Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THỜI SỰ TEM > Tem Thế giới mới phát hành > Châu Âu - EUROPE > Âu-2009

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 03-02-2009, 22:17
gachjp's Avatar
gachjp gachjp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-01-2008
Đến từ: Hà Thành
Bài Viết : 630
Cảm ơn: 650
Đã được cảm ơn 1,543 lần trong 504 Bài
Mặc định Rumani-Romania/2009

Romania


- Romania (còn gọi là Ru-ma-ni) là một quốc gia tại đông nam châu Âu. Romania giáp với Ukraina và Moldova về phía bắc và đông bắc; giáp với Hungary về phía tây bắc; giáp với Serbia về phía tây nam; giáp với Bulgaria về phía nam và giáp với Biển Đen về phía đông. Nước này nằm trên phần lớn diện tích của đồng bằng sông Danube. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Romania là Bucharest.

- Lãnh thổ Romania ngày nay được hình thành do sự hợp nhất của nhiều công quốc Romania thời trung cổ, trong đó quan trọng nhất là Moldavia, Wallachia và Transylvania. Romania giành được độc lập từ tay Đế chế Ottoman và được cộng đồng quốc tế công nhận vào năm 1878. Sau Thế chiến thứ hai, Romania trở thành một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa có quan hệ gắn bó với Liên Xô. Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ tại Romania và nước này quay trở lại tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 2007, Romania đã chính thức trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu.

- Thủ đô: Bucharest
- Ngôn ngữ: Tiếng Romania
- Chính phủ: Cộng hoà
- Diện tích: 238.392 km² (hạng 82)
- Đơn vị tiền tệ: LEU(RON)
- Tỷ giá: 1.00 RON=5,252.36 VND (03/02/09)


Name:  quoc ky.jpg
Views: 2085
Size:  4.7 KB
Quốc kỳ

Name:  quoc huy.jpg
Views: 1229
Size:  17.3 KB
Quốc huy

Name:  Ban do.jpg
Views: 1997
Size:  22.8 KB
Bản đồ


Theo tài liệu của Wiki
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn gachjp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (22-03-2009), hat_de (03-02-2009), Poetry (17-07-2009), zodiac (04-02-2009)
  #2  
Cũ 13-03-2009, 19:27
gachjp's Avatar
gachjp gachjp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-01-2008
Đến từ: Hà Thành
Bài Viết : 630
Cảm ơn: 650
Đã được cảm ơn 1,543 lần trong 504 Bài
Mặc định

Bộ số 1: 150 năm hợp nhất các ông hoàng Rumani


- Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày hợp nhất các ông hoàng Rumani, Bưu chính Rumani đã đưa vào lưu hành mẫu tem với chủ đề “150 năm hợp nhất các công quốc Rumani – 24 tháng 1 năm 1859”

Name:  24-01-09.jpg
Views: 992
Size:  81.0 KB

- Tư tưởng hợp nhất luôn hiện hữu trong tim và suy nghĩ của cư dân Carpatho-Danubiano-Pontic, là 1 vùng ở Trung Âu. Theo đó, trong suốt giai đoạn cai trị của vua Burebista (82-44 BC), ông đã cố gắng để hợp nhất và lần đầu tiên trong lịch sử của những vùng đất này, bộ tộc Geto-Dacian đã tạo ra một đế chế quyền lực và rộng lớn

- Trong suốt những thế kỷ của lịch sử thành công trong chu kỳ khủng khiếp, những vùng đất này đã bị chuyển đổi từ vương quốc Dacian thành các tỉnh thành của người Roman, đã bị chiến tranh tàn phá bởi những đội quân xâm chiếm và sau đó là 3 ông hoàng Rumani. Ý tưởng hợp nhất những lãnh thổ này luôn tồn tại trong tâm niệm và suy nghĩ của người dân Rumani cho đến khi Mihai Viteazul lên nắm quyền vào năm 1600. Ông đã đưa ra những lời hứa vĩ đại nhất với tất cả mọi người: thống nhất Transylvania, Moldavia and Walachia dưới một triều đại trị vì.

