Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945

TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 Tem Đông Dương được lưu hành tại 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia khi còn là thuộc địa của Pháp.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #31  
Cũ 05-08-2013, 16:50
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Tác phẩm "Bên Thắng cuộc" có đoạn

"Tháng 10-1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh: “Quyết địng đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”.

Ngày 4-10-1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hoà Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường."

Theo Va biết thì máy bay IL-62 của Interflug có 8 ghế hạng nhất (hay hạng thương gia theo như cách gọi của Huy Đức) nằm ở khoảng giữa máy bay. Không hiểu lúc đó "full book" thế nào mà chỉ có cụ Linh được ngồi, đến phó thủ tướng cũng phải ngồi chung với phó thường dân. Từ năm 1980 trở đi, chuyến bay Hà nội- Berlin của Interflug thường kín chổ.



IL-62 của Interflug, ghế "phó thường dân" mỗi hàng sáu ghế chia làm hai bên, mổi bên 3 ghế. Ghế hạng nhất có 2 hàng, mỗi hàng 4 ghế.



Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 05-08-2013, lúc 17:03
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (05-08-2013), HanParis (05-08-2013), nam_hoa1 (05-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #32  
Cũ 05-08-2013, 17:14
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Đối với Việt Kiều quen đi máy bay của tư bổn, hành khách được đối xử sướng hơn vua thì đi máy bay phe XHCN thì giống như cực hình.

Cụ Bùi Trọng Liễu được dịp đi máy bay XHCN "hơi bị nhiều" kể lại như sau:

Với Aeroflot

"Sáng hôm sau xe sứ quán đưa ra sân bay, tôi được dặn là khi đi chú ý, nếu cần thì giúp đỡ một « đồng chí Lào », nhưng không nói là ai, chắc là một nhân vật quan trọng; ông ta đi một mình, không có người hộ vệ. Chiếc máy bay cánh quạt 4 máy, cũ rích. Máy bay rất vắng, có vài người Âu nói tiếng Anh, nhà báo hay nhân sĩ? « Đồng chí Lào » nói tiếng Việt sõi, rất nhã nhặn, đưa danh thiếp tự giới thiệu: Tướng Phun Sipraseuth, trong Bộ tư lệnh tối cao quân đội Pa Thét Lào (sau này là Phó Thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Cộng hoà Nhân dân Lào). Ông rủ cùng ngồi, cùng ăn, nói chuyện thoải mái. Máy bay xì khói bên trong, tôi hơi hoảng. Ông giải thích: không sợ, loại máy bay của Liên Xô « dépressuriser » như vậy."

Mấy tiếng sau, ông nói cần ngủ trưa. Tôi hỏi: « Khi ra trận mà quen ngủ trưa, thì anh làm thế nào? ». Ông cười trả lời: « Lúc đó thì tự nhiên tỉnh ». Máy bay đỗ nhiều chặng: Tashkent rồi Karachi. Vì « đồng chí Lào » mà máy bay bỏ không đỗ ở Viên Chăn, lúc ấy còn dưới sự kiểm soát của phe trung lập; tôi cũng thấp thỏm: nhỡ máy bay bị rơi thì mình ra sao đây."

....................


"Sáng 15/8/70, 4g30 sáng sang sân bay Gia Lâm làm thủ tục, rồi 6g30 máy bay cất cánh. Ngồi cạnh một tham tán sứ quán Cu-Ba, nói tiếng Việt rất sõi; anh ta kể là mới học tiếng Việt từ 6 tháng nay! Đến escale Calcutta mới nhận ra là ông Hà Thanh Lâm, đại sứ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam cũng cùng đi chuyến máy bay. Rồi lại gặp cả ông Trần Hữu Dực, bộ trưởng phủ Thủ tướng, đi Đức, cũng trong máy bay. Vào địa phận Liên Xô, escale Tashkent, có tay hải quan say rượu, đếm đi đếm lại mãi số đô-la của mình; anh Hà Thanh Lâm bảo: lần sau kệ nó, đừng khai, nó làm mất thì giờ. Món ăn dở kinh khủng, cá tanh, đậu luộc, ăn không được. 24g, đến Mạc Tư Khoa. Người sứ quán ra đón. Ông Trần Hữu Dực rủ về khách sạn, nhưng không có chỗ cho tôi, người gác không cho lên. Các anh đưa về nhà khách sứ quán, kê thêm giường. Đã 3g sáng, mệt quá. Buổi chiều có người sứ quán đưa ra sân bay, đợi một lúc mới lên máy bay. Chuyến bay đi Mỹ, sẽ ghé đỗ Paris. Máy bay rất vắng. Cũng máy bay Aeroflot, nhưng bay về phía Tây thì máy bay tối tân, phục vụ lịch sự, khác hẳn máy bay bay về phía Đông. Tôi có cảm tưởng là đã trở lại với môi trường mình quen thuộc. "

