Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIAO LƯU > Trong niềm Thân Ái

Trong niềm Thân Ái Nơi tâm sự, chia sẻ với nhau những Vui - Buồn trong cuộc sống.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 25-05-2013, 04:16
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Unhappy Sài Gòn Tình Tôi

SÀI GÒN TÌNH TÔI
SaiGon Mon Amour



http://www.youtube.com/watch?v=_WWfwbXS-4k

Clip hay với một Điêu Thuyền VN, tiếc là không lòng nhạc Việt.

Xem Clip này đố Ace nào không yêu Sài Gòn

Hàn ST trong đất này nhiều bài hát và bài ăn xuôi về SaiGon, có khi tự viết thêm vài bài nào đó theo trí nhớ. Xin tặng riêng cho những ai đang tha hương nơi đất khách quê người và luôn nhưng nhớ về quê hương, nơi chôn nhau cắt rún, nơi mà Huế, Sài Gòn, Hà Nội hay bất cứ nơi đâu của mọi miền Tổ Quốc, đã gói ghém biết bao kỷ niệm êm đềm của dĩ vãng. Sài Gòn của tôi ơi! SaiGon Mon Amour, Hàn nháy theo tác phẩm Hiroshima Mon Amour của Pháp. Dù Vật Đổi Sao Dời, lúc nào người tha hương cũng yêu Sài Gòn (hay vùng đất khác của Quê Mẹ), lúc nào họ cũng yêu chốn cũ, ở mãnh đất thân thương và hy vọng về thăm trong một ngày không xa...

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (26-05-2013), hat_de (26-05-2013), hijakata (06-06-2013), manh thuong (22-04-2015), nam_hoa1 (27-05-2013), Poetry (25-05-2013), stamp-history (11-04-2014), ThinhVuongVu (25-05-2013), Tien (25-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), VAPUTIN (25-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #2  
Cũ 25-05-2013, 04:45
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

RỒI MAI ANH ĐI


Ngày Mai Anh Đi Biển Nhớ Tên Em Gọi Về

Ngạn ngữ Pháp từng có câu 'Đi Là Chết Trong Lòng Một Ít' (Partir, c'est mourir un peu dans son coeur), với nhiều người, ra đi là mang theo ray rức trong lòng vì xa gia đình, bạn bè, người yêu... Phải xa rời chốn cũ vì lý do nào đó. NS Dzoãn Mẫn đã từng nhìn nhận : Biệt Ly! Nhớ Nhung Từ Đây! Nhất là khi xưa, đã xa người yêu tận bốn phương trời mà muốn hỏi thăm nhau cho đở nhớ thì điện thoại viễn thông (Lông Đít Tăng) thì mắc như vàng. Cái thời chưa có mạng nhện thì làm sao vào mạng chát chiết? Đáng hu hu (khóc) khi Yá Hu chưa có và càng không có Quít Cam (Webcam) để nhìn nhau cho đở nhớ nhung. Trong nhiều mối tình, sự chia ly thường là một hình phạt vì sau đó sẽ là chuổi ngày nhớ nhung, sáng đợi đêm chờ. Nhớ khi xưa nhiều người 'ở núi này trông núi nọ' nên nhiều anh đã tạm biệt người yêu theo đoàn Sống Giang (Sáng Dông ) tìm đường 'kíu nước'. Mà các anh, các chị nhiều khi lo lắng 'Xa Mặt Cách Lòng' (Ngạn ngữ Tây, Loin de yeux, loin de coeur), nhớ nhung buổi đầu nhưng với ngày dài tháng rộng, họ lại quên đi người yêu cũ. Trong tiếng Việt, các cụm 'Sang Đò, sang Sông, sang Bắc Mỹ Thuận, Qua Sông, Qua Cầu' thường gợi cho ai đó nỗi buồn chia ly vì người yêu mình đã bước sang một ngã rẽ tình cảm khác.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (26-05-2013), hat_de (26-05-2013), hijakata (06-06-2013), manh thuong (25-05-2013), nam_hoa1 (27-05-2013), Poetry (25-05-2013), ThinhVuongVu (25-05-2013), Tien (25-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #3  
Cũ 25-05-2013, 05:38
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

EM SAIGON



http://www.youtube.com/watch?feature...&v=AHTb-zwvDhE

Em SG Một Thời Để Nhớ Để Yêu
Em SG Một Thời Một Thời Hoa Bướm Nên Hương
Em Gia Long Mắt Buồn Sầu Vương Màu Áo
Em Trương Vương Một Chiều Áo Trắng Thơ Ngây
Em SG Một Trời Hồng Nắng Thu Phai
Nghe Cô Đơn Thấy Lòng Buồn Thương Sầu Nhớ
Nghe Xôn Sao Kỷ Niệm Thắp Sáng Trăng Sao
Em SG Bây Giờ Dạt Trôi Nơi Đâu
Em SG Bây Giờ Còn Mãi Cách Xa
Hay Nay Em Đã Bước Qua Cầu
Để Lại Sông Xưa Giọt Nắng Phai Màu
Để Lại Sân Trường Một Trời Xanh Tuổi Mộng Mơ
Em SG Một Thời Áo Tím Gia Long
Em SG Một Thời Áo Trắng Trinh Hương
Nghe Trong Tim Tiếng Cuộc Tình Xưa Đã Mất
Nghe Nỗi Buồn Sầu Hoang Vắng Rụn Rơi...

Là một bài hát rất hay, rất tình tứ... cho những ai đang nhớ về người yêu cũ (hay mới). Anh đang ở vùng xa xôi mà người em thì xa vời vợi nơi quê nhà Nghìn Trùng Xa Cách, ở Sài Gòn hay nơi nào khác trên Đất Việt. Lời bài này diễn tả những em Gia Long, Trương Vương... hơi xưa như tem Đông Dương, chắc chắn dày dặn kinh nghiệm cuộc đời hơn các em Hồng Gấm hay Minh Khai. Nhưng mà ai có thể tránh Tiếng Thời Gian? Nhớ ngày xưa các 'em' đó từng là Hoa Khôi (đẹp nhất lớp), đã làm nhiều chàng nghiêng ngã (không phải say rươu mà say tình). Vâng thì đã là nội, là ngoại với đàn cháu đông hơn 7 chú lùn nhưng vẫn thích hoài niệm về thời con gái của mình năm xưa. Thật thơ mộng cho tình yêu thời ấy. Gặp nhau, quen nhau rồi yêu nhau là việc bình thường của tuổi mới lớn. Dù yêu nhưng chả dám ngõ lời, chỉ dám thì thầm :

Áo Nàng Vàng Anh Về Mơ Hoa Cúc
Áo Nàng Xanh Anh Mến Lá Sân Trường

Khi ấy, làm gì dám xin số phone hay meo miết gì đâu? Anh nào có tí tiền thì có thể mua cặp gà mái tơ tặng ông bà già cô ấy để...'xơi lấy thảo'. Hay là đống đô nhà mấy ẽm để canh me khi mấy cổ về, chạy lại mượn tập! Nàng đã vào nhà rồi mà mắt chàng trai cứ địa địa (nhìn) vào nhà với lòng nuối tiếc vô biên. Ước gì có di động để nhắn tin như trong phim HQ. Ít ai dám tán trắng trợn như cha dưới đây, vừa thô bạo, vừa nham nhỡ!




Ở dưới quê thì trai gái hay tán nhau (con trai thui, chớ con gái thì chỉ tán (tát) cha nào 'mất dzậy' như cha trong hình) khi đi làm công việc đồng áng. Và cứ A Li Hò Lơ, A Li Hò Lờ để quên vất vả và để chọc ghẹo nhau. Nam Bộ có lối hò thật tình tứ, thương thêm chữ 'Hò Ớ' vào ca dao lục bát. Thí dụ như :

Hò ớ!
Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ,
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em (cũng) đợi, (Hò ớ!) mười thu em (cũng) chờ!"

