Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Tiệm buôn dưa

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 07-12-2009, 01:54
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Tản mạn đó đây...

Bài viết dưới đây là của một phụ nữ Việt Nam: Mathilde Tuyet Tran, thông thạo bốn ngôn ngữ: Việt Anh, Pháp, Đức và hiện đang định cư tại Pháp. Chị đã có nhiều tiểu luận biên khảo về văn, sử học...với lời văn hết sức trong sáng và dễ hiểu. Nhiều khi đi thẳng tới lòng người đọc, nhưng không gây ra những "dị ứng" khó chịu, khi chạm phải những đề tài nhậy cảm.

Trong những cây viết phụ nữ tại hải ngoại, không ít người đã nổi bật vì những suy tư rất mực phụ nữ Việt Nam. Nhưng là những quan niệm và cảm nhận hết sức chân thành, nhậy cảm vốn có của họ. Những lời viết đó, cho thấy rằng những quan niệm vốn cổ hủ của Khổng giáo đối với phụ nữ, đã hầu như không còn tác dụng trên tâm tư của những phụ nữ này. Như Khổng giáo đã từng một thời là gông cùm trên thân phận của hầu như tất cả mọi phụ nữ Á Châu nói chung, và Việt Nam nói riêng!

Bài viết dưới đây có tựa "Yêu?!", kvd xin được gửi tặng trước hết tới một người bạn. Mà bạn này, vẫn thường xuyên vào đây để đọc và...ngắm tem.

kvd.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (07-12-2009), chienbinh (07-12-2009), hat_de (07-12-2009), huuhuetran (07-12-2009), manh thuong (07-12-2009), thanhtamstamp (10-12-2009), Tien (09-12-2009)
  #2  
Cũ 07-12-2009, 01:58
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Yêu ?! (Mathilde Tuyet Tran)

Yêu ?!

Nhân vừa đọc một cuốn tiểu thuyết có tính cách tự sự về số phận của những phụ nữ trẻ Việt Nam lấy chồng Hàn quốc, tôi tự hỏi, thế nào là yêu ? vì có người vẫn "yêu“ trong hoàn cảnh khốn cùng, bơ vơ, đơn thương độc mã, bị hất hủi, bị khinh bỉ, bị đánh đập, xuýt chết.

Trong đại chiến thứ hai, phụ nữ Hàn quốc gánh chịu rất nhiều thương tích nhục nhã của chiến tranh gây ra bởi quân đội Nhật bản, họ bị hãm hiếp, giết chết tàn bạo, bị bắt đi phục vụ như nô lệ…, một số phụ nữ Hàn đi theo hay bị bắt buộc phải theo về Nhật, đó là thế hệ tương đương với thế hệ cha mẹ tôi. Gần đây, tôi có dịp xem một phóng sự trên đài truyền hình Pháp về một số phụ nữ còn sống sót của thế hệ này. Năm phụ nữ trả lời cho câu hỏi, ước mơ lớn nhất và thầm kín nhất của họ là gì, rằng họ được mặc áo cưới một lần trong đời. Thế là, năm phụ nữ Hàn ấy, tuổi đã ngang ngửa tám mươi, được tặng mỗi người một bộ áo cưới trắng tinh có cả vương niệm và khăn phủ đầu, đứng chụp chung một tấm ảnh làm kỷ niệm! Các thế hệ sau đó, cũng chịu ảnh hưởng của chiến tranh một cách gọi là gián tiếp, vì gia đình bị chia cắt phân ly, tình cảm gia đình đổ nát, cho nên họ có thể có một cách nhìn bị biến đổi về các giá trị tinh thần thế nào là gia đình, thế nào là tình cảm.

Ngày nay, những người phụ nữ trẻ Việt Nam lấy chồng Hàn quốc, bỏ quê hương xứ sở theo chồng về nước chồng sinh sống, gặp nhiều khó khăn và tai tiếng, bị đánh đập, bị bắt phải lao động cực lực nuôi gia đình chồng, bị cô lập, bị hãm hiếp, bị thúc bách làm gái mãi dâm…, lúc cùng quẫn quá thì bị giết, tự tử hay tự tay giết chồng. Nhưng không phải tất cả mọi số phận lấy chồng Hàn quốc đều như thế, có người tìm được tình yêu nơi một người đàn ông Đại Hàn xa xôi. Tất cả, chỉ vì một chữ „yêu“ ?

