Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Cuộc sống đó đây

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 18-07-2009, 21:04
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định Thơ hay ... muôn đời thơ vẫn hay !!

Nghe bài này rồi hãy đọc bài nha bạn !
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6IIE9D.html

KIÊN GIANG HÀ HUY HÀ


Name:  KienGiang.jpg
Views: 14286
Size:  37.0 KB

Kiên Giang (17 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ, soạn giả cải lương Việt Nam, nổi tiếng với bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím".

Tiểu sử

Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Ông là đồng hương của nhà văn Sơn Nam. Năm 1943 ông theo học trường tư Lê Bá Cang ở Sài Gòn.

Ngoài làm thơ, Kiên Giang, với nghệ danh là Hà Huy Hà, còn là một soạn giả cải lương rất nổi tiếng thời đó, cùng với Năm Châu, Viễn Châu, Hà Triều-Hoa Phượng, Quy Sắc... Các tác phẩm cải lương của ông có thể kể đến Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, trong đó Người vợ không bao giờ cưới đã giúp cho nghệ sĩ Thanh Nga đạt giải Thanh Tâm và trở thành một ngôi sao trong giới cải lương.

Trước 1975, Kiên Giang còn làm ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo lớn của Sài Gòn như Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng... Ông từng tham gia phong trào ký giả ăn mày và dẫn đầu đoàn biểu tình chống lại những quy chế khắt khe của chính quyền cũ áp đặt lên giới báo chí. Vì hành động này, Kiên Giang đã bị đi tù.

Sau 1975, Kiên Giang làm Phó đoàn cải lương Thanh Nga, kiêm cán bộ phòng nghệ thuật sân khấu.

Ông từng làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh qua 3 nhiệm kì.

Hiện nay, nhà thơ - soạn giả Kiên Giang đang tá túc tại nhà một người quen ở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, sống thiếu thốn, không có người thân bên cạnh.

Tác phẩm

Thơ


Hoa trắng thôi cài trên áo tím (1962)
Lúa sạ miền Nam (1970)
Quê hương thơ ấu

Cải lương

Người đẹp bán tơ (1956)
Con đò Thủ Thiêm (1957)
Người vợ không bao giờ cưới (1958 – với Phúc - Nguyên)
Ngưu Lang Chức Nữ
Áo cưới trước cổng chùa
Phấn lá men rừng
Từ trường học đến trường làng
Dòng nước ngược
Chia đều hạnh phúc
Trương Chi Mỵ Nương
Mây chiều xuyên nguyệt thôn
Sương phủ nửa chừng xuân
Chén cơm sông núi
Hồi trống trường làng
Lưu Bình - Dương Lễ

Rất nhiều bài tân cổ giao duyên: Trái gùi Bến Cát, Đội gạo đường xa, Tim đá mạ vàng, Ngồi trâu thổi sáo, Ánh đèn soi ếch, Người đẹp bán tơ, Hương cao quê ngoại, Trái tim cò trắng, Vắt sữa nai nuôi mẹ, Hương sắc gái Cà Mau, Lập quán kén chồng, Ni cô và lão ăn mày, Khói lò gạch, Cô gái miền Tây...

************************************************** *****************************************

Bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím


Hoa trắng thôi cài trên áo tím có lẽ là bài thơ nổi tiếng nhất của Kiên Giang, đã được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc và được nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công. Theo Kiên Giang: "Đây là tâm tình người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo. Mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần. Năm 1944, tôi ở Cần Thơ học trường tư thục Nam Hưng, dốt toán nhưng giỏi luận chuyên làm bài giùm cho bạn cùng lớp, trong đó có NH - cô bạn dễ thương thường mặc áo bà ba trắng, quần đen, mang guốc mộc. Có những buổi tan học lẽo đẽo đi theo sau NH. đến tận nhà cô ở xóm nhà thờ. Cách mạng nổ ra, không có tiền đi đò về quê, NH. biết ý gửi cho, rồi đi kháng chiến, gặp người quen trong đội quân nhạc nhắn: 'Con Tám NH. vẫn chờ mày'. Năm 1955 tôi ghé ngang Cần Thơ, xin phép má của NH. tâm tình suốt đêm bên ánh đèn dầu huê kỳ. Sau đó tôi nghe tin NH. lấy chồng có con đầu lòng đặt tên là tên ghép lại của tôi và NH. vì thế chồng cô biết rất ghen tức. Chính vì lý do nầy tôi đổi bốn câu kết bài thơ này, giống như tống tiễn mối tình học trò trinh trắng. Kết trước là:

Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu
Từ nay tóc rũ khăn sô
Em cài hoa tím trên mồ người xưa

thành cái kết:

Lạy Chúa! Con là người ngoại đạo
Nhưng tin có chúa ở trên trời
Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi !

Name:  hoaloakendy9.jpg
Views: 13735
Size:  191.2 KB


Năm 1999, hãng phim TFS Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh có làm phim "Chiếc giỏ đời người" về sự nghiệp hoạt động văn nghệ của tôi, khi trở về Cần Thơ quay lại cảnh trường cũ, mới hay tin là NH. mất năm 1998. Tôi mua bó huệ trắng, ra thăm mộ NH. ở nghĩa trang Cái Su. Đúng là

Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
Từng cài trên áo tím ngây thơ
Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng
Anh kết tình tang gởi xuống mồ"[2]

Name:  ao%20em%20mau%20tim.jpg
Views: 18919
Size:  170.7 KB


************************************************** ***********************************

Hoa trắng thôi cài lên áo tím

Hoa trắng thôi cài lên áo tím
Kiên Giang




I.