Khi xưa thui, chớ ngày này mà anh cứ lang bang TP, hay đang tán cô nào ở 'Tiền Giang Quê Tôi' thì có nguy cơ có anh VK nào đó 'phỏng tay trên' (giựt mất). Tình Yêu Ôi Tình Yêu!

Chủ Đề Lần Sau : SaiGon Niềm Thương Nỗi Nhớ
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 25-05-2013, lúc 05:46
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (26-05-2013), hat_de (26-05-2013), hijakata (06-06-2013), lantham_0072005 (25-05-2013), manh thuong (25-05-2013), nam_hoa1 (27-05-2013), Poetry (25-05-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (25-05-2013), Tien (25-05-2013), VAPUTIN (25-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #4  
Cũ 26-05-2013, 03:08
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

SaiGon Niềm Thương Nỗi Nhớ
Lòng Tiếng Paris by Hàn






Music of Võ Tá Hân

1.
Sài gòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Tà áo em bay theo giọt nắng vàng
Con đường ta đi giòng sông kỷ niệm
Nỗi nhớ trong em nỗi nhớ dịu dàng

Sài gòn bây giờ mưa giăng ngập lối
Hai đứa bên nhau âu yếm không rời
Đôi mắt yêu thương làn môi chờ đợi
Từng đợt mưa rơi.. bối rối bồi hồi

ĐK.

Sài gòn bây giờ lòng ai vương vấn
Mai anh đi rồi còn nhớ em không?
Đôi mắt nai tơ buồn xa vời vợi
Cơn gió vô tình đuổi lá vàng rơi

Sài gòn bây giờ có buồn không em?
Mưa vẫn rơi rơi.. từng giọt êm êm
Suối tóc thơm bay hương tình dịu nhẹ
Ngây ngất dạt dào con phố về đêm

2.
Sài gòn bây giờ thương ai hờn dỗi
Có còn anh đâu mà nũng nịu hoài
Nắng ấm Ca Li mây trời mong đợi
Thương nhớ Sài gòn từng hạt mưa rơi

Sài gòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Tà áo em bay theo giọt nắng vàng


Thật tình Hàn không biết Võ Tá Hân từng sáng tác nhạc, những đương sự từng nghe qua mấy bài piano mà ông đã soạn cho nhạc Việt thật tuyệt vời, lây lất trong nhiều bài nhạc. Bài nhạc người nghệ sỹ sáng tác đã đành nhưng người đàn chuyện nghiệp thường đệm thêm với câu dạo thật hay và khúc giữa khi ca sỹ nghĩ xã hơi chớ người đàn vẫn từng tứng tưng theo điệu nhạc. Thí dụ bạn ăn phở mà không có xịt tí nước mắm, tí tiêu, bỏ tí giá, rắc tí hành, tí ngò, nặng tí chanh thì phở đâu ngon vì thiếu gia vị. Bài nhạc cũng vậy, cho nên người đánh đàn phải linh động khi fan ra câu dạo nào đó sẽ làm cho bài nhạc sẽ hay hơn bản gốc. Để trở lại với chủ đề kỳ này, NS Võ Tá Hân, cái tên nghe hay ho như nick anh Đông Thương của quán Tem Màu Hồng (tên Hàn tự đặt) của Quán Cà Phê anh Huệ VSF, bạn cần bìa xưa thì xin vào đấy để xin nhé (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=3046). Chỉ cần bạn hát bài ChaCha Hãy Cho Tôi của Nguyễn Hưng thì xong ngay. Võ tiên sinh đã sáng tác bài này lần đầu Hàn nghe thì thật xúc động như bao người từng xa SaiGon với Niềm Thương Nỗi Nhớ. Sáng tác một bài nhạc hay một bài thơ hay, người nhạc sỹ hay Thi sỹ cần cảm xúc tận đáy lòng mới xuất ra nhiều dòng nhạc tuyệt vời cũng như nhưng áng thơ có thể làm cảm động người nghe hay đọc. Đôi khi cả hai vị cùng sáng tác chung một bài, kẻ đặt nhạc người chế ra lời, đôi khi lại phổ từ thơ mà ra. Nghe bài này chữ Thương và Nhớ đã gợi lại cho ta niệm nhớ nhung về Hòn Ngọc Viễn Đông khi xưa. Võ Tá Hân đã làm tôi ngạc nhiên vì dòng nhạc trầm buồn, có khi gợi lại kỷ niệm, có khi ràn rụa đau thương vì nỗi nhớ nhung người yêu. Hàn có cảm tưởng nhiều khi để hát bài này, đôi khi ta phải gào thét thảm thương mới diễn tả hết tâm tư của người đã sáng tác ra bài hát. Ca dao ta có bài Mười Thương :

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.
Bảy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh.
Chín thương em ở một mình,
Mười thương con mắt có tình với ai.

Thế nhưng trong bài, khi bạn hát thì bạn sẽ thấy có Trăm Nhớ Ngàn Thương của một anh VK Mỹ, mượn cớ là Nhớ SaiGon nhưng thật ra đang nhung nhớ Người Yêu. Hàn chỉ thắc mắc : sao anh chàng CaLi mà lại yêu em SG thay em Cai Lậy nhỉ?

Sài gòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Tà áo em bay theo giọt nắng vàng
Con đường ta đi giòng sông kỷ niệm
Nỗi nhớ trong em nỗi nhớ dịu dàng

Ý cha này khôn nha! Qua câu đầu, làm bộ hỏi SG mưa hay nắng, hỏi mây hỏi gió chớ thật ra hát tiếp bạn sẽ biết chàng ta muốn nhắc tới ai. Con gì đẹp bằng tà áo của người con gái thướt tha trước gió. Và Con Đường Xưa Em Đi là những kỷ niệm êm đềm khi chàng và nàng tay trong tay trong nữa vòng kỷ niệm đi dạo sông SG. Và chỉ cần nhớ đến con đường là nhớ tới em. Hàn nhớ nếu TPHCM có 1 con sông SG với cả ngàn kênh rạch, Huế thì có sông Hương, Hà Nội với dòng sông Hồng chảy xiết, Paris thì thật lãn mạn với dòng sông Sen... Nhưng những người yêu hay dìu nhau đi dạo bên những bờ sông đó trong men say tình ái thì thật tình tứ.

Sài gòn bây giờ mưa giăng ngập lối

Hai đứa bên nhau âu yếm không rời
Đôi mắt yêu thương làn môi chờ đợi
Từng đợt mưa rơi.. bối rối bồi hồi

Vâng SG khác với HN là chỉ có hai mùa mưa nắng, và mùa mưa thì thật lãn mạn vì gợi lại kỷ niêm đi nhau trong mưa khít rịt như tem và bì thư đã dán vào nhau. Và đôi môi chờ đợi, dù mưa giăng lối vẫn mún Tiến Về SaiGon để nếm vị ngọt tình yêu.


Sài gòn bây giờ lòng ai vương vấn
Mai anh đi rồi còn nhớ em không?
Đôi mắt nai tơ buồn xa vời vợi
Cơn gió vô tình đuổi lá vàng rơi


Lại Tan Hơp, Hơp Tan... Sau buổi đi chơi tối qua, mai anh đi rồi, nàng bỗng thoáng buồn. Cái anh chàng Sống Giang Sáng Dông này có đáng tin cậy không nhỉ? Anh có nhớ tới em không? Ừ ta đã cử hành hôn lễ tại TP HCM tuần trước, anh về Mỹ kỳ này, nhớ làm thủ tục đón em qua bên đó sớm nha. Ôi, xin lỗi nếu Hàn suy diễn hơi quá lố nhen người nhạc sỹ nhưng khi về tới Cali thì có phải ông đã nhắn tin di động em liền không?