Name:  FDC 24-01-09.jpg
Views: 921
Size:  74.8 KB

- Gần 150 năm trôi qua để đón chờ “Mùa xuân – sự hồi sinh cho mọi người”, cuộc cách mạng năm 1848 đã bao phủ toàn bộ châu Âu và làm sống lại ước mơ đẹp về sự thống nhất của tất cả người dân Rumani trong các vương quốc Rumani. Những cái tên như Eliade Radulescu, Mihail Kogalniceanu, Nicolae Balcescu, Simion Barnutiu chỉ là một vài trong số những cái tên đóng vai trò quyết định trong sự tiến triển về mặt chính trị trong nước ở thời đó, và mang lại một hơi thở mới cho sự tái sinh của xã hội Rumani. Những xung đột xuất hiện giữa những thế lực châu Âu lớn mạnh sau 1850 đã hé mở tầm quan trọng của những vương quốc Rumani do vị trí chiến lược của chúng, biển Đen và Danube. Đại hội tại Vienna năm 1855 và tại Paris năm 1856 là những bước tiến đầu tiên được thực hiện cho công cuộc hợp nhất 2 vương quốc Rumani thong qua sự chấp thuận của tổ chức Ad-hoc Gatherings. Sau đó, năm 1858, trong 1 đại hội được tổ chức tại Paris, những thế lực lớn mạnh đã quyết định sự thống nhất chính thức cho các vương quốc Rumani, và do người nắm quyền được bầu cho mỗi thủ đô (thủ đô Bucharest and Jassy) với chính quyền khác biệt và chỉ chia sẻ một số thể chế chung. Nhưng ý tưởng thống nhất trong tâm trí của người Rumani mạnh hơn quyết định được ban hành trong đại hội châu Âu nên Alexandru Ioan Cuza đã được lựa chọn là nhà cầm quyền của Moldavia vào 5 tháng 1 và của Walachia vào 24 tháng 1 năm 1859. Vậy nên điều đó đã đặt châu Âu phải đối mặt với 1 kỳ tích: 1 nhà cầm quyền duy nhất sẽ mang lại sự thống nhất của 2 vương quốc Rumani. Sau 2 tháng được bầu, Cuza đã chính thức được các thế lực lớn mạnh công nhận là nhà cầm quyền duy nhất của các vương quốc Rumani, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đã thừa nhận sự hợp nhất vào năm 1861 và chỉ trong thời gian nhà nắm quyền A.I.Cuza sống.

- Quốc gia Rumani được công bố vào 24 tháng 1 năm 1862 với tên gọi là Rumani và thủ đô được thiết lập tại Bucharest. Thông qua những cuộc cải cách của mình, Alexandru Ioan Cuza đã góp phần vào sự hiện đại hóa của xã hội và cấu trúc Rumani. Tài liệu lịch sử kết luận rằng 24 tháng 1 năm 1859 không chỉ là một bước tiến quan trọng cho sự độc lập của Rumani mà còn cho toàn bộ sự thống nhất của đất nước, và giấc mơ đó cuối cùng đã thành sự thật vào 1 tháng 12 năm 1918

Name:  book 24-01-09.jpg
Views: 1067
Size:  49.2 KB

- Mẫu tem bưu chính là sự kết hợp của 1 sheet tem và 1 con tem. Nền của sheet tem là bản đồ của vương quốc Rumani thống nhất, có huy hiệu của Moldavian and the Walachian trước sự hợp nhất năm 1859. Bên cạnh bài thơ trữ tình "Hora Unirii" của V. Alecsandri là hình chiếc huy chương “24 tháng 1 năm 1859-Viện đầu tiên của các vương quốc thống nhất” được đúc năm 1864 tại Bucharest. Những mẫu tem này minh họa sự khác biệt giữa các huy hiệu của các vương quốc Rumani hợp nhất.


