Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > HOẠT ĐỘNG CỦA VIET STAMP > Bảng tin Viet Stamp

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 20-10-2012, 15:00
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định

Mọi người nhớ đi dự họp mặt nhé.
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (25-10-2012), Dat_stamp (20-10-2012), Poetry (20-10-2012)
  #12  
Cũ 20-10-2012, 17:42
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Hik, 2g anh tugiaban mới gọi....sao mà chuẩn bị được, hik, anh nhớ lấy quà cho e đó
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (21-10-2012), Poetry (20-10-2012)
  #13  
Cũ 24-10-2012, 18:09
Pink Kole's Avatar
Pink Kole Pink Kole vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 09-02-2008
Bài Viết : 260
Cảm ơn: 3,606
Đã được cảm ơn 1,905 lần trong 291 Bài
Mặc định

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BUỔI HỌP MẶT NHÂN DỊP PHÁT HÀNH BỘ TEM VŨ TRỌNG PHỤNG

Name:  IMG_2974_resize.JPG
Views: 924
Size:  82.3 KB
Pano buổi họp mặt

Name:  IMG_2966_resize.JPG
Views: 822
Size:  84.0 KB
Chủ nhiệm VSC - Trưởng Ban Tổ chức

Name:  IMG_2967_resize.jpg
Views: 829
Size:  48.6 KB
Các thành viên CLB Tem Hướng Nghĩa

Name:  IMG_2971_resize.jpg
Views: 788
Size:  45.8 KB
Quà lưu niệm do VSC tặng gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng


Name:  IMG_2979_resize.jpg
Views: 815
Size:  54.6 KB
Bàn trưng bày sách của nhà văn Vũ Trọng Phụng và album tem về các nhà văn, nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20, trong đó có nhà văn Vũ Trọng Phụng


Name:  IMG_2976.jpg
Views: 808
Size:  50.0 KB

Name:  IMG_2990_resize.jpg
Views: 856
Size:  59.8 KB

Các đại biểu, khách mời làng tem đã đến đông đủ

Name:  IMG_2994.jpg
Views: 732
Size:  33.5 KB
Chủ nhiệm VSC - Trưởng Ban Tổ chức phát biểu khai mạc

Name:  IMG_3001_resize.JPG
Views: 1072
Size:  91.5 KB
Chủ nhiệm VSC trao tặng các ấn phẩm lưu niệm của bộ tem cho bà Nghiêm Hằng Phương, cháu ngoại của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Name:  IMG_3004_resize.jpg
Views: 705
Size:  56.1 KB
Bà Nghiêm Hằng Phương, cháu ngoại của nhà văn Vũ Trọng Phụng ký lưu niệm trên các FDC do VSC phát hành

Name:  IMG_3011_resize.jpg
Views: 802
Size:  55.3 KB

Các đại biểu, khách mời cùng chụp ảnh lưu niệm

Name:  IMG_3017_resize.jpg
Views: 819
Size:  43.9 KB
Ban Tổ chức, Ban Chủ nhiệm VSC chụp ảnh lưu niệm với
cháu ngoại của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Từ trái sang: ông Phạm Thế Cường - Chủ nhiệm CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng, Trường Sơn (nguoitimduong), ông Lê Quang Đức - Phó Giám đốc Trung tâm BD NV & DV VH-TT-DL, bà Nghiêm Hằng Phương -
cháu ngoại của nhà văn Vũ Trọng Phụng, ông Tạ Phi Long, Anh Thi (Poetry), Đức Huy (exploration), ông Lê Hoan Hưng - BTV Tạp chí Tem, Tuấn Phong (Đêm Đông)

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 26-10-2012, lúc 10:33
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Pink Kole vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (25-10-2012), Đinh Đức Tâm (26-10-2012), dammanh (30-10-2012), Dat_stamp (24-10-2012), exploration (26-10-2012), hoavienquanbl (24-10-2012), hongduc2008 (09-11-2012), manh thuong (24-10-2012), minh338d (26-10-2012), Nguoitimduong (10-02-2017), Poetry (04-02-2017), The smaller dragon (26-10-2012), Tien (26-10-2012)
  #14  
Cũ 26-10-2012, 02:47
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Nhà văn Vũ Trọng Phụng có một người con gái sinh năm 1938 hay 1939 không biết có mặt trong buổi Lễ Tưởng Nhớ nhà văn hay không. Trong hình, thấy Chủ Nhiệm CLB VietStamp trao Bản Tưởng Lục cho một phụ nữ mà không có chú thích, nên không rõ bà này là ai. Nhân đây, tôi chia sẻ với Diễn Ðàn một bài viết có một số chi tiết mới lạ mà tôi nhận được qua internet hôm qua. Ai đọc rồi, xin bỏ qua.