Tôi liên tưởng đến một phim ngắn của Thổ Nhĩ Kỳ chiếu cách đây khá lâu tại Đức. Phim kể chuyện một người công nhân Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi thuê được một căn hộ, về nước, đem vợ qua sống chung. Ông ta nhốt vợ trong nhà khi ông đi làm, không cho ra đường, tiếp xúc với xã hội chung quanh, ông ta đi chợ, mua sắm mọi thứ, bà vợ hàng ngày chỉ dọn dẹp, nấu ăn, ngồi sau cửa sổ đóng kín nhìn ra đường, nhìn sự sống. Chồng về nhà, ăn, làm tình, rồi ngủ. Ngày qua ngày cứ trôi như thế. Một hôm, bà biết được, chồng được mời đi ăn trong vòng bạn bè tối hôm ấy, bà vợ bèn trang điểm, diện quần áo sẵn sàng chờ chồng về cùng đi. Ông chồng mở cửa vào nhà, giật mình hốt hoảng khi thấy bà vợ đỏ rực vàng óng trong bộ quần áo truyền thống sặc sỡ, môi son má phấn đỏ chót, đầu phủ khăn có tua vàng bạc lủng lẳng, vội vàng xua tay, không tôi đi một mình, bà ở nhà…Thế là bà vợ chạy vào bếp, rút con dao, xông vào đâm chồng nhiều nhát như điên cuồng, ông chồng gục chết ngay sau cánh cửa.

Hai sự kiện, hai thời gian, hai không gian, nhưng cùng nói lên một điều, quẫn bách nào cũng gây ra phản ứng mãnh liệt, chỉ vì một chữ "yêu“ ? Đó là tôi chỉ muốn nhắc qua loa, những phản ứng ghen tuông dại dột, đọc trên báo chí như tạt át xít vào tình địch, cắt…chim chồng, chỉ vì một chữ "yêu“ ?

(tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (07-12-2009), chienbinh (07-12-2009), hat_de (07-12-2009), huuhuetran (07-12-2009), manh thuong (07-12-2009), thanhtamstamp (10-12-2009), Tien (09-12-2009)
  #3  
Cũ 07-12-2009, 02:02
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Yêu ?! (Mathilde Tuyet Tran)

Vai trò của người đàn ông trong gia đình, nếu họ không phải hay không còn trong địa vị chủ chốt kiếm cơm để nuôi cả gia đình, đứng về phương diện tự thân vận động trong sinh hoạt đời sống hàng ngày mà nói, thì thua kém vai trò của người phụ nữ rất xa. Không phải không có những người đàn ông có khả năng sống một mình, lại nuôi thêm bố mẹ già hay đàn con thơ, nhưng nếu họ không có thêm bàn tay phụ nữ qua mọi hình thức khác, thuê người ăn kẻ ở chẳng hạn, thì họ khó có thể „cầm cự“ tình trạng sống như thế lâu dài. Ai đi chợ, ai nấu ăn, ai giặt dũ, ai quét dọn nhà cửa ngăn nắp sạch sẽ, ai chăm sóc người già ỉa đái trong quần môĩ ngày, ai chăm con trẻ, ai lo cho chúng nó đến trường, ai kiểm soát bài vở, ai chạy thầy thuốc thang, ai nuôi bệnh, ai nghe những lời than van, ai an ủi những khi cần thiết…?