Lâu quá không về thăm xóm đạo

Từ ngày binh lửa xoá không gian

Khói bom che lấp chân trời cũ

Che cả người thương, nóc giáo đường



Mười năm trước, em còn đi học

Áo tím điểm tô đời nữ sinh

Hoa trắng cài duyên trên áo tím

Em là cô gái tuổi băng trinh



Trường anh ngó mặt giáo đường

Gác chuông thương nhớ lầu chuông

U buồn thay ! Chuông nhạc đạo

Rộn rã thay ! Chuông nhà trường



II.



Lần kia anh ghiền nghe tiếng chuông

Làm thơ sầu mộng dệt tình thương

Để nghe khe khẽ lời em nguyện

Thơ thẩn chờ em trước thánh đường



Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đỗ

Hai bóng cùng đi một lối về

E lệ, em cầu kinh nho nhỏ

Thẹn thùng, anh đứng lại không đi



III.



Sau mười năm lẽ anh thôi học

Nức nỡ chuông trường buổi biệt ly

Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo

Tiễn nàng áo tím bước vu quy



Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ

Chiếc áo tang liệm khối tuyệt tình

- Hoa trắng thôi cài lên áo tím

Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh



Em lên xe cưới về quê chồng

Dù cách đò ngang, cách mấy sông

Anh vẫn yêu em người áo tím

Nên tình thơ ủ kín trong lòng



IV.



Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo

Anh làm chiến sĩ giữ quê hương

Giữ tà áo tím, người yêu cũ

Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường



Mặc dù em chẳng còn xem lễ

Ở giáo đường u tịch chốn xưa

Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh

Nghe chuông truy niệm mối tình thơ



Màu gạch nhà thờ còn đỏ thẫm

Như tình nồng thắm thuở ban đầu

Nhưng rồi sau chuyến vu quy ấy

Áo tím tình thơ đã nhạt màu



V.



Ba năm sau chiếc xe hoa cũ

Chở áo tím về trong áo quan

Chuông đạo ngân vang hồi vĩnh biệt

Khi anh ngồi kết vòng hoa tang



Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh

Từng cài trên áo tím ngây thơ

Hôm nay vẫn đoá hoa màu trắng

Anh kết tình chung gởi xuống mồ



VI.



Lâu quá không về thăm xóm đạo

Không còn đứng nép ở lầu chuông

Những khi chuông đổ anh liên tưởng

Người cũ cầu kinh giữa thánh đường



"Lạy Chúa con là người ngoại đạo

Nhưng tin có Chúa ở trên cao

Trong lòng còn giữ màu hoa trắng

Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi !"



Bến Tre, 14-11-1958



Name:  silk3.jpg
Views: 15904
Size:  192.4 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (18-07-2009), bo cau (18-07-2009), chie (18-07-2009), hat_de (18-07-2009), hienthuong (23-07-2009), huuhuetran (02-08-2009), manh thuong (25-07-2009), printer (23-07-2009), THE GUEST (18-07-2009), Tien (19-07-2009)
  #2  
Cũ 19-07-2009, 12:42
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

Tế Hanh


Name:  0_TeHanh.jpg
Views: 11556
Size:  9.7 KB

Tiểu sử

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, quê làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ học trường làng, trường huyện sau ra học tại trường Quốc học Huế. Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà nẵng, là Ủy viên giáo dục trong Uỷ ban lâm thời thành phố Đà nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1947, ông làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khoá I, II, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.

Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996

Tác phẩm chính

Nghẹn ngào (1939)
Hoa niên (1944)
Lòng miền Nam (1956)
Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
Hai nửa yêu thương (1967)
Khúc ca mới (1967)
Đi suốt bài ca (1970)
Câu chuyện quê hương (1973)
Theo nhịp tháng ngày (1974)
Giữa những ngày xuân (1976)
Con đường và dòng sông (1980)
Bài ca sự sống
Tuyển tập Tế Hanh (tập I-1987)
Thơ Tế Hanh (1989)
Vườn xưa (1992)
Giữa anh và em (1992)
Em chờ anh (1993)
Tuyển tập Tế Hanh (tập II-1997)

Thành tựu nghệ thuật

Name:  trendongsongquehuong.jpg
Views: 11987
Size:  59.9 KB

Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938).[1] Giới phê bình và bạn đọc đều cho rằng Tế Hanh thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng tháng Tám. "Mảnh hồn làng" của ông đã ghi dấu ấn rất riêng trong phong trào Thơ mới và sau đó những bài thơ của ông đã đóng góp đáng kể cho thơ ca hiện đại Việt nam. Cho dù sau cách mạng tháng Tám, bút pháp của ông thay đổi hẳn nhưng cái tinh tế, tình yêu của ông dành cho đất nước, quê hương và tất nhiên cho người phụ nữ trong thơ Tế Hanh thì vẫn đâm chồi nảy lộc. Sau Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh có nhiều bài thơ hay về quê hương, đất nước, về cuộc chiến tranh chống Mỹ (Nhớ con sông quê hương, Đi suốt bài ca...) nhưng những sáng tác của ông dành nhiều cho thơ tình, theo nhà thơ Ngô Văn Phú thì "có thể nói sau Xuân Diệu, anh là người làm thơ tình nhiều nhất" [2] . Thơ tình của Tế Hanh không lãng mạn bay bổng cũng không dằn vặt khổ đau mà rất tự nhiên, gắn với hoàn cảnh, cuộc sống cụ thể, thế nhưng chính những điều tưởng như bình thường ấy lại biểu hiện được tình yêu, một trong những nhiệm vụ luôn luôn khó khăn đối với người cầm bút. Chính vì thế nhiều bài thơ tình của ông như: Vườn xưa, Anh đến với em là lẽ tất nhiên... được yêu thích.

