Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 06-04-2015, 19:52
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Loạt Bài 40 Năm Nhìn Lại

Quốc nội đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày GP (30/04/75-30/04/15). Thời gian qua nhanh thật, thoáng một cái là đã hơn nữa đời người. Cuộc đời con người lúc thăng lúc trầm. Tôi xin mở topic này để ôn lại những kỷ niệm dĩ vãng hơn 40 năm về trước tại miền Nam nhất là Sài Gòn. Ace nào có hình ảnh xưa cùng chủ đề xin tham gia cho vui.

Thời Giờ Ngựa Chạy Tên Bay
Nó Đi Đi Mãi Có Chờ Đợi Ai


TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Trên Băng Tầng Số 9



http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?p=213989
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HUE STAMP (28-04-2015), manh thuong (07-04-2015), NHL-2014 (06-04-2015), Poetry (06-04-2015)
  #2  
Cũ 06-04-2015, 19:58
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Sài Gòn Mãnh Đất Hội Tụ Xưa Và Nay



Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi
Đi lên đi xuống đã đời du côn

Bùi Giáng tiên sinh người Quảng Nam, sau thời gian lang thang, phiêu lãng ở mãnh đất Sài Gòn “nắng mưa bất chợt” đã cảm khái hai câu thơ trên. Trong thơ cho thấy thi sĩ đã phân vùng rõ, Sài Gòn là Sài Gòn, Chợ Lớn là Chợ Lớn, Sài Gòn không bao gồm Chợ Lớn.


Người sống ở Sài Gòn thuộc các thế hệ trước hiểu Sài Gòn chỉ là khu trung tâm thành phố, chợ Bến Thành, quận 1, quận 3. Vô tới quận 10, quận 5, quận 6 đã là Chợ Lớn. Tạt qua quận 11, Tân Bình, Trường Đua là Phú Thọ. Qua Cầu Bông đến Bà Chiểu, Lăng Ông, quận Bình Thạnh là đã qua Gia Định. Ngó qua bên kia là Cầu Kiệu, Phú Nhuận. Từ khu Sài Gòn chỉ qua cái cầu là tới Khánh Hội, rồi về quận 8, Xóm Củi, Bến Bình Đông


Ra Sài Gòn, vô Chợ Lớn, qua Khánh Hội, xuống Bến Bình Đông, về Gia Định… tất cả những động từ “ra”, “vô”, “qua”, “xuống”, “về” từ lâu được mặc định gắn với từng địa danh, không ai hiểu vì sao và cũng chẳng cần ai giải thích, có lẽ chỉ do quen miệng: “ra Sài Gòn chơi”,qua Khánh Hội có công chuyện”, “vô Chợ Lớn thăm người quen”… Do vậy xét về mặt địa lý và theo cách hiểu lúc trước, Sài Gòn lúc trước không phải là cảTthành phố Hồ Chí Minh. Vì thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có cả Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn… và các vùng ven khác. Sài Gòn chỉ là “cục nhưn” của Thành phố Hồ Chí Minh.


“Cục nhưn Sài Gòn” đó mấy chục năm qua vẫn vậy, không có thay đổi nào đáng kể, hầu như còn nguyên. Nếu có, chỉ có vài con đường được mở rộng, nhiều cao ốc, nhà cao tầng mọc lên. Ví dụ: Các trục đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực Dinh Thống Nhất, hay theo đường Trần Hưng Đạo từ công trường Quách Thị Trang thẳng một lèo xuống đường Trần Hưng Đạo B (ngày xưa là Đồng Khánh) đến Chợ Lớn, đường này trước đây trong giới xe lam gọi là “tuyến đường giữa”, tuyến đường nhiều khách nhất, nối liền Sài Gòn – Chợ Lớn. Qui hoạch, đường sá ở các khu vực này hầu như quá chuẩn, không thể có một sáng tạo nào có thể áp dụng làm biến dạng khung cảnh. Nhưng Sài Gòn theo cách hiểu ngày nay đã khác, không còn là “cục nhưn” mà đã được hiểu rộng ra cho tất cả các khu vực trong nội đô.




“Dân Sài Gòn”, “người Sài Gòn” cũng chỉ là những khái niệm tạm thời, tương đối. Người ở Sài Gòn dù có trên ba đời, nếu hỏi tới ông cố, ông sơ cũng có gốc ở nơi khác. Gần nhất cũng là Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm, Bình Dương... hoặc các tỉnh miền Tây… Như quê hương của nhà văn Sơn Nam – cũng là một lãng đãng du thần Sài Gòn chỉ bằng đôi chân cuốc bộ, một nhà Sài Gòn học có quê ở Rạch Giá – Kiên Giang. Với miền Bắc, miển Trung, nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp người dân đã nhập cư “dzô” Sài Gòn, rồi để trở thành người Sài Gòn. Người Bắc ở khắp nơi, các giáo xứ, họ đạo. Người Trung, Quảng Nam ở khu vực Ngã tư Bảy Hiền dọc theo đường Lạc Long Quân, khu vực chợ Tân Bình, ở đây còn có chợ Bà Hoa chuyên bán hàng, thức ăn Quảng Nam. Hay cả người Chăm ở quận 1, khu vực chợ Nancy, Trần Hưng Đạo… Và không thể quên được Chợ Lớn, một China town ở Việt Nam. Người Hoa cũng có mặt rất sớm ở mảnh đất Sài Gòn, tên của Chú Ía, Chú Hỏa, từ tên người đã trở thành những địa danh lâu đời.