Riêng Interflug thì ông Liễu suýt chết:



"Ngày 17/8/1981, chúng tôi ra máy bay. Anh Nguyễn Ngọc Trân là người trực tiếp tổ chức chuyến về làm việc của Đoàn, tiễn chúng tôi ra sân bay Nội Bài. Lên máy bay xong, tưởng đã xong xuôi. Ai ngờ bay được một lát, máy bay lại quay trở lại Nội Bài. Cái hãng Đông Đức Interflug khá bê bối, không cho thông tin đầy đủ lúc đầu, làm cho có lúc tôi hãi là bị “không tặc” (pirate de l'air), sau hỏi ra mới biết là tại sân bay Karachi đình công, không ghé đỗ escale được, nên phải quay lại Nội Bài. Thời đó thật là bê bối khủng khiếp. Xuống sân bay, bao nhiêu khách “da trắng” gọi điện về Hà Nội, họ có xe ra đón, còn khách “da vàng” bị bỏ ở sân bay, lúc đó chẳng có khách sạn ở sân bay. Đoàn tôi và những hành khách khác một lũ lang thang. Các phòng khách ở sân bay thì họ khoá cửa. Quầy bán nước hết giờ “hành chính”, họ cũng khoá cửa lại. Nếu không mua dự trữ được mấy hộp nước ngọt thì khát cũng đành chịu. Tôi vốn không chịu được nước ngọt, nên tình hình chịu đựng rất khó khăn. Gần tối, hãng máy bay mang các phần ăn ra phát như phát chẩn. Cầu tiêu thì bẩn, lại không có nước. Muốn rửa tay cũng không biết làm sao. Đêm, chúng tôi ngủ vật vạ trong cái phòng phát đồ, mỗi lần có một chuyến máy bay đêm đỗ xuống, nhân viên hải quan lại sua chúng tôi ra ngoài sân. Nằm xuống sàn gạch ở hè, tôi nghĩ: “Trong đời tôi chưa từng bao giờ gặp cảnh một sân bay quái gở như vậy. Nhớ lại cách đó đúng một năm, vợ chồng tôi và hai đứa con tôi từ HongKong về Pháp; khi ghé qua Bangkok, vì máy bay HongKong đến chậm, hụt mất chuyến bay đi Paris, hãng bay HongKong chịu trách nhiệm, phải đưa về khách sạn cung ứng đủ thứ, và hôm sau đưa tận ra sân bay cho kịp chuyến bay đi Pháp. Nay người mình tổ chức như thế này, trách chi hãng máy bay Interflug nó đối xử như thế kia!”. Sáng hôm sau, may là máy bay lại bay. Đến Berlin thì tôi bắt đầu ốm. Lết được lên máy bay, tưởng đã yên, về thẳng đến Pháp. Ai dè, máy bay lần này bất ngờ lại ghé qua Ý, phải đổi máy bay ở thủ đô Roma. May mà hai anh trong Đoàn đi cùng, dìu tôi xuống và lên máy bay. Về đến sân bay Orly, vợ tôi chở về đến nhà, gọi bác sỹ, thấy tôi ốm quá nên chở tôi vào bệnh viện La Pitié-Salpêtrière cấp cứu. Họ tìm không ra bệnh , phỏng đoán là quá mệt và bị bệnh xuất huyết, nên tiêm kháng sinh và làm perfusion. Mẹ tôi và vợ tôi đều tưởng rằng tôi chết mất. Tôi liệt giường mất bốn tuần, xác xơ, tóc rụng cả mảng, may sao lại thoát chết. Tôi vào bệnh viện được ít lâu thì ở nhà biết tin. Nghe nói là Phó Chủ tịch Võ Nguyên Giáp có điện sang cho Sứ quán bảo vào thăm; ông Mai Văn Bộ lúc bấy giờ đang là Đại sứ, mang quà vào thăm tôi trong bệnh viện. Lúc đó tôi đã khá; hết sức cảm ơn sự ưu ái và thịnh tình của trong nước. Dần dần tôi bình phục, nhưng sức dự trữ trong người kém đi, không đi xa được nữa. (Lẽ ra ở Việt Nam về thì vợ chồng tôi đi Mê-hi-cô, nhưng tôi ốm nên phải bỏ. Mấy tháng sau, vợ chồng tôi và 2 con tôi đi Ai Cập, chuyến đó tôi lại bị mệt, có triệu chứng ốm trở lại. Từ đó, tôi không đi xa được nữa).