Giải thưởng


Giải thưởng văn học Tự lực văn đoàn năm 1939.
Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I năm 1996

Đọc thêm

Tế Hanh được biết đến nhiều với tác phẩm Nhớ con sông quê hương. Bài thơ được đưa vào chương trình học phổ thông. Tác phẩm như khái quát hình hài quê hương Ông. Quê hương Ông là một ốc đảo và cũng là một thắng cảnh của vùng Dung Quất, Quảng Ngãi ngày nay. Nằm giữa dòng chảy của con sông Trà Bồng ( hay Châu Tử hoặc Châu Ổ ), nó hiền hòa chảy qua quê Ông trước khi đổ ra biển qua cửa Sa Cần ( Thể Cần hay Thái Cần ) nơi đã chứng kiến diễn biến của lịch sử dân tộc: năm 1741, vua Lê Thánh Tông đã bắt sống vua Chiêm và 3 vạn quân.

Name:  DSC_0794.jpg
Views: 14082
Size:  117.9 KB

Nhà thơ Tế Hanh qua đời

12h ngày 16/7, nhà thơ Tế Hanh trút hơi thở cuối cùng để về với "sông nước của quê hương", sau hơn 10 năm nằm liệt giường vì căn bệnh xuất huyết não. Ông hưởng thọ 89 tuổi.

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20/6/1921 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông học ở trường làng, trường huyện. Đến tuổi 15, nhà thơ tương lai ra Huế học trung học. Chính nơi đây, ông bắt đầu gặp gỡ, giao lưu với các tác giả của phong trào Thơ Mới và dần dà trở thành một trong những cây bút từng làm nên một thời đại hoàng kim cho thi ca Việt Nam.

Name:  images31770_tehanh.jpg
Views: 11125
Size:  15.0 KB

Sau 1954, vượt qua những thành công đầu tiên của mình, Tế Hanh khẳng định sức bền của ngòi bút qua một loạt tập thơ như Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc.

Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938), Tế Hanh ghi dấu ấn trên thi đàn bằng những cảm xúc trong sáng, vẩn vơ, buồn buồn của tuổi học trò. Những sáng tác đầu tay của ông sau đó được tập hợp trong tập Hoa niên - tập thơ được Tự lực văn đoàn khen tặng (dưới tên Nghẹn ngào).

Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh tham gia cách mạng ở Huế. Hòa bình lập lại, ông tập kết ra Bắc, làm việc ở Hội Văn nghệ, sau đó là Hội Nhà văn Việt Nam (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Con đường và dòng sông (1980), Em chờ anh (1994)... Chủ đề quen thuộc thời kỳ này của ông là tình cảm với miền Nam quê hương, ý chí đấu tranh, khát vọng thống nhất Tổ quốc. Tác giả có những vần thơ thiết tha về quê hương đã đi vào lòng người với những sáng tác tiêu biểu như Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Mặt quê hương... Với những đóng góp nổi bật đó, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.

Vào những năm 80, Tế Hanh bị đau mắt, rồi ông mù dần. Hơn 10 năm trước, nhà thơ ngã bệnh nặng và nằm liệt giường, lúc mê lúc tỉnh. Những lúc tỉnh táo, ông vẫn nghe thơ, đón bạn bè đến thăm. Nhưng mấy năm gần đây, nhà thơ gần như sống thực vật.

Nhà văn Đào Thắng, chánh văn phòng Hội Nhà văn cho biết, hiện tại, Hội Nhà văn đang bàn bạc với gia đình nhà thơ để tổ chức chu đáo cho ông về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Name:  con_song_que_toi_702.jpg
Views: 11019
Size:  95.8 KB

Nhớ con sông quê hương

Tế Hanh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy
Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngã
Kẻ sớm hôm chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiên liêng, hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

**** Cám ơn vì đã đọc bài ! Kỳ sau sẽ là nhà thơ PHẠM TIẾN DUẬT với bài thơ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
bo cau (19-07-2009), hat_de (19-07-2009), huuhuetran (02-08-2009), manh thuong (25-07-2009), THE GUEST (29-07-2009), Tien (02-08-2009), tiny (20-07-2009)
  #3  
Cũ 22-07-2009, 20:02
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

Kính gửi mọi người, do chút sơ suất nên bài thơ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH của PHẠM TIẾN DUẬT không thể ra mắt bạn đọc dc. Mà thay vào đó là 1 cái tên rất thu hút được sự chú ý của giới đọc giả suốt 1 thời kỳ dài ....

T.T.KH

Name:  TTKH1.jpg
Views: 5569
Size:  56.2 KB

Vào khoảng 6/1937, báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn Hoa Tigôn của ký giả Thanh Châu. Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ.

Sau đó không lâu, toà soạn gặp được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mị, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi cho chủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn, dưới ký tên T.T.Kh.. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kia. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện.

Name:  truyenngan_002_elegance.jpg
Views: 9402
Size:  44.2 KB

Câu chuyện "Hoa Tigôn" đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới giàn hoa Tigôn. Rồi chàng ra đi, nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải tỏa niềm tâm sự.

Trong "Hai Sắc Hoa Tigôn" tác giả thuật lại câu chuyện tình giữa nàng và chàng nghệ sĩ trót đã yêu nhau, song hoàn cảnh trái ngang, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác - một ông chồng luống tuổi - để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá khứ.