Do vậy, những người ở nơi khác mới đến làm việc, lập nghiệp ở Sài Gòn đừng tự cho mình là “người nhập cư” hay không phải là “người Sài Gòn gốc”. Vì “Người Sài Gòn gốc” hầu như không có thật. Chỉ là người đến trước (dù là đến trước đến mấy đời) và người đến sau. Chính “người nhập cư” hiện nay lại là người biết nhiều vùng đất Sài Gòn vì phải tìm hiểu, đối phó, phải thay đổi chổ ở thường xuyên. Có những người sinh sống lâu năm ở Sài Gòn chỉ ở một chỗ. Nhiều cụ ông, cụ bà, bà phò (bà già người Hoa) ở Chợ Lớn, quanh năm suốt tháng chưa ra tới đầu hẽm, nói chi ra chợ Bến Thành. Lâu lâu được con cháu đưa đi, các cụ nhìn đường phố cứ hỏi những câu như là Việt kiều mới về nước.

Đất lành chim đậu.
Đất không lành đất nhậu chim luôn.

Sài Gòn, mảnh đất hội tụ xưa và nay, nơi người tứ xứ đổ về tìm một cơ hội nào đó. Sài Gòn có tính cách riêng. Và những ai mới đến sống ở Sài Gòn sẽ dần hiểu, nhận biết và sớm hòa đồng với tính cách Sài Gòn. Hãy quên cụm từ “dân nhập cư” để trở thành người Sài Gòn và có tính cách rất Sài Gòn.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (08-04-2015), cuongcanna (06-04-2015), HUE STAMP (28-04-2015), manh thuong (07-04-2015), Poetry (06-04-2015)
  #3  
Cũ 06-04-2015, 20:12
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Vélo Solex
Dáng xưa người phụ nữ Sàigòn

Hàn : Vào thập niên 60,70 tại miền Nam, thanh niên thường cởi Honda, Suzuki... nhưng đàn bà con gái thì hay dùng xe Solex màu đen nhưng rất duyên dáng nhưng ảnh dưới đây. Cái hay của xe này là khi hết xăng vẫn có thể dùng như xe đạp. Gọi là Xô Lếch nhưng không bao giờ phải lếch bộ cả! Cái dỡ là phải đạp đã đời mới làm nổ máy theo trí nhớ của tôi.

Hình ảnh những chiếc vé1lo solex trên đường phố vào thập niên 1960 cho thấy một phong cách lịch lãm của người Sàigòn thời đó. Giờ đã không còn nữa ....
























ST tem bì nên có trang bị kiến lúp, Ace chờ nha...


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (08-04-2015), cuongcanna (06-04-2015), hat_de (01-05-2015), HUE STAMP (28-04-2015), manh thuong (07-04-2015), Poetry (06-04-2015)
  #4  
Cũ 06-04-2015, 21:13
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trường Nguyễn Ba Tòng Gia Định (nay TPHCM) là một tư thục (trường tư) nam nữ từ cấp 1 đến cấp 3. Dưới đây là kỷ yếu (tập lưu niệm) năm 1973. Mời Ace xem chơi...

Kỷ Yếu Nguyễn Bá Tòng Gia Định 1973

https://www.flickr.com/photos/131204...7649467436003/


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
cuongcanna (07-04-2015), hat_de (01-05-2015), manh thuong (07-04-2015), Poetry (06-04-2015)
  #5  
Cũ 07-04-2015, 16:56
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Sài Gòn Phố Của Anh Của Em

Dường như được viết, được ngẫm nghĩ, được hoài niệm về Sài Gòn đang trở thành một nhu cầu của những người gắn bó với thành phố này khi họ chợt nhận ra có những thứ từng thuộc về nó có thể sẽ không còn nữa.



Hồn Sài Gòn trong ký ức cư dân
“Sách viết về thành phố này không nhiều như sách viết về Hà Nội, về Huế… trong khi người viết ở Sài Gòn thời nào cũng đông” – nhà văn, nhà báo Phạm Công Luận, tác giả Sài Gòn - Chuyện đời của phố nhận định – “Tôi nghĩ có một khoảng trống lớn về đời sống đô thị đời thường ở Sài Gòn những năm 1950,1960”.

Có lẽ vì nhận thấy khoảng trống đó, mà cuốn sách của Phạm Công Luận, ra mắt lần đầu vào tháng 1.2014, có thể coi là một tập khảo cứu kết hợp với tản văn, chứa đựng nhiều tư liệu thú vị về đời sống đô thị Sài Gòn trước năm 1975: một cuộc thi hoa hậu, nghề đóng sách đẹp, xe điện Sài Gòn, giai phẩm xuân học trò, những giai nhân một thuở, những tờ nhạc rời, xóm ngụ cư, một thời happy, sơn mài Thành Lễ…

Sự tỉ mỉ trong thu thập tư liệu, cộng với cảm xúc dành cho thành phố nơi anh đã chập chững tập đi những bước đầu tiên trong ngôi nhà nhỏ ở Phú Nhuận cách nay nửa thế kỷ đã khiến cuốn sách được phủ lên một không khí nhớ nhung man mác, khiến người ta có thể nhẩn nha mà đọc, mà cảm nhận cái hồn của một Sài Gòn xưa đang phảng phất…

“Trong những giá trị của Sài Gòn xưa đã và đang mai một, anh tiếc nhất giá trị nào?” – tôi hỏi. Phạm Công Luận khiến tôi bất ngờ, khi điều anh nói lại nằm ở chỗ ít người để ý. “Ngày xưa người ta chú ý nhiều đến thể diện” – anh trầm ngâm.