Sài gòn bây giờ có buồn không em?
Mưa vẫn rơi rơi.. từng giọt êm êm
Suối tóc thơm bay hương tình dịu nhẹ
Ngây ngất dạt dào con phố về đêm

Dù biết câu trả lời, anh vẫn cứ hỏi thế. Mưa êm êm là mưa bụi SG chớ mưa đá Đà Lạt thì đau đầu nhá! Nàng đang nghìn trùng xa cách mà sao cứ tưởng cận kền và him còn ngữi thấy mùi hương mái tốc người yêu để hồn mình ngây ngất.

Sài gòn bây giờ thương ai hờn dỗi
Có còn anh đâu mà nũng nịu hoài
Nắng ấm Ca Li mây trời mong đợi
Thương nhớ Sài gòn từng hạt mưa rơi

Hàn rất thích mấy câu này, thật tình tứ, lãng mạn. Con gái ai mà không dỗi hờn. Khi chàng còn cận kề thì dỗi hờn, nũng nịu nhưng khi anh đi rùi xin em cũng đừng nũng nịu với anh khác nha!

Sài gòn bây giờ trời mưa hay nắng?
Tà áo em bay theo giọt nắng vàng

Ý, câu này hồi nãy nhớ NS có hỏi rùi mà! Lại tượng tượng : Tà Áo Em Bay Theo Giọt Nắng Vàng. Thui NS rán lo giấy tờ sớm cho nàng kẻo không phải là tà áo bay mà kỳ này nàng sẽ bay lun đấy! Tuy Hàn hay đùa nhưng thật tình bài này rất hay của anh VK Mỹ tạm xa người yêu, đã luôn nhớ nhung người yêu qua TP đầy hạnh phúc với biết bao...Niềm Thương Nỗi Nhớ.

Kỳ sau : Một Thoáng Sài Gòn

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 26-05-2013, lúc 03:37
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (26-05-2013), hat_de (26-05-2013), hijakata (06-06-2013), manh thuong (26-05-2013), nam_hoa1 (27-05-2013), Poetry (26-05-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (26-05-2013), Tien (26-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), VAPUTIN (16-06-2013), vu.huy65 (26-05-2013)
  #5  
Cũ 02-06-2013, 17:18
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Unhappy

Hàn chưa kịp viết bài Một thoáng SG, nhưng xin gởi đây bài của chị Hiếu Hiền trên web Dân Trí hồi đầu năm nay. Có đi xa SG thì mới thấy nhớ. Và xa quê cha đất mẹ thì càng lưu luyến với vùng đất thân thương với bao kỷ niệm êm đềm của dĩ vãng. Trịnh từng có câu trong Diễm Xưa :

Mưa Vẫn Hay Mưa Trên Tầng Tháp Cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao...

Còn người xa SG, vào một buổi chiều nơi đất khách lại trầm tư, nhớ về SaiGon, nhớ nắng SaiGon, nhớ mưa Saigon, nhớ người yêu cũ... Mời Ace đọc chơi bài này.

Ai có đi xa mới hiểu thế nào là cảm giác nhớ quê hương đến cháy bỏng, nhớ đến quay quắt đến tận cùng. Một chiều năm nào nơi đất khách, tôi ngồi lặng lẽ bên khung cửa sổ nhìn những hạt mưa rơi rồi bất giác nhớ đến Sài Gòn vào ngày mưa.


Mưa Chiều Kỷ Niệm

Mưa Sài Gòn không giống như những cơn mưa phùn lãng mạn xứ Huế, mà nó cứ dai dẳng, rả rich suốt ngày. Sài Gòn vào mưa mang lại những cảm xúc trái chiều, bi hài đối với mỗi người. Nhất là vào những ngày áp thấp nhiệt đới thì cơn mưa lại càng vần vũ kèm theo cơn gió lốc . Những lúc ấy, Sài Gòn chìm trong biển nước, đa số mọi người trong lòng nặng trịch, lo lắng khi đi lại khó khăn trong cơn mưa. Nhưng với không ít người, đi tầm tã dưới mưa lại gắn liền với họ biết bao kỉ niệm.


Người ta vốn hay ví von Sài Gòn chợt mưa, chợt nắng như tính khí của cô nàng đỏng đảnh. Mưa Sài Gòn khác lạ thì đến cái nắng oi oi cũng khiến người ta nhớ mãi không nguôi. Nhất là vào ngày hè đỏ lửa, cái nắng hanh và tiết trời oi ả khiến không ít người đâm ra bốc hỏa và cáu gắt. Nhưng cái sự trở trời khó đoán ấy lại là một nét riêng không lẫn vào đâu của đất Sài Thành này.


Một khi trong lòng bạn dậy lên nỗi nhớ nhưng khôn nguôi về ai đó, hay một nơi nào đó thì bạn sẽ nhớ rất rõ từng chi tiết một. Nhớ nắng, nhớ mưa Sài Gòn và nhớ đến cả những tiếng rao ngọt lịm của những cô bán chè quảy gánh len lỏi trong từng ngõ hẻm: “Ai ăn chè chuối nước cốt dừa, chè bà ba, đậu xanh hông?” Đó là các loại chè đặc trưng của miền Nam bộ, là món mà bọn trẻ chúng tôi rất thích ăn nên lúc nào cũng dỏng tai chực chờ nghe tiếng rao. Riết rồi thành thói quen, chiều nào không nghe tiếng rao, là trong lòng tôi lại thấy thiếu vắng một cái gì đó, cứ thấy bổi hổi bồi hồi không yên.


Sài Gòn còn ghi dấu trong tâm thức của tôi bởi những gánh hàng rong dọc theo những con phố. Tôi mê nhất là món bánh tráng kẹo mạch nha, được rắc thêm chút dừa tươi bào, ăn giòn giòn dinh dính kẽ răng. Thường mẹ hay dẫn tôi đến mua ở những gánh hàng do các cụ bà lớn tuổi, miệng móm mém nhai trầu . Mẹ nói nhìn các cụ lớn tuổi thấy thương, biết đâu mai này mẹ già yếu cũng trở nên hom hem, nhỏ thó như thế. Tôi vui vì được mẹ cho ăn quà, còn mẹ vui vì mua giúp các cụ mẩu bánh, hai thế hệ với những niềm vui riêng nho nhỏ giờ trở thành ký ức khó phai trong lòng tôi.



Gánh Hàng Rong ở đâu thì người SG đã rõ! Cứ tưởng Đức Bà không thích quà vặt

Thoáng chốc mà đã hơn mười mấy năm, Sài Gòn giờ đã thay da đổi thịt với những tòa nhà cao chọc trời, đường phố sạch sẽ khang trang cùng các gian hàng thời trang cao cấp sang trọng. Đôi lần về lại Việt Nam thăm gia đình, tôi thấy vắng bóng hẳn đi những gánh hàng rong, hay tiếng rao chè ngọt ngào năm nào, có lẽ mọi người đã có cuộc sống ấm no hơn. Nghĩ thế, tôi thấy mừng cho sự phát triển và lột xác của đất nước nói chung cũng như Sài Gòn nói riêng mặc dù cảm giác thiếu vắng đang xâm chiếm.

“Vật đổi sao dời”, Việt Nam không thể mãi đứng yên trước nhu cầu phát triển và đổi mới không ngừng. Vì thế, dù thỉnh thoảng muốn tìm về ký ức xưa, muốn nhìn lại hình ảnh các gánh hàng rong, tôi phải chấp nhận với thực tế Sài Gòn đã trở thành khu đô thị sầm uất. Đôi lần hiếm hoi, tôi như nhảy cẫng khi bắt gặp hình ảnh thân quen của một bà lão, đang quảy gánh bánh tráng kẹo mạch nha, bóng bà đổ dài trên con đường nắng gắt. Sài Gòn là thế, cho dù đang dần đổi thay vẫn còn lưu giữ đâu đó những hình ảnh thân thương, hoặc giả do tiềm thức những người yêu quê hương đất nước không nỡ xóa đi những ký ức đó.