Name:  im12287511681.jpg
Views: 5889
Size:  36.0 KB

Sau bài thơ nầy, tòa soạn "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" lại nhận được bằng đường bưu cục 3 tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh.. Đó là các bài Bài Thơ Thứ Nhất, Bài Thơ Đan Áo (riêng đăng ở Phụ Nữ Thời Đàm) và Bài Thơ Cuối Cùng.

Từ đó về sau, người ta không còn gặp thơ của T.T.Kh. nữa và không hiểu tại sao bài "Hai Sắc Hoa TiGôn" lại xuất hiện trước "Bài Thơ Thứ Nhất."

Từ lúc T.T. Kh. góp mặt vào làng thi ca tiền chiến, người ta đã tốn biết bao công phu đi tìm hiểu về T.T.Kh.. Không ai biết được tên thật cũng như quê quán của nàng. Có người cho nàng là Trần Thị Khánh, một nữ sinh phố Sinh Từ, Hà Nội. Có kẻ cho cô là người yêu của thi sĩ Thanh Tâm, hay đây chỉ là một nhân vật trong tưởng tượng của ông nhằm lâm ly hóa hay thi vị hóa một mối tình tưởng tượng. Rồi ký giả Thanh Châu, các thi sĩ Nguyễn Bính và J. Leiba cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình! Kể từ đó, dù cho các nhà văn tốn không biết bao giấy mực nhưng họ vẫn không biết gì hơn về nàng.

Name:  hinh-bong-09031014.jpg
Views: 4921
Size:  15.0 KB

Như đã thấy "Bài Thơ Cuối Cùng" xuất hiện vào giữa năm 1938, trong đó T.T.Kh. giận trách người tình cũ đã đem thơ của nàng lên mặt báo làm lộ chuyện thầm kín cho khắp người đời thóc mách xem thì không còn thấy xuất hiện bài thơ nào khác của nàng nữa.

Mãi tới 2 năm sau, vào giữa 1940, mới thấy xuất hiện bài thơ gửi T.T.Kh. với bút hiệu Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình, 1917-194, có lẽ là ông ở xa vừa mới về. Ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh., gọi nàng bằng tên "Khánh" và nhắc tên nầy tổng cộng 4 lần. Bài thơ nầy là để trả lời cho 4 bài thơ của nàng, nhưng với giọng điệu cay đắng, mỉa mai!

Ngoài ra Thâm Tâm còn 2 bài thơ khác viết cho T.T.Kh. như sau: Màu Máu Tigôn, Dang Dở

Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho T.T.Kh. xuất hiện trong năm 1940. Bài thơ "Dang Dở" trên đã chấm dứt mối tình bí mật đó. Nhưng...

Sau đó, người ta lại được biết chút ít về T.T.Kh. qua bài thơ "Dòng Dư Lệ" của Nguyễn Bính. Lúc bấy giờ ai chẳng nghĩ T.T.Kh. chính là người tình vườn Thanh của Nguyễn Bính. Nhưng đó chỉ là sự ngộ nhận của một kẻ si thơ T.T.Kh. mà thôi.

Thi sĩ Nguyễn Bính lúc còn trẻ có máu "giang hồ", vào Nam ra Bắc mấy lần. Một lần dong ruổi, gặp đêm mưa lớn, ông ghé vào trọ tại một nhà ở vùng Thanh Hóa, được người lão bộc tiếp đãi. Nhà có khu vuờn đẹp, trong nhà có cô gái trẻ ngồi quay tơ - mà ông gọi là "Người Vườn Thanh" - đã khiến ông run động, thao thức bâng quơ; nhưng nghĩ mình còn nặng kiếp phong trần nên chưa dám tính đến chuyện tình duyên.

Name:  75120988707912.jpg
Views: 4426
Size:  53.4 KB

Rồi mấy năm sau, ông lại có dịp qua vùng Thanh Hóa, bèn tìm đến chốn cũ, thì được người lão bộc năm xưa kể cho nghe "một thiên hận tình." Thời gian lại qua đi, ông gần như đã quên câu chuyện đó, thì đọc được những bài thơ của T.T.Kh. xuất hiện trên báo. Ông thấy những bài thơ đó giống hệt thiên hận tình của "Người Vườn Thanh" năm nào, ông nghĩ rằng "Người Vườn Thanh" chính là T.T.Kh., và viết bài thơ "Dòng Dư Lệ" để tặng nàng.

Mặc dầu xôn xao bàn tán và tranh dành lấy mình và lấy thơ của mình, T.T.Kh. đã biến mất. Cho đến mùa xuân năm 1938 ngày 30 tháng 10 thì trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy lại xuất hiện T.T.Kh. với Bài Thơ Cuối Cùng. Đó là bốn bài thơ mà T.T.Kh. đã để lại trong lòng tất cả người yêu thơ của bà. Cho đến thập kỷ 80, vẫn có người noí rằng bà còn sống và đã gặp bà, nhưng dù sao đó cũng chỉ là một lời nói mà thôi.

Vậy T.T.Kh. nàng là ai??? Và vì ai mà làm thơ??? Cái nghi vấn đã kéo dài hơn 50 năm cho đến năm 1994. Bà Đ.T.L (tạm dấu tên) đã tiết lộ cái mà thiên hạ cho là "thiên cơ bất khả tiết lộ" cho nhà văn Thế Nhật, và đó cũng là cái chìa khóa để mở cái cửa nghi vấn cho làng văn học Việt Nam.

T.T.Kh là gì?
T chữ thứ nhất là TRẦN
T chữ thứ hai là THANH
Kh chữ thứ ba là KHÓC

KHÓC ở đây là khóc cho mối tình có duyên không nợ, khóc cho cái éo le cuộc đời. Tạo hóa trớ trêu khiến cho họ gặp nhau rồi đem cho họ bao nhiêu là nước mắc ngậm ngùi khi xa nhau.