“Ông thầy giáo ra đường phải chỉnh tề, cô giáo khi có khách đến chơi phải bận áo dài ra tiếp, cúng kiếng ngay tại nhà cũng bận áo dài cho trang trọng. Người ta chú ý cả cách ăn nói chuẩn mực phù hợp với tuổi tác, nghề nghiệp, vai trò của mình trong xã hội chứ không phải ở gia đình, giảng đường hay công sở thì đạo mạo, trong quán xá, ngoài đường phố thì thoải mái, buông thùa.

Bên cạnh đó, tính khiêm cung của ngày xưa thể hiện rõ trong giao tiếp, khi bàn bạc, tranh luận. Bây giờ, người ta luôn cảm thấy cần thể hiện bản thân nên tính cách ấy trở nên lạc hậu, nếu bộc lộ ra thì thành yếu đuối, hạ mình, dễ bị lấn lướt”.


Đến nay, Sài Gòn – Chuyện đời của phố đã được tái bản lần 1, và Phạm Công Luận đang chuẩn bị cho ra mắt phần 2. Anh sẽ đưa vào sách một số câu chuyện mà đáng lẽ đã xuất hiện trong phần đầu, nhưng do chưa đủ tư liệu nên gác lại. Đó là câu chuyện về một góc dân cư sống quây quần quanh ngôi nhà Nghệ sĩ nhân dân Năm Châu trong khu cư xá huyền thoại, Chu Mạnh Trinh tại Phú Nhuận, với rất nhiều nghệ sĩ, nhà báo, nhà văn danh tiếng của Sài Gòn cư ngụ.

Là những cố gắng xây dựng một ngành du lịch của Sài Gòn trong tình trạng chiến tranh trước 1960, với đoàn xe Tri-Lambretta sơn trắng chạy quanh thành phố có dòng chữ “Saigon Sight Seeing” bên hông, hay quán cà phê có khách ngồi uống trên xe xích lô ở khách sạn Majestic cuối thập niên 1970. Là siêu thị Nguyễn Du đầu tiên mở ra giữa Sài Gòn năm 1967 với diện tích 30 ngàn mét vuông, trang bị hoàn toàn không thua kém các siêu thị ngày nay, để rồi Bangkok phải mời qua để hướng dẫn cách tổ chức…

Với Phạm Công Luận, hồn Sài Gòn không chỉ nằm trong những di tích ta có thể thấy bằng mắt, mà trong cả ký ức về Sài Gòn do cư dân của thành phố lưu giữ, càng trải nghiệm lâu càng dày lên. “Bên trong họ, kho ký ức sống động đang mờ dần do tuổi tác, do sức khỏe và nếu chúng ta không lưu giữ sẽ dần mất đi. Việc tìm kiếm, ghi chép, xuất bản những câu chuyện cũ từ các nhân chứng còn sống quan trọng không kém việc lưu giữ một di tích cổ”.


Tim đâu ngôi quán quen…

Nếu Sài Gòn – Chuyện đời của phố khiến người đọc rưng rưng vì những ký ức gắn với cuộc sống dân lao động thành thị, thì Ve vãn Sài Gòn - tập tản văn của tác giả Chị Đẹp (bút danh của blogger Lê Phương Thảo) lại khiến ta sống lại với một Sài Gòn phù hoa, điệu đàng trong lối ăn, lối mặc, lối chơi của tầng lớp được coi là thượng lưu ngày trước. Cuốn sách ra đời vào tháng 6.2013, và chỉ vài tháng sau đã được tái bản.


Từ khi sách ra đến nay, lại có thêm những địa điểm ở trung tâm sắp biến mất, nối thêm vào danh sách dài những chốn lui tới mà tác giả yêu thích được nhắc tới trong sách đã không còn. Do công việc, người phụ nữ này đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam. Qua những dòng status trên Facebook, có cảm giác như khi sống ở Mỹ chị đang tận hưởng hiện tại, còn khi về Sài Gòn chị lại chập chờn trong nỗi nhớ chính thành phố này - “nhớ cái kiểu lo xa, nhớ cái kiểu chưa xa đã nhớ. Ri đang nhớ lại sợ mình đã quên…".

Một người yêu thích ẩm thực và lang thang quán xá như Lê Phương Thảo rồi cũng phải quen với sự hụt hẫng khi không thể “tìm cho ra ngôi quán ấy, với chị, cũng mang một phần hồn Sài Gòn:

“Tháng này còn nhìn thấy bảng hiệu đấy, tháng sau đã thấy một bảng hiệu mới treo lên, lại đập phá sửa chữa và xây dựng. Người ta không thể nhớ kịp nơi này trước đây đã từng là căn nhà như thế nào. Những điều này tạo nên một bản tính “ăn xổi ở thì” không có gì là lâu dài bền vững cả. Nó biến Sài Gòn thành một nơi để mọi người tụ về chứ không trụ lại. Người ta rồi sẽ có tâm lý tìm đến những ngôi quán mới lạ mỗi khi ra phố, chứ không còn thích ngồi ở quán quen, vì chưa kịp làm quen với quán thì quán đã mất đi rồi. Và hồn của Sài Gòn cũng như thế, cứ chuẩn bị để tỏa đi, mỏng ra”.

Có một nơi Lê Phương Thảo thường ngồi, mà theo chị là thích hợp để cảm nhận về Sài Gòn. Đó là ban công trên lầu quán Jaspas, góc Đồng Khởi và Ngô Đức Kế.

