Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975

TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 Gồm 2 thời kỳ: Tem Quốc gia Việt Nam / Tem Bảo Đại (1951 - 1954) & Tem Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975).

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #31  
Cũ 16-08-2012, 10:30
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau nhìn lại 3 bộ tem đầu tiên theo cách phân loại của tôi : bộ Bảo Đại 1 (1), bộ Phong cảnh (2), bộ Bảo Đại 2 (3). Việc phân chia các bộ tem này, xin nhắc lại là theo tiêu chí : cùng chủ đề, cùng mục đích phát hành. Catalogue Scott thì phân chia thành 2 bộ : bộ 1 là Phong cảnh, bộ 2 là Bảo Đại. Có lẽ họ sử dụng theo sách của bác Nguyễn Bảo Tụng. Còn khá nhiều học giả khác (trong đó có Gs Trần Anh Tuấn) thì gộp chung 3 bộ này thành một : Thống nhất quốc gia.

Khi giới thiệu về từng bộ tem, tôi cố gắng phân chia thành 4 phần như sau :
1. Thứ nhất : hoàn cảnh lịch sử tại thời điểm đó. Bối cảnh đất nước, những vấn đề liên quan đến Bưu chính được ưu tiên nhiều hơn.
2. Thứ hai : đề tài con tem. Giới thiệu về lịch sử nhân vật, cảnh đẹp đất nước, phong tục con người VN, ...
3. Thứ ba : giới thiệu những câu chuyện xung quanh con tem, những bí ẩn của một nền Bưu chính.
4. Thứ tư : giới thiệu các vật phẩm cùng chú thích về tính quí hiếm.

Thời đại bây giờ thông tin rất nhiều, chúng ta có thể có được qua sách vở, tài liệu cũ. Khi đưa ra thông tin, tôi đã sử dụng khá nhiều tài liệu từ internet, từ những cuốn sách cũ. Đặc biệt hơn, trong tay tôi đang có kho bản thảo của NST vĩ đại Nguyễn Bảo Tụng. Tôi giới thiệu nhiều tài liệu của bác Tụng ở đây cũng là để thỏa lòng mong ước của một con người say mê tem đến tột đỉnh.

Mới chỉ là những viên gạch đầu tiên trên con đường rộng lớn của một nền Bưu chính, chúng ta đã cảm giác mênh mông và choáng ngợp. Qua đó, chúng ta cũng có rất nhiều điều để tự hào về đất nước và con người Việt nam. Nếu biết gìn giữ giá trị văn hóa, lịch sử thì Việt nam cũng không thua kém bất cứ quốc gia nào.

Có một điều tự đáy lòng. Một người được sinh ra và đào tạo bởi hệ thống miền Bắc XHCN như tôi, dù đã cố gắng hết sức khách quan nhưng cũng không thể hiểu sâu sắc các vấn đề như những người gốc được. Chính vì vậy, rất mong muốn những người đã từng sống, từng chứng kiến trực tiếp các sự kiện tham gia cùng bàn luận. Tôi đang rất mong chờ những ý kiến như vậy (đặc biệt chờ đợi sự góp ý của 1 người mà tôi rất kính trọng : Gs TAT). Về vật phẩm cũng rất mong các bạn đưa lên chia sẻ thêm.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Biby (21-08-2012), dammanh (16-08-2012), Dat_stamp (16-08-2012), exploration (19-08-2012), hat_de (18-08-2012), hongduc2008 (04-04-2013), huuhuetran (16-08-2012), manh thuong (16-08-2012), MeTemViet (21-08-2012), Nguoitimduong (16-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (16-08-2012), The smaller dragon (16-08-2012), Tiểu Nhi (16-08-2012), tien039 (28-11-2012), vnmission (18-08-2012)
  #32  
Cũ 16-08-2012, 18:20
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Tôi theo dõi một cách thích thú bộ FDC VNCH của nhà sưu tập Tem-truyền-thống trong nước. Hôm nay, tôi chia sẻ một vài nhận xét như một sự “đồng thanh tương ứng,” mà cũng là thể theo lời yêu cầu của chủ nhân bộ sưu tập.

Nói về lượng, đây là một bộ FDC khổng lồ. Nói về tổng số các bộ trong dòng tem VNCH thì không tổng mục nào giống tổng mục nào. Theo tổng mục Michel (Ðức quốc) thì tổng số là 183 bộ với 563 mẫu, theo Scott (Hoa Kỳ) là 183 bộ với 564 mẫu, theo Stanley Gibbons (Anh quốc) là 192 bộ với 579 mẫu, theo Yvert&Tellier (Pháp) là 193 bộ với 581 mẫu, theo Dragon (Trung quốc) là 194 bộ với 582 mẫu. Nhưng thực sự bộ tem VNCH có cả thẩy 195 bộ với 584 mẫu. Cho dù chúng ta lấy con số lớn nhất, cũng chỉ có 195 bộ trong dòng tem này, mà Tem-truyền-thống sưu tầm được đến 5000 FDC thì thiên hạ còn ai hơn nữa?!

