Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Văn hóa - Nghệ thuật > Hội họa - Điêu khắc

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 20-09-2011, 23:02
caifincafe's Avatar
caifincafe caifincafe vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 24-04-2009
Đến từ: TPHCM
Bài Viết : 676
Cảm ơn: 1,152
Đã được cảm ơn 4,250 lần trong 709 Bài
Mặc định Lịch Sử Tranh Kính Nhà Thờ

I. TRANH KÍNH THỜI TRUNG CỔ

Những bức tranh kính sơ khai được phát hiện làm ở Ai Cập và có niên đại thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Đến thế kỷ thứ I, người Roman đã biết sử dụng kính làm cửa sổ để lấy ánh sáng. Hàng nghìn năm nay kính và kính màu đều được chế từ chất silicat lấy từ cát, trộn lẫn đá vôi cộng thêm các phụ gia như muối rồi đem luyện ở nhiệt độ gần 3000oC. Để kính có màu sắc khác nhau người ta cho thêm các chất oxit kim loại khác nhau vào hỗn hợp kính nóng chảy trong quá trình luyện kính. Màu sắc quyết định giá thành của kính bởi giá trị của các chất oxit mà người ta trộn trong kính rất khác nhau. Xưa kia cũng như hiện nay những tấm kính màu đắt tiền nhất luôn luôn là màu đỏ, vàng, vàng cam và màu đỏ tía. Khởi thuỷ của tranh kính là các tác phẩm kim hoàn, kết hợp giữa kính với vàng, do các thợ kim hoàn làm ra. Sau này người ta dùng các khung sắt để gắn các mảnh kính lại với nhau và nhờ đó tranh kính mới có cơ hội ứng dụng rộng rãi với kích thước lớn hơn. Hiện nay người ta vẫn còn lưu giữ được một số chi tiết kính màu đơn sơ từng được sử dụng để trang trí nhà thờ Thánh Martin ở Tours, làm vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên.

Name:  279_001.jpg
Views: 3212
Size:  33.3 KB Name:  933_001.jpg
Views: 3255
Size:  30.8 KB

Đến thế kỷ thứ X thì tranh kính cửa sổ mới bắt đầu được coi là một lĩnh vực nghệ thuật, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ cho các công trình kiến trúc Ki-tô giáo. Những bức tranh kính hoành tráng có khả năng toả sáng nhờ ánh sáng tự nhiên đã tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy và huyền bí, tăng thêm bội phần không khí linh thiêng cho các thánh đường. Bởi vậy ngay từ thời trung cổ nghệ thuật tranh kính màu được coi là một bộ phận không thể thiếu trong việc truyền bá Ki-tô giáo và được coi là công trình do Chúa Trời sáng tạo ra. Dấu tích của năm bức tranh kính trên các cửa sổ nhà thờ Augsburg Cộng hoà liên bang Đức được coi là những bằng chứng cổ nhất (làm vào thế kỷ thứ X), có giá trị nhất đối với lịch sử nghệ thuật tranh kính còn sót lại đến hôm nay, mô tả khuôn mặt của các nhà tiên tri trong kinh thánh.

Name:  1707724569_847c4005aa_o-1.jpg
Views: 3377
Size:  34.8 KB

Còn tiếp...
__________________
HOÀNG NAM HƯNG
130/10 (số mới) CMT8 - P10 - Q3 - TPHCM


Love's the funeral of hearts...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn caifincafe vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (23-09-2011), Đêm Đông (21-09-2011), Đinh Đức Tâm (22-09-2011), Dat_stamp (22-09-2011), hat_de (21-09-2011), nam_hoa1 (22-09-2011), Ng.H.Thanh (21-09-2011), Pink Kole (21-09-2011), Poetry (20-09-2011), Russ (21-09-2011), Tien (21-09-2011), tiny (21-09-2011)
 


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Chiến tranh và hòa bình trong tranh của họa sĩ Quốc Thái Poetry Họa sĩ vẽ Tem 0 07-07-2019 00:12
Tranh thủ, mời mọi người xem ạ. cuongcanna Linh tinh... lang tang... 2 05-04-2015 02:15
Tranh vui về sự khác biệt giữa con gái thời xưa và thời nay HanParis Vui ^_^ Vui 0 30-03-2015 15:51
Tranh thờ Ngũ Hổ Poetry Hội họa - Điêu khắc 0 13-02-2010 23:22
Tranh trong tranh-hình tạo hình! trithuc_nguyen Linh tinh... lang tang... 0 26-12-2008 20:48



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.