Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Cuộc sống đó đây

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 24-01-2011, 11:42
lovelisady lovelisady vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Bị Cấm
 
Ngày tham gia: 22-01-2011
Bài Viết : 7
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 20 lần trong 5 Bài
Mặc định Mơ ước giảng đường

Nhìn cảnh những ông bố bà mẹ cùng các sĩ tử “tay sách nách mang” những ba lô quần áo và sách vở, con lại nhớ hình ảnh bố con mình của 5 năm về trước… Con thấy mắt mình ngân ngấn nước, bao kỷ niệm của một thời chưa xa lại ùa về.<BR />

<BR />

<BR />

Biết bao người cũng đi thi như bố con mình (Ảnh minh họa)
<BR />

Dáng bố cao gầy, khắc khổ, đối lập hẳn với dáng thấp béo, và có một chút phong độ của bác Minh – người hàng xóm, cùng đưa con đi thi như bố con mình. Nhìn những người thành phố đẹp đẽ và thanh lịch, bác Minh cũng chải chuốt, còn bố thì tuyềnh toàng, đôi lúc con cảm thấy xấu hổ. Con thật xấu xa phải không bố? Tại sao con lại xấu hổ về chính người bố đẻ của mình, người đã sinh ra con và cho con một cuộc sống? Không biết trong vô vàn những sĩ tử ngoài kia, có ai mang trong mình tư tưởng này như con gái của bố một thời không nhỉ?<BR />

<BR />

Bố luôn dặn con là hãy luôn làm theo những gì bố làm. Bố sợ con lần đầu tiên ra thành phố bỡ ngỡ, con sẽ bị lạc, con sẽ bị rơi vào cạm bẫy… Lúc đó con cứ nghĩ rằng mình đã đủ lớn và con đã thấy khó chịu về những lời dặn dò của bố. Bây giờ nghĩ lại con mới thấy rằng, quả thật có quá nhiều cạm bẫy nơi đô thị phồn hoa mà con đều có nguy cơ mắc vào. Với một con bé chưa bao giờ bước chân ra thành phố như con thì lại càng dễ “sa ngã”. Dù con một tuổi, hai tuổi… mười tám tuổi… hay cả khi bây giờ con đã bước sang tuổi 24… thì với bố lúc nào con cũng bé bỏng, cần được chở che. Bố vẫn luôn dặn dò, luôn lo lắng cho con từ miếng cơm, ngụm nước nhỏ nhất. Mỗi khi con về nhà thăm bố mẹ và cất bước ra đi, bố lại dậy sớm, chuẩn bị đồ đạc để tiễn con gái lên đường. Năm năm qua, bao nhiêu lần con về rồi lại đi là bấy nhiêu lần bố chuẩn bị đồ và gọi con dậy để con lên đường. Có lẽ suốt cả cuộc đời này, con không thể quên được cái dáng gầy gầy, khắc khổ của bố khi bố đứng nhìn theo chiếc xe con đi.<BR />

<BR />

<BR />

Con lúc nào cũng được bố che chở (Ảnh minh họa)
<BR />

Năm đó, trời cũng nắng nóng như bây giờ, lúc nào bố cũng bắt con phải ăn uống, nghỉ ngơi để có sức mà thi tốt. Con lo một thì bố lo hai. Bố sợ con không đỗ đại học, rồi cuộc sống lại vất vả như cuộc sống của bố mẹ, quanh năm “chân lấm tay bùn”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Những ngày ở phòng trọ người quen chờ đến ngày làm thủ tục thi, với bố con mình thật dài lê thê. Cũng may, bố có bác Minh làm bạn, còn con và Phương tranh thủ ôn bài, đến bữa hai đứa đi chợ nấu cơm. Có chỗ ăn chỗ ngủ nên bố con mình cũng đỡ vất vả hơn so với nhiều người. Con biết, bố không thích bác Minh. Con cũng không ưa bác ấy. Bác ấy làm tí cán bộ (chủ tịch xã) nên lúc nào cũng ra oai, trịch thượng, nói năng tỏ vẻ am hiểu. Chủ tịch xã là gì chứ? Cũng chỉ là đầy tớ của dân mà thôi, phải không bố?<BR />

<BR />

Con đã cố gắng, cố gắng làm bài tốt nhất có thể và con khá tin tưởng vào những bài làm của mình. Con đã nghĩ là mình đỗ! Nhìn thấy con gái lạc quan, bố cười rạng rỡ, những nếp nhăn trên mặt càng rõ ràng hơn. Bố bảo: “Thế là tốt rồi! Tí nữa gọi điện về nhà báo để mẹ vui”.<BR />

<BR />

Nhưng con đã trượt! Con không tin vào điểm số của mình. Con đã khóc rất nhiều ngày sau đó. Bố đã luôn ở bên, động viên an ủi con, tiếp thêm cho con nguồn sức mạnh.<BR />

<BR />

Năm đó con thi Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Thành phố Đã Nẵng đẹp, thơ mộng đã cuốn hút con rất nhiều, thời gian ở nhà hồi hộp chờ điểm, con đã nghĩ đến cảnh con sẽ sống và học tập ở thành phố đó như thế nào? Có đêm con mơ, con cùng các bạn tung tăng lên giảng đường, bố đứng ở một nơi xa, nhìn con và cười!<BR />