Lễ cưới và đám tang của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Chỉ vỏn vẹn được sống 27 năm trên dương thế, nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại một sự nghiệp đồ sộ. 27 năm ấy, Vũ Trọng Phụng đã có một lễ cưới rình rang, và một lễ tang buồn thương, bi thiết...

Trong buổi “Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Vũ Trọng Phụng” được tổ chức long trọng tại hội trường Hội nhà văn Việt Nam, bên cạnh những bài phê bình, nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng của nhiều cây bút hậu thế, người nghe còn được biết tới đám cưới và đám tang buồn thương của nhà văn qua hồi ức của ông Nguyễn Bá Đạm. Ông Nguyễn Bá Đạm năm nay 93 tuổi, xưa là người cùng làng với Vũ Trọng Phụng. Qua giọng đã run run vì tuổi già, ông kể lại những gì đã chứng kiến một lễ cưới long trọng và đám tang buồn thương vĩnh biệt con người tài hoa chỉ có 27 năm tồn tại trên dương thế. Câu chuyện đã được ông viết lại in trong cuốn “Hà Nội những câu chuyện kể từ cuối thế kỷ XIX-XX” do NXB Văn học ấn hành.

Đám cưới có ô tô đón dâu
Vợ nhà văn Vũ Trọng Phụng là bà Vũ Mỵ Lương sinh ra trong gia đình cha mẹ là thầy lang ở Hà Nội. Bà nổi tiếng cần cù, chịu khó, khéo tay hay làm. Thông cảm với hoàn cảnh mồ côi cha từ nhỏ và mến phục tài năng văn chương bà Lương đồng ý lập gia đình với ông.
Đám cưới được tổ chức vào chủ nhật (23/1/1938), tức 22 tháng Chạp năm Đinh Sửu. Cách đây gần một thế kỉ, ít đám cưới nào ở Hà Nội có xe ô tô rước dâu long trọng như vây. Nửa tháng trước, nhà trai đã làm lễ ăn hỏi, dẫn đến nhà gái đầy đủ lễ vật. Ngày hôm trước, bà con trong họ, trong làng đã kéo đến làm giúp, dựng rạp, kê bàn ghế, làm cỗ… Khách khứa ăn uống ở 5 gian nhà chính và 3 gian nhà ngang, còn phải làm thêm rạp ở ngoài sân mới đủ chỗ ngồi. Mới sáng ra, trẻ con trong làng đã tụ tập bên bờ ao đình, nhìn sang con đường Láng, chờ xem ôtô đám cưới. Đến gần trưa, một đoàn mười chiếc ôtô sơn đen đi theo hàng một, vượt qua cầu Mọc, rẽ trái, về làng Giáp Nhất. Họ nhà trai người mặc âu phục, người mặc quốc phục, trong đó có chú rể đội khăn, mặc áo đoạn, đi giày hạ. Vũ Trọng Phụng người xương xương, mỏng manh, mắt nhỏ, trán nở và cao, miệng có quai ở hai bên mép, vai hơi ngang. Ông có cái nhìn tinh anh, nụ cười hóm hỉnh. Trong số người đi cùng với chú rể có nhiều nhà văn già, trẻ.
Mọi đám cưới, trẻ con thường kéo đến chăng dây, nhà trai muốn đi qua phải nộp một phong bao, trong đó có năm, sáu đồng xu bằng đồng. Nhưng ở đám cưới này, chúng nghe có cả các ông nhà báo về dự nên bảo nhau bỏ cái tục không hay ấy đi. Lần đầu tiên, đám cưới Vũ Trọng Phụng được hưởng nếp sống mới.
Chú rể đi tới bàn thờ gia tiên, vừa lúc cô dâu ở trong buồng ra. Chú rể bước lên sập, lễ tiếp. Hôm nay, cô dâu chít khăn vành dây màu lam, đeo hoa tai đầm, kiềng vàng, mặc áo dài màu hồng, đi giày nhưng đen thêu hạt cườm. Mấy năm trước, làng mở hội, có đánh cờ người, cô đã được chọn làm quân sĩ. Giờ hoàng đạo – giữa trưa – sắp đến. Nhà trai xin phép đón dâu.
Mở đường là cụ già râu tóc bạc phơ, đạo mạo, mặc áo sa màu lam, tay cầm lư hương khói nghi ngút. Tiếp theo là chú rể Vũ Trọng Phụng và hai phù rể. Cô dâu đi phía sau, hai tay nâng chiếc quạt che mặt. Hai cô phù dâu mặc đẹp chẳng kém, dáng e lệ, đi hai bên. Hai họ đi bộ tới cổng làng, mới lên ôtô. Hơn nửa giờ sau, đoàn xe dừng bánh ở bên số chẵn phố Hàng Bạc, trong tiếng pháo nổ ran, dân hàng phố kéo đến xem đông nghịt, đứng kín cả vỉa hè. Hai họ phải nhường nhau mới lên nổi căn gác hẹp. Nhìn lên ba bức tường thấy vài câu đối bằng vóc hồng thêu kim tuyến hoặc bằng satanh đỏ thêu con trĩ bên hoa phù dung. Cô dâu lễ gia tiên với chú rể xong, tiếp tục tiếp khách. Chuyện trò hồi lâu, nhà gái xin cáo lui. Riêng các văn hữu còn uống rượu, trò chuyện đến khuya mới chịu về.