Sau một thoáng suy nghĩ mông lung, nhớ về chuyện xưa cũ, tôi quay lại với thực tại. Tôi hôm nay đã trở về đất nước, không còn những đêm ngắm mưa nơi xứ người. Cho dù mưa Sài Gòn luôn rả rích, nắng Sài Gòn cứ mãi bỏng da, thì tình yêu quê hương vẫn luôn đong đầy trong tâm trí tôi, bạn hay bất cứ người dân nào của xứ Sài Thành này.

Đinh Thị Hiếu Hiền

Nguồn : http://dantri.com.vn/van-hoa/thuong-...gon-687119.htm
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (06-06-2013), hijakata (06-06-2013), manh thuong (22-04-2015), nam_hoa1 (03-06-2013), stamp-history (11-04-2014), thehung (22-04-2015), ThinhVuongVu (03-06-2013), Tien (02-06-2013)
  #6  
Cũ 06-06-2013, 17:47
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Sài-Gòn Xưa, Cà phê Sinh viên và Tôi

(Tất cả địa danh, tên đường tên quán đều lấy theo hồi xưa)




Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: Cà phê Sẻ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby quân đội hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không? Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần, sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà phê tiệm, dị hợm không?

Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền "uống” con người tại quán cà phê; "uống” không khí và cảnh sắc cà phê; "uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi cái thời SV ngày đó.

Bắt đầu từ thập niên 70, những năm Sài Gòn đã trải qua những trở mình to lớn; những cơn lốc kinh hồn; những bùng vỡ vượt mọi giới hạn; những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy. Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng, nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông, theo với nó là các Snack Bar, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức. Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực.

Lương Thái Sỹ

Nguồn : http://khoa12.ucoz.com/blog/ca_phe_s.../2011-06-18-13

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (06-06-2013), manh thuong (22-04-2015), nam_hoa1 (07-06-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (10-06-2013), Tien (18-06-2013)
  #7  
Cũ 06-06-2013, 17:57
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Nhớ Về Những Dòng Sông Ngày Cũ
GIÁNG HƯƠNG (TL)




1. Những cơn mưa đầu mùa tháng 6 ở Sàigòn thường dai dẳng từ chiều cho đến gần nửa đêm mới ngớt. Giờ thực tập môn Sinh lý động vật năm thứ nhất của lớp chúng tôi thường kéo dài đến gần 7g tối mới kết thúc. Tôi còn nhớ cô Ngọc Chinh với khuôn mặt phúc hậu, nước da trắng, mang đôi kính cận khá dày và giọng nói miền Bắc ngọt ngào, là giáo viên dạy thực tập, đã hướng dẫn rất tận tình và thường ở lại với chúng tôi cho đến khi phòng thực tập được dọn dẹp xong mới ra về. Hôm đó, lớp chúng tôi thực tập mổ tim heo. Nhóm thực tập tối hôm ấy có khoảng 30 người. Dưới ánh đèn néon sáng trắng của phòng thí nghiệm, tôi cầm quả tim to bằng nắm tay, thịt dày, săn chắc bắt đầu ứa máu đỏ tươi trên khay nhôm dưới từng lát cắt sắc bén của lưỡi dao giải phẫu. Cứ 2 người ghép thành một tổ chịu trách nhiệm mổ một quả tim. Điểm mổ được tính chung cho cả 2. Tôi và em chung một tổ. Cầm quả tim trên tay, loay hoay một hồi, không biết làm sao lưỡi dao cứa vào ngón tay em bật máu, những giọt máu đỏ au tuôn chảy trên bàn tay trắng muốt làm tôi vừa bồi hồi, vừa lo sợ, rối rít: em bị chảy máu rồi! Em vội thả dao mổ ra khay, đưa bàn tay em cho tôi cầm và băng nhanh vết thương bằng chiếc khăn mùi soa tôi rút vội từ trong túi quần một cách phản xạ. Đó là lần đầu tiên tôi đã nắm tay em, bàn tay mềm mại và mát lạnh dù giòng máu rỉ ra từ vết thương lúc đó rất nồng ấm, đỏ hồng. Dù trước đó rất nhiều lần chúng tôi hay đi chơi chung, cùng học bài chung, cùng đi thư viện nhưng chưa lần nào tôi dám cầm lấy tay em, chưa một lần dám bày tỏ, thố lộ tình cảm của mình, đơn giản nếu có chỉ là những lần trò chuyện chung quanh bài học, những lời nói vui đùa hồn nhiên không hàm ý. Em có đau không? Em không sao! Hồi đó tôi đã yêu đơn phương và hình bóng em đã ngự trị trong quả tim tôi suốt những năm tháng đầu tiên khi đặt chân vào mái trường đại học. Cho đến bây giờ, bất chợt nhìn thấy lại hình ảnh của em sau nhiều năm xa cách, tôi bỗng bồi hồi, xao động, ký ức ngày xưa bỗng ùa về một cách dịu dàng pha chút nuối tiếc, bâng khuâng. Phải chi hồi đó mình lãng mạn hơn, bạo dạn hơn, mạnh mẽ hơn…bây giờ có lẽ sẽ khác?... Dòng sông đầu tiên của thời sinh viên đã âm thầm chảy khỏi cuộc đời tôi từ dạo ấy…

2. Đã 8 giờ tối. Những cơn mưa đầu mùa dịu dàng, dai dẳng của Sài Gòn vẫn chưa ngừng hẳn. Rời khỏi thư viện, tôi băng nhanh qua đường để về lại khu giảng đường 45 Cường Để, ghé vào quán cơm cư xá cùng với vài người bạn cùng phòng, ăn vội bữa tối muộn màng. Trên chạn thức ăn cũ kỹ là những dĩa tép ram, măng xào, tô canh cải bẹ xanh chơi vơi nguội ngắt. Quán cơm thật buồn, yên tĩnh, lạnh lùng như giòng sông bình lặng, hiền hòa của đời sinh viên cư xá.
Em đang đi vào đời tôi rồi đó sao? Người con gái có đôi mắt đen tròn và khuôn mặt sáng đẹp ngày nào tôi đã gặp tình cờ trong giảng đường to rộng trên lầu 3 của ngôi trường Văn khoa "láng giềng” bên cạnh. Những lần hò hẹn ở góc ngã tư Cao Thắng-Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu bây giờ) dưới gốc Dầu cổ thụ trước nhà em, tôi vẫn còn nhớ như in. Trao cho nhau nụ hôn nồng nàn cháy bỏng trong những lần hò hẹn trong góc tối công viên Nhà thờ Đức Bà, trong rạp chiếu phim quen thuộc, tôi bắt đầu cảm nhận hương vị ngọt ngào từ tình yêu em dành tặng cho tôi, hương vị tình yêu của một thời tuổi trẻ đã lớn lên trong chiến tranh với nhiều mơ ước về một ngày mai xa vời vợi…

3. Tôi ngồi đó, một mình trong góc tối quán cà phê Hân trên đường Đinh Tiên Hoàng, Đakao. Ngoài trời, mưa đã tạnh. Thỉnh thoảng, vài tiếng xe du lịch sang trọng lướt ngang, bắn tung vũng nước trên đường thành những vệt sáng cầu vồng nhạt nhòa dưới ánh đèn đường vàng vọt. Ngồi một mình để thầm nhớ về người con gái mới vừa quen - bạn của cô học trò nhỏ tôi dạy kèm, nhà ở đường Nguyễn Du cạnh vườn Tao Đàn quận 1 mời đến dự đêm party khiêu vũ mừng sinh nhật. Em có vóc dáng nhỏ nhắn, nước da trắng trẻo, thường mặc áo thun đỏ và chiếc quần jean xanh bó sát gọn gàng ôm đôi chân tuyệt đẹp trong mỗi lần đi chơi với tôi trên phố Lê Lợi, Tự Do. Trong một điệu tango tình tứ, chúng tôi đã ôm chặt nhau và bước đi trong tiếng nhạc của bài L’amour c’est pour rien nổi tiếng. Mùi hương ngọt ngào toát ra từ cơ thể người con gái mới lớn quyện lẫn với mùi nước hoa sang trọng đã làm tôi ngây ngất. Và những lần hò hẹn lại đến khi bóng em thấp thoáng chờ tôi trên lối vào cư xá mỗi chiều thứ bảy, em đã bước vào đời tôi thật êm đềm, trao cho tôi hương vị ngọt ngào của tình yêu học trò nồng ấm và cũng âm thầm tan biến vào một lúc nào tôi không còn nhớ rõ như một giòng sông nhỏ bỗng tan dần vào biển rộng…