Số lượng khổng lồ này dẫn đến một điều quan trọng hơn nhiều. Ðó là sự hiện diện của những FDC hiếm quí của một dòng tem hiện hữu đúng một phần tư thế kỷ, từ năm 1951 đến năm 1975. Số phong bì này, nhiều cái tôi mới thấy lần đầu, lại được chủ nhân rộng rãi chia sẻ cho chúng ta được ngắm nhìn với tất cả những chi tiết hiếm quí của chúng, thật là một dịp hãn hữu. Bộ sưu tập này có những FDC độc đáo mà vì được thưởng thức với số lượng quá nhiều trước mắt, chúng ta có khi quên mất sự độc đáo mà chỉ thấy sự đông đảo. Hãy nhớ rằng mỗi một phong bì hiếm quí -của dòng tem này hay bất cứ dòng tem nào khác- cũng đều là một kỳ công của người chơi tem hợp cùng sự may mắn và .. túi tiền rủng rỉnh mới có được!

Xin cám ơn chủ nhân và cám ơn Diễn Ðàn VietStamp.

Khi chia sẻ bộ sưu tập với chúng ta, Tem-truyền-thống còn chia sẻ thông tin liên quan đến dòng tem này cùng sinh hoạt của Bưu Ðiện Sài Gòn thời VNCH, khiến giá trị của phong bì, vốn là vật chất, lại thêm giá trị tinh thần. Nguồn của thông tin mà Tem-truyền-thống có được, quí nhất là kho tài liệu và bản thảo của bác Nguyễn Bảo Tụng. Tôi không biết làm sao Tem-truyền-thống có trong tay những tài liệu này, nhưng nếu đúng là tài liệu của bác Tụng thì chúng ta có thể tin được, vì bác là người chính thức được đại diện giới chơi tem trong Hội Ðồng Giám Khảo các kỳ thi vẽ mẫu tem suốt thời VNCH. Bác Tụng làm việc rất cẩn trọng, say mê sưu tầm tài liệu bưu hoa suốt từ thập niên 1940 cho đến khi bác nhập cư vào Hoa Kỳ đầu thập niên 1990. Bác -và bác gái- lưu giữ tài liệu kỹ lưỡng và có hệ thống. Vì thế, chủ nhân bộ sưu tập này đã cung hiến cho chúng ta nhiều thông tin chi tiết, độc đáo, và hiếm quí.

Mặt khác, thông tin cũng xuất xứ từ một số mấy người buôn bán tem (tên đã được ghi nhận trong bài viết của Tem-truyền-thống) không đáng tin, vì là loại “nghe nói” (hearsay!) Vì thế, tôi muốn chia sẻ một số thông tin để loạt bài của Tem-truyền-thống thêm phần hào hứng, đúng như mong mỏi của chủ nhân bộ sưu tập, là chúng ta cùng luận bàn để sự chia sẻ và trao đổi thêm phần thú vị.

Thứ nhất, nói về thông tin bưu chính. Vật phẩm sưu tập sẽ tăng thêm thích thú và càng thêm gía trị khi có kèm theo những thông tin bưu chính hay/và những chuyện kể liên hệ. Nhưng thông tin phải chính xác, vì một khi thông tin sai lạc sẽ làm cho chính vật phẩm ấy bị nghi ngờ là có vấn đề. Chuyện lô tem mới phát hành đến cơ sở Bưu Ðiện địa phương A hay B... hồi mấy giờ, trong ngày nào... thuộc loại thông tin không có gì là chắc chắn. Ai là người có biên bản trong tay để xác định những chi tiết rất nhỏ và rất cụ thể như thế được? Hay đây chỉ là câu chuyện làm quà của người buôn bán tem vốn nghe lỏm từ người này người kia?

Thứ hai, là sự so sánh giữa các bộ sưu tập cá nhân. Những nhà sưu tầm lão luyện với những bộ sưu tập không lồ và qúi gía đã đành. Mà ngay cả những tay chơi tem vô danh cũng có khi có những vật phẩm “ghê gớm” không ngờ. Tôi từng mua một bộ tem VNCH của một cựu giáo sư trường Tabert Sài Gòn để... vứt đi vì toàn là tem lẻ bộ, tem nhầu nát, tem ố vàng, tem sống tem chết... nhưng trong đó lại có một bộ deluxe sheet tem Phong Cảnh và Bảo Ðại thuộc bộ Quốc Gia Thống Nhất năm 1951!

Tem-truyền-thống có cái may mắn hãn hữu ngàn năm một thủa là vào Sài Gòn sau sự sụp đổ của chế độ VNCH, khi người miền Nam ai nấy bỏ của mà chạy lấy người, nên ra chợ trời có khi kiếm được quí vật. Số lượng 5,000 phong bì FDC rõ ràng là vô địch trên toàn thế giới, nhưng như thế đã gom được tất cả những FDC độc đáo trong dòng tem VNCH chưa? Theo tôi biết, chưa người Việt nào, hay người Việt gốc Hoa nào, hay một dealer nào... đã xem được toàn bộ bộ FDC VNCH của Aspnes hay của Vpjack. Có người có thể nói đã xem bộ FDC của Aspnes rồi, mà thật ra chỉ là xem cái CD của Aspnes thôi, bao gồm bộ FDC VNCH trong đó có cả những FDC tôi cho ông ta mượn! Bộ FDC VNCH của Vpjack cũng vậy, họa chăng là có người chỉ xem lơ thơ vài cái FD mà Vpjack phổ biến trong những bài viết trên tạp chí của hội SICP thôi. Sự thật, nói về FDC VNCH thì nhiều người Mỹ và Mỹ Pháp Anh... gốc Việt ở hải ngoại có những vật phẩm độc đáo lắm, chúng ta không biết hết đâu!