Đám tang không kèn trống
Đó là sáng mà cái nắng gắt như giữa mùa hè, một cỗ xe tang do hai con ngựa kéo lặng lẽ bước đi từ số nhà 73 Cầu Mới đến nghĩa trang Quảng Thiện (ở khu vực Thanh Xuân hiện nay). Theo sau là khoảng ba trăm người vừa đi bộ vừa dắt xe đạp, họ là thân quyến, bạn bè người quá cố, đa số là người viết văn, làm báo. Tiếng khóc của người vợ trẻ nghe não nùng, thảm thiết. Con gái Vũ Trọng Phụng còn trứng nước, chưa đầy một năm tuổi, được một bà bế trên tay. Trông em bé bụ bẫm, hai con mắt đen như hạt nhãn, đội cái mũ mấn khâu bằng vuông vải trắng.
Đi theo những người phu đòn mặc đồng phục màu đen, nẹp trắng, đội nón chóp sơn đen, trước mắt là khu mộ mới. Mộ thi sĩ Tản Đà cũng nằm gần đây, chỉ cách mươi mươi mười lăm bước. Hố huyệt đã được đào từ chiều hôm trước. Linh cữu vừa được từ từ hạ xuống thì người vợ nhà văn, vì quá thương chồng đã lăn xuống huyệt. Người ta phải ra sức kéo lên.
Thay mặt cho giới văn hữu, Lưu Trọng Lư đọc điếu văn. Giọng ông run run, ông đọc: “… Anh là một nhà văn. Tên tuổi anh sẽ sống mãi cùng sự nghiệp của anh. Anh đã chuyển bại thành thắng, ở chỗ này, tử thần đã không làm gì được nữa…”. Mọi người ném xuống mộ nhà văn những nắm đất to nhỏ không đều, chỉ trong khoảnh khắc ngôi mộ đã cao dần và được đắp cho chắc chắn. Những thỏi vàng bồ cũng được rắc lên. Lan Khai và Phùng Tất Đắc suốt mấy ngày bận rộn lo việc tang ma cho bạn, nay lại lanh lẹn vác vòng hoa đặt lên mộ, Phạm Cao Củng mang theo máy ảnh chụp một vài kiểu. Những nén nhang từ từ cháy, làn khói cuộn dần lên theo gió. Mọi người nghiêng mình, cúi đầu hoặc hai tay chắp vái từ biệt Vũ Trọng Phụng lần cuối. Lúc đó là 9 giờ 45 phút sáng ngày chủ nhật, 15/10/1939.