“Ngồi đây, có thể nhìn thẳng ra đầu đường Đồng Khởi, có bến Bạch Đằng, nhìn qua trái là Grand Hotel với những khung cửa sổ cao, hẹp, có chút nét kiêu kỳ Tây phương, nhìn qua phải sẽ chạm đại lộ Nguyên Huệ, nhìn người ta đi từ một con đường nhỏ Ngô Đức Kế, tỏa rộng ra một đại lộ, rất thú vị, giống như cá từ suối nhỏ đổ ra sông lớn. Ở đây còn hai hàng cây lớn trên vỉa hè, mùa nào cũng có lá nhỏ li ti như lá me, bay khắp phố. Nắng đổ lưa thưa nhiều chiều. Mưa rơi hơi bí bức giới hạn. Ngồi nơi này như đang sống trong quá khứ”.

Thì ra, cái cảm giác “như đang sống trong quá khứ” đã níu chân chị. Và chị thì ao ước có thể níu giữ những quá khứ cho Sài Gòn.

“Nhiều nơi trên thế giới họ cũng cao tầng hóa khu trang tâm, nhưng họ không đập bỏ tất cả. Họ vẫn giữ lại mặt tiền cổ kính như cũ, bước qua mặt tiền đấy, vào bên trong là một khuôn viên vô cùng hiện đại. Họ tìm cách để hòa nhập chứ không bứng đi. Ước gì mình cũng có thể làm như thế cho Sài Gòn”.

Theo Phạm Thu Nga

Nguồn : http://www.huynhthinga.com/sai-gon-p...nh-cua-em.html
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (08-04-2015), hat_de (01-05-2015), manh thuong (07-04-2015), Poetry (19-04-2015)
  #6  
Cũ 19-04-2015, 18:00
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Chiến tranh VN đã chấm dứt gần 40 năm rùi (30/04/1975-30/04/2015). Thế nhưng khi nhớ lại các lính Mỹ trong thời kỳ chiến tranh tại VN, hành trang của họ chỉ đơn sơ giày bốt đờ sô, nón sắt, khẩu M16 và hộp quẹt Zippo.



Giày bốt đờ sô (botte de chaud / giày ấm)


Nếu Ace nào chưa xem, xin mời chơi cuối tuần :

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=11784

Dưới đây là vài hình ảnh của kỷ vật lính Mỹ qua bài viết từ diễn đàn reds.vn

Chiếc bật lửa zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà còn là một vị sứ giả giúp truyền tải các thông điệp sâu kín của người lính đến với cuộc đời…

Có thể cảm nhận điều này qua những dòng chữ khắc trên mỗi chiếc bật lửa.

Nhiều người lính bày tỏ sự lo sợ cái chết và nỗi nhớ thương dành cho người thân yêu ở quê nhà. Một số khác thì thể hiện sự thù ghét đối phương hay sự phẫn uất đối với chính phủ - những kẻ đã đẩy họ đến vùng đất chết chóc. Cũng có những người lính biểu lộ thái độ hài hước trước cuộc chiến tranh tàn khốc.

Dưới đây là hình ảnh một số chiếc bật lửa Zippo của những người lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, được giới thiệu trên trang web của nhà sưu tầm người Mỹ Bradford Edwards.




Những chiếc bật lửa zippo xuất hiện trong quân đội Mỹ từ thời kỳ Thế chiến thứ 2, nhưng phải đến cuộc chiến tranh Việt Nam chúng mới trở thành biểu tượng văn hoá của những người lính Mỹ.




Bức tâm thư ngắn ngủi (và sai chính tả) thể hiện tình yêu của người lính dành cho một cô gái: "Bất cứ ai đọc những điều này sẽ biết rằng không có một cô gái nào khác dành cho tôi trừ một cô gái có cái tên đáng yêu là Beverly Dennington. Tôi yêu cô ấy rất nhiều".




Những dòng nhắn nhủ người mẹ của người lính có tên Tony: "Gửi mẹ. Từ một người lính dù cô độc. Tony".



"Đừng hỏi cái đầu giúp được gì cho bạn mà hãy hỏi bạn làm gì để bảo vệ cái đầu của mình".



"Một vết thương trên ngực là cách tự nhiên để cho biết bạn đã bị phục kích".



Thông điệp rắn rỏi của một lính Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam: "Hãy để ta thắng ngươi bằng trái tim và tâm hồn mình, hoặc ta sẽ thiêu rụi cho tới từng túp lều đáng nguyền rủa của ngươi".




Một thông điệp tương phản: "Sinh ra để thua cuộc".



Lời hăm doạ dành cho đối phương trong trường hợp người lính bị giết, và chiếc bật lửa zippo rơi vào tay kẻ thù.


"Chiến tranh là địa ngục". Đó là cảm nhận của một người lính đã có mặt ở các chiến trường Biên Hoà, Long Bình, Tây Ninh, Củ Chi và Kon Tum.


Những ngôn từ thể hiện sự uất hận cao độ: "Chúng tôi bị dẫn dắt bởi một đám bất tài để giết những con người bất hạnh và phải chết mà chẳng ai nhớ tới".


Một trải nghiệm của người Lính: "Khi tôi biết cái chết kề cận, tôi không còn sợ chiến tranh, chiến trường, các trận đánh, bởi Chúa đang ở sau lưng tôi".


Khát vọng hoà bình và sự chán ghét các thế lực cường quyền: "Khi sức mạnh của tình yêu vượt qua tình yêu dành cho sức mạnh, cơ hội của một nền hoà bình đích thực sẽ đến".



Dành cho các cô gái, có những lời ngọt ngào như: "Anh yêu em hôm nay, ngày mai và mãi mãi".