Ngày phát hành: 24.01.2009
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn gachjp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (22-03-2009), Poetry (17-07-2009), zodiac (14-03-2009)
  #3  
Cũ 17-03-2009, 16:37
gachjp's Avatar
gachjp gachjp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-01-2008
Đến từ: Hà Thành
Bài Viết : 630
Cảm ơn: 650
Đã được cảm ơn 1,543 lần trong 504 Bài
Mặc định

Bộ số 1: 10 năm phát hành đồng tiên chung châu Âu


- Euro, đồng tiền chung châu Âu xuất hiện trên thị trường tiền tệ thế giới 10 năm trước nhưng ý tưởng về đồng tiền này của liên minh châu Âu khởi đầu sớm hơn, vào năm 1968 khi Hiệp định chung về thuế quan được thành lập.

Name:  30-01-09.jpg
Views: 3788
Size:  84.3 KB

- Những bước tiến quan trọng nhất trước khi có sự xuất hiện của đồng tiền chung châu Âu là việc tạo ra hệ thống tiền tệ châu Âu năm 1979, việc ký kết văn kiện duy nhất châu Âu năm 1986 và hiệp ước Maastricht năm 1992. Hệ thống tiền tệ châu Âu được thành lập để ổn định hệ thống tiền tệ trong cộng đồng kinh tế châu Âu. Văn kiện duy nhất châu Âu xác định tự do của sự vận động trong hiệp hội châu Âu – cho con người, thủ đô cũng như dịch vụ và hàng hóa – còn Hiệp ước Maastricht đại diện cho quyền cơ bản của đồng tiền chung.

Name:  FDC 30-01-09.jpg
Views: 3018
Size:  59.1 KB

- Vào tháng 12 năm 1995, trong hội đồng châu Âu họp tại Madrid, tên của đồng tiền chung đã được quyết định, đó là euro. Một trong những lý do cái tên này được chọn là do nó dễ phát âm với tất cả các ngôn ngữ trong cộng đồng châu Âu. Ký hiệu của đồng tiền euro (€) được lấy từ 1 chữ Hy lạp "epsilon", được coi như 1 nơi bắt nguồn của người dân Châu Âu

- Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999, đồng euro thay thế cho ECU với tỷ lệ 1:1. Euro được chính thức đưa vào lưu hành từ 1 tháng 1 năm . Rumani trở thành thành viên của liên hiệp châu Âu vào 1 tháng 1 nam 2007. vào ngày này, ngân hàng quốc gia Rumani là thành viên chính thức của hệ thống ngân hàng Trung tâm châu Âu. Quyết định chuyển đồng tiền của Rumani sang đồng tiền chung euro sẽ tiến hành vào năm 2014

Name:  book 30-01-09.jpg
Views: 2012
Size:  57.4 KB

Ngày phát hành: 30.01.2009
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn gachjp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (22-03-2009), hat_de (21-03-2009), Nguoitimduong (17-03-2009), Poetry (17-07-2009)
  #4  
Cũ 22-03-2009, 19:29
gachjp's Avatar
gachjp gachjp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-01-2008
Đến từ: Hà Thành
Bài Viết : 630
Cảm ơn: 650
Đã được cảm ơn 1,543 lần trong 504 Bài
Mặc định

Bộ số 3: Lễ phục sinh


Như mọi năm, vào dịp lễ phục sinh, bưu chính Rumani phát hành mẫu tem để chào mừng sự kiện này: lễ phục sinh, một trong những ngày lễ quan trọng nhất của những người theo đạo Thiên chúa giáo.



Name:  26-02-09.jpg
Views: 1081
Size:  98.9 KB

Name:  FDC 26-02-09.jpg
Views: 974
Size:  65.3 KB

Name:  book 26-02-09.jpg
Views: 1030
Size:  74.1 KB


Ngày phát hành: 26.02.2009
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn gachjp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (22-03-2009), hat_de (23-03-2009), Poetry (17-07-2009), Russ (23-03-2009)
  #5  
Cũ 31-03-2009, 22:36
gachjp's Avatar
gachjp gachjp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-01-2008
Đến từ: Hà Thành
Bài Viết : 630
Cảm ơn: 650
Đã được cảm ơn 1,543 lần trong 504 Bài
Mặc định

Bộ số 4: Những loài chim từ vùng đồng bằng Danube

- Để đáp ứng mong mỏi của người sưu tập trong nước cũng như trên thế giới, bưu chính Rumani phát hành mẫu tem với chủ đề “Những loài chim từ vùng đồng bằng Danube” gồm 4 con tem và 1 sheet tem.