Tôi không ngờ là hình ảnh Việt Nam cuối cùng của tôi lại là hình ảnh của sân bay Nội Bài, với chiếc máy bay hãng Interflug, với những cậu công-nhân-Lào-đi-học-việc-ở-Đông-Đức vạch quần đái ở bãi cỏ trước khi vội vã cùng với những hành khách khác chen chúc lên cầu thang máy bay..."



http://giaosubui.net/index.php?optio...=119&Itemid=40




Bì thư FFC Chuyến bay Hà Nội-Berlin của hãng Interflug bay bằng IL-62.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 21-08-2013, lúc 14:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (05-08-2013), HanParis (05-08-2013), Ng.H.Thanh (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #33  
Cũ 05-08-2013, 17:51
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Do đó câu "xấu đẹp tùy người đối diện" là không sai.

Cái dở của kinh doanh bao cấp độc quyền là không đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng lên hàng đầu. Các hãng hàng không XHCN dường như không cần khách nên không cần cải tiến sự phục vụ trên máy bay.

Nếu như từ năm 1970 cụ Liễu đã than phiền máy bay LX "Món ăn dở kinh khủng, cá tanh, đậu luộc, ăn không được" thì đến năm 1980 trên chuyến bay của Aeroflot từ Mát xcơ va về Hà nội Va đã nôn đến mật xanh mật vàng vì được phục vụ món cá kilka tanh òm. Bình thường cá kilka có thể là đặc sản nhưng có lẽ nên loại nó ra khỏi các chuyến bay đường dài đầy mệt mỏi vì cái mùi tanh quá đặc trưng và không thích hợp cho khách nước ngoài. Nhưng suốt 10 năm dài có lẽ chả ai ở Aeroflot quan tâm là khách có thích, có ăn được đồ ăn trên máy bay của họ không.





SB Nội Bài năm 1991. Chiếc IL-62M của Interflug đã đổi sang số đăng ký của nước Đức thống nhất D-AOAN

Năm 1980 khi Va đáp máy bay đi Berlin, SB "quốc tế" Nội Bài chỉ có mấy nhà cấp 4 bé tẹo cứ tưởng là trại nuôi vịt giữa đồng.
Năm 1981 cụ Liễu cho thấy nó cũng không khá hơn:

" Đoàn tôi và những hành khách khác một lũ lang thang. Các phòng khách ở sân bay thì họ khoá cửa. Quầy bán nước hết giờ “hành chính”, họ cũng khoá cửa lại. Nếu không mua dự trữ được mấy hộp nước ngọt thì khát cũng đành chịu. Tôi vốn không chịu được nước ngọt, nên tình hình chịu đựng rất khó khăn. Gần tối, hãng máy bay mang các phần ăn ra phát như phát chẩn. Cầu tiêu thì bẩn, lại không có nước. Muốn rửa tay cũng không biết làm sao. Đêm, chúng tôi ngủ vật vạ trong cái phòng phát đồ, mỗi lần có một chuyến máy bay đêm đỗ xuống, nhân viên hải quan lại xua chúng tôi ra ngoài sân. Nằm xuống sàn gạch ở hè, tôi nghĩ: “Trong đời tôi chưa từng bao giờ gặp cảnh một sân bay quái gở như vậy...."