Và cả những ngôn từ dung tục.


Ý chí chiến đấu của lính Mỹ được thể hiện khá cô đọng: "Đánh nhau ban ngày. Làm tình ban đêm. Say mèm là sự lựa chọn. Vào thủy quân lục chiến là sai lầm".


"Điều duy nhất khiến tôi nhận ra mình đã giết một người là khi xiết cò khẩu súng của tôi".


Một câu hỏi vu vơ "Tại sao tôi?" kèm theo biểu tượng của hòa bình.


"Khi tôi chết hãy chôn tôi nằm sấp, để cả thế giới này có thể hôn vào mông tôi", thông điệp từ một người lính thuộc lực lượng "Kỵ binh bay".


"Bạn đúng với sắc màu của mình. Đừng tự lừa phỉnh khi nó là màu đen bằng cách tự hào mình là kẻ chiến thắng".


Chiếc bật lửa này khắc một bức tranh hài hước: Chú rùa tưởng chiếc mũ của lĩnh Mỹ là một cô rùa cái và thả sức "yêu".


Một chiếc bật lửa khác thể hiện tâm trạng bất mãn dưới một cái nhìn hài hước.


Phù hiệu của một đơn vị chiến đấu đã bị "cải biên" với ý nghĩa mỉa mai.


"Tôi đi qua thung lũng đầy bóng tối của cái chết. Tôi không sợ loài quỷ dữ bởi tôi chính là thứ ác quỷ khốn nạn nhất trong cái thung lũng này".


"Những kẻ xâm lược hãy đoàn kết lại trong sức mạnh hắc ám".


Bên những khoảng tối của tâm hồn, luôn có chỗ cho khát vọng tình yêu và hoà bình.


Với một số người lính, cuộc chiến ở xứ người giống như một chuyến du lịch dài ngày, dù có thể nó sẽ không có ngày trở về.

Nguồn : http://reds.vn/index.php/khoanh-khac...ppo-linh-my-vn
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (01-05-2015), Poetry (19-04-2015)
  #7  
Cũ 19-04-2015, 18:12
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Sài Gòn Đất Lành hay Dữ


Đất lành chim đậu
Đất không lành đất nhậu chim luôn

Sài gòn, vùng đất lành và cũng … hổng lành. Coi dzậy chứ hổng phải dzậy !

Nếu hiểu “đất lành” là nơi có thể làm ăn, kiếm sống hay mơ ước cao hơn là làm giàu, Sàigòn thực sự là mãnh đất khá … lành. Về quê nhậu, ông anh bà con nhận định :

- Ở quê, có năm mùa màng thất bát, nạn sâu rầy, dịch bệnh chỉ biết ngồi bó gối, thờ dài … muốn kiếm vài ba ngàn cũng không ra. Ở Sài gòn, nghe người ta nói làm mấy cái nghề linh tinh như chạy xe ôm, bơm xe, bán bánh mì, trà đá cũng kiếm bộn”.

Cái chữ “bộn” của ổng nói nghe ... dễ ợt. Người ở quê tưởng tượng Sàigòn y chang người Sàigòn tưởng tượng cuộc sống ở xứ Mỹ, quá dễ kiếm tiền. Không biết ở Mỹ ra sao, xa quá ! Chứ ở SàiGòn, bán trà đá, bơm xe, bánh mì, hủ tiếu gõ … tất cả đều có thể kiếm tiền, không chừng làm giàu, nếu cần cù siêng năng và quan trọng nhất là phải … có nơi để bán. Mà tìm chỗ để bán yên ổn ở đất Sài Gòn không phải chuyện đơn giản, nhất là với người dân nhập cư.

Đường sá, vỉa hè Sài gòn coi lộn xộn, “cà na xí muội cát bụi xà bần” dzậy chứ có trật tự hết. Đâu phải muốn bán là bán. Mỗi góc phố, gốc cây, ngã tư, nắp cống, đầu hẽm … ở những vị trí đông dân cư có thể buôn bán được đều có chủ, mặc dù là đất công. Muốn chuyển nhượng đều có giá hẳn hoi, thời gian trước còn tính bằng chỉ, bằng cây (lượng vàng), có luôn người làm chứng mà khỏi cần một tờ giấy nào, có luật vỉa hè phân xử. Sài gòn không chỉ có “con đường có lá me bay” hay “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, Sài gòn còn có “đường hủ tiếu gõ”, “đường cháo huyết”,và cả “những con đường … rác (làm nghề đổ rác) ” . Mấy cái nghề này đều có bảo kê, lãnh địa. Chỉ được buôn bán hay đổ rác trên những con đường trong phạm vi bảo kê. Hôm nào ế ẩm, buồn tình đẩy qua chỗ khác là có chuyện liền. Bị đập bể xe là nhẹ nhất.