Cho nên, tôi mong Tem truyền-thống cứ chia sẻ với làng tem những gì mình có, mà không cần và không nên so sánh với ai. Hãy để độc gỉa của Tem-truyền-thống tự kết luận sự hơn kém. Chơi tem đâu phải là để thỏa lòng tự ái hay khoe khoang. Chơi tem là giải trí thôi mà, phải không?! Ðó là điều tôi không bao giờ đem tem ra triển lãm!

Thứ ba, là vấn đề phong bì với triện và chữ ký Bảo Ðại. Ðây là chiếc FDC thuộc loại quí hiếm nhất trong dòng tem. Nhưng thông tin của Tem-truyền-thống là hiện chỉ có hai chiếc phong bì thôi thì không chính xác. Người thực hiện những FDC này là bác Dương Hội Louis, lúc ấy trong đội Ngự Lâm Quân thuộc Võ Phòng Quốc Trưởng. Khi liên lạc với bác Louis hồi thập niên 1990, tôi đã không hỏi chuyện chiếc FDC Bảo Ðại. Nhưng tôi biết nhiều người có FDC này: bác NBTụng, một nha sĩ ở California, một dealer ở Canada..., nay thêm cái FDC của Tem-truyền-thống nữa. Nhà buôn tem LTN nói loại FDC này có “vài chục” chiếc, nhưng tôi lý luận thế này: vua Bảo Ðại thương người đang phục vụ mình trong Dinh, nên có ký tên thì cũng chỉ ký 5-7 cái là cùng, thời giờ đâu mà ngồi xuống ký “vài chục” cái?! Mà người xin chữ ký cũng không ai dám xin nhiều quá, vì xin nhiều là có ý trao đổi buôn bán, sẽ làm đức vua nghi ngờ. Về cái triện đóng trên FDC này thì hiện nay, trong Dinh Bảo Ðại trên Ðà Lạt có hai cái triện. Ai có dịp may lấy triện ấy đóng thì tất sẽ biết có phải là chính cái triện đóng trên phong bì hồi năm 1951 hay không. Hồi tháng 9.2011 khi tôi về Việt Nam, tôi có lên Ðà Lạt vào thăm Dinh, và tình cờ thấy cái triện -đúng ra là hai cái triện- ở đó và có chụp hình kỷ niệm.

Hình hai cái triện (dân sự và quân sự) bằng đồng trong Dinh Bảo Ðại ở Ðà Lạt.

Name:  Picture 085.jpg
Views: 1247
Size:  39.4 KB

Name:  Picture 086.jpg
Views: 1545
Size:  49.4 KB


Phong bì FDC tem Bảo Ðại 3đ với dấu Đà Lạt ngày 5/6/51, tức trước ngày chính thức phát hành 1 ngày, cũng là do bác Dương Hội Louis thực hiện, nhờ vai trò đặc biệt của bác trong Dinh Quốc Trưởng lúc bấy giờ.

Cuối cùng, vì căn cứ vào ba ngày phát hành khác nhau 6.6.51, 16.8.51 và 23.10.51 mà Tem-truyền-thống nhận định 13 con tem đầu tiên trong dòng tem VNCH là ba bộ tem khác nhau thì hoàn toàn không phù hợp với quyết định của Bưu Ðiện bấy giờ.
Ngày 6.6.1951, Bưu Ðiện quốc gia VN phát hành 1 tem Bảo Ðại 3đ với dấu phát hành lần thứ nhất kỷ niệm ngày “Lễ Việt Nam Thống Nhất.”
Ngày 16.8.1951, Bưu Ðiện phát hành 10 tem phong cảnh ba miền với dấu phát hành đầu tiên bán tem Việt Nam toàn bộ. “Toàn bộ” đây chính là bộ “Quốc Gia Thống Nhất!”Ngày 23.10.1951 là ngày sinh nhật Bảo Ðại, do đó Bưu Ðiện sẵn mẫu tem BÐ 3đ nay thêm 2 tem nữa khác mầu khác gía tiền để kỷ niệm ngày “trọng đại.” Vì vậy mới có dấu hơi khác thường, là “Ngày bán lần thứ hai tem Việt Nam loại Quốc Gia Thống Nhất.”

Tóm lại, bộ Quốc Gia Thống Nhất gồm tất cả 13 tem, phát hành làm ba lần. Tổng mục Scott (Mỹ) đã thông tin chính xác khi họ liệt kê 13 con tem này, với thời gian phát hành là, nguyên văn, “1951, June 6-Oct. 23.” Nên nhớ rằng trong thế giới tem, sự kiện một bộ tem phát hành trong nhiều ngày khác nhau là chuyện rất bình thường. Tem-truyền-thống nên xem lại những dấu bưu điện trong bộ FDC VNCH của mình để thông tin được chính xác.