Triển lãm ấn bản “siêu hiếm” của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà văn Vũ Trọng Phụng của Hội Nhà văn Việt Nam, không ít người trầm trồ trước triển lãm bút tích, ấn bản thời còn sống của “vua” phóng sự đất Bắc.
Sáng ngày 22/10, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà văn Vũ Trọng Phụng. Với tư cách nhà báo, Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “Vua” phóng sự đất Bắc, với tư cách nhà văn tên tuổi ông gắn với những tiểu thuyết nổi tiếng như Số đỏ, Giông tố…
Trước đó, chiều ngày 21/10, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã đến thắp hương tại mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng ở Nhân Chính, Hà Nội. Đây là dịp để những nhà nghiên cứu, những độc giả cùng nhìn nhận những thành tựu sáng tác của ông - di sản đặc sắc của thế hệ vàng văn chương Việt Nam hiện đại.
Theo GS Phong Lê, trên văn đàn Việt Nam, ít ai có được sức viết như Vũ Trọng Phụng. Với 27 năm tuổi đời và dưới 10 năm tuổi nghề thế mà Vũ Trọng Phụng đã để lại một khối lượng có thể nói là đồ sộ với các tác phẩm thuộc nhiều thể loại, gồm 9 tiểu thuyết, 7 phóng sự dài, 2 vở kịch dài cùng hàng chục truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, bản dịch...
Hơn 50 năm sau khi qua đời, Vũ Trọng Phụng đã trở lại một vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam, nhiều hoạt động ghi nhận công lao của ông đã được tiến hành: sưu tầm di cảo, xuất bản và tái bản sách, tổ chức hội thảo, đặt tên đường phố… Cũng tại buổi lễ này, lần đầu tiên các ấn phẩm của Vũ Trụng Phụng được nhà sưu tập sách cổ Hoàng Minh trưng bày giới thiệu đến các độc giả.
Triển lãm trưng bày bản thảo viết tay tiểu thuyết Vỡ đê, một số ấn bản đều thuộc hàng sách xưa, trước năm 1945 khi Vũ Trọng Phụng còn sống. Có ấn bản thuộc hàng “siêu hiếm” như cuốn Giông tố được NXB Văn Thanh in năm 1937. Theo nhà sưu tập Hoàng Minh, hiện Việt Nam chỉ còn hai ấn bản, một của anh và một của nhà sưu tầm khác.
“Việc có trong tay những bút tích, ấn bản của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng không chỉ vì lòng quý trọng của tôi đối với một tài năng vĩ đại mà còn là cơ duyên”, nhà sưu tập Hoàng Minh chia sẻ. Ngoài cố nhà văn Vũ Trọng Phụng, Hoàng Minh còn sưu tập về một số nhà văn khác…
Trước buổi Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng, công chúng cũng hướng nhiều sự chú ý đến sự kiện: sau Làm đĩ, Giông tố tiếp bước lên sân khấu kịch. Ngày 9/8 vừa rồi, nhà viết kịch Chu Thơm đại diện cho sân khấu kịch Hồng Vân và ông Nghiêm Xuân Sơn, con rể cố nhà văn Vũ Trọng Phụng đã có buổi ký kết thoả thuận chuyển thể tiểu thuyết Giông tố lên sân khấu kịch. Theo biên bản ký kết, nhà viết kịch Chu Thơm giữ vai trò chuyển thể kịch bản và NSND Hồng Vân chịu trách nhiệm đạo diễn. Tên gọi của kịch bản phóng tác do tác giả và đạo diễn kịch bản quyết định. Bên cạnh đó, biên bản còn yêu cầu đơn vị chuyển thể phải thực hiện nghĩa vụ bản quyền đối với gia đình nhà văn. Dự kiến, cuối năm 2012, Sân khấu kịch Hồng Vân sẽ cho ra mắt vở diễn mới chuyển thể từ tác phẩm Giông tố... Giông tố được nhà văn Vũ Trọng Phụng sáng tác vào năm 1936, cùng với thời điểm ra mắt 3 cuốn tiểu thuyết khác là Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ. Đầu năm 1937, Giông tố được xuất bản thành sách riêng tại nhà xuất bản Văn Thanh ở Hà Nội.