Name:  28-02-09.jpg
Views: 1080
Size:  67.2 KB

- Chim bói cá phổ biến – tên khoa học là Alcedo atthis athis – được minh họa trên mẫu tem với giá mặt RON 0.50. Loại chim bói cá này chỉ dài 16-18cm, màu sắc sặc sỡ và trông giống như 1 món đồ trang sức, màu xanh ở phía trên, đỏ cam ở dưới phần bụng và trắng ở phần mề và cần cổ. Nó làm tổ bên những bờ nước ngọt. Mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 6, loài chim này đẻ 6-7 trứng trong khoảng thời gian 20 ngày. Nó ăn những loại cá nhỏ và có khả năng bay nhanh như 1 mũi tên. Loại chim bói cá này sinh sống phổ biến ở đồng bằng Danube

- Chim cà kheo cánh đen – tên khoa học là Himantopus himantopus – xuất hiện trên mẫu tem với giá mặt RON 1.60. Loại chim này có chân rất dài màu đỏ sậm hay hồng. Bộ long của chúng thường có màu trắng và chỉ quan sát thấy đôi cánh có màu đen khi chúng bay. Chúng chỉ xuất hiện ở đồng bằng Danube vào mùa hè, là nơi chúng làm tổ trong 1 bầy nhỏ, ở những vùng nước mặn.

Name:  FDC 28-02-09.jpg
Views: 1145
Size:  71.4 KB

- Chim diệc bạch lớn – tên khoa học là Egretta alba – được minh họa trên mẫu tem với giá mặt RON 2.10. Chúng là loài diệc hiếm nhất trong quần động vật của Rumani và được công nhận là kiệt tác của thiên nhiên. Chúng là thành viên của bộ Ciconiiformes, họ Ardeidae. Loài diệc này dài 90 cm và được quan sát thấy ở châu Âu, châu Phi, châu Á và châu Úc. Loài chim này cũng chỉ đến Rumani vào mùa hè và chủ yếu là ở đồng bằng Danube.

- Đại bàng đuôi trắng – tên khoa học là Haliaeetus albicilla – trên mẫu tem với giá mặt RON 8.10. loại chim này dai 77-92cm và sải cánh dài từ 190-240cm. Chúng thích những khu vực riêng biệt, ẩm ướt hay những khu lầy lội như các đồng bằng. Đây là một trong những loại chim săn mồi lớn nhất với sải cánh rất rộng. Đại bàng trưởng thành có màu nâu và đuôi màu trắng, hình chiếc đục. Chúng ăn những loài chim bay chậm, cá, xác súc vật và đôi khi cả loài bò sát và gậm nhấm. chúng làm tổ trên cây và thường đẻ 1 hay 2 con mỗi năm


Name:  book 28-02-09.jpg
Views: 873
Size:  49.8 KB

Ngày phát hành: 28.02.2009
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn gachjp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (01-04-2009), Poetry (17-07-2009)
  #6  
Cũ 23-04-2009, 21:51
gachjp's Avatar
gachjp gachjp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-01-2008
Đến từ: Hà Thành
Bài Viết : 630
Cảm ơn: 650
Đã được cảm ơn 1,543 lần trong 504 Bài
Mặc định

Bộ số 5: Bảo tồn vùng cực và song băng

- Đầu thế kỷ 21, một trong những vấn đề nghiêm trọng mà loài người đang và sẽ phải đối mặt trong tương lai do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hậu quả đã tác động lên hệ thực vật và động vật trên địa cầu – là vấn đề tốn nhiều giấy mực của báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng nghe nhìn trên khắp thế giới – và vấn đề này đã đến giai đoạn nguy hiểm. nguyên nhân chính của hiện tượng này là do hàng loạt hành động của loài người. Do vậy các nhà khoa học đã bắt đầu đưa ra tín hiệu cảnh báo cho nhân loại biết rằng chỏm băng đang tan với tốc độ kỷ lục.