*
* *

Nói về giới sưu tầm tem người Việt thì nhận xét của tôi là, đại đa số người Việt trong Nam hay ở hải ngoại hiện nay thì sưu tầm tem thuộc mọi chế độ hay mọi thời kỳ, còn đại đa số người Việt miền Bắc chơi tem thì chỉ sưu tầm tem VNDCCH, tem MT, và tem CHXHCNVN, mà không chơi tem VNCH. Thực ra, đây không còn là chính trị, mà chỉ là thiên hướng tự nhiên của con người, vốn là sản phẩm của xã hội.

Chính ở điểm này, việc Tem-truyền-thống, sống thuở hoa niên ở Hà Nội, nghiên cứu sinh ở Liên Sô, lại chú trọng đến dòng tem VNCH thì sự kiện này tự nó đã là một điều rất hiếm và đáng quí! Là người sinh ra ở miền Trung (Thanh Hoá), học tiểu học ở miền Bắc (trường tiểu học Vân Hồ, Hà Nội), và trưởng thành ở miền Nam (Sài Gòn), tôi muốn cám ơn Tem-truyền-thống đã lội dòng nước ngược, vô tình đã lưu giữ lại một di sản văn hoá của miền Nam trong giai đoạn 1951-1975 qua bộ sưu tập phong bì ngày đầu tiên và nhất là qua bộ sưu tập lịch sử bưu chính VNCH.

Tháng 8 năm 2012
The smaller dragon
California, USA
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
20 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (16-08-2012), Angkor (19-08-2012), Đêm Đông (17-08-2012), dammanh (17-08-2012), Dat_stamp (16-08-2012), exploration (19-08-2012), hat_de (18-08-2012), huuhuetran (17-08-2012), MeTemViet (21-08-2012), nam_hoa1 (17-08-2012), Nguoitimduong (16-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (16-08-2012), tem-truyen-thong (17-08-2012), temhp88 (17-08-2012), Tiểu Nhi (18-08-2012), Tien (16-08-2012), tien039 (28-11-2012), tiny (10-10-2012), vnmission (18-08-2012)
  #33  
Cũ 18-08-2012, 18:52
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Dòng tem Bảo Đại, cũng như tem lưu hành tại miền Nam sau đó, quả có nhiều bí ẩn kỳ thú, nếu không được bác Gà trước đây và bác Trâu, bác Rồng, bác tem-truyen-thong... chia sẻ, giác ngộ (educate), thì quả là thiệt thòi cho những người đang sưu tập hoặc có thể sẽ sưu tập.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (18-08-2012), dammanh (20-08-2012), Dat_stamp (18-08-2012), exploration (19-08-2012), hat_de (19-08-2012), Nguoitimduong (18-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (18-08-2012), tem-truyen-thong (19-08-2012), The smaller dragon (18-08-2012), Tiểu Nhi (18-08-2012), Tien (19-08-2012)
  #34  
Cũ 19-08-2012, 07:47
temhp88 temhp88 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 17-04-2012
Đến từ: Hai Phong
Bài Viết : 282
Cảm ơn: 1,540
Đã được cảm ơn 1,750 lần trong 274 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi tem-truyen-thong Xem Bài
... Chính vì vậy, rất mong muốn những người đã từng sống, từng chứng kiến trực tiếp các sự kiện tham gia cùng bàn luận. Tôi đang rất mong chờ những ý kiến như vậy (đặc biệt chờ đợi sự góp ý của 1 người mà tôi rất kính trọng : Gs TAT). Về vật phẩm cũng rất mong các bạn đưa lên chia sẻ thêm.
Bác Tem-truyen-thong thân mến,
Cháu viết cho bác đôi dòng chân thành này, lúc 2h sáng ở đây vì cháu nằm mãi vẫn không ngủ được, vì còn nhiều băn khoăn về topic này của bác nói riêng và của diễn đàn nhà mình nói chung.
Theo vốn hiểu biết hạn hẹp của cháu, dòng tem VNCH đã vượt qua khuôn khổ màu sắc chính trị của thời đại mà nó được phát sinh và tìm được chỗ đứng trong lòng người chơi tem. Việc có những bậc tiền bối như bác, nói thế nào nhỉ... có những người đã dấn thân vào công cuộc sưu tập rồi nâng lên mức nghiên cứu về dòng tem này, dù rằng số người chơi lâu năm và xây dựng thành công các bộ sưu tập phong phú chắc không nhiều, nhưng vẫn cho thấy sức sống của dòng tem VNCH trong thời đại ngày nay.
Với tư cách (nghe oai quá) của một người vừa bắt đầu chơi tem, cháu cũng tập trung vào tem Việt như là niềm ham mê số một, định hướng ưu tiên! Cháu nói với bác nhé: những kẻ mới đi trên con đường dài này (tem Việt nói chung, tem VNCH nói riêng) thấy mông lung và vô định lắm.
Nhìn sang nhiều dòng tem của các nước phát triển, cháu thấy có biết bao ấn phẩm chuyên ngành để nói về mỗi con tem của họ. Không dừng ở mức định giá tem sống, tem chết, mà còn là nhiều bài viết, nhiều bưu phẩm thể hiện những thông tin liên quan tới sự phát hành và lưu hành của con tem, các biến cố xảy đến với dòng tem... Cháu nhận thấy vai trò của ngành Bưu chính của họ trong sự triển nở tốt đẹp ấy; nhưng cũng có rất rất nhiều những tên tuổi lớn trong giới sưu tập đóng góp vào. Kết quả: con cháu họ sinh ra đã được thụ hưởng thành quả nghiên cứu và bảo tồn giá trị các bộ sưu tập giàu giá trị kinh tế và lịch sử.
Nhìn lại tem Việt, cháu xin đề cập riêng về dòng tem VNCH - mối tình của bác. Cháu nghĩ dòng tem này chịu nhiều thiệt thòi quá bác ạ. Nhiều con tem VNCH nhất là những bộ tem có giá trị, vốn được in tại Pháp, chất lượng từng con tem thật tuyệt vời! Chỉ vì những biến động thời cuộc, chúng không có cơ hội để được đem ra nghiên cứu sâu và rộng rãi, rồi đến giờ bọn trẻ trâu như chúng cháu muốn tìm lại một khúc của lịch sử bưu chính nước nhà mà cứ phải căng mắt ra đọc tư liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, Đức, thôi thì đủ thứ ngoại ngữ...Điều đáng buồn là, một mặt, chúng cháu rất khó tiếp cận các thông tin như thế, và mặt khác, người Việt mình phải giao dịch với các bạn tem quốc tế bằng catalô của nước ngoài về chính dòng tem Việt của mình. Nhiều khi cháu ước gì khi nói đến tem Việt, khi muốn trao đổi mua bán tem Việt, cháu có thể dùng catalô của nước mình sản xuất để làm cơ sở, chắc chắn người ta sẽ tôn trọng con tem Việt của mình nhiều hơn, tôn trọng đất nước mình nhiều hơn!
Nói vậy với bác, cháu mong bác hiểu rằng các giá trị tri thức mà bác và rồi nhiều thành viên khác tham gia và topic này đóng góp, chắc chắn sẽ là một nguồn tư liệu vô giá cho người yêu tem Việt nói chung và tem VNCH nói riêng. Những giá trị ấy, làm nên thì vất vả nhưng chắc chắn sẽ bền vững!
Với bộ sưu tập của bác, với đóng góp của những thành viên lão thành khác nữa, cháu vẫn đang kì vọng là cả một giai đoạn lịch sử bưu chính 51/75 sẽ không còn là ẩn số với thế hệ trẻ như cháu nữa.
Từng bộ tem bác sưu tập được đến giờ chắc không dễ dàng chút nào, và cháu tin là viết ra cho diễn đàn này một bài viết chu đáo cũng khiến bác vất vả nhiều. Mong bác đừng buông topic khi còn sức khỏe và còn tình yêu với tem. Bác yêu tem VNCH, chắc bác cũng yêu những bạn tem trong dòng tem này?
Cháu viết linh tinh thế, cũng chưa chắc bác có khi nào rảnh để đọc. Nhưng cháu nói thật đấy bác ạ...
temhp
__________________
"Because a human being — a person — possesses free will, he is his own master."
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temhp88 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (19-08-2012), Đêm Đông (20-08-2012), dammanh (20-08-2012), Dat_stamp (19-08-2012), exploration (19-08-2012), hat_de (19-08-2012), MeTemViet (21-08-2012), Nguoitimduong (19-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (19-08-2012), tem-truyen-thong (19-08-2012), The smaller dragon (19-08-2012), Tiểu Nhi (20-08-2012), Tien (19-08-2012)
  #35  
Cũ 19-08-2012, 15:14
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định

