Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Người làng Tem > Nhà sưu tập

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 16-04-2011, 11:58
tugiaban's Avatar
tugiaban tugiaban vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 06-12-2007
Đến từ: www.facebook.com/nhungdauchandelai
Bài Viết : 768
Cảm ơn: 4,054
Đã được cảm ơn 2,352 lần trong 726 Bài
Mặc định Huế - Chàng sinh viên mê… tiền, tem cổ

AT - Nguyễn Nguyên Thông (21 tuổi, sinh viên năm 4 ĐH Khoa học Huế) có những cách thức và tiêu chí sưu tập tiền, tem cổ khá độc đáo. Thông hiện đã sở hữu gần 40kg tiền cổ và hơn 5.000 con tem các loại, đồng thời là thành viên trẻ nhất trong giới chơi tiền, tem cổ hiện nay ở Huế.



Nguyễn Nguyên Thông và bộ sưu tập tiền cổ


Đam mê để học

Khi nghe hỏi về bộ sưu tập của mình, Thông khiêm tốn nói: “So với nhiều người thì bộ sưu tập của tôi chưa là gì cả. Mỗi người có một cách thức riêng để sưu tập, với mình được giao lưu, học hỏi trao đổi là vui rồi”.

Thông kể lúc còn nhỏ Thông rất thích nhìn những vật độc đáo lạ mắt, đặc biệt là các con tem. Cứ mỗi lần bố mẹ có thư là Thông liền xin lại cất giữ để khoe với bạn bè. Lớn lên một chút, Thông còn thích chơi thêm tiền cổ (tiền giấy và tiền xu) vì đơn giản nó có hoa văn đẹp. Thông nói: “Mình tìm tiền cổ lúc đó chủ yếu là những đồng tiền đẹp, có màu sắc sặc sỡ để về trang trí phòng”. Thế là từ niềm vui thích trẻ con ban đầu, dần dần cái “máu sưu tập” đã ngấm vào người chàng sinh viên trẻ lúc nào không hay.

Mỗi lần xem tivi hay lướt mạng, thấy ở đâu có chơi tem hoặc tiền là Thông tới xin hoặc mua. Hình ảnh chàng trai trẻ ngày nào cũng đi dọc tuyến phố “đồ cổ vỉa hè” TP Huế đã quá quen thuộc với người dân nơi đây, có những lúc không tìm được gì, Thông cũng dành hàng giờ để trò chuyện với những người chơi chuyên nghiệp ở đây hoặc những bạn sinh viên hay du khách quốc tế tới tìm hiểu.

Thấy Thông say mê như vậy, không ít lần bố mẹ khuyên bạn nên dừng lại để dành thời gian cho việc học và nó cũng không hợp với độ tuổi của một học sinh. Nhưng Thông đã chứng minh cho bố mẹ thấy nhờ thích chơi tiền, tem cổ mà Thông đã tích lũy cho mình một lượng kiến thức nhất định về văn hóa xã hội. Bằng chứng là năm lớp 9, Thông đã đoạt hai giải nhất cuộc thi học sinh giỏi của tỉnh môn lịch sử và ngoại ngữ, khiến bạn bè nể phục. Thông nói: “Mỗi lần tìm được một con tem hay tiền cổ, thì bằng mọi cách mình phải tìm hiểu thông tin và quá trình lịch sử của nó để trao đổi với bạn bè, nhờ đó trình độ lịch sử và ngoại ngữ của mình cũng tiến bộ nhanh”. Bây giờ khi nhìn nhận lại thú chơi sưu tập của Thông, bố mẹ bạn thấy rằng đây là một điều đúng đắn.

Thú vui mang giá trị tinh thần

Sau hơn 10 năm sưu tập, giờ đây Thông đã có một bộ sưu tập tem, tiền cổ khá đồ sộ. Những loại tem, tiền cổ mà Thông thích sưu tập nhất là: tem Đông Dương, tem Đông Dương in đè, tem mẫu (tem in chứ không bán) và tiền xu, tiền giấy Việt Nam từ năm 1900 về sau và tiền MPC (đôla đỏ). Lật từng trang sưu tập của mình, Thông say sưa kể về từng giai đoạn, biến cố lịch sử của Việt Nam và quốc tế liên quan đến loại tiền và tem đó. Bởi theo Thông, khi đã sưu tập chuyên nghiệp thì việc tìm hiểu về tiến trình văn hóa - xã hội gắn liền với sản phẩm là điều rất quan trọng và nó cũng trở thành một niềm đam mê.

Trong bộ sưu tập, đồ sộ nhất là bộ tiền giấy đôla đỏ với gần 300 tờ. Giải thích về loại tiền này, Thông nói: “Khi sang xâm lược Việt Nam, để tránh việc chỉ tệ mạnh “chảy” ra nước ngoài, người Mỹ cho phát hành một loại đôla có mệnh giá tương đương với đôla chính thức để trả lương cho các nhân viên quân sự làm việc ở nước ngoài, gọi là đôla đỏ. Đôla đỏ không có giá trị thanh toán quốc tế như đôla xanh chính thức. Và những người lãnh lương bằng đôla đỏ có thể mua hàng hóa tiêu dùng tại các hệ thống phân phối do người Mỹ thiết lập trên các nước sở tại”. Ngoài ra, đáng chú ý nhất trong bộ sưu tập tiền còn có đồng xu Ba Son có mệnh giá 1 cent, phát hành năm 1875. Khi Pháp xâm lược sáu tỉnh Nam kỳ, họ đã đem loại tiền này sang để bắt người dân sử dụng, nhưng đồng tiền này lại không có lỗ nên nó không được ưa chuộng vì dân An Nam vốn có thói quen cột tiền lỗ thành xâu. Thế là Pháp đem loại tiền này tới xưởng Ba Son để đục lỗ, với số lượng 10.000 xu. Nhưng giờ đây loại tiền này cực hiếm.

Còn với tem, Thông tâm đắc nhất với các loại tem mẫu. Đó là loại tem không bán nên số lượng in của nó rất ít, Thông có khoảng 50 con tem như vậy từ các nước Mỹ, Đức, Pháp và Ba Lan.

Mỗi loại tem, tiền cổ được Thông cất giữ cẩn thận, khoa học theo từng thời kỳ, niên đại. Nhìn vào bộ sưu tập này, không ít người kể cả dân chơi chuyên nghiệp cũng phải thán phục về quá trình sưu tập và trình độ am tường của chàng sinh viên trẻ này.

NGUYỄN TIẾN NHẤT (Lớp BCK32, ĐHKH Huế)


http://tuoitre.vn/Ao-trang/433008/Ch...en-tem-co.html
__________________
www.facebook.com/nhungdauchandelai
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tugiaban vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (16-10-2011), Green (16-04-2011), manh thuong (18-04-2011), picachu9898 (16-04-2011), Tien (16-04-2011)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Sinh nhật hội viên CLB Viet Stamp Poetry Chúc mừng Sinh nhật Bạn Tem 12 05-12-2016 22:49
Lời khuyên từ một sinh viên trung bình NHL-2014 Cùng đọc và suy gẫm 0 24-04-2015 09:35
Huế Đẹp, Huế Xinh, Huế Nên Thơ HanParis Nước Việt mến yêu 7 24-03-2014 17:37
Huế - sinh hoạt tem tháng 09/2012 asahi Hội Tem Thừa Thiên Huế 1 26-09-2012 00:34
Huế: thông tin sinh hoạt tem asahi Hội Tem Thừa Thiên Huế 11 02-05-2010 21:04



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.