Name:  21-03-09.jpg
Views: 796
Size:  73.5 KB

- Năm 2007, chỏm băng đạt kích thước thấp nhất trong vòng 30 năm gần đây. Những nghiên cứu của NASA chứng minh rằng 23% lượng băng mất đi trong những mùa đông trước đây. Để bảo vệ vùng Nam Cực, 1 hiệp ước đã ra đời xác định luật quốc tế của lục địa. Năm 1959 Hiệp ước do 12 nước ký kết, gồm Áchentina, úc, Bỉ, Chile, Pháp, Nhật, New Zealand, Thụy Điển, Nam Phi, Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ) và hiệp ước này có hiệu lực vào năm 1961. Rumani ký hiệp ước này vào năm 1971 và trở thành thành viên thứ 17 của hiệp ước. Giờ đây, gần 50 nước đã tham gia ký kết hiệp ước này.

Name:  book 21-03-09.jpg
Views: 842
Size:  58.6 KB

- Chủ đề bưu chính đặc biệt này là tiếp bước sáng kiến do tổng thống Chile và Phần lan năm 2007. Trong hiệp định hoàn chỉnh về quản lý bưu chính của 2 quốc gia đã đề xuất với những quốc gia khác tham gia vào chương trình tạo ra chủ đề tem bưu chính bảo vệ các vùng cực và song băng. Một loạt những nước Bắc Âu cũng như Úc, Canada, New Zealand, Braxin, Nam Phi và nhiều quốc gia khác đã tham gia vào chương trình này, Rumani là một trong số những nước đó.


Name:  FDC 21-03-09.jpg
Views: 751
Size:  55.6 KB

Ngày phát hành: 21.03.2009
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn gachjp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (24-04-2009), Poetry (17-07-2009)
  #7  
Cũ 09-05-2009, 10:27
gachjp's Avatar
gachjp gachjp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-01-2008
Đến từ: Hà Thành
Bài Viết : 630
Cảm ơn: 650
Đã được cảm ơn 1,543 lần trong 504 Bài
Mặc định

Bộ số 6: Hệ thực vật từ vùng bảo tồn - vùng núi Rodna

- Với diện tích 47000ha, công viên quốc gia vùng núi Rodna gồm những đỉnh núi cao nhất của Eastern Carpathians – với đỉnh Pietrosu Mare cao 2303m và 1 trong những khu bảo tồn thiên nhiên lâu đời nhất của Rumani - Pietrosu Mare là khu bảo tồn sinh quyển. Tầm quan trọng của vườn quốc gia này do cả địa chất của khối núi và sự đa dạng các loài thực vật và động vật. Một số loài rất hiếm, có những loài chỉ có ở khối núi này. Hơn nữa, vào năm 1979, Ủy ban UNESCO về loài người và sinh quyển ở Paris quyết định tặng cho vùng này danh hiệu Khu bảo tồn sinh quyển.

- Để ủng hộ những nỗ lực bảo bệ môi trường – bao gồm hệ động vật và thực vật – là một phần sự giàu có của quốc gia và đó cũng là những thứ nên bảo tồn cho các thế hệ tương lai, bưu chính Rumani đã phát hành mẫu tem với chủ đề “Hệ thực vật từ vùng bảo tồn – vùng núi Rodna”

- Những nhà sưu tầm tem sẽ thấy những mẫu tem hoa như Pigeon’s Gizzard – mề chim bồ câu, hoa lily Martagon, hoa Large Pink – hoa lớn màu hồng, hoa cúc tây Al-pơ, hoa chuông và cây nhung tuyết.