Tôi rất cảm ơn các bạn tem đã có nhiều ý kiến đóng góp. Đây chính là nguồn động viên lớn cho tôi, là động lực để tôi có thể tiếp tục chia sẻ về chủ đề tem mà mình đã theo đuổi. Có lẽ đúng, trách nhiệm của chúng tôi, những người đi trước là chia sẻ những kiến thức, chia sẻ niềm đam mê của mình cho các bạn tem.

Gs TAT đã có bài viết khá công phu chỉ để trả lời, góp ý về những gì tôi đã giới thiệu. Vô cùng cảm ơn Gs, người bạn lớn, có thể nói là tri kỷ (dù chưa bao giờ gặp mặt). Có rất nhiều điều Gs viết rất chính xác, rất tâm huyết, nhưng cũng có những điều tôi xin được phép tranh luận ở đây.


Trích dẫn:
Thứ nhất, nói về thông tin bưu chính. Vật phẩm sưu tập sẽ tăng thêm thích thú và càng thêm gía trị khi có kèm theo những thông tin bưu chính hay/và những chuyện kể liên hệ. Nhưng thông tin phải chính xác, vì một khi thông tin sai lạc sẽ làm cho chính vật phẩm ấy bị nghi ngờ là có vấn đề. Chuyện lô tem mới phát hành đến cơ sở Bưu Ðiện địa phương A hay B... hồi mấy giờ, trong ngày nào... thuộc loại thông tin không có gì là chắc chắn. Ai là người có biên bản trong tay để xác định những chi tiết rất nhỏ và rất cụ thể như thế được? Hay đây chỉ là câu chuyện làm quà của người buôn bán tem vốn nghe lỏm từ người này người kia?