Một người phụ nữ bình thường, trí thức hay không trí thức, cũng không phải không có những trường hợp ngoại lệ, biết trách nhiệm của mình và có tình thương, như là có trăm tay trăm chân, lao động suốt ngày để phục vụ và nhiều khi quên cả thân mình. Vì thế, cái câu „nhất nam viết hữu thập nữ viết vô“ là sai trái và chỉ đúng trong một chiều duy nhất, „nhất nam viết hữu“ là khi người đàn ông có khả năng „ràng buộc“ môt người phụ nữ qua hôn nhân, đem một người phụ nữ trong một gia đình khác về trong gia đình mình để có một „lao động phục vụ“ dưới danh nghĩa „làm dâu, báo hiếu“ cho cha mẹ mình và cho cha mẹ chồng của mình, bởi thế mới tiếp theo cái vế thứ hai „thập nữ viết vô“, con gái mình là con nhà người, đẻ con gái là nhà vô phúc. Người đàn ông sử dụng cái vỏ đạo đức để có nhân công lao động suốt đời không công một cách gọi là danh chính ngôn thuận.

Người phụ nữ, người vợ, bị đội cái mũ làm dâu báo hiếu ấy, là mắc cái bẫy tình cảm, hễ thương chồng là phải thương hết cả gia đình nhà chồng, cho dù trăm cay ngàn đắng, bị dồn vào chân tường, em không thương gia đình tôi là em không thương tôi.

Không phải tôi kêu gọi hất hủi người già và trẻ con đâu, hàng xóm có cần thì cũng phải giúp, huống hồ như người trong gia đình, nhưng cần thiết rằng, phải phân biệt rõ ràng chỗ đứng của mình trong gia đình, để trở lại tản mạn về cái chữ „yêu“, yêu một người là gì, mà cái yêu ấy nó đem cuộc đời một người phụ nữ rẽ vào một hướng khác.

Xã hội Âu châu hiện nay đang thoái hóa trên lãnh vực tình cảm, các phương tiện truyền thông đưa thế hệ trẻ vào cái định nghĩa đặt tình yêu ngang hàng với tình dục, và ngang hàng với lợi nhuận. Porno ? Ja, bitte ! und mehr ! Làm thế nào để có khoái cảm tột bực và thường xuyên, một câu hỏi then chốt, với trăm ngàn „mưu kế“, nào là tạo không khí lãng mạn, đốt đèn cầy, cắm hoa, uống sâm banh (champagne), nào là mặc quần áo lót „sexy“ kích thích sự tưởng tượng, nào là cùng nhau xem video dâm dục rồi bắt chước như thế, đủ mọi trò chơi, đủ mọi kiểu, chạy theo các thị hiếu thương mại được quảng cáo nhan nhản hàng ngày. Người Á châu, tuy rằng một thành phần cũng biết hưởng thụ như ai, hoặc hơn cả ai, nhưng ít ra, cũng còn vướng bận trong một chiều hướng suy nghĩ đúng đắn hơn, trong tình yêu có tình dục, nhưng phải có tình yêu. Ai đã từng có giai đoạn tiêu thụ porno, sẽ phải nhận ra rằng, những trò chơi tình dục có tính cách máy móc, chỉ là máy móc, hoặc không đem lại kết quả như mong muốn, hoặc không bền, cái vòng xoắn tìm khoái cảm cứ xoáy lên cao mãi, không khi nào thỏa mãn.

Nhưng yêu là gì ? để gắn đời mình với đời một người khác, để lấy đời người khác làm đời của mình ?

Đến đây, tôi khiêu khích bạn đọc bài này với câu trả lời như sau: Thật ra, mình chẳng yêu ai, mình chỉ yêu mình, nôm na là như thế. Trong tình yêu, có cho thì có nhận. Ai cho rằng, mình chỉ cho chứ không nhận, là không thật.

Người phụ nữ lấy chồng, còn hơn là không chồng, hoặc không chấp nhận „bị“ ly dị, vì sẽ bị mang tai tiếng, muốn lập cuộc đời ở phương xa vì mưu toan sinh kế sẽ khá hơn, muốn đem lại ổn định về địa vị xã hội, kinh tế cho mình và cho con mình…đạt được những mục đích ấy là đã „nhận“, giống y hệt như người đàn ông đã nhận, khi được tiếng tốt, cưới vợ, có con, làm tròn bổn phận và trách nhiệm bảo đảm đời sống gia đình.

(Tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (07-12-2009), hat_de (07-12-2009), manh thuong (07-12-2009), Tien (09-12-2009)
  #4  
Cũ 07-12-2009, 02:04
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Yêu ?! (Mathilde Tuyet Tran)

Rồi, trong cái nhận ấy, có những mức độ khác nhau, tốt nhiều hay xấu nhiều, hay tốt rồi lại xấu đi, xấu lại trở thành tốt, tùy theo hoàn cảnh sống của cá nhân và trình trạng xã hội chung. Một thí dụ cực đoan nhất là trường hợp người chồng thất nghiệp, không còn cáng đáng nổi kinh tế gia đình, phải bán nhà trả nợ, thế là giết hết vợ con rồi tự tử.

Trong sự cho và nhận chứa đựng trong tình yêu, có một cán cân tự động được thiết lập mà sự mất cân bằng giữa cho và nhận cũng tự động gây ra khủng hoảng. Vợ chăm sóc hầu chồng, ngày nào cũng cơm nước tươm tất, quần áo chồng giặt ủi xếp gọn gàng trong tủ, nhà cửa ngăn nắp sạch sẽ, không tiêu xài hoang phí gây nợ nần, tử tế nhỏ nhẹ với cả gia đình chồng…nhưng chỉ cần khác ý kiến với chồng về cách dạy con, con hư (tại mẹ!), hay tiêu xài quá độ, nợ nần chồng chất, thế là cũng hỏng, tình yêu tan vỡ, chồng đi tìm người đàn bà khác hợp với ý của mình hơn…Có những vợ chồng bỏ nhau vì ý kiến chính trị mỗi người mỗi khác…Tựu chung, hai chủ đề chính gây ra mâu thuẫn giữa hai người chung sống là tiền và con cái, nếu không muốn làm giảm mức độ mâu thuẫn khác về chính kiến hay tôn giáo khác biệt. Chữ „yêu“, cái chữ nguyên thủy kết hợp hai người lại với nhau, lại trở thành cái „hậu“, thí dụ như mâu thuẫn về tiền bạc, con cái lớn quá thì hết yêu nhau. Chồng có người yêu khác, vợ có người yêu khác, hậu quả tất yếu!

Tình yêu vì thế không bao giờ là một tình yêu tuyệt đối, mà chỉ là tình yêu của một giai đoạn, thay đổi theo sự thay đổi về quan niệm sống và cách nhìn cuộc đời. Tình yêu có sinh và có tử. Nếu khi nào ai than rằng, „với anh(em) ấy khổ quá, vì….“ tức là tình yêu đang trên đường…chết dần chết mòn. Nhưng cái chết nào, cái kết thúc nào cũng gây ra một phản xạ hiện hữu tích cực. Trong tình yêu thì đó là hiện tượng „còn nước còn tát“ đem hy vọng, tạo ra sửa đổi, “xét lại“ các quan niệm, các suy nghĩ của mình, dùng lý trí phân tích con tim để cứu gỡ vấn đề, hoặc, chuyển khái niệm „tình“ sang khái niệm „nghĩa“, mà chỉ có người Á châu mới hiểu „nghĩa“ là gì.

Tôi cắt nghĩa cho chồng tôi nghe về chữ nghĩa của Á châu, anh ấy không hiểu nổi, hết yêu nhau thì thôi, ai đi đường nấy, lập lại cuộc đời, cái khái niệm „nghĩa“ đối với anh ấy là một sự bắt buộc, trói buộc vì quyền lợi vật chất và địa vị xã hội mà thôi. Cái „nghĩa“ giữa hai người, dù khi tình yêu đã phai nhạt, là thói quen sống với nhau nhiều năm, ăn khớp như hai bánh xe răng cưa chạy đều hàng ngày, sợ thay đổi, sợ đảo lộn, sợ mất mặt trong xã hội…tiếp tục sống bên cạnh nhau cho đến răng long đầu bạc. Cuộc sống chung nào, vừa có tình vừa có nghĩa. là những người đã tìm thấy thật sự hạnh phúc lâu dài cho bản thân mình, và, người bạn đời của mình.