Nhìn lại Vũ Trọng Phụng

Lần đầu tiên bản thảo viết tay và những cuốn sách ấn bản lần đầu chưa qua biên tập nhiều, đã được triển lãm trong "Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng".
Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của "vua phóng sự" đất Bắc, Vũ Trọng Phụng (20/10/1912 – 20/10/2012), Hội nhà văn Việt Nam tổ chức “Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng”. Tham dự có con rể của nhà văn, ông Nghiêm Xuân Sơn, nhà phê bình Hà Minh Đức, nhà thơ Hữu Thỉnh,… cùng nhiều tên tuổi khác trong làng văn, làng báo. Tại buổi lễ, nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong bài phát biểu: “Hậu thế đối xử thế nào với di sản của Vũ Trọng Phụng” có chú trọng đến việc sưu tầm và in ấn các tác phẩm của nhà văn, nhà báo thuộc thế hệ vàng của văn chương Việt Nam. Ông Lại Nguyên Ân cho biết: “Trong số các nhà văn giai đoạn 1930 – 1945 cho đến nay, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được làm lại, in ấn tư liệu nhiều nhất, thống kê có ít nhất từ ba đến bốn tuyển tập. Tuy nhiên nếu đặt ra câu hỏi: Đã sưu tập được hết tác phẩm của ông chưa? Thì câu trả lời là: Chưa . Đây là tình trạng chung với di sản của nhiều tác giả khác, cho thấy việc nghiên cứu, sưu tầm văn học ở ta, người nghiên cứu đông đảo nhưng công việc chưa làm được còn nhiều”. Việc sưu tầm được những tác phẩm, bản thảo của nhà văn từ gần một thế kỉ trước với nhiều biến cố thời cuộc thực đòi hỏi công sức và hiểu biết về nguồn gốc, lịch sử văn bản. Hơn thế, Vũ Trọng Phụng là một nhà báo, nhiều tác phẩm của ông được in rải rác trên các báo như “Hà Nội báo”, "Đông Dương tạp chí"với những chương ngắn trong “Cơm thầy cơm cô”, “Giông tố”, cùng truyện ngắn và một số tác phẩm kịch nên việc sưu tầm, tìm lại đầy đủ vô cùng khó khăn.
Trong khuôn khổ lễ tưởng niệm, người xem được tận mắt chứng kiến nhiều di sản quý giá được một người không chuyên sưu tầm là anh Hòang Minh (Tân Bình – TP.HCM). Sau hơn mười năm cất công tìm kiếm, anh mang tới những bài báo của Vũ Trọng Phụng đăng trên “Hà Nội báo” (1936), “Đông Dương tạp chí” (1937), “Tiểu thuyết thứ bẩy” (1939) cùng những ấn bản đầu tiên như “Giông tố” (1937), “Kỹ nghệ lấy tây” (1936), “Số đỏ” (1951)… Đây là những cuốn sách quý hiếm đã sống hàng chục năm qua nhiều tủ sách gia đình, những hàng sách cũ mà anh Hoàng Minh mất nhiều thời gian và công sức để mua lại. Khi được hỏi lí do sưu tầm tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, anh tâm sự: “Đó là sở thích của những người có chung niềm hoài cổ. Với tôi Vũ Trọng Phụng là nhà văn vĩ đại nhất, ví như tiểu thuyết “Số đỏ” có lẽ vài trăm năm sau cũng không lạc hậu với thời cuộc”.
Đặc biệt nhất, đến với không gian trưng bày người xem được tận mắt chứng kiến bút tích của nhà văn Vũ Trọng Phụng trên bản thảo “Vỡ đê”. Hiện nay, anh Hoàng Minh có trong tay gần 20 trang bản thảo. Ở đó ghi dấu những nét chữ phóng khoáng, từng câu văn giá trị, người xem được nhìn ngắm những đoạn gạch chân, những dòng chú thích hay sửa chữa được nhà văn đóng khung cẩn thận. Trao đổi với Dân Trí, anh Hoàng Minh cho biết: “Nguồn gốc của bản thảo này rất đặc biệt, sinh thời nhà văn Vũ Trọng Phụng gửi bản thảo này cho NXB Mai Lĩnh. Sau đó, giám đốc NXB là ông Đỗ Xuân Mai mang theo bản thảo quý giá này vào Nam. Một nhà sưu tầm (xin giấu tên) đã mua lại năm 1960. Để có được được bản thảo này, tôi phải theo thuyết phục nhà sưu tầm suốt 8 năm ròng. Đến khi, nhà sưu tầm đã quá già và quyết định truyền lại cho tôi. Có người trả giá một tờ vài trăm USD nhưng tôi nghĩ đây là tài sản vô giá”.