4. Kể ra không hết về những mối tình như thế, cứ chợt đến rồi đi một cách êm đềm và đầy lãng mạn thời sinh viên, để lại trong tôi những kỷ niệm chất chồng theo năm tháng, thật nồng nàn, sâu lắng nhưng cũng có khi phút chốc, thoáng bay. Sài Gòn bây giờ lại bước vào mùa mưa với những đêm mưa dầm se lạnh, những góc phố vàng vọt ánh đèn và con đường loang loáng nước, những buổi tối công viên chập chờn các đôi tình nhân tình tự. Sài Gòn vẫn còn đó dù giờ đây đã khoác trên mình bộ áo mới muôn màu, nhưng em thì đã ra đi thật xa và tôi đến giờ này có thể sẽ không còn gặp lại. Kỷ niệm đẹp của tình yêu một thời áo trắng giờ chỉ còn là những hoài niệm buồn, và em, như những dòng sông nhỏ đã ra đi là mãi mãi. Có chăng chỉ còn đó, là tôi, suốt đời vẫn thầm mong đợi vô vọng về một ngày trở lại nhiệm mầu chỉ của một trong những dòng sông ngày cũ…





Giáng Hương
(Khoa Thủy Lâm)

(Saigon, tháng 8 / 2009)

Nguồn : http://khoa12.ucoz.com/blog/nho_ve_n.../2011-06-18-10
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (06-06-2013), manh thuong (22-04-2015), nam_hoa1 (07-06-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (10-06-2013), Tien (14-06-2013)
  #8  
Cũ 09-06-2013, 19:31
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Cơm Trắng Sài Gòn

Chị Hương, một người bán cơm trắng nói: “Người ta bán hàng cơm, chủ yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm chẳng bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới ga tàu lửa này để mua cơm ăn qua ngày”.

Sài Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy, sực mùi dầu thơm và những nhà hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn đó một Sài Gòn của những người lao động mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga.

Phố Cơm Trắng
Khu vực quanh ga Sài Gòn có nhiều nhà trọ lụp xụp. Những người từ xa xuống sân ga thường thuê trọ để bán báo, đánh giày, bán vé số, làm công nhân. Họ còn bỡ ngỡ, chưa dám đi đâu xa, vả lại cuộc sống quanh nhà ga cũng không đắt đỏ như trong khu trung tâm.

Một sạp bán cơm trắng (cơm không)

Những ngóc ngách chật chội và có phần hôi hám, nhà cửa cáu bẩn, những chung cư cũ kỹ phơi đầy quần áo cũ, lúc nào cũng nườm nượp người lao động lấm lem. Giữa hàng vạn con người khuôn mặt nhầu nhĩ ấy, đã ra đời phố bán "cơm không" mà người Sài Gòn gọi là phố cơm trắng quanh nhà ga xe lửa.

Mỗi người bán cơm trắng có dăm bảy cái nồi, mỗi nồi nấu được gần yến gạo. Họ không bán thức ăn, chỉ vài hàng có bán thêm dưa hành, nước mắm, nước tương. Cơm và dưa món để trong bao ni lông. Cơm tính theo cân, người ta cũng thường gọi là “cơm ký”.

Chị Hồng, một người bán cơm trắng 12 năm nay, cho biết vợ chồng chị thay nhau nấu cơm bán. Mỗi cân cơm chỉ lãi được 500 – 1.000 đồng nên không đủ tiền thuê nhân công: “Chúng tôi chỉ lấy công làm lãi. Bán cơm giá cao chút lập tức người ta không mua nữa. Công nhân nghèo lấy tiền đâu mà mua”.


Khách hàng của cơm trắng khá đa dạng

Mỗi ngày chị Hồng dậy từ 4 giờ sáng, nấu cơm bán đến gần 9 giờ đêm. Cứ mỗi cân gạo nấu được hai cân cơm. Chị nói: “Gạo ngon mọi người thường ăn giá 18.000- 20.000 đồng/kg, gạo chúng em nấu bán ở đây chỉ 12.000 đồng/kg. Dân cần ăn no chứ chưa cần ăn ngon”.
Một cân cơm bán giá 8.000 đồng, đủ cho ba công nhân ăn. Tính ra mỗi bữa một người chỉ phải bỏ ra 2.700 đồng. “Một ly trà đá giờ đã 2.000 đồng” - chị Hồng nói. Một ngày chị Hồng bán khoảng 450 kg cơm trắng.

Chị Hương, một người bán cơm trắng khác nói: “Người ta bán hàng cơm, chủ yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm chẳng bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới ga tàu lửa này để mua cơm ăn qua ngày”.

Đến Tết mới được ăn ngon

Ông Sáu chạy xích lô. Khi nào đói và rảnh khách lại tạt vào mua 3.000 đồng cơm trắng buộc vào xe. Ông có hai chai nước lớn lấy từ vòi, khát thì cúi xuống mà uống. Ông Long chạy xe ôm, chiều tối ghé mua vài lạng cơm, giữ nó như giữ bảo bối vậy. Cầm bịch cơm trắng nom ông cười thật hiền.

Chị Hương nói với tôi: “Khách mua đủ lứa tuổi. Trẻ em đánh giày, phụ nữ bán báo, người già bán vé số”. Chị nói: “Lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn bán. Cơm cháy thường để cho mấy người neo đơn, nghèo khổ. Lắm khi thấy tội quá, không nỡ lấy tiền”.

Thùy, sinh viên một trường cao đẳng nói: “Chúng em ba đứa thuê một phòng, tháng mất tám trăm ngàn. Phòng trọ nhỏ, chủ không cho nấu cơm vì sợ cháy nhà. Ăn cơm hàng thì đắt đỏ lắm, mà không no, nên mỗi bữa lại ra đây mua một cân cơm trắng”.

Quanh ga tàu có tới cả chục quán cơm bụi. Nhưng giờ giá thuê mặt bằng tăng, giá điện nước, gạo, thịt rau đều tăng, giá cơm bụi tăng liên tục. “Cơm rẻ nhất cũng phải 20.000 đồng một suất. Nếu cả ba đứa đi ăn thì mất 60.000 đồng”.
Hỏi ăn cơm trắng hoài sao nuốt nổi và sức đâu học hành? Thùy nói: “Chúng em mua thêm trứng luộc”.
Chị Hằng bán hàng rong, là khách quen của phố cơm trắng. Chị nói là “đi bán suốt từ sáng sớm đến tối mịt, lấy đâu thời gian nấu cơm”.
Hàng bán bữa được bữa mất. Họ từ miền Trung vào, thuê nhà trọ gần Bệnh viện Da liễu. Đói thì mua cơm, ngồi gốc cây chia nhau mà ăn. Lắm khi trời nắng nuốt không nổi. Một chị bán hàng rong nói: “Muốn ăn cơm ngon thì chờ đến Tết về quê”.

Tìm nguồn sống
Trời nắng, xe cộ, bụi bặm, tiếng còi tàu rắt réo. H., một học viên theo học nghề điện, ngồi đạp xe lăn đi tìm mua cơm trắng. H. nói: “Chi phí học hành đắt đỏ lắm, em phải tiết kiệm để đỡ cho gia đình”. H. không chỉ mua cơm cho mình mà còn mua cho nhiều bạn khác.