Trong bộ môn khoa học lịch sử có khái niệm "chính sử" và "dã sử". Những gì đã được ghi chép lại một cách chính thức, những thông tin, tư liệu lưu trữ được luôn coi là "chính sử". Nhưng bên cạnh đó, còn rất nhiều thông tin khác được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những thông tin này rất ít bằng chứng nhưng vẫn được tôn trọng.

Chơi tem là khoa học, là nghệ thuật nhưng nói cho cùng : vẫn chỉ là một thú chơi. Những bí ẩn lý thú của bộ môn này chủ yếu vẫn phải dựa vào sự truyền lại của thế hệ đi trước. Nếu những "giả thuyết" được đưa ra bằng hình thức "hearsay" có tính logic cao, được truyền lại bởi những NST có uy tín, thiết nghĩ rất cần và đáng được quan tâm. Nếu một mai đây, khi Gs TAT và bản thân tôi đi theo bác Tụng thì còn ai có thể "kể lại" những câu chuyện lý thú về dòng tem này cho thế hệ trẻ?!


Trích dẫn:
Thứ hai, là sự so sánh giữa các bộ sưu tập cá nhân. Những nhà sưu tầm lão luyện với những bộ sưu tập không lồ và qúi gía đã đành. Mà ngay cả những tay chơi tem vô danh cũng có khi có những vật phẩm “ghê gớm” không ngờ. Tôi từng mua một bộ tem VNCH của một cựu giáo sư trường Tabert Sài Gòn để... vứt đi vì toàn là tem lẻ bộ, tem nhầu nát, tem ố vàng, tem sống tem chết... nhưng trong đó lại có một bộ deluxe sheet tem Phong Cảnh và Bảo Ðại thuộc bộ Quốc Gia Thống Nhất năm 1951!

Tem-truyền-thống có cái may mắn hãn hữu ngàn năm một thủa là vào Sài Gòn sau sự sụp đổ của chế độ VNCH, khi người miền Nam ai nấy bỏ của mà chạy lấy người, nên ra chợ trời có khi kiếm được quí vật. Số lượng 5,000 phong bì FDC rõ ràng là vô địch trên toàn thế giới, nhưng như thế đã gom được tất cả những FDC độc đáo trong dòng tem VNCH chưa? Theo tôi biết, chưa người Việt nào, hay người Việt gốc Hoa nào, hay một dealer nào... đã xem được toàn bộ bộ FDC VNCH của Aspnes hay của Vpjack. Có người có thể nói đã xem bộ FDC của Aspnes rồi, mà thật ra chỉ là xem cái CD của Aspnes thôi, bao gồm bộ FDC VNCH trong đó có cả những FDC tôi cho ông ta mượn! Bộ FDC VNCH của Vpjack cũng vậy, họa chăng là có người chỉ xem lơ thơ vài cái FD mà Vpjack phổ biến trong những bài viết trên tạp chí của hội SICP thôi. Sự thật, nói về FDC VNCH thì nhiều người Mỹ và Mỹ Pháp Anh... gốc Việt ở hải ngoại có những vật phẩm độc đáo lắm, chúng ta không biết hết đâu!

Có một thực trạng trong giới tem hiện nay : cái gì quí giá nhất là chỉ có trong tay người ngoại quốc hoặc Việt kiều. Cái này cũng dễ hiểu, họ có điều kiện kinh tế, có kiến thức và có phương pháp sưu tập đúng đắn hơn so với các NST trong nước. SƯU TẬP là kỳ công lắm, là phải tốn kém lắm. Nhìn các bạn trẻ VN bây giờ sưu tập tem tôi thấy thật đáng buồn. Làm ầm mỹ, đình đám mấy con tem mới đủ kiểu. Như vậy không phải là sưu tập !

Tôi không định "hơn thua" với bấy kỳ ai, nhưng tự đáy lòng là tinh thần "tự tôn dân tộc". Tôi muốn chứng minh người Việt chúng ta chơi tem Việt cũng không thua kém người nước ngoài. Chỉ là chút tự hào bé nhỏ cùng một chút "sĩ diện" cho giới sưu tập trong nước mà thôi.

Để có thể có được bộ sưu tập ngày hôm nay, tôi nghĩ là sự may mắn, là sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi. Khi giới thiệu nhiều bì thư đi cùng nhau, chúng ta nhiều khi không thể hiểu hết được để có 1 cái trong chúng cũng công phu lắm. Phải có DUYÊN đã, phải luôn trau dồi kiến thức để có thể tìm tòi, nghiên cứu. Chính vì những đam mê của mình mà tôi bị người ta "chơi" nhiều lắm. Biết tôi thiếu cái gì, thích cái gì là họ bán kèm theo kiểu "bia kèm mực" bắt tôi mua.