<BR />

Một năm ở nhà ôn thi con thấy kiến thức của mình vững vàng lên rất nhiều. Nhìn các bạn được đi học con thấy chạnh lòng, suốt cả năm đó con hầu như không giao du với bạn bè, suốt ngày chỉ học và học. Hàng xóm có người nghĩ con đi làm ở đâu đó. Nhiều đêm mệt quá, con gục xuống bàn, bố nhẹ nhàng vào phòng, lay con dậy bảo con lên giường ngủ. Ngày con còn bé, bố thường bế con và đặt lên giường. Giờ sống xa nhà, con có ngủ gục trên bàn hàng đêm cũng không ai lay con dậy nữa. Bố thương con học hành vất vả nên thường bảo mẹ mua thêm cái gì để tối con đói bụng thì có cái ăn. Con cứ thế, ăn và học, bố mẹ làm tất cả mọi việc từ lớn đến bé để con chỉ chuyên tâm ôn thi. Bố mẹ không tạo áp lực cho con nhưng tâm lý một lần nữa không đỗ đại học đè nặng lên trí não con, khiến nhiều lúc con cảm thấy nghẹt thở…<BR />

<BR />

Năm đó con thi Hà Nội – Đại học Quốc Gia - Ở Hà Nội sẽ gần nhà mình hơn và điều kiện học tập cũng tốt hơn Đã Nẵng. Nếu con đỗ, con sẽ được học tập ở một môi trường tốt nhất cả nước, có thể tranh thủ về thăm bố mẹ trong những ngày nghỉ lễ. Tâm lý đi thi của con không thoải mái như năm trước và sức khỏe của con cũng giảm sút đáng kể. Trước và sau khi thi con đều ốm. Bố đã rất lo lắng cho con vì năm nay bố không ở cạnh con như năm trước. Con ra đây ở với chị gái và chị đưa con đi thi. Bố bảo con rằng: “Đừng cố quá con nhé! Phải cố gắng giữ gìn sức khỏe”. Mỗi lần gọi điện về cho bố mẹ con đều khóc. Con nhớ nhà! Dù ở đây, chị chăm sóc con rất tốt, nhưng cứ nghe giọng bố mẹ trong điện thoại là giọng con lại vỡ òa. Những ngày ở thi đại học và cao đẳng dài lê thê, con ốm lên ốm xuống, ốm đến mức thi Cao đẳng, máu cam chảy ra, con thấm ướt cả chiếc khăn tay, ngủ gục trên bàn vì mệt… mọi người đều nhìn con với ánh mắt thương cảm!<BR />

<BR />

Và khi con thông báo rằng mình đã đỗ đại học với điểm số khá cao, bố đã thắp một nén nhang lên bàn thờ. Cả nhà vỡ òa trong niềm vui. Bố mẹ lo lắng để chuẩn bị cho con nhập trường. Nhiều đêm bố mẹ trằn trọc nghĩ cách chạy tiền để con nhập học. Nhà mình không quá nghèo khó nhưng một lúc mà có mấy triệu thì cũng không phải là điều dễ dàng. Rồi cả nỗi lo lắng cho con khi con chập chững ở một môi trường mới. Dường như tóc bố bạc hơn, mắt bố trũng sâu hơn, nhiều nếp nhăn hơn trên khuôn mặt…<BR />

<BR />

Tiễn con lên đường nhập học, bố cứ đứng đó, mắt dõi theo chiếc xe ca, nhìn bố qua gương chiếu hậu, bóng bố cứ xa dần, nhỏ dần, rồi khuất hẳn. Nước mắt con lăn dài trên gò má, con tự hứa với lòng phải học tập tốt, phải sống tốt…<BR />

<BR />

<BR />

<BR />

Con yêu bố rất nhiều (Ảnh minh họa)
<BR />

Giờ đây con đã ra trường và đi làm, con đã quen với nhịp sống hối hả của thủ đô và đôi lúc mệt mỏi con lại ước ao mình đang ở vùng quê yên bình, nơi đó có mái nhà con đã sinh ra và lớn lên, có bố mẹ con với tình yêu thương dạt dào, luôn chở che và nâng đỡ con trên bước đường đi của mình.<BR />

Thanh Tâm<BR /
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn lovelisady vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (24-01-2011), hat_de (24-01-2011), hoang.le (26-01-2011), huuhuetran (25-01-2011), j0j0 (24-01-2011)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Giấy chứng nhận, Cúp giải thưởng và Kỷ niệm chương của Triển lãm Viet Stamp IX (2015) Poetry Triển lãm Viet Stamp lần thứ IX (2015) 0 19-11-2015 23:52
Giấy chứng nhận, Cúp giải thưởng và Kỷ niệm chương của Triển lãm Viet Stamp VIII (2014) Poetry Triển lãm Viet Stamp lần thứ VIII (2014) 0 27-11-2014 12:39
Giấy chứng nhận, Cúp giải thưởng và Kỷ niệm chương của Triển lãm Viet Stamp VII (2013) Poetry Triển lãm Viet Stamp lần thứ VII (2013) 4 27-11-2013 14:07
Giấy chứng nhận, Cúp giải thưởng và Kỷ niệm chương Triển lãm Viet Stamp V Poetry Triển lãm Viet Stamp lần thứ V (2011) 3 10-12-2011 09:05
Anh hùng giải phóng dân tộc trên tiền giấy trithuc_nguyen Tri Thức 6 17-02-2008 18:51



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.