Một khách của cơm trắng

Nhìn cảnh người ngồi xe lăn, len lỏi giữa phố xá đầy bụi bặm và xe cộ nơi ga tàu, mới biết người ta cần cơm trắng đến như thế nào.

Anh Thời, công nhân một nhà máy cách phố cơm trắng hàng cây số nói: “Ngày nào cũng như ngày nào, tôi đều mua cơm ở đây ăn. Đồng tiền trượt giá, gạo thịt đều tăng, giá thuê nhà tăng. Phải sống như thế này, cầm cự, chứ còn biết làm sao bây giờ? Có cái bỏ vào miệng là tốt rồi, cầu gì ăn ngon”.

Anh mua hai ngàn đồng tiền cơm cộng thêm ba ngàn dưa món: “Muốn đổi khẩu vị thì mua mấy ngàn đậu phụ chấm với nước tương”.
Ngồi bên vệ đường cùng phố cơm trắng, tôi mới phát hiện ra phần lớn những khách hàng phố này đều độ tuổi thanh thiếu niên, sinh viên, người lao động trẻ. Họ đều đang tuổi ăn, tuổi lớn, độ tuổi lao động quan trọng nhất của xã hội. Đa phần khách mua cơm trắng đều gày gò, xanh xao, có người tay run, giọng nói phều phào.

Chị Hồng nói: “Không ít người là khách quen của chúng tôi đến cả chục năm ròng. Nghĩ mà thương”.

Phố Nguyễn Thông nằm sát cổng ga Sài Gòn có lẽ là một bức tranh tương phản của cuộc đời hôm nay. Phố này nổi tiếng bán rượu Tây với hàng chục tiệm rượu. Những chai rượu được thiết kế cầu kỳ, rượu ngâm với sâm Cao Ly, rượu lâu năm đến từ các nước… có giá vài triệu đồng, thậm chí có chai mấy chục triệu đồng. Nhưng cũng ở phố Nguyễn Thông, nơi cuối con phố giáp với ga tàu, những ngõ nhỏ tối tăm và những hàng cơm trắng bày bán trên vỉa hè, nườm nượp các vị khách.

Quan sát hơn 20 người mua cơm trắng tại quán này, tôi thấy tất cả họ đều chỉ có một nhu cầu: “Bán cho tôi cơm thường”. Người đàn bà bán báo mua 3.000 đồng cơm thường ấy. Chị cầm chặt nắm cơm trong tay, như sợ sẽ đánh rơi một vật quý giá.

Chị Loan, người bán báo đi dép lê, cầm trên tay những tờ báo in đậm dòng tít nói về các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ ném hàng ngàn tỷ đồng xuống sông xuống biển, những tòa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến hàng trăm tỷ được xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc… Người đàn bà bán báo dạo ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt chị buồn hiu hắt.

Theo Trần Nguyễn Anh (TPO)

Nguồn : http://nld.com.vn/20120602093720899p...-com-trang.htm

Hàn : Dân Âu Mỹ vẫn gọi dân châu Á chúng ta là rice eaters / mangeur de riz là những người chỉ khoái ăn cơm. Trong thời kỳ chiến tranh, có mấy túi cơm của Mỹ rất lạ tuy không ngon gì mấy nhưng chỉ ngâm vào nước, chừng vài phút sau thì ăn được. Hồi còn ở xóm lao động vùng Nguyễn Thiện Thuật, bọn tôi hay ăn cơm tắm buổi sáng. Đúng ra phải có bì chả hay thịt xườn nhưng hôm nào túng tiền thì chỉ mua được cơm không chan nước mắm cũng ngon tuyệt vời, và vào năm 1967 chỉ với giá 3Đ. Kinh doanh kiểu này hình như chỉ có tại VN, điều đó chứng tỏ dân ta buôn bán rất tình người. Hàn nhớ cách nay không lâu có đọc bài báo ở TPHCM có quán cơm từ thiện dành cho người nghèo, một tuần chỉ mở ba buổi với giá bèo nhất : 2k! Với đầy đủ món khai vị, món chánh và ngay cả trán miệng. Nhưng độc qua bài này thấy khâm phục mấy chị này quá! Không biết mấy chỉ có chơi tem không? Đề nghị BQT gửi tặng những người làm việc nghĩa vài bộ tem mới nhất với chủ đề cơm trắng

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 09-06-2013, lúc 19:34
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (10-06-2013), manh thuong (22-04-2015), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (10-06-2013), Tien (14-06-2013), VAPUTIN (16-06-2013)
  #9  
Cũ 14-06-2013, 15:56
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Tản Mạn Về… Những Ngày
Cư Xá 45 Cường Để


1. Tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều tháng 6 năm 1972 trong quán cà phê chị em cô Chấp, cô Nam nằm trong khuôn viên cư xá 45 Cường Để. Bọn Thủy Lâm 12 chúng tôi gồm tôi, Trương Quang Việt, Nguyễn Cảnh Xuân, Phạm Văn Hoa, Nguyễn Thế Việt, các "triết gia” gốc Huế Nguyễn Văn Sinh, Đặng Khắc Nhu, cùng một số anh khác khóa 11 như Hoàng Hữu Cải, Trần Văn Thuận, Phan Sum,… ngồi quây quần quanh chiếc bàn tròn, vừa nhâm nhi cà phê đá vừa đàm đạo chuyện trò về đủ thể loại đề tài, từ chuyện học hành thi cử đến chuyện sinh hoạt ở cư xá, chuyện giải trí, tình yêu sinh viên, sau đó chuyển sang bình luận cả tình hình thời cuộc. Lúc bấy giờ, Miền Nam đang trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, báo chí Sàigòn hồi đó gọi là thời kỳ "mùa hè đỏ lửa” với hàng loạt các trận giao tranh qui mô lớn nổ ra khắp nơi ở Quảng Trị, Khe Sanh, Nam Lào, Đắc Tô, Plei Me, Tân Cảnh… Sở dĩ tôi nhớ như in buổi chiều trong quán cà phê kỷ niệm một thời cư xá ấy là bởi vì đó là buổi chiều đưa tiễn bạn Hồ Thanh Tùng (Tùng cận), lớp Thủy Lâm chúng tôi nhận giấy gọi lên đường nhập ngũ vì không hội đủ điều kiện để được tiếp tục hoãn dịch vì lý do học vấn (do bạn Tùng phải "nằm lại” vào năm thứ hai và quá tuổi được hoãn dịch). Thời điểm đó, ai nhận được lệnh vào quân trường Thủ Đức là xem như chấp nhận một sự ra đi khó có ngày về vì sự khốc liệt và nỗi kinh hoàng của cuộc chiến! Nhạc sĩ Phạm Duy đã "tức cảnh sinh tình” và đã cho ra đời bài "Trả lại em yêu” với ca từ và âm điệu làm ray rứt lòng người qua tiếng hát Thanh Lan :

Anh sẽ ra đi về miền cát trắng
Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng…
Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về!

Trong không khí yên lặng của giờ đưa tiễn, tôi còn nhớ bạn Nhu lúc đó, với giọng Huế trầm ấm, nồng nàn, nét mặt ưu tư (?) khẽ đọc bài thơ "Tống biệt hành” của Thâm Tâm :


Đưa người ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Nắng chiều không úa không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?


Ôi, qua giọng Huế trầm buồn, lời bài thơ sao da diết, u buồn đến thế? Hồ Thanh Tùng lặng đi, không nói. Không khí quán cà phê bỗng chùng hẳn xuống, không ai nói với nhau một lời, mọi người hình như cùng thả hồn về một nơi nào xa lắc, ở đó có bến sông và con đò nhỏ buổi chiều tà, có hình bóng người bạn thân yêu của mình bước vội xuống thuyền và đưa tay vẫy chào bạn bè ở lại để qua sông làm một nhiệm vụ thiêng liêng! Tôi chợt nhớ đến sao nó cũng giống hệt như chuyến đi không có ngày trở về của tráng sĩ Kinh Kha cũng vào một buổi chiều bên bờ sông Dịch Thủy khi nhận nhiệm vụ vượt biên giới nước Triệu để qua sông vào nước Tần tìm ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng bất thành! Trước giờ ly biệt, Kinh Kha đã ứng tác 2 câu thơ gửi người ở lại :


Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn!