Chuyện chạy xe ôm … cũng oải. Có ông bạn già thời bao cấp dạy học lương ít, khó khăn quá, đành “mất dạy” chuyển sang nghề khác. Thời gian sau này, có lúc bị “viêm màng túi mãn tính”, xách cái xe cà tàng ra ngã tư chạy xe ôm. Đậu xe đó, chưa bập hết nửa điếu thuốc có ai từ sau lưng vỗ vai : “Ê, ông già đậu xe chờ ai, còn muốn bắt mối xe ôm phải biết điều nha!”. Quay lại, một thanh niên mặc cái áo zin phạch ngực, phì phèo thuốc lá trợn mắt thách thức. Vừa thấy mặt ông hắn chợt nhíu mày, rồi giật mình kêu lên :

- Chời ơi! thầy .. thầy Năm, thầy nhớ tui hôn, hồi xưa đi học tui quậy trong lớp thầy bẻ phấn liệng tui hoài đó, nhớ hôn. Mà thầy tính chạy xe ôm hả, dzậy thầy cứ đậu đây đi, thầy chạy được nhiêu giữ hết đi, khỏi đưa ai hết, thằng nào hỏi thầy cứ nói có làm dziệt với thằng Chín Lung dzồi, hổng sao đâu, hổng có thằng nào đụng tới thầy đâu, Chín Lung là biệt danh ngoài đường, chứ hồi đi học tui là thằng Dũng lé”

Ông vừa hết hồn, vừa buồn, vừa cảm động. Buồn vì một thằng học trò ngày xưa giờ thành một tên giang hồ đường phố, bảo kê xe ôm. Cảm động vì dù sao hắn cũng còn cái nghĩa “tôn sư trọng đạo” bảo kê miễn phí cho mình.



Hàn : Bác này dũng cảm há, không sợ bị 'nhậu' chiếc cúp

Từ góc trường đua Phú Thọ rẽ phải xuôi theo đường Lãnh Binh Thăng đi thẳng một mạch là đến Ngã Tư Bốn Xã, Quận Bình Tân. Để có tuyến đường thông suốt như vậy, nhà nước đã phải giải tỏa nhị tỳ Quảng Đông rộng lớn, mở rộng đường Ông Ích Khiêm, đường Hòa Bình. Địa danh này trước đây là vùng ven, không thuộc SàiGòn. Dân Sàigòn cũng hiếm ai đến đây vì giao thông cách trở. Bây giờ Ngã Tư Bốn Xã đã trở thành khu thị tứ, đường nhựa phẳng lì, rộng lớn. Giá trị nhà cửa đất đai không thua gì khu vực nội đô. Công đầu có thể nói thuộc về những người dân nhập cư.

Chân ướt, chân ráo vô Sài gòn sinh sống, người nhập cư khó có điều kiện an cư trong nội thành. Họ phải dạt ra vùng ven để thuê phòng trọ, hoặc xin che nhờ, ở đậu. Và chỉ có họ mới chấp nhận cư ngụ ở những nơi thiếu thốn đủ thứ : đèn dầu, nước gánh, muỗi mòng, an ninh phức tạp với khu nghĩa địa Bình Hưng Hòa. Lần hồi dân tứ xứ đổ về đông đúc. Vùng đất nông nghiệp dần được đô thị hóa. Những người đến trước . chịu khó làm ăn thêm một chút may mắn đã nghiễm nhiên trở thành “thổ địa”, có người giàu lên, có người thành đại gia. .. và cũng có người cũng nghèo y nguyên, có người về quê.

Chuyện kể có anh từ Quãng Ngãi vô đạp xích lô chở mấy chị bán đồ hàng bông (rau cải) ở chợ Bình Long. Tối anh ngủ trên chiếc xích lô, nhiều lúc bị trấn lột, anh phải dấu tiền trong viên gạch ống chêm xe.Vậy mà anh cũng dành dụm mua được miếng đất nhỏ cất chòi để ở, rồi cưới một chị bán rau là mối ruột đi xe. Hai vợ chồng chí thú làm lụng, tích cóp tiếp tục mua thêm đất. Trãi qua mấy cơn sốt đất, hai vợ chồng làm luôn chuyện môi giới, mua bán đất, giờ có công ty bất động sản. Những chuyện như vậy không hiếm ở những vùng đô thị mới chung quanh SàiGòn. Quả là đất lành chim đậu.


Trong nội thành, một thời có những vùng đất chỉ nghe tên, dân Sàigòn đã rùng mình. Nhiều lắm, kể không xuể như : khu Tôn Đản quận 4, khu Mã Lạng, quận 1, khu Hàm Tử giáp ranh quận 5, quận 8, và vô số những con hẽm mà người lạ đi vào khó lòng đi ra nguyên vẹn. Những vùng đất dữ thực sự. Người sinh sống ở Sài gòn lâu năm không ai dám đặt chân đến những nơi này, dù chỉ đi ngang qua. Và chỉ có những người nhập cư mới dám đến thuê và mua nhà để ở vì giá quá rẻ. Và chính họ cùng với nhà nước đã chuyển hóa địa bàn, dần dà vùng đất dữ bớt dữ, có những nơi thành khu dân cư an ninh bình thường như các nơi khác.

Sài gòn đất không còn rộng vì người ngày càng đông. Có vẻ rất khó khăn cho những ai mới đến. Nhưng chắc chắn là đất lành cho những ai siêng năng, cần cù, nhanh nhạy. Người Sàigòn bề ngoài có vẻ thẳng tính. ngang tàng, bốp chát nhưng chắc chắn dễ chịu, thoáng đến mức … “chịu chơi” hơn bất cứ người ở vùng nào trên đất nước. Chỉ cần giơ tay chào và cười một cái là mọi chuyện cho qua hết. Do vậy đất lành, đất dữ chỉ là khái niệm. Vấn đề chỉ là con người thiện hay ác.

Nguồn : Lang Thang Saigon
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 19-04-2015, lúc 18:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (20-04-2015), hat_de (01-05-2015), Poetry (19-04-2015)
  #8  
Cũ 21-04-2015, 19:14
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Vẻ đẹp hiện đại của quý cô Sài Gòn xưa


Người đẹp Sài Gòn những năm 60-70 với tà áo dài thướt tha hay váy ngắn xuống phố, nụ cười tươi tắn hay dáng vẻ cá tính bên chiếc xe máy Vespa... được nhiều nhiếp ảnh gia nước ngoài ghi lại hình ảnh.



