp, nhất là đối với dân SG quen ăn sung mặc sướng. Sau vụ đổi tiền lần đầu (1Đ mới ăn 500đ Trần Hưng Đạo), người SG trở nên nghèo hơn đối với một số người. Còn nhớ tờ 50đ. của chính quyền cũ còn hiệu lực trong một thời gian làm một số mừng húm. Và dân SG thời đó phải ăn độn bo bo hay mì. Mà Hàn lại khoái mì (gốc Ba Tàu mà) cho nên không thấy khổ sở lắm. Có một dạo (năm 1976), SG khan hiếm bột ngọt, ăn phở thấy dở ẹt hà. Hàn có quen 1 bác kia tập kết ra Bắc mấy chục năm, mới về SG, sau vụ đổi tiền, nhà tôi không còn nhiều tiền để đãi ổng ngoài bửa cơm đạm bạc, cơm độn với rau, với chao như Lưu Bình Dương Lễ làm ổng có vẽ buồn! Dân SG thích châm biếm nên bảo rằng bây giờ tụi tui..'Khoái Ăn Sang', có nghĩa là Sáng Ăn Khoai! Hàn thấy thuốc Ruby thì ngon chớ Basto nặng thí mồ. Cám ơn bác đã gợi lại kỷ niệm xưa.

Vài ngày nữa Hàn sẽ viết xong phần 2 trước khi dẫn Ace ra thăm anh HÙng ngoài Đà Nẳng...
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 24-05-2013, lúc 21:35
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (05-02-2014), PéPò sữa (02-06-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (25-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #40  
Cũ 25-05-2013, 18:39
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Kỳ XII : ĐÀ LẠT MỘNG MƠ

Phần 2


<Tài Liệu tham khảo của Pháp và Sổ Tay Du Lịch Năm 2000 của Phạm Côn Sơn>


(Tranh sơn mài của họa sỹ Công Quốc Hà)

Nhân dịp cuối tuần, mến mời quý Ace VSF
tham quan Đà Lạt nào! It's free!

Và bây giờ để tiếp tục chương trình, xin bàn về Đà Lạt, thành phố của Tình Yêu. Đà Lạt theo tài liệu của Pháp thì vào năm 1895, một bác sĩ cũng là nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ tên là Alexandre Yersin (1863-1943) đã tình cờ khám phá ra vùng Lang Biang (tiếng Việt có từ Bằng Lăng nghe rất hay, không giống như Băng Lang hay Lang Bang nhé!) và tên núi đó bao trùm TP Mộng Mơ Đà Lạt. Chính quyền thực dân khi ấy với sự chỉ huy của toàn quyền Doumer (zai VN cứ cho là tên đó tục nhất nước Pháp) để xây dựng khu nghĩ dưỡng cho lính Pháp. Cái tên Yersin không xa lạ gì với người SG, trước và sau 1975, có đường Yersin gần Cầu Ông Lãnh và tên đó được dịch ra tiếng Việt là Dân Sinh. Trước 75, Khu Dân Sinh là khu chợ trời với giá phải chăng và đồ xịn vì lính Mỹ hay bán lại cho thường dân mấy sản phẩm Made in USA của chính họ hay chôm chỉa đâu đó. Nhiều phu nhân của tướng tá VNCH cũng hay làm ăn bất chính như thế này nên đã làm giàu hay ít ra tiền túi ngày càng rủng rĩnh (tiền bạc sung túc). Trở lại với địa danh Đà Lạt, khi mới khám phá ra TP, Yersin cho rằng TP đó đã đem lại cho ta niềm vui với khí hậu dễ chịu. Cho nên tiếng La Tinh có cụm từ Dat Laetitiam Aliis Aliis Temperiem. Còn theo quan niệm của người Việt thì TP đó gần nước Hồ của người Lạt. Còn Đà là do chữ Đak, tiếng địa phương (Sắc tộc Lạt) có nghĩa là Hồ, là Nước. Cho nên Đà Lạt có nhiều hồ nước trong và đẹp. Từ xưa đến nay, để thay đổi không khí dân Việt thuờng hay đến Đà Lạt nghĩ dưỡng xa lánh cái nóng chảy mở của SG hay Hà Nội nếu hoàn cảnh tài chánh cho phép. Khi xưa, ta đi Vũng Tàu để dã ngoại cuối tuần, còn lên Đà Lạt 'đổi gió' nếu có toa BS Sài Gòn đề nghị cho nghĩ dưỡng một tuần hay lâu hơn. Viết đến đây, Hàn không biết BS Đà Nẳng có từng kê toa này không và có đòi hỏi có giấy khen của nhà trường không ta? Bởi vì khí hậu lành lạnh của Đà Lạt, giống như mùa Thu ở Paris. Đà Lạt là thành phố của tình yêu, của sương mù, của hoa, của mùa xuân... TP du lịch từ xưa, có thác, có hồ, có rừng thông với nhiều hoa. Người Pháp đã đem lại cho Đà Lạc vài kiến trúc của họ từ Mẫu Quốc : vùng Normandie, Savoie, Basque... Đà Lạt có nhà thờ được xây từ trào Pháp và các dòng tu nỗi tiếng. Đương sự có ST vài hình ảnh về mấy trường tu đó và sau này khi 'Tiến Về SG' trước 1975, người Pháp mới lập ra các trường đạo Régina Mundi, Régina Pacis, Saint Paul... tại TPHCM. Cựu Hoàng Bảo Đại cũng từng có dinh thự tại đây. Nhắc về cựu Hoàng, chính phủ Pháp đã 'cưới' cho ông một cô đầm già để săn sóc và nấu nướng cho Bảo Đại. Và bà này cũng rất tự hào là Hoàng Hậu của xứ An Nam (sic). Và vào thập niên 80, Hàn từng gặp cựu Hoàng hay ra quán cà phê Q.16 Paris để ngâm nga ly cà phê cả buổi trời... Khi ấy VN chưa đi vào Kinh Tế Thị Trường, nếu không Cựu Hoàng dám về VN tắm ao ta lắm! Cho bà đầm già tức chơi! N'est-ce pas, sa Majesté?