Name:  28-03-09.jpg
Views: 1431
Size:  47.8 KB

- Cây nhung tuyết – tên khoa học là Leontopodium alpinum, là 1 tuyệt tác của thiên nhiên, được minh họa trên mẫu tem với giá mặt RON 0.30. Đây là loại cây lưu niên có thân thẳng không cành nhánh, cao 5-20cm nếu sinh trưởng ở Rumani nhưng có thể cao hơn 50-80cm nếu sinh trưởng ở một số quốc gia khác. Cây nhung tuyết sinh trưởng trong dãy núi Alpo nhưng đôi khi ta có thể bắt gặp ở những vùng gần dãy núi Alpo. Cây có những chiếc lá mịn như len ở trên đỉnh, tạo thành hoa có dạng ngôi sao. Cây có vẻ đẹp duyên dáng nhờ những lông màu trắng bạc mịn, thường nở hoa vào tháng 7 và 8.

- Hoa cúc tây Alpo – tên khoa học là Aster alpinus – trên mẫu tem với giá mặt RON 0.60. Đây là loại cây thấp ở vùng núi Alpo và cận Alpo. Nó sinh trưởng trên đất đá ở những nơi nhiều nắng, cây cao 10-15cm, hoa có đường kính 5cm. Cánh hoa màu hồng với màu vàng ở giữa, và hoa thường nở vào tháng 5 và 6.

- Hoa lớn màu hồng, Large Pink – với tên khoa học là Dianthus superbus – trên mẫu tem có giá mặt RON 1.00. Loại cây hoa này thường có dạng bụi, thân khẳng khiu, cao 30cm với cụm hoa ở trên đỉnh, hoa có đường kính 1.5-2.5cm, lá hẹp, mọc sóng đôi. Hoa mọc vào tháng 6 và 7 ở những nơi cỏ mọc nhiều đá hay thậm chí ở những tảng đá trên sa mạc.

Name:  FDC 28-03-09.jpg
Views: 1040
Size:  66.1 KB

- Hoa mề chim bồ câu, Pigeon’s Gizzard – tên khoa học Silene nivalis – được minh họa trên mẫu tem có giá mặt RON 1.20. Đây là loại hoa được nhiều người biết đến, loài hoa đặc hữu này tượng trưng cho vườn quốc gia vùng núi Rodna vì đây là nơi duy nhất loài hoa này sinh trưởng.

- Hoa chuông – tên khoa học Campanula persicifolia – có trên mẫu tem có giá mặt RON 2.40. Đây là loại cây lưu niên, cao 30-70cam, nở hoa vào tháng 6 và 7 trong những khu rừng hay trên những con đường núi

- Hoa Martagon Lily hay Turk’s cap Lily – tên khoa học Lilium martagon – trên mẫu tem có giá mặt RON 3.10. Loại hoa này là một trong những loài hoa do con người trồng từ rất lâu, khoảng 5000 năm trước, nhưng vậy là còn được trồng sớm hơn hoa hồng. Có xuất xứ từ châu Âu, hoa Lily cao 100cm và có hoa màu hồng tím.

Name:  book 28-03-09.jpg
Views: 912
Size:  57.9 KB


Ngày phát hành: 28.03.2009
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn gachjp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (09-05-2009), Poetry (17-07-2009)
  #8  
Cũ 17-07-2009, 23:23
gachjp's Avatar
gachjp gachjp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 16-01-2008
Đến từ: Hà Thành
Bài Viết : 630
Cảm ơn: 650
Đã được cảm ơn 1,543 lần trong 504 Bài
Mặc định

Bộ số 7: Kỷ niệm 100 năm công ty dầu khí Romgaz của Rumani

Tem
Name:  24-04-09.jpg
Views: 689
Size:  75.7 KB

FDC
Name:  FDC 24-04-09.jpg
Views: 706
Size:  45.5 KB

Bìa giới thiệu
Name:  book 24-04-09.jpg
Views: 680
Size:  52.5 KB


Ngày phát hành: 24.04.2009
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn gachjp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Poetry (17-07-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Romania 2011 j0j0 Âu-2011 8 03-09-2011 22:59
Phong bì kỷ niệm ngày 02-09-2009 và ngày 09-09-2009 Poetry Ấn phẩm Viet Stamp 51 27-09-2009 23:05
Romania/2008 gachjp Âu-2008 27 03-02-2009 22:06



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.