Dịch :


Gió hiu hắt chừ, Dịch thuỷ lạnh ghê
Tráng sĩ ra đi chừ, không bao giờ về!


Sau năm 1975, trong một lần về thăm quê đi lang thang trên bãi biển, tình cờ tôi gặp bạn Tùng đang sống ở một làng chài nhỏ tại phường Đức Long, TX Phan Thiết cùng với một phụ nữ lớn hơn mình nhiều tuổi, làm nghề buôn bán cá khô, tạp hóa ở chợ. Khi đó Tùng làm nghề sửa radio-cassette, ngôi nhà nhỏ khoảng 40 m2 và cuộc sống rất khó khăn. Gặp nhau, anh em mừng rỡ hàn huyên. Về sau, do bôn ba kiếm sống, tôi phải rời xa quê hương Phan Thiết nên không giữ liên lạc được nữa (Hồi đó chưa có điện thoại di động để liên lạc như bây giờ). Từ đó đến nay, tôi không còn nhận được tin tức gì về bạn Hồ Thanh Tùng. (Qua bài viết này, tôi cũng xin gửi một tin nhắn: Ai biết bạn Hồ Thanh Tùng (mang kính giữa ảnh, sau PT Hùng) hiện ở đâu xin nhắn tin về trang web khóa 12 để nối lại liên lạc bằng hữu. Xin cảm ơn!)



2. Đó cũng là một buổi chiều đầu tháng 7 năm 1974, buổi chiều cuối mùa hè đầy nắng vàng rực rỡ, bầu trời trong xanh không một chút mây. Bọn chúng tôi ngồi quây quần trước màn hình tivi đen trắng trong quán cà phê cô Chấp để theo dõi trận cầu chung kết World Cup giữa 2 đội tuyển sừng sỏ lúc bấy giờ là Tây Đức và Hà Lan. Được thưởng thức các trận cầu tuyệt vời từ một giải bóng đá lớn nhất hành tinh thực sự là một hạnh phúc ngọt ngào đối với dân cư xá chúng tôi vốn nghèo nàn cả về "vật chất” lẫn cuộc sống tinh thần! Vừa nhâm nhi ly cà phê đá do chị em cô chủ quán "phục vụ” vừa hò hét sau mỗi pha bóng hấp dẫn do cầu thủ 2 đội tạo nên. Tôi nhớ khi ấy hầu hết anh em ở cư xá đều tập trung xuống quán cà phê để xem, đặc biệt là anh Cải (khóa 11) là "vị khách” thường xuyên thường trực ở quán cà phê này ngày cũng như đêm (cho dù có đá banh hay không!). Thường xuyên đến nỗi đã dẫn đến "hậu quả” là cô Chấp con ông chủ quán về sau trở thành người "nâng khăn sửa túi” cho chàng sinh viên nghèo Hoàng Hữu Cải vốn bôn ba từ đất Huế xa xôi vào tận thủ đô Sài Gòn để quyết chí "dùi mài kinh sử”! Kết quả trận cầu nghẹt thở ngày đó, Tây Đức đã đoạt chức vô địch sau khi xóa tan cơn lốc màu da cam với tỉ số khía khao 2-1. Thủ quân đội Tây Đức Beckenbauer đã trở thành người hùng và đi vào huyền thoại bóng đá Đức trong nhiều năm sau đó.

3. Kỷ niệm về cư xá 45 Cường Để thì rất nhiều, không thể nhớ hết trong một sớm một chiều. Nó âm thầm tan chảy mỗi ngày như băng tan Bắc cực nhưng không để lại hậu quả biến đổi khí hậu mà đọng lại trong tôi những hương vị ngọt ngào của một thời tuổi trẻ cắp sách hồn nhiên, đầy thơ mộng. Con đường cư xá nằm rợp bóng hàng me, dẫn vào quán cơm chiều đơn sơ, yên tĩnh gắn liền với cuộc đời sinh viên tỉnh lẻ, những đêm đi dạy kèm về khuya trên đường, những buổi tối cuối tuần hò hẹn với người yêu hoặc cùng nhau đi xa "khám phá cuộc đời”(!?) mà khi ra về lòng vẫn còn thấy ngượng ngùng bẽn lẽn… tất cả vẫn còn đọng lại trong tôi những dấu ấn không thể phai mờ. Cho dù hôm nay, cư xá cũ rêu phong đã được thay thế bằng những tòa nhà cao tầng mới, thích nghi với cuộc sống hiện đại; cho dù quán cà phê xưa giờ đã không còn lưu lại một dấu chân nào; con đường dẫn vào cư xá ngày nào giờ đã được trải đá phẳng phiu; nhưng mãi mãi vẫn còn đó, hiện diện trong tôi và bạn bè xa cũ, những kỷ niệm đẹp của một thời Nông-Lâm-Súc Sài Gòn, ngôi trường xưa như cái nôi đã hun đúc chúng tôi trưởng thành, vững bước đi vào cuộc sống, nối chặt vòng tay bằng hữu kể cả cho đến ngày phải từ giã cuộc đời này theo quy luật của tự nhiên!

(Sài Gòn, chiều cuối thu 2009)



Khóa 12 chụp ảnh kỷ niệm với GS Lê Văn Ký và phu nhân tại party họp mặt tổ chức tại Nhà hàng Kỳ Hòa TPHCM năm 1995.Hàng sau (trái sang): TN Nhung, N Út, BN Hải, TK Việt, VV Êm, LX Yên, NT Hiến, TQ Việt. Hàng trước: NT Khánh Linh, Thầy Ký và Phu nhân, HN Ân, ĐV Tài (TT Châu núp sau Khánh Linh và Nhung)

Nguồn : http://khoa12.ucoz.com/blog/chuyen_n...a/2011-06-18-9
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (22-04-2015), stamp-history (11-04-2014), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (15-06-2013), Tien (14-06-2013)
  #10  
Cũ 18-06-2013, 06:44
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