Những di sản này, không chỉ có giá trị như một “cổ vật” để nhìn ngắm. Với những nhà nghiên cứu, đây là kho báu để tìm hiểu về “bậc thầy trào phúng” Vũ Trọng Phụng. Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: “Những trang văn của Vũ Trọng Phụng thời đó đứng trước nhiều cuộc tranh cãi về khiêu dâm và suy đồi. Không ít tác phẩm trước khi xuất bản bị biên tập quá nhiều. Ví dụ nhiều chi tiết, câu chữ trong “Giông tố” không được in hết và thay bằng dấu ba chấm. Bản thảo ngày càng bị xâm hại đáng tiếc trong những lần xuất bản sau”. Như vậy, những bản thảo viết tay, những truyện ngắn, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng và sách phê bình, lý luận về Vũ Trọng Phụng từ thế kỉ trước là tư liệu quý giá đối với nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Cuốn sách “Giông Tố” (bản in đầu tiên 1937) mà anh Hoàng Minh may mắn mua lại được từ một người chơi sách “có hạng” giúp ích rất nhiều cho công trình nghiên cứu của nhà phê bình Lại Nguyên Ân. Ông đã có những đánh giá chuẩn xác về vấn đề ứng xử với di sản Vũ Trọng Phụng để lại trong công trình văn bản học “Nghiên cứu văn bản Giông Tố” do NXB Tri Thức ấn hành năm 2007.

Bài: Đinh Nha Trang
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (26-10-2012), Dat_stamp (26-10-2012), exploration (26-10-2012), hongduc2008 (09-11-2012), manh thuong (26-10-2012), minh338d (26-10-2012), Poetry (26-10-2012), Tien (26-10-2012), tranhungdn (30-10-2012)
  #15  
Cũ 26-10-2012, 09:57
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Nhà văn Vũ Trọng Phụng có một người con gái sinh năm 1938 hay 1939 không biết có mặt trong buổi Lễ Tưởng Nhớ nhà văn hay không. Trong hình, thấy Chủ Nhiệm CLB VietStamp trao Bản Tưởng Lục cho một phụ nữ mà không có chú thích, nên không rõ bà này là ai.
Cháu xin trả lời chú TSD: Người phụ nữ áo trắng đó là bà Nghiêm Hằng Phương, cháu ngoại nhà văn Vũ Trọng Phụng, hiện sống tại TP.HCM. Bà là con gái của bà Vũ Mỵ Hằng (đã mất) và ông Nghiêm Xuân Sơn (hiện sống tại Hà Nội). Nhà văn Vũ Trọng Phụng chỉ có người con độc nhất là bà Vũ Mỵ Hằng. Trong buổi họp mặt ngày 20-10-2012, CLB Viet Stamp đã trao tặng gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng những ấn phẩm lưu niệm của bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Vũ Trọng Phụng".

__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 26-10-2012, lúc 10:10
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (26-10-2012), exploration (26-10-2012), hongduc2008 (09-11-2012), manh thuong (26-10-2012), minh338d (26-10-2012), Poetry (04-02-2017), The smaller dragon (26-10-2012), Tien (26-10-2012), tranhungdn (30-10-2012)
  #16  
Cũ 30-10-2012, 02:12
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Hôm nay tôi nhận được FDC tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng. Phong bì thiết kế mỹ thuật có chữ ký, dấu kỷ niệm rõ và đẹp, nhật ấn đúng ngày. Cám ơn CLB Viet Stamp.

Name:  Picture 850.jpg
Views: 821
Size:  23.5 KB

Đề cập đền nhà văn Vũ Trọng Phụng là đề cập đến một số sự kiện phức tạp. Thời VNDCCH thì VTP là một tác giả có vấn đề. Nay thì nhà văn đã được công nhận và vinh danh.