Name:  30120988707811.jpg
Views: 4402
Size:  47.5 KB

THANH là Thanh Châu, là tác giả của truyện ngắn"Hoa Tigôn" đã nhắc ở trên. Ông hiện cư ngụ tại Hà Nội, là người đã tạo cho T.T.Kh. những cảm xúc để viết lên những giận hờn, thương xót, và khóc thương. Người đã mang nặng chữ chung thủy với chữ tình, đã gắn bó với thơ T.T.Kh., với cái hồn của nàng suốt hơn 50 năm trời đăng đẵng. Một người mà hôm nay thân đã tàn sức đã tận, nhưng tâm hồn vẫn lâng lâng cái trẻ trung, cái nhớ thương ray rứt về cố nhân. Một người có tâm hồn cao thương và sắc đá, trước những thử thách trớ trêu của tạo hóa, nhưng lại mềm mại, đắng cay trong từng ngòi bút ông buông lời

TRẦN là Trần Thị Chung, (tên thường gọi là Trần Thị Vân Chung) sinh ngày 25-8-1919 tại thị xã Thanh Hóa, Hà Nộị sinh trưởng trong một gia đình Quan lại thời bấy giờ. Vân Chung có một người anh cả, hai người em gái và một người em trai út. Năm 1934, qua mối mai, gia đình nàng đã hứa gả nàng cho một luật sư (Lê Ngọc Chấn, ông đã chết sau khi mãn tù cải tạo học tập). Hiện nay bà cùng các con sinh sống ở miền Nam nước Pháp trong một thị xã nhỏ và bà vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn với nhiều bút hiệu khác khau như Vân Nương, Tơ Sương v.v...




Name:  28121022805710.jpg
Views: 4676
Size:  35.4 KB

Bài Thơ Thứ Nhất


Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương...
Nhưng mà nghệ sĩ từ đâu lại,
Êm ái trao tôi một vết thương.

Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xạ

Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
- Gió hỡi! làm sao lạnh rất nhiều ?

Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng :"vẫn nhớ em !"

Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt lòng dư lệ
Rỏ xuống thành thi khóc chút duyên ?

Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ...
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ !

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :
- "Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ !"

Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
- Song đời nào dám găp ai về!

Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâụ..tôi : một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!







Name:  1237519013_img.jpg
Views: 4616
Size:  16.1 KB

Bài Thơ Cuối Cùng


Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đau ...
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em dã câm lời, có nói đâu !

Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khị
Trách ai mang cánh "ty-gôn" ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?

Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ "đan áo" của chồng em.
Bài thơ "đan áo" nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem...

Là giết đời nhau đấy, biết không ?
....Dưới dàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !

Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơị..
Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !

Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôị..chết
Đêm hỡi ! làm sao tối thế nầy ?

Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !

Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh..."có một người" !...





Name:  301108_mbt_hoaxinhtuvaida_sp6.jpg
Views: 4191
Size:  39.1 KB

Ðan Áo Cho Chồng


"Chị õi! Nếu chị ðã yêu.
Ðã từng lỡ hái ít nhiều ðau thýõng,
Ðã xa hẳn quãng ðýờng hýõng,
Ðã ðem lòng gởi gió sýõng mịt mùng.

Biết chãng chị? Mỗi mùa ðông,
Ðáng thýõng những kẻ có chồng nhý em,
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Ðan ði ðan lại áo len cho chồng.

Nhý con chim hót trong lồng,
Hạt mýa nó rụng bên song bõ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sõ,
Than ôi! Gió ðã sang bờ ly tan...

Tháng ngày miễn cýỡng em ðan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Nhý con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong ðợi ánh hồng nãm nao !

Ngoài trời mýa gió xôn xao,
Ai ðem khóa chết chim vào lồng nghiêm ?
Ai ðem lễ giáo giam em?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái ðời...

Lòng em khổ lắm chị õi !
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng nãm dài,
Ðêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình!"






Name:  HoaTiGon.jpg
Views: 7940
Size:  29.5 KB

Hai Sắc Hoa Tigôn


Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít giây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẻo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng




Name:  HaiSacHoaigon--by-Hoang-Huy.jpg
Views: 9808
Size:  20.2 KB

Về hoa Tigôn (Antigone in French): loại hoa dây leo, không thơm, có hình quả tim vỡ làm mấy mảnh. Hoa Tigôn rất đẹp, có hai loại: loại cho ra hoa mầu trắng và loại cho ra hoa mầu đỏ hay hồng tươi, có thể mọc ở toàn cõi VN.

Name:  bnfgb.jpg
Views: 4266
Size:  21.8 KB

Lá Tigôn mầu xanh, hình tim như lá trầu nhưng nhỏ cỡ 3 ngón tay. Hoa Tigôn nhỏ bằng đầu chiếc đũa ăn cơm, mọc thành chùm. Hoa Tigôn có 5 cánh hình trái tim, hai cánh nhỏ ở trong và 3 cánh lớn hơn chụm vào nhau bao ở ngoài.

Name:  bnngdh.jpg
Views: 4022
Size:  12.4 KB

Khi gặp gió hay mưa hoa rụng từ cuống hoa, rơi xuống đất nhưng vẫn còn nguyên cả bông hoa chứ cánh hoa không tách rời ra tơi tả như T.T.Kh. mô tả trong thơ của bà. Ở miền Nam Việt Nam gọi là hoa nho vì lá giống lá nho.