KỶ NIỆM THỜI SINH VIÊN


Minh Họa

Tôi là một trong những sinh viên ở tỉnh lẻ vào Sài Gòn học Đại học, được ở Cư xá sinh viên NLS, 45 Cường Để Quận 1 cùng với nhiều khóa đàn anh và đàn em khác. Năm 1970, lúc đó GS Lưu Trọng Hiếu và rồi thầy Nguyễn Văn Trọng (còn gọi Lucien Trọng) là Trưởng Ban Sinh viên Vụ. Phòng của tôi ở trong hai năm cuối nằm ở tầng một, nhìn thẳng ra con đường đá sỏi lô nhô nhưng thẳng tắp giữa hai hàng me cổ thụ giao tán xanh rờn, đầy thơ mộng. Tuy phòng có 10 giường tầng đôi nhưng thường là nơi cư ngụ của trên 20 con người. Sở dĩ con số trên 20 là vì ở cư xá thường xảy ra tình trạng ở "chùa”, chung đậu của nhiều bạn bè, thân nhân vãng lai hoặc sinh viên của những trường khác. Mặc dù nội qui của Cư xá sinh viên không cho phép, nhưng chúng tôi đã tự "thỏa hiệp” làm ngơ vì cảm thông và chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của bạn bè và cũng chính bản thân của chúng tôi trong những năm chiến tranh khốc liệt. Một số bạn đến ở lậu nhưng rất vui tính đã để lại trong chúng tôi nhiều kỷ niệm khó quên như bạn Thái Cường (Phan Thiết) nằm chung giường với Đinh Tài làm nghề sửa radio cassette được Nguyễn Văn Thuận phong danh là "ca sĩ Anh Pha” vì có giọng hát rất giống Anh Khoa (!), bạn "Sỹ đỏ” (cũng dân Phan Thiết) được xem như một "triết gia” vì chuyên nói trạng (!),vv…Riêng dân cư xá chúng tôi đến từ nhiều miền khác nhau của đất nước: Nguyễn Công Lưu (Quảng Trị), Lê Xuân Yên, Trần Văn Vĩnh, Trương Đình Khôi, Giáp Xứ, Nguyễn Văn Toàn (Huế), Lương Văn Sỹ (Đà Nẵng), Trương Quang Việt (Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Thuận (Bình Định), Trần Thế Châu (Nam Định), Châu Quang Hiền, Tạ Trung Chánh (Bến Tre), Nguyễn Thế Việt (Rạch Giá), Đinh Văn Tài, Lê Quang và tôi (Phan Thiết)... Nhờ đó cuộc sống của chúng tôi đã tổng hợp, pha trộn được nhiều gam sắc màu phong phú. Cuộc sống chung đụng trong một thời gian khá dài ở cư xá đã giúp chúng tôi có cơ hội để chia sẻ nhiều điều khá thú vị từ những đồ ăn, thức uống, đồ dùng, tiền bạc, không khí để thở cho đến bài vở, phương pháp học tập. Nhờ những lần kiểm tra chéo lẫn nhau đã giúp chúng tôi tiêu hóa một cách có hiệu quả những quyển giáo trình dày cộm chứa đầy những tên Latin khó nuốt. Ngoài những giờ phút học tập căng thẳng chúng tôi còn có những lúc vui đùa với nhau. Tán gẫu, nói lái tên một cách dung tục, phá phách, chọc ghẹo nhau, cáp đôi trai gái, chọc gái, thả thư tình… là những trò mà chắc sinh viên ở thời đại nào cũng có. Cư xá sinh viên cũng là nơi "dụng võ” của các bạn có tài lẻ, năng khiếu riêng. Trần Thế Châu với ngón đờn ghi ta điêu luyện, Đinh Văn Tài thuộc làu đờn "nốt”, Trần Lực lãng mạn thơ tình, Lương Văn Sỹ chuyên trách bích báo và cũng là nhà thơ với bút danh Lương Thái Sỹ, Châu Quang Hiền điệu nghệ bóng bàn và những bài hát tiền chiến một thời, Trần Văn Vĩnh và Trương Đình Khôi với ngón guitare móc classic "có một không hai!”.


Là một trong những sinh viên nghèo tỉnh lẻ, mặc dù đã được cha mẹ chu cấp tương đối cho việc ăn học nhưng tôi đã bắt đầu đi dạy kèm từ năm thứ hai để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Tôi phần lớn dạy kèm Toán, Lý, Hóa cho các em luyện thi Tú Tài và Đại học. Nhiều đêm tôi trở vế cư xá lúc khoảng 10 giờ rưỡi tối, mệt rã rời và bụng đói meo. Tôi đã vội vã tắm rồi tiếp năng lượng cho mình bằng một tô mì tôm tự nấu bốc khói để rối còn chiến đấu với bài vở đến quá nửa khuya. Ôi những cọng mì tôm lúc đó sao nó thơm ngon đến thế! Đến bây giờ mỗi khi hồi tưởng lại tôi vẫn còn cảm nhận được hương vị đậm đà ngạt ngào của nó, không thua kém gì những món ăn đắt tiền ở những nhà hàng sang trọng bây giờ?!


Thời sinh viên chúng tôi vốn khốn khó là vậy! Chắt chiu, tiết kiệm những đồng tiền có được để kéo dài khả năng chi tiêu vốn dĩ hạn hẹp. Thật là thiếu sót nếu tôi không nhắc đến "Lúc Lắc Đại Tửu Lầu”- một quán cơm bình dân nằm trên một con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1. Đó cũng là nơi hội tụ của đông đảo sinh viên từ nhiều trường Đại học vào những bữa cơm trưa và cơm chiều. Không phải chỉ vì nơi đây có chị Sáu, cô Bảy, cô Tám là những người nấu ăn và phục vụ rất dễ thương và "chửa chồng”, mà còn vì thức ăn ở đây khá ngon miệng và phù hợp với túi tiền sinh viên chúng tôi. Gọi là "Đại Tửu Lầu” nhưng thực ra chỉ là một căn gác gỗ nhỏ với cầu thang hẹp rung rinh theo bước chân người. Tên "Lúc Lắc” ám chỉ sự rung rinh của căn gác nghèo hay là chính sự rung rinh của những "đôi bưởi” hồng xinh xắn, dễ thương, đã là đề tài thú vị của những chàng sinh viên nghịch ngợm, lém lỉnh của chúng tôi hồi đó!?


Năm tháng trôi qua. Thế rồi ngày ra trường cũng đã đến. Chúng tôi được phân công tác ở nhiều địa phương khác nhau. Lớp Thủy Lâm chúng tôi có bạn về làm việc ở Nha Thủy Lâm như Đinh Văn Tài, Lê Văn Sáng (bây giờ là trụ sở của ACBR nằm ở 29-ter Nguyễn Đình Chiểu Q.1)), có bạn về Viện Khảo cứu Lâm nghiệp như tôi, Hà Văn Sáng, Huỳnh Ngọc Ân,…(ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Q.1, bây giờ là cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam), một số thì về công tác ở các Ty Thủy Lâm các tỉnh (như Nguyễn Cảnh Xuân về Bình Thuận, Trương Quang Việt về Quảng Ngãi, Lê Ngọc Nhường, Nguyễn Thế Việt về Miền Tây,…). Sau ngày 30.04.1975 lịch sử, nhiều bạn bè đã ra nước ngoài định cư. Đến nay chúng tôi đã ở độ tuổi xấp xỉ lục tuần! Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Nhiều người đã phải kiếm sống bằng những ngành nghề khác. Nhiều người đã thành đạt nhưng cũng không ít kẻ còn mãi lận đận, lao đao và một số bạn cũng đã ra đi vĩnh viễn…


Ngày nay trở lại góc đường Cường Để và Hồng Thập Tự cũ, bây giờ là Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Thị Minh Khai. Mọc lên sừng sửng ở đó là cao ốc Đài Truyền hình Tp.HCM tráng lệ với tháp antenne cao chót vót, phía bên đối diện là Tòa nhà 8 tầng đồ sộ của Trường Cán Bộ Quản Lý Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, thay thế cho giảng đường Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp bé nhỏ và đầy ắp kỷ niệm ngày nào. Cư xá sinh viên của chúng tôi giờ đây cũng không còn nữa.


Dẫu biết rằng "Thương hải biến vi tang điền”, "Cuộc đời như giấc mộng, Vạn vật đều hư không”, nhưng mỗi lần có dip trở lại chốn trường xưa, khu cư xá cũ, lòng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi, nuối tiếc, chợt cảm thấy như vừa mất đi một cái gì đó thân thương nhất trong đời!...


Saigon 21.09.2009
Trần Ngọc Nhung
(Khoa Thủy Lâm)

Nguồn : http://khoa12.ucoz.com/blog/ky_niem_...n/2011-06-18-8

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (22-04-2015), nam_hoa1 (12-04-2014), stamp-history (11-04-2014), thachsung (31-12-2014), thehung (22-04-2015), ThinhVuongVu (18-06-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Chợ Hoa Tết Xưa Sài Gòn HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 0 25-01-2015 18:13
Bến Tàu Sài Gòn Từ Thời Pháp HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 1 07-09-2013 17:16
Sài Gòn Đẹp Lắm Sài Gòn Ơi! Sài Gòn Ơi! HanParis Các loại khác 0 02-05-2013 18:49
Những ngôi đình ở Sài Gòn caifincafe Cuộc sống đó đây 0 15-01-2010 08:24
Hà Nội xưa ra mắt giữa Sài Gòn tugiaban Bản tin Tem trong nước 0 12-10-2009 16:38



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.