Như tôi đã từng nói : chơi tem là mênh mông lắm. Không bao giờ có thể khẳng định mình đã đi tới đích. Chính vì vậy nó càng thú vị, càng không ngừng vươn lên. Nhưng dù sao, cũng phải cố gắng chơi cho tới. Tôi mượn lại câu thơ của Nguyễn Công Trừ để kết thúc tại đây :

"Đem ngàn vàng chác lấy cuộc đời
Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho người biết tay
Tài tình dễ mấy xưa nay. "
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
18 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (19-08-2012), Đêm Đông (20-08-2012), Biby (21-08-2012), dammanh (20-08-2012), Dat_stamp (19-08-2012), exploration (19-08-2012), hat_de (20-08-2012), hongduc2008 (04-04-2013), manh thuong (20-08-2012), MeTemViet (21-08-2012), Nguoitimduong (19-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (19-08-2012), The smaller dragon (20-08-2012), Tiểu Nhi (20-08-2012), Tien (19-08-2012), tien039 (28-11-2012), vnmission (19-08-2012)
  #36  
Cũ 21-08-2012, 01:36
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Có cả con dấu "HOÀNG-TRIỀU CƯƠNG-THỔ" kìa! Dưới nhãn "R" là chữ gì đấy hả bác TTT?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (21-08-2012), Dat_stamp (21-08-2012), exploration (22-08-2012), hat_de (21-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (21-08-2012), tem-truyen-thong (21-08-2012)
  #37  
Cũ 21-08-2012, 08:57
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Có cả con dấu "HOÀNG-TRIỀU CƯƠNG-THỔ" kìa! Dưới nhãn "R" là chữ gì đấy hả bác TTT?
Như tôi đã trình bày, khi Ngô Đình Diệm lên chấp chính (Thủ tướng), ngày 11/3/1955 được sự chấp thuận của Bảo Đại, qui chế Hoàng Triều cương thổ chính thức bị xóa bỏ. Nhưng trong thực tế, Hoàng triều cương thổ vẫn tồn tại thêm một thời gian nữa.

Bì thư chúng ta được xem ở đây là rất độc đáo. Nó được gửi sau ngày Hoàng Triều cương thổ bị xóa bỏ. Chính vì vậy, chúng ta nhìn thấy một số sự "xúc phạm" như : chữ Hoàng Triều cương thổ bị gạch bỏ, nhãn R-bảo đảm được dán đè lên con dấu triện của Khâm mạng toàn quyền Hoàng Triều cương thổ. Dưới nhãn R này là tên của cơ quan toàn quyền Hoàng Triều cương thổ. Nhưng dù sao, có vật chứng này, chúng ta cũng có thể khẳng định Hoàng Triều cương thổ vẫn tiếp tục tồn tại một thời gian sau ngày 11/3/1955.

Các bạn đặc biệt chú ý bì thư "Ngự lâm quân" nhé. Mặt sau có con dấu cổ động (đừng nhầm lẫn với dấu kỷ niệm của bộ tem Phong cảnh). Qua đó mới thấy, ngay từ lúc đó tem thư được chú trọng như thế nào ! Để chuẩn bị phát hành bộ tem mới, người ta đã xây dựng chương trình tuyên truyền, cổ động rất công phu. Nghĩ thấy trạnh lòng cho hiện trạng bây giờ !
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (22-08-2012), Biby (21-08-2012), Dat_stamp (21-08-2012), exploration (22-08-2012), hat_de (21-08-2012), MeTemViet (21-08-2012), Nguoitimduong (21-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (21-08-2012), The smaller dragon (22-08-2012), tien039 (28-11-2012), vnmission (21-08-2012)
  #38  
Cũ 21-08-2012, 10:07
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Có vài chi tiết về Hoàng Triều Cương Thổ mà tôi muốn chia sẻ với Tem-truyền-thống và các anh chị em trên Diễn Ðàn. Năm 2009, tôi không nhớ ai ở VN đã hỏi tôi về HTCT, và tôi đã tóm tắt vài chi tiết như sau để giải đáp cho họ:

Hoàng Triều Cương Thổ

TRẦN ANH TUẤN
Tháng 9/2009

I. THÀNH LẬP
Ngày15-4-1950, quốc trưởng Bảo Ðại ký sắc lệnh số 33-QT thiết lập Hoàng Triều Cương Thổ (HTCT) gồm các vùng thuộc cao nguyên Nam Trung Phần cao ngyên Bắc Phần. HTCT được đặt trực thuộc quốc trưởng Bảo Ðại. Sắc lệnh nói trên thiết lập HTCT bao gồm các tỉnh bấy giờ là Ðồng Nai Thượng (nay là một phần tỉnh Lâm Viên), Lang Bian (Lâm Viên), Pleiku, Darlac, Kontum, Phong Thổ (một phần tỉnh Lai Châu bây giờ), Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hòa Bình, và Hải Ninh.

Các cao nguyên này trước đây trực thuộc chính quyền trung ương nhà Nguyễn, và được nhà Nguyễn gọi là các đạo và châu, ít người Việt sinh sống. Ðến thời Pháp thuộc, Pháp mở mang, khai thác dần dần các vùng cao nguyên với ý tách rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Thí dụ như ngày 1-3-1948, Pháp thành lập một vùng tự trị ở tây bắc Bắc Phần gọi là Liên Bang Thái Tự Trị (Zone Autonome Nord-Ouest, viết tắc là ZANO) gồm Lai Châu, Sơn La, và Phong Thổ.