Name:  Antigonon_leptopus_s.jpg
Views: 3944
Size:  16.2 KB

Tác giả mượn ý màu trắng là màu trinh bạch, ngây thơ khi nàng còn nhỏ dại, và hồng là màu mà nàng phải trải qua những sự đau khổ trong tình trường khi con tim nàng tan vỡ........


===>>> Cám ơn vì đã đọc bài của OPEN !
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (22-07-2009), hat_de (23-07-2009), hienthuong (23-07-2009), huuhuetran (02-08-2009), manh thuong (25-07-2009), printer (23-07-2009), Tien (22-07-2009)
  #4  
Cũ 29-07-2009, 18:24
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

Rất hay nếu bạn vừa nghe bài này trong khi đọc !

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6WZCDC.html

MÀU TÍM HOA SIM

Name:  Anh%201sim.jpg
Views: 6233
Size:  200.7 KB

Hữu Loan (02/04/1916-)


Name:  HoaSim1-1.jpg
Views: 4378
Size:  94.5 KB

Nhưng không chết người trai khói lửa
mà chết người gái nhỏ hậu phương ...


Tiểu sử

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn Học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn sòng. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt. Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. [cần dẫn nguồn] Hiện ông đang sống tại quê nhà.

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ.

Name:  87720458b7e17b2f4dol1.jpg
Views: 8190
Size:  123.4 KB


Tác phẩm

Hữu Loan chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:

Màu tím hoa sim
Đèo Cả
Yên mô
Hoa lúa
Tình Thủ đô


Đánh giá

Thơ Hữu Loan thường làm theo thể tự do, có âm điệu giàu nhạc tính để chuyển tải tâm sự vì thế những bài thơ hiếm hoi đã được phổ biến của ông đều sống trong lòng độc giả. Nói đến Hữu Loan là người ta nhớ đến Màu tím hoa sim, bài thơ xuất phát từ là nỗi lòng của riêng ông nhưng gây xúc động và nhận được sự đồng cảm của người đọc. Bài thơ đã được các nhạc sỹ Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng phổ nhạc. Vào tháng 10 năm 2004, Màu tím hoa sim đã được Công ty Cổ phần Công nghệ Việt (viết tắt: ViTek VTB) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng.


Vài nét về gia đình

Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, con gái một gia đình khá giả mà ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5 năm đó bà Ninh mất (do chết đuối) khi mới 16 tuổi và bài thơ Màu tím hoa sim ra đời. Sau đó ông kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, một nông dân, bài thơ Hoa lúa (1955) chính là bài thơ viết tặng người vợ thứ hai này.



Điều ít biết về 'Màu tím hoa sim'

Đến nay, "Màu tím hoa sim" được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng. Nhưng quanh sự kiện này, cũng không ít độc giả còn thắc mắc về bản cũ và bản mới chỉnh sửa sau này của bài thơ.

Tại Sài Gòn, trước năm 1975, giới văn nghệ sĩ cũng như đông đảo bạn đọc yêu thích thơ nhạc đều rất quen thuộc với bài Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan. Tuy bấy giờ tác giả đang sống ngoài Bắc, nhưng tác phẩm ấy đã chiếm một chỗ đứng trong lòng người yêu thơ miền Nam. Bài thơ được giới thiệu không những qua sách báo, mà còn được phổ nhạc, hát rộng rãi trên đài phát thanh, các buổi trình diễn văn nghệ trên sân khấu đương thời, nhất là vào những năm thập niên 60 của thế kỷ 20. Bản Màu tím hoa sim thời ấy ngắn hơn bản tác giả công bố sau này. Nghĩa là dừng lại, chấm hết ở mấy câu: "Tôi hát trong màu hoa. Áo anh sứt chỉ đường tà. Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu" chứ không có thêm “Tôi ví vọng về đâu. Tôi với vọng về đâu. Áo anh nát chỉ dù lâu...” ở cuối bài như sau này.

Name:  MauTimHoaSim.jpg
Views: 5300
Size:  65.7 KB


So với bản Màu tím hoa sim "nay" thì bản "xưa" tuy ngắn hơn nhưng ý thơ đi rất trọn nghĩa, trọn tình, không trúc trắc, không khiến người đọc phải dừng lại suy nghĩ. Nhà thơ có quyền sửa thơ của mình, hoặc thêm vào những đoạn mới. Song về phía những độc giả đã cảm nhận, yêu thích, hoặc có những kỷ niệm gắn bó với Màu tím hoa sim theo bản cũ thì khó "làm quen" với những đoạn mới, chữ mới, với hơi thơ có vẻ xa lạ với bài thơ từng biết. Do vậy, một số độc giả đã tỏ ra tâm đắc với bài Màu tím hoa sim trước kia. Nhưng dù Màu tím hoa sim bản "xưa" hay "nay" vẫn chỉ để viết về một người, một mối tình.

Đó là người vợ trẻ Đỗ Thị Lệ Ninh đã mất sau ngày cưới không lâu vì chết đuối. Các anh của “nàng”, theo tài liệu của Hàn Anh Trúc là 3 người có thực ở chiến trường Đông Bắc. Đó là Đỗ Lê Khôi - tiểu đoàn trưởng hy sinh trên đồi Him Lam, Đỗ Lê Nguyên nay là Trung tướng Phạm Hồng Cư và Đỗ Lê Khang - nguyên Thường vụ Trung ương Đoàn. Hữu Loan kể và Hàn Anh Trúc ghi lại trong một cuốn biên khảo văn học rằng, bố vợ ông trước kia làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên “vợ mình sinh ở trong ấy, quen gọi mẹ bằng má”, bài thơ mới có câu “má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối”. Hàn Anh Trúc viết là Hữu Loan sáng tác bài thơ ngay tại mộ người vợ trẻ, rồi: "ghi vào chiếc quạt giấy để lại nhà một người bạn ở Thanh Hóa. Bạn anh đã chép lại và chuyền tay nhau suốt những năm chiến tranh". Điều đó đã được chính nhà thơ Hữu Loan xác nhận.