Nhưng, cuộc đời, không phải là bàn phím và những hàng chữ. Có những cuộc đời rất long đong, bám víu vào một chữ „yêu“ mong manh như làn khói. Đôi khi, hay nhiều khi, chỉ cần một ánh mắt cảm thông, một nụ cười tươi sáng, một cái xiết tay ấm áp, một cái vỗ vai khích lệ, một lời khen kín đáo nhẹ nhàng, một câu an ủi, một câu hát thấm tận đáy lòng, một vần thơ ghi sâu vào tâm não…là cái yêu bùng lên như ngọn lửa đỏ nồng trong mưa bão. Đời càng long đong khổ cực khô cằn, lên voi xuống chó, thì tâm trạng yêu càng mãnh liệt, vì con người ấy, tận trong thâm tâm trong mưa bão của cuộc đời, luôn đi tìm một sự an ủi. Dù có bôn ba đào sông lấp biển, tự lập cánh sinh, nuôi thân và nuôi cả họ…“anh hùng“ nào cũng cần có một sự an ủi, vì mình là…con người! Những người quá phè phỡn may mắn lại không biết yêu, vì họ sống trong ảo tưởng có tiền mua tiên cũng được.

(Tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (07-12-2009), chienbinh (07-12-2009), manh thuong (07-12-2009), Tien (09-12-2009)
  #5  
Cũ 07-12-2009, 02:05
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Yêu ?! (Mathilde Tuyet Tran)

Đấy là tản mạn về yêu người. Yêu Chúa, yêu Phật cũng là để tìm cho chính bản thân mình một sự an ủi khi có đau thương, quẫn lối, để tìm cho mình một sự hứa hẹn lên cõi Niết Bàn, lên Thiên Đàng khi nhắm mắt, để tìm cho mình một sức mạnh, một quyền lực tập thể…cũng là chính mình yêu mình. Một người bạn tôi có nhận xét:“ …Nhưng thực chất của "Phật-Pháp-Tăng" là để con người "giải thoát cá nhân" ra khỏi cái vòng luân hồi của sinh bệnh lão tử , là một cuộc đối thoại đơn độc trọn đời của người tu Phật với chính nội tâm của mình!(Đầu Đà).“ và tôi hoàn toàn đồng ý với ý này. Tại sao phải vào chùa quỳ lạy một tượng Phật bằng gỗ sơn son đỏ thếp vàng chóe ? Tại sao phải đi tu tập thể ? Tại sao vào chùa dâng hương hoa để cầu cho mình thêm giầu sụ, thêm quyền lực, như anh bạn „Đại Gió“ của tôi đã nhận định ? Yêu Phật hay yêu mình ?

Và cho rằng, tôn giáo chỉ là tôn giáo, không phải là chính trị, cũng là không đúng. Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ viết ngắn rằng, cứ nhìn vào lịch sử, nhìn quá trình phát triển của các tôn giáo lớn như Thiên Chúa Giáo, Phật giáo, Hồi giáo… là phải thành thật nhìn nhận rằng, mọi tôn giáo đều sử dụng tập thể tôn giáo trong mục đích chính trị. Gần đây tôi có dịp trở về Paris đến thăm một nhà thờ đang trong vòng tu sửa lại. Nhìn một góc nhà thờ đã tu sửa xong như xưa, tôi sững sờ, thật là quá sức tưởng tượng. Từ hồi nảo đến giờ, tôi chỉ thấy nhà thờ bên trong mầu gạch đá, đen sì, rêu phong xanh rợn, bây giờ đứng trước một nhà thờ trùng tu, với đủ mầu sắc xanh đỏ vàng như nguyên thủy, đẹp tuyệt vời, đẹp hơn cung điện vua chúa Pháp, tôi hiểu thêm, tại sao con chiên ngoan đạo thích đi nhà thờ, hát đồng ca, đọc kinh tập thể. Nếu có ai đến Lyon cũng nên ghé thăm thánh đường Fourvière ngự trị trên đồi cao của thành phố, đứng đấy nhìn xuống toàn cảnh thành phố Lyon trải dài rất đẹp, và vẻ đẹp kiến trúc bên ngoài cũng như trang trí bên trong của thánh đường là tuyệt hảo. Chúa ngự trị trong một tòa nhà thật lộng lẫy, hoành tráng, sang trọng, đã cao lại càng cao hơn, hẳn phải có quyền lực tuyệt đối trên thế gian, giống như các chùa thờ Phật thật to thật mầu mè, các thánh đường Hồi giáo nguy nga cực đẹp. Ấn tượng đó là ấn tượng về quyền lực, cũng như mục đích và chủ đích của chính trị là quyền lực. Chính vì thế, mà bản thân tôi, khi ngồi khóc một mình trong nhà thờ, không có chùa ở gần, cũng là đi tìm một an ủi ích kỷ cho bản thân mình nơi một quyền lực vô hình cao lớn hơn cái sức (người) bé nhỏ của mình.

(Tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (07-12-2009), chienbinh (10-12-2009), huuhuetran (09-12-2009), manh thuong (07-12-2009), Tien (09-12-2009)
  #6  
Cũ 07-12-2009, 02:07
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Yêu ?! (Mathilde Tuyet Tran)

Còn nói về "yêu nước“ ? một đề tài quá lớn và nhiều cạm bẫy! Có người cho rằng sự kiện thiếu nữ Việt Nam ồ ạt được gia đình đem „bán“ hay tình nguyện lấy chồng Đại Hàn hàng loạt là một quốc nhục nặng nề cho cả dân tộc Việt. Ngược dòng lịch sử trải qua bao nhiêu biến động của mấy ngàn năm văn hóa, phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với chồng người Tàu, người Pháp, người Mỹ, người Úc, người Miên, người Thái, người Lào, người Ấn độ, người Hòa Lan, người Nhật… nay lấy chồng Đại Hàn thì trên thực chất không có gì là phải lên án. Có lên án chăng là những công ty buôn người có hệ thống đường dây, những trường hợp mà người phụ nữ bị „buôn người“, bị cưỡng bách, bị bán lấy tiền cho gia đình, thậm chí một số tiền không đáng vào đâu để đổi lấy số phận của một con người, lên án một xã hội, một cộng đồng không đem lại tương lai tích cực cho thế hệ trẻ đang lớn, đang tìm phương hướng xây dựng nghề nghiệp, xây dựng gia đình và cuộc đời, để cho nhiều người phải "tha phương cầu thực" kiếm sống.

Người Đức có câu " Alte Bäume verwurzelt man nicht!", tức là người già thì không "bứng" đem đi trồng nơi khác được, nhưng những hạt giống Việt trẻ đem trồng trên khắp thế giới thì đâu phải làm cho đất nước "nghèo" thêm ?! Thế hệ đầu tiên trong một khung cảnh sống còn lạ lẫm thường chịu nhiều thiệt thòi hy sinh, nhưng thế hệ thứ hai và sau này sẽ khá hơn. Cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, nếu không tự vinh danh mình, sẽ được các nước sở tại vinh danh. Con người, trong tâm trạng "Lá rụng về cội", vẫn nhớ quê, thương quê, vì bao giờ cũng thế, người đi thương người ở lại, chứ người ở lại chẳng thương gì người ra đi. Ở nơi xa, có khi người Việt gặp nhau, có người nói "mừng muốn chớt!". Còn khi người bị gọi là Việt kiều về nhà, có ai mừng "hôn" ?

Mọi sự kết hôn đều là bước đầu tiên của một chặng đường đi vào tương lai chung của cả hai người mà không biết được ngày mai sẽ ra sao, que sera sera…, khổ ải của người phụ nữ ở nước nào cũng có, không chỉ có ở Đại Hàn. Tôi không muốn hạ bệ sự khốn khổ của một số phụ nữ Việt Nam ở Hàn quốc, cũng không bênh vực biện hộ cho sự chà đạp lên nhân phẩm của phụ nữ, nhất là khi người ấy là vợ mình, đầu ấp tay gối, chỉ muốn kết luận rằng, học trường đời hay nhất là học kinh nghiệm của người đi trước, để tránh cho chính mình cảnh khổ được chừng nào hay chừng nấy. Đó là yêu người và cũng yêu mình.

©MathildeTuyetTran, France 2009
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (07-12-2009), chienbinh (10-12-2009), hat_de (09-09-2010), huuhuetran (09-12-2009), manh thuong (07-12-2009), Tien (09-12-2009)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.