Sau năm 1954, ngay khi chính quyền VNDCCH tiếp thu miền Bắc, những tỉnh thuộc HTCT bị giải thể ngay. Còn trong Nam, chính phủ Ngô Ðình Diệm ra Dụ số 21 ngày 11-3-1955 tháp nhập những vùng đất HTCT vào lãnh thổ quốc gia, thường được gọi là vùng cao nguyên Nam Trung Phần.

II. CÁO CHUNG
Như vậy, tổ chức HTCT chỉ tồn tại từ ngày 15-4-1950 (sắc lệnh Bảo Ðại ký) đến ngày 11-3-1955 (Dụ Ngô Ðình Diệm ký).


Trở lại chiếc phong bì hiếm quí của Tem-truyền-thống có hàng chữ in HTCT và con dấu HTCT. Hàng chữ in HTCT bị gạch bỏ bằng tay, còn con dấu HTCT bị nhãn Bảo Ðảm dán đè lên, vì ngày mà chiếc phong bì được đóng dấu (tháng 9.1955) thì cơ cấu HTCT đã không còn tồn tại nữa, tức là đã bị xóa bỏ cả nửa năm trước rồi!

Tôi vẫn hứng thú theo dõi bộ FDC VNCH của Tem-truyền-thống đang chia sẻ trên Diễn Ðàn.

Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 22-08-2012, lúc 08:12
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-08-2012), Đinh Đức Tâm (21-08-2012), dammanh (21-08-2012), Dat_stamp (21-08-2012), exploration (22-08-2012), hat_de (21-08-2012), Kounle (21-08-2012), manh thuong (21-08-2012), MeTemViet (21-08-2012), Nguoitimduong (21-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (21-08-2012), tem-truyen-thong (22-08-2012), Tien (21-08-2012), tien039 (28-11-2012), vnmission (21-08-2012)
  #39  
Cũ 21-08-2012, 22:16
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Có một khẩu hiệu gì đó nữa rất đặc biệt, bác TTT có thể đọc giúp được không?

QUYẾT TÂM...
TAY SAI...


???
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-08-2012), Dat_stamp (22-08-2012), exploration (22-08-2012), hat_de (23-08-2012), Nguoitimduong (22-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (22-08-2012), tem-truyen-thong (22-08-2012), Tien (22-08-2012)
  #40  
Cũ 22-08-2012, 02:05
MeTemViet MeTemViet vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-11-2009
Bài Viết : 331
Cảm ơn: 656
Đã được cảm ơn 3,070 lần trong 332 Bài
Mặc định

Đã mấy tuần này MTV rất thích thú và mong đợi được xem bộ FDC của bác Tem-truyen-thong.

Chỉ với một bộ "VN thống nhất" đầu tiên, người xem cũng đã có khái niệm bộ sưu tập đồ sộ như thế nào, nhất là những phong bì mà không những chỉ có phương tiện tài chính mà còn có cơ duyên mới sở hữu được.

Các phong bì FDC phong cảnh với dấu Cần Thơ, Bạc Liêu, nếu không phải người chơi FDC VNCH lâu năm thì không thể nào cảm nhận được vật phẩm hiếm quý như thế nào! Độ hiếm có thể so sánh với một phong bì liên khu V hay phong bì "bưu trạm."

Các phong bì FDC với tem Bảo Đại 30đ, không phải dễ dàng tìm được một cái, ở đây tác giả đã cho ta thấy 3, 4 bì liên tiếp với khác dấu thành phố khác nhau!

MTV nhớ hồi cuối năm 2011, nhà David Feldman có bán đấu giá một bộ sưu tập đồ sộ với giá kết €160.000, trong đó có phần tem VNCH. Nếu so sánh những vật phẩm đã đăng, ta có thể thấy rõ bộ nào đồ sộ và có nhiều vật phẩm quý hiếm hơn.

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=9526

MTV mong bác Tem-truyen-thong tiếp tục đưa những phần tiếp lên để mọi người, trong đó có cả MTV, được thưởng thức bộ FDC VNCH có một không hai này.

Một lần nữa, xin cảm ơn bác TTT.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn MeTemViet vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (23-08-2012), Đinh Đức Tâm (22-08-2012), Dat_stamp (22-08-2012), exploration (22-08-2012), hat_de (23-08-2012), huuhuetran (24-09-2012), Nguoitimduong (22-08-2012), open (22-08-2012), Poetry (22-08-2012), tem-truyen-thong (22-08-2012), The smaller dragon (22-08-2012), Tiểu Nhi (22-08-2012), Tien (22-08-2012), tien039 (28-11-2012)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Bưu ảnh Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 VAPUTIN Bưu ảnh - Bưu thiếp (Post Card) 25 01-09-2013 20:35
Những vật phẩm giả trong dòng tem VNCH nam_hoa1 TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 40 06-08-2013 14:31
Cước phí Bưu Chính trong dòng tem VNCH congacon TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 5 04-04-2013 11:23
Họa sĩ vẽ tem trong dòng tem VNCH congacon Họa sĩ vẽ Tem 4 02-12-2009 09:36
FDC thực gởi trong dòng tem VNCH congacon TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 5 11-11-2009 12:44



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.