Về nhà văn Vũ Trọng Phụng, tôi đã thắc mắc từ lâu. Lý do là trong thập niên 1980 tại Bắc California, tôi gặp một người tên Vũ Trọng Khanh, tự xưng là con người vợ đầu tiên của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tôi hỏi chuyện người này nhiều lần. nghe nhiều chi tiết, nhưng không thể kết luận thế nào vì tôi không chuyên về Văn Học và vì không có chứng cớ cụ thể rõ ràng. Nhân việc phát hành tem VTP, tôi thấy có người viết bài về VTP nên chia sẻ trên Diễn Ðàn VS này. Không ngờ anh VTK cũng đọc được bài đó (dĩ nhiên không phải trên Diễn Ðàn này), và viết bài phản bác những chi tiết về VTP xuất xứ từ cụ Nguyễn Bá Ðạm, 93 tuổi.

Bài anh VTK viết có nhiều chi tiết nhậy cảm dù tôi đã bỏ đi những từ ngữ nặng nề vì cảm tính của người viết, nên tôi chỉ chuyển riêng đến Ban Chủ Nhiệm xem cho biết. Còn chia sẻ trên Diễn Ðàn hay không thì hoàn toàn tuỳ quyết định của BCN.

Ðại khái, anh VTK xác định anh là con trai nhà văn VTP, con bà cả. Tên thật của VTP là Vũ Văn Tý vì sinh năm Tý (1912), lấy bà vợ đầu tên là Trần Thị Kim Phụng, đám cưới được tổ chức ngày 1.1.1929 do một ông chú là Trưởng Tạo và nhà văn Nguyễn Tuân làm chủ hôn. Tên hiệu Vũ Trọng Phụng là do nhà văn lấy tên vợ và dòng thứ (Mạnh dòng trưởng, Trọng dòng thứ hai, và Quý dòng thứ ba...) vì mẹ nhà văn VTP là “bà hai.” Mãi đến năm 1936 thì nhà văn mới có bà hai tên là Vũ Mỹ Lương (không phải Vũ Mỵ Lương, theo bài của anh VTK). Chuyện cưới hỏi không có vì nhà văn lúc ấy qúa nghèo, làm gì có chuyện đám cưới cả 10 chiếc ô tô như một đại gia?! Anh VTK còn cho biết bà hai, tức bà Vũ Mỹ Lương, có khuyết tật nơi chân. Ðến ngày 10.7.1938 thì bà hai sinh con gái là Vũ Thị Lan, sau này lớn lên mới đổi ra Vũ Mỹ Hằng. Những chi tiết này thì con cháu của nhà văn VTP có thể kiểm chứng đúng sai.

Chuyện về đời tư thật ra không quan trọng. Ngày nay, chúng ta tưởng nhớ Vũ Trọng Phụng chỉ vì chúng ta trọng nể văn tài của một con người, chứ không hề vì tính tình hay gia cảnh của người ấy. Nhưng tôi chỉ muốn chia sẻ những gì đúng, tránh gieo rắc những điều sai. Tôi cũng không hề kết luận những gì anh Vũ Trọng Khanh hiện ở vùng Bắc California viết lên chắc chắn là đúng. Nhưng đó là tiếng nói của một bên cần nghe khi chúng ta tìm hiểu ngọn nguồn của sự việc.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (30-10-2012), Dat_stamp (30-10-2012), hongduc2008 (09-11-2012), manh thuong (30-10-2012), Nguoitimduong (10-02-2017), Poetry (30-10-2012), tranhungdn (30-10-2012)
  #17  
Cũ 04-02-2017, 14:50
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Xin giới thiệu phóng sự về buổi họp mặt nhân dịp phát hành tem kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng.

https://www.youtube.com/watch?v=driT...ature=youtu.be
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (06-02-2017), HanParis (04-02-2017), Nguoitimduong (10-02-2017), Poetry (04-02-2017)
Trả lời

Tags
bảng tin viet stamp 2012

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Ngày 01-07-2015, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Văn Linh (1915-1998)” (Mã số: 1056) Poetry Tem Việt Nam mới phát hành 2 05-07-2015 17:16
Thay đổi ngày phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Hoàng Văn Thái (1915-1986)" Poetry Bản tin Tem trong nước 0 26-04-2015 12:54
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09-07-1912 - 28-08-1941) Poetry Nhân vật Việt Nam 0 09-07-2012 13:12
Thư mời dự họp mặt nhân dịp phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư Trần Văn Giàu Poetry Bảng tin Viet Stamp 9 20-09-2011 22:57
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu (06-09-1911 - 16-12-2010) Poetry Nhân vật Việt Nam 0 09-09-2011 11:35



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.