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 06-08-2013, lúc 13:44
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-08-2013), Dat_stamp (05-08-2013), HanParis (05-08-2013), Ng.H.Thanh (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #34  
Cũ 05-08-2013, 18:22
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Chuyến bay cuối cùng của IL-62 Interflug dưới số đăng ký CHDC Đức đến Việt Nam

Vào ngày 3 Tháng 10 năm 1990, tất cả dân Đông Đức trở thành công dân của CHLB Đức và máy bay của Interflug sẽ phải có số hiệu đăng ký của CH liên bang Đức.


Chuyến bay vào ngày 2 tháng 10 năm 1990. là chuyến bay cuối cùng của máy bay IL-62 Interflug dưới số đăng ký CHDC Đức đến Việt Nam. Chiếc máy bay mang số hiệu Đông Đức DDR-SEI. Vào ngày
03 Tháng mười, chuyến bay trở về Đức thì số hiệu đăng ký máy bay của này không còn hợp lệ nhưng các nhà chức trách hàng không Việt Nam cho phép máy bay trở về với số hiệu DDR cũ.

Trên chuyến bay trở về này, từ Hà nội đến Berlin Schönefeld máy bay không chở khách.



Sau khi hạ cánh tại sân bay Hà Nội. Sân bay Nội Bài đang được cải tạo.



Sáng hôm sau, tại Hà Nội trước khi trở về mà không có hành khách.

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 06-08-2013, lúc 13:43
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (05-08-2013), HanParis (05-08-2013), Ng.H.Thanh (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #35  
Cũ 05-08-2013, 19:03
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

A310 của Interflug ở SB Nội Bài, tháng 1-1991








Sau này chiếc máy bay trên được sửa lại cho tổng thống Đức dùng mang tên chuyên cơ

„Konrad Adenauer“

Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 05-08-2013, lúc 19:06
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (05-08-2013), HanParis (05-08-2013), Ng.H.Thanh (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #36  
Cũ 05-08-2013, 19:08
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định






Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (05-08-2013), HanParis (05-08-2013), Ng.H.Thanh (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #37  
Cũ 05-08-2013, 20:25
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Bưu ảnh Interlug











Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 05-08-2013, lúc 20:36
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (06-08-2013), HanParis (06-08-2013), Ng.H.Thanh (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #38  
Cũ 05-08-2013, 20:47
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Mãi đến ngày 2/7/1994 máy bay Vietnam Airlines mới bay đến được Berlin




Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (06-08-2013), HanParis (06-08-2013), Ng.H.Thanh (06-08-2013), Nguoitimduong (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #39  
Cũ 06-08-2013, 11:13
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Một phong bì FFD Interflug từ Bangladesh

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (06-08-2013), HanParis (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
  #40  
Cũ 06-08-2013, 11:28
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

FFD Hanoi - Berlin-Paris











Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 06-08-2013, lúc 11:36
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (06-08-2013), Ng.H.Thanh (06-08-2013), Poetry (06-08-2013), Tien (06-08-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Phong bì kỷ niệm chuyến thăm Việt Nam năm 2011 của Hoàng gia Hà Lan *VietStamp* Việt Nam trên tem Thế giới 0 08-10-2019 01:03
Chuyến bay chở thư đầu tiên năm 1929 The smaller dragon TEM Đông Dương - Indochine: 1889 - 1945 27 29-07-2014 18:42
Phong bì đầu tiên em sở hữu. matkieng Phong bì 0 17-07-2011 17:14
Năm 1955 Hungary đã tiên phong phát hành tem nhôm - tem in trên kim loại đầu tiên trên thế giới Poetry Chất liệu đặc biệt khác 0 11-03-2011 01:46
Phong bì chiến hạm HMAS Adelaide nhân chuyến thăm Campuchia. Angkor Phong bì thực gửi 1 25-09-2009 16:24



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.