OPEN giới thiệu với mọi người 1 bản thảo được chứng minh là gần với bản gốc nhất, hy vọng mọi người sẽ thích thú !

MÀU TÍM HOA SIM

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)

Cám ơn vì đã đọc bài của OPEN !

Bài được open sửa đổi lần cuối vào ngày 29-07-2009, lúc 18:27
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (30-07-2009), hat_de (30-07-2009), huuhuetran (02-08-2009), THE GUEST (29-07-2009)
  #5  
Cũ 01-08-2009, 21:04
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

dạ cổ hoài lang

Name:  11039147-2.jpg
Views: 2666
Size:  30.4 KB

Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.

Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên...

Name:  CaoVanLau.jpg
Views: 2695
Size:  15.3 KB

Nguyên nhân ra đời

Theo báo Thanh Niên, thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng:

Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con...Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu...

Tác giả bài báo kể tiếp: Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “đêm đông gối chiếc cô phòng", Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế...

Tác giả Trung Tín trong một bài viết, cho biết thêm hai lời kể nữa:

Lời kể của nhạc sĩ Hai Ngưu :

Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời... ít lâu sau (nhờ vợ ông có thai) hai vợ chồng ông được tái hợp, để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con.

Lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ông Chín Tâm (nguyên giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn):

Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi, ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do “tam niên vô tự bất thành thê”. Ông Sáu Lầu đau khổ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình…

Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là Hoài lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý, đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông Kiên còn thêm vào hai chữ “dạ cổ”, thành ra “Dạ cổ hoài lang”. Về lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ “Chinh phụ thán” của nhạc sư Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hòa Bình ở Bạc Liêu. Bài thơ mang âm hưởng tích “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu.

Nhưng theo Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) và những người đồng môn với ông Cao Văn Lầu, thì ông Lầu đã soạn được phần nhạc trước khi xa vợ. Ông Hưng kể:

Ông Cao Văn Lầu cùng các bạn học đồng thời đã được thầy là nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc Khị) hướng dẫn sáng tác theo một chủ đề là “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Lúc đó có nhiều người sáng tác, riêng ông Cao Văn Lầu trong năm Đinh Tỵ (1917) đã sáng tác một bản nhạc 22 câu, nhưng gặp phải hoàn cảnh vợ chồng ly tán…Vì quá đau buồn nên ông không thể tiếp tục đặt lời ca, mãi đến năm sau vợ chồng hàn gắn[5] lại ông mới có đủ tinh thần chỉnh lý bản nhạc. Ông đã theo lời khuyên của bạn đồng môn là Ba Chột (tác giả bản Liêu Giang, tác phẩm được sáng tác cùng thời và cùng một chủ đề vừa nêu trên) bỏ bớt 2 câu trùng lắp còn lại 20 câu và tiếp tục đặt lời ca...

Và cũng theo ông Hưng, cái tên Dạ cổ hoài lang là của một nhà sư đặt cho bản nhạc:

Bản nhạc và lời ca đã sáng tác xong nhưng chưa có tên. Lại vừa đến rằm Trung thu (Mậu Ngọ 1918) ông Lầu cùng các bạn đến thăm thầy luôn tiện đem bản nhạc ra trình. Ông Lầu đã dùng chiếc đàn tranh vừa độc tấu một lần và vừa đàn vừa ca thêm một lần nữa. Lúc đó, ngoài các thầy trò còn có mặt nhà sư Nguyệt Chiếu (một người rất tinh thâm Hán học và nhạc cổ truyền), chính thầy Nhạc Khị đã nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc vừa tấu và nhà sư đã đặt tên là Dạ cổ hoài lang. Vậy, bản Dạ cổ hoài lang 20 câu nhịp đôi đã chính thức ra đời kể từ đêm đó..

Trần Đức Thuận ở Hội Khoa học lịch sử Bạc Liêu, trong một bài viết đã kết luận:

Bản Dạ cổ hoài lang về nguyên nhân sáng tác tuy có dính líu một phần nào với hoàn cảnh chia ly của vợ chồng Cao Văn Lầu, nhưng nguyên nhân chính vẫn là nhờ sự hướng dẫn sáng tác của thầy Nhạc Khị với một tiêu đề định sẵn...

Thời điểm ra đời

Thời điểm Dạ cổ hoài lang ra đời, ngoài những chi tiết khá khác nhau qua lời kể ở phần trên, còn có nhiều ý kiến chưa tương đồng nữa, kể cả ông Cao Kiến Thiết và Cao Văn Bỉnh, là hai người con của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng chưa xác định được thời điểm, vì có lúc hai ông nói năm 1919 là năm ra đời bản Dạ cổ, có lúc hai ông lại nói năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ.

Và theo các nhà nghiên cứu khác, thì:

Ông Thành Châu (báo Văn học nghệ thuật, tháng 8 năm 1977), nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986), đồng cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1917.

Nhạc sĩ Trọng Nguyễn (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, tr.40), Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân tức Lê Long Vân (Kể chuyện cải lương, 1988, tr. 67), nhà nghiên cứu Đắc Nhẫn (Tìm hiểu âm nhạc cải lương, Nxb TP. HCM, 1987, tr. 41), hai nhà sử học Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, 1992) không cho biết năm khởi thảo, nhưng đều nói bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1918.

Nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr. 50), Lâm Tường Vân (Đặc san Quí Dậu 1993, Hội Ái hữu Bạc Liêu Nam Cali, tr. 28), Nguyễn Tư Quang (Tạp chí Bách Khoa số 63, Sài Gòn, 1959) thì năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là năm 1919.

GS. Trần Quang Hải (con trai của GS. Trần Văn Khê) cho là ca khúc ra đời vào năm 1920 và nhà nghiên cứu Toan Ánh nói “vào khoảng năm 1920” (Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca, Nxb Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208)

Ông Anh Đệ (Nghệ thuật sân khấu, Viện sân khấu, 1987, tr. 59) cho rằng năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là 1915.

Tuy nhiên, ý kiến cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918) được đa số nghệ sĩ Bạc Liêu và nhiều người đồng thuận hơn.

Name:  Q4458K_72.jpg
Views: 3021
Size:  70.5 KB

Nghi vấn

Ông Nguyễn Tư Quang, tác giả bài báo Thử tìm xuất xứ bài Vọng cổ cho biết:

...Thoát thai của bản nhạc vốn là bài thơ có dạng như là một bài phú 20 câu lấy nhan đề là Dạ cổ hoài lang. Bài này do một nhà sư có pháp danh Nguyệt Chiếu, không rõ họ tên thật, tu trong một ngôi chùa ở làng Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Bài Dạ cổ ra đời năm 1919...

Ý kiến này được nhà nghiên cứu Toan Ánh đồng thuận, ông viết:

Ở chùa Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, có một nhà sư pháp danh là Nguyệt Chiếu. Thấy nhà sư nho học uyên thâm với tư tưởng ẩn dật, người ta đoán chừng là một văn nhân chống Pháp trong thời Cần Vương, nay thất thời nên tạm lánh mình vào cửa Phật...Tuy đã đi tu nhưng vẫn mang nặng tình non nước…nên nhà sư mới đem tâm sự mình ký gủi vào bài từ, đề là Dạ cổ hoài lang. Và bài thơ này được ông Sáu Lầu phổ ra nhạc...

Năm 1989, tại cuộc hội thảo ở Bạc Liêu, nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng cũng đã phát biểu:

Vào những năm 1950-1952, nhóm sưu tầm nghiên cứu dân ca và cổ nhạc Nam Bộ gồm nhạc sĩ Quách Vũ, Ngọc Cung và ông. Rất tiếc là lúc ấy ông Cao Văn Lầu đang bệnh không ra được vùng giải phóng. Nhưng cũng may là nhóm tài tử ở Long Điền có người biết rành cho hay ông Sáu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu mà phổ nhạc. Nhạc của nó là sự kết hợp giữa hai bài Hành Vân và Xuân nữ.

Nhưng qua tìm hiểu của ông Trần Phước Thuận ở Hội khoa học lịch sử Bạc Liêu, thì:

Ở Bạc Liêu chỉ có một nhà sư pháp danh là Đạt Bảo tự Nguyệt Chiếu (1882-1947), trước ở chùa Vĩnh Phước An sau dời về chùa Vĩnh Đức, hiện mồ mả của nhà sư nằm ở sau chùa Vĩnh Đức. Không có chùa nào mang tên Hòa Bình như các tài liệu trên đã ghi. Ông vốn là tiền bối về nhạc lễ cổ truyền nhưng ông chưa bao giờ làm thơ. Các đệ tử của ông hiện còn sống đều xác nhận như vậy và chẳng ai nghe thầy nói gì về bài thơ trên. Như vậy, cái thuyết cho rằng “ông sáu Lầu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu để sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang năm 1919” là hoàn toàn không có căn cứ.

Lời bài ca


Từ là từ phu tướng,
Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặn đau.
Đường dù xa ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin chàng,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phũ phàng...
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạt phai.
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Mau trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.


Ký âm cổ nhạc
(theo loại đàn dây Bắc)


Hò lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
Liu xế xang xự xề xang lìu hò
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hò lìu xang xang xế cống
Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’'
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
Xừ xang xừ cống xế
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hò
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu

Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.


Giá trị


Ông Trần Đức Thuận nhận xét:

Bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản nhạc cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Đây cũng là điều tối ưu của nó, có lẽ là do tiếng nhạc du dương và lời ca bình dị rất hợp với người Nam Bộ; hình ảnh người chinh phụ ở đây đã hòa nhập thực sự vào cuộc đời thường, phản ảnh đúng tâm trạng yếu đuối của người phụ nữ khi xa chồng, nhất là trong những hoàn cảnh bắt buộc phải chia duyên rẽ thúy. Có lẽ chính cái "tính thường" này đã làm rung cảm người nghe...

Thông tin thêm

Bài này được đưa lên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Năm Tú ở Mỹ Tho, rồi sau đó được sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương. Và cũng vì thế, bản Dạ cổ hoài lang được chuyển dần thành nhiều nhịp. Năm 1924, tăng lên nhịp bốn. Từ khoảng 1934 đến 1944, tăng lên nhịp tám. Từ khoảng 1944 đến 1954, Vọng cổ tăng lên nhịp 16. Từ 1955 đến 1964, tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp hai. Bản Vọng cổ từ nhịp bốn trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc công trình chung của tài tử bốn phương. Và ông tổ cải lương không phải là Cao Văn Lầu, vì bản Dạ cổ hoài lang chào đời năm 1918, trong khi sân khấu cải lương ra đời khoảng năm 1916.

Xin mời nghe ! Thật mượt mà và sâu lắng !

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/....IW6IEO0I.html
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (21-09-2010), huuhuetran (02-08-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.