Dáng vẻ thiếu nữ Sài Gòn Chợ Lớn qua ống kính nhiếp ảnh gia Jack Garofalol, được chụp năm 1961. Vẻ đẹp của phụ nữ Sài Gòn xưa không chỉ đến từ cách ăn mặc thời trang, hợp mốt mà còn từ thần thái tươi tắn, dáng điệu tự tin, cởi mở trong giao tiếp và một lối sống ưa đón nhận cái mới. Sài Gòn là mảnh đất phóng khoáng, đón nhận người dân khắp nơi về sinh sống nên những giai nhân ở vùng đất này cũng mang nhiều vẻ đẹp độc đáo.






Đôi mắt to sáng lấp lánh, khuôn miệng nhỏ xinh lanh lợi và đôi má bầu bĩnh là nét đẹp đặc trưng của thiếu nữ Sài Gòn. Đội thêm một chiếc mũ được ưa chuộng thời điểm này làm tăng nét cá tính cho cô gái trẻ.




Tà áo dài bay bay của những cô gái xuống phố được nhóm phóng viên ảnh tạp chí Life ghi lại năm 1961.





Dáng ngồi bên của phụ nữ Sài Gòn, thể hiện được nét nữ tính, nhu mì. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, xe Vespa ở Sài Gòn khá phổ biến, hình ảnh người đàn ông cầm lái sẽ đẹp hơn khi có một cô gái duyên dáng, trẻ trung mặc áo dài hoặc váy ngồi trên yên sau. Ảnh được tạp chí Life ghi lại năm 1961.





Áo dài và xe đạp, hình ảnh cô gái Sài Gòn với tà áo dài bay bay trong gió trở thành một ký ức đẹp trong lòng người Sài Gòn một thuở. Khoảnh khắc này được tạp chí Life ghi lại năm 1961.





Nụ cười của cô gái tiếp tân ở khách sạn được nhiếp ảnh gia Lloyd chụp năm 1966. Khách sạn này tọa lạc ngay góc đường Trương Công Định và Nguyễn An Ninh, đối diện rạp chiếu bóng Long Thuận xưa. Ông Thụy, một người đương thời, nhớ lại: "Nhìn nụ cười của cô tiếp tân là mấy anh rung động luôn. Con gái Sài Gòn mà".


Ảnh đi chợ Sài Gòn xưa, nay là chợ Bến Thành do Lloyd chụp năm 1966. Trên diễn đàn "Dân Sài Gòn xưa" một thành viên lớn tuổi chia sẻ: "Nhìn cảnh phụ nữ mặc áo dài đi chợ ngày xưa thật nho nhã, hồi ức vẫn còn lấp lánh đâu đây, bây giờ sao tìm được cảnh ấy".



Những tà áo dài xuống phố ở góc đường Công Lý (Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay) và Lê Lợi. Ảnh được chụp năm 1966 bởi nhiếp ảnh gia Lloyd. Áo dài thướt tha với màu sắc đa dạng là trang phục xuống phố của nhiều quý cô thời bấy giờ, làm tôn lên dáng đi uyển chuyển, thanh thoát.




Những thiếu nữ trong trang phục áo dài giản dị do Bob Lee chụp năm 1969. Với phụ nữ Sài Gòn giai đoạn 1945-1975, tà áo dài là trang phục không thể thiếu trong tủ quần áo của họ. Phụ nữ diện áo dài trắng đi học, ôm nghiêng cặp da đen và chiếc nón duyên dáng, họ còn mặc áo dài đi dạo phố, đi chợ, đi làm.



Ảnh ba người phụ nữ trong trang phục áo dài đi với phụ kiện hợp mốt như túi xách, kính, chiếc ô, trang sức... được Bob Lee chụp năm 1969. Áo dài giúp họ thoải mái trong những hoạt động thường nhật, vừa giữ được nét duyên. Đặc biệt, áo dài phụ nữ Sài Gòn xưa có nét riêng là phần chít ngang ngay vị trí eo.


Với áo dài, váy ngắn và tóc thời trang, phụ nữ Sài Gòn luôn duyên dáng trong cuộc sống thường nhật. Họ khéo léo trong việc chọn phục trang họa tiết nền nã, màu đơn sắc đem đến vẻ thanh lịch mà sang trọng. Nhiều người đến Sài Gòn lúc ấy đều ngạc nhiên về nét đẹp hiện đại và ăn mặc hợp mốt của những quý cô thành thị. Váy suông, bó sát, váy xòe... du nhập vào các đô thị miền Nam những năm 60, 70 và nhanh chóng được phụ nữ đón nhận. Mái tóc cô gái được uốn bồng, váy ngắn, giày bít tự tin sải bước trên đường phố Sài Gòn. Thời trang của phụ nữ giai đoạn này ảnh hưởng chủ yếu từ Pháp. Chính ở giai đoạn này mà những danh xưng của Sài Gòn như "hòn ngọc Viễn Đông", "Paris phương Đông" ra đời. Nét đẹp hiện đại và phóng khoáng của phụ nữ Sài Gòn xưa hình thành trên nền tảng cuộc sống nhộn nhịp của Sài Gòn từ cuối thế kỷ 19, cuộc sống tấp nập trên bến dưới thuyền và mở mang với bao cơ hội làm ăn. Kinh tế khấm khá, người đô thị có điều kiện tiếp xúc với nhiều trải nghiệm mới mẻ từ phương Tây du nhập vào. Ngoài ra, phụ nữ Sài Gòn không chịu nhiều lề thói phong kiến khắt khe nên lối sống có phần cởi mở, vui tươi hơn.