Tóm lại, Đà Lạt là TP rất Pháp, lạnh gần giống xứ Pháp và có lối kiến trúc nhập từ Pháp từ thời thuộc địa. Đà Lạt rất lãng mạn với Thung Lũng Tình Yêu (Vallet d'Amour) và Đôi Thông Hai Mộ mà Hàn sắp 888 vui.


Thung Lũng Tình Yêu

Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi, hoa nhiều và nở quanh năm, và chả có ngày nào Đà Lạt thiếu ánh nắng mặt trời, dù là đang mùa mưa. Chợ Hoa Đà Lạt rất nỗi tiếng từ thời VNCH. Và Cà Phê Đà Lạt vang bóng một thời rất thơm ngon nhờ nhập từ Bảo Lộc hay Buôn Mê Thuộc, xứ sở của cà phê qua nhiều thế hệ từ trước đến nay. Khi đến Đà Lạt từ TP HCM, bạn sẽ đi ngang qua thác Prenn, cách Đà Lạt chừng 10 cây, bạn nên dừng lại tham quan và tản bộ. Còn nhớ chiếc cầu tre thơ mộng vô cùng, nhiều cặp trai thanh nữ tú đã tay trong tay qua đó để :
Qua Cầu Ngã Nón Trông Cầu

Cầu Bao Nhiêu Nhịp Anh Hôn Ngầu Bấy Nhiêu



Nói vậy chớ bọn thanh niên chúng tôi ngày xưa đâu dám First Kiss giữa thanh thiên bạch nhật như thế, nắm tay rùi thề non hẹn suối là cũng lãng mạn lắm rùi. Và nhìn tiếng suối reo với Nữa Vòng Kỷ Niệm (ôm ngang hông thui, chớ ôm một vòng thì tay không đủ dài ), ôi thật là Vị Ngọt Của Tình Yêu! Còn Vị Đắng Tình Yêu, Hàn sẽ kể vào vài đoạn tới đây.