Trong ký ức nhiều người, nét đẹp của thiếu nữ Sài Gòn còn là hình ảnh của họ bên những chiếc xe. Họ không ngừng thử cái mới, trải nghiệm mới mẻ đem lại cho họ hạnh phúc. Hai loại tiêu biểu là xe Vespa của Italy và Velo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước. Hình ảnh những cô gái Sài Gòn tự lái xe Vespa hay Cub mang nét quyến rũ và cá tính.


Khánh Ly
Ảnh: Life, Flick

Nguồn : http://doisong.vnexpress.net/photo/n...a-3153357.html
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 21-04-2015, lúc 19:17
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (01-05-2015), manh thuong (22-04-2015), NHL-2014 (21-04-2015), Poetry (21-04-2015)
  #9  
Cũ 21-04-2015, 19:23
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định



Đây là Ca Sỹ Thanh Mai, từng là người yêu của NS Quốc Dũng. Vào năm 1975, hai người còn rất trẻ và họ từng hát những bài nhạc trẻ tại Saigon. Và tình yêu của họ được Quốc Dũng sáng tác ra bài 'Mai'. Thế nhưng sau 30/07/75, Quốc Dũng đã chọn ở lại quê hương, còn Thanh Mai đã sang định cư tại Pháp và Hoa Kỳ sau đó.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (22-04-2015), Poetry (21-04-2015)
  #10  
Cũ 28-04-2015, 02:21
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb

Nhớ về 40 năm trước là nhớ về mấy chiếc phi cơ dân sự của miền Nam. Tuy không hiện đại như ngày nay nhưng chúng từng đưa khách du lịch vùng ĐNA với Air VietNam. Hàn đang làm một PC với chủ đề này gởi cháu Hải Lâm. Sẽ cho bay vào ngày 30/04/2015 từ Paris, hy vọng không bị quân Ukraina bắn tỉa! Cháu rán chờ nhé. Theo Hàn nhớ vào thập niên 70, máy bay quốc tế xịn nhất là những chiếc Boeing 747.

Air Viet Nam, hay Hãng Hàng không Việt Nam, viết tắt Air VN, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975. Hãng hàng không này từng đạt con số chuyên chở hơn một triệu hành khách hàng năm khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Sau năm 1975, một thời gian Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có sử dụng tên giao dịch "Air Viet Nam" trên một số tuyến bay đến các nước phương Tây. Tuy nhiên, kể từ năm 1993, khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, tên giao dịch chính thức của hãng trở thành Vietnam Airlines.


Air Việt Nam của một thời.







Chị Y. là hôtesse de l’air (Airline stewardess) của Air Vietnam hồi trước. Con nhà giáo, nề nếp rất mực. Lại học trường Tây từ bé. Nên chị ấy đẹp, thanh lịch và sang trọng. Cứ một lần chị ấy đi bay về, mặc chiếc áo dài xanh nước biển có logo rồng vàng trên cổ, đồng phục của Air Vietnam thời đó, đường phố cứ như sáng lên với vẻ nhẹ nhõm và cực kỳ duyên dáng của chị ấy.

Thời ấy, làm gì máy bay đã được như bây giờ với vô số tiện nghi. Không có LCD xem phim, không có headphone nghe nhạc, thậm chí không có cả bữa ăn nhẹ … Thay vào đó, là một mâm bông gòn vo viên nút cho đỡ ồn và kẹo ngậm cho bớt đau tai (?)

Tuy vậy, máy bay vẫn là một phương tiện di chuyển sang trọng, tiện nghi…, như nó vẫn thế ở mọi thời. Hàng không thì đồng nghĩa với khoa học cao cấp, văn hóa nhẹ nhàng, cư xử lịch lãm. (Theo nguồn của Dr. Nikonian)


(Hình chụp 2 Hôtesses de l'air là Chị Kim Sa và Chị Thu Thuỷ. Được biết tin là mấy Chị ra đi hồi năm 1975 và sống tại California )


Thuở ấy, được vận chiếc áo dài xanh ngọc có biểu tượng rồng vàng trên cổ áo của Air Vietnam là bảo chứng tuyệt vời về công dung ngôn hạnh. Mỗi tiếp viên hàng không, đã là một quí bà đúng nghĩa: duyên dáng, thông minh, nhẹ nhàng, phúc hậu…

Nói quá một chút, những hôtesse de l’air như chị Y. là quí vật của đất nước. Quí vật này, không tự nhiên mà có, mà hình thành từ một nếp gia phong, giáo dục rất nghiêm cẩn, chu đáo và đến nơi đến chốn. Gia đình chị Y., mà tôi là nhân chứng là một ví dụ. (Theo nguồn của Dr. Nikonian
)












Nguồn : Namrom64
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 28-04-2015, lúc 02:24
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (01-05-2015), HUE STAMP (28-04-2015), huuhuetran (29-04-2015), NHL-2014 (28-04-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Năm 2013 - tem thư tại Đức sẽ đồng loạt tăng giá nguyenhaohiephy Bản tin Tem thế giới 0 06-05-2013 11:15
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 01:46
1 cent bronze - Indochine (loại A & loại không A) youngboss1vn Tiền Xu 9 26-09-2010 12:34
Phân loại tem kimma Làm quen với Tem 5 13-09-2010 20:58
Đầu năm viếng chùa Phổ Quang chiêm bái tượng "Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại" zodiac Nước Việt mến yêu 2 20-02-2010 00:58



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.