Đà Lạt có Hồ Than Thở có tiếng là lãng mạn, chỉ thua Le Lac (Cái Hồ) của văn hào Lăng Sa Lamartine của TK 19 tí thui. Than Thở có gốc Pháp là Lac des soupirs (Tiếng Thở Dài) nhưng ở nghĩa bóng là tiếng rì rào. Bạn nào yếu bóng vía hay sợ ma thì không nên đến Hồ một mình đúng vào giờ ngọ (12g trưa)! Nghe nói Hồ đã được đổi tên là Sương Mai. Cũng hay đúng ra là Sương Mù mới chính xác. Bạn cứ tưởng tượng hẹn người yêu ra đó lúc mình minh vừa ló dạng, tay trong tay dạo quanh bờ hồ, lãng mạn nắm cơ! Nếu thấy đói thì rũ nhau vào chợ Đà Lạt xơi phở, dẫm (uống) ca phé hay dẫm xà! Chỉ sợ cô nàng của bạn quá đói bụng rùi lầm Sương Mai với Xíu Mại thì chết đấy! Đoạn tới chắc chắn không vui tươi vậy đâu khi Hàn kể về Đồi Thông Hai Mộ.





Địa điểm này ở gần hồ Than Thở, từng là huyền thoại khá giống chuyện tình tay ba trong Sự Tích Trầu Cau của VN ta. Hàn xin tiếu lâm chút trước khi đi vào Đoạn Trường Tân Thanh sau đó. Người Pháp thường bảo Chuyện Tình Tay Ba là có dư một người (Trois en amour, c'en est un de trop). Chuyện Ba Người khi mà :

Một người đi với một người
Một người đi với nụ cười hắt hiu
Hai người vui biết bao nhiêu
Một người lặng lẽ buồn thiu đứng nhìn


http://www.youtube.com/watch?v=xGDsT9WYxz8


+


Và trong mối tình đầy oan trái, ba người cùng đến tận Hồ Than Thở để thở than rùi chết. Dân làng thấy tội nghiệp đã lập mộ. Thế thì sao ta không gọi là Đồi Thông Ba Mộ nhỉ? Thật ra Đồi Thông chỉ có Hai Mộ thui. Truyền thuyết cho răng cuộc tình buồn đầy nước mắt khác xa với đoạn Hàn tấu hài trên đây. Số là có chàng tên Tâm, cựu sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt và nàng tên Thảo, hai người đã gặp nhau, quen nhau và yêu nhau và đã hay hẹn hò ở Hồ Than Thở. Oái oăm thay, chỉ vì cái gọi là Môn Đăng Hộ Đối (chênh lệch về địa vị và tài sản theo truyền thống phong kiến), gia đình chàng Tâm đã phản đối cuộc tình này, và còn bắt chàng đi đến hôn nhân với người con gái xa lạ mà Tâm không yêu. Thế là chàng xin đổi công tác nơi chiến tuyến xa xôi để quên buồn. Trớ trêu thay, khi Thảo nhận được giấy báo tử của người yêu mình thì như sét đánh ngang tai, và nàng đã đến nơi hẹn khi xưa để khóc vì tình. Và nàng đã chết tại hồ Than Thở. Còn chàng Tâm, thật ra chưa chết, có đến hồ này tìm nàng và quá buồn nức nỡ vô biên để cuối cùng theo nàng chiu diu nên miền cực lạc. Dân trong vùng thấy tội nghiệp nên đã lập mộ cho hai người và chôn cất kế bên nhau bên Đồi Thông. Đó là lịch sử của Đồi Thông Hai Mộ. Thật thảm thiết như nhiều mối tình đầy chông gai để cuối cùng chết với nhau như : Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài, Roméo & Juliette, Trọng Thủy & Mỵ Châu...



Hồ Than Thở - Sương Mai

Thui về Sài Gòn Ace ơi! Hết bệnh rùi. Lần sau, Hàn sẽ dẫn mọi người lên Đà Nẵng thăm anh Trần Hùng, sẳn dịp xin tem BS lun, và năn nỉ BS... gia hạn giấy nghĩ dưỡng Đà Lạt nhé! Hay bạn mún ở lại Trà Sơn tắm biển thì tùy ý!

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (30-05-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (25-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), vu.huy65 (26-05-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
con tem quý tem binh sỹ xanh lá mạ phát hành ngày 25/09/1966 hongduc2008 Shop Tem: HongDuc08 1 28-04-2016 10:41
Cà tím và Ớt xanh - Nông sản hằng ngày hoangphuc Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 0 13-05-2013 17:55
Cá voi xanh Dat_stamp Thông tin lượm lặt về BVĐVHD 0 30-06-2012 10:55
Đường đua xanh hat_de Phòng trưng bày 'hat_de' 3 26-05-2011 12:38
Nick màu xanh ngọc có nghĩa gì? Rua Góp ý - Thắc mắc 13 24-04-2009 10:29



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.