Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Sinh hoạt BAN CỐ VẤN

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 05-06-2013, 10:37
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Sông Bến Hải cầu Hiền Lương

Sông Bến Hải cầu Hiền Lương


Tháng Bẩy lại sắp đến, gợi nhớ chuyện chia đôi đất nước theo Hiệp Ðịnh Genève ngày 20.7.1954 (đúng ra là 21.7.1954). Lằn ranh Nam Bắc trên giấy tờ là vĩ tuyến 17, trên thực tế là giòng sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Nối hai miền là cây cầu gỗ Hiền Lương gần cửa sông.

Cầu này đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá, nay đã được phục dựng. Song song với nó là cây cầu xi măng cốt sắt được xây dựng sau năm 1975, như trong hình dưới đây.

Hình 1: Hình ảnh cầu Hiền Lương cũ và phục
dựng sau năm 1975, cùng cây cầu xi măng mới.

Name:  Picture 137.jpg
Views: 1624
Size:  25.4 KB


Năm 1964, nhân kỷ niệm 10 năm Hiệp Ðịnh Genève, Nha Tổng Giám Ðốc Bưu Ðiện VNCH phát hành bộ tem Thống Nhất và dịp này, bác Phạm Văn Trường đã làm thiệp cực đại, nay là những hình ảnh đã đi vào lịch sử.

Hình 2: Bộ thiếp cực đại do bác PVT thiết kế

Name:  Picture 138.jpg
Views: 833
Size:  26.5 KB


Cũng cùng năm 1964, lúc còn là sinh viên Viện Ðại Học Sài Gòn, chúng tôi tổ chức một cuộc du khảo miền Trung đến Huế, Quảng Trị, và Kontum. Tại Huế, phái đoàn sinh viên có giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ hướng dẫn thăm thị xã, Hoàng Thành, lăng tẩm các vua nhà Nguyễn, và di tích lịch sử tại Huế.

Hình 3: Hổ Quyền, nơi voi và cọp tương tranh, một
thú giải trí của vua quan nhà Nguyễn. Hình chụp thời Pháp thuộc,
đàn voi được nài đưa vào Hổ Quyển để sửa soạn đấu với cọp.

Name:  Picture 139.jpg
Views: 974
Size:  13.3 KB


Hình 4: Chụp tháng 6.1964 tại Hổ Quyền, từ trái sang phải, sinh
viên Nguyễn Nhã (sau là giáo sư trung học Kiểu Mẫu ở Thủ Ðức, có
viết về vấn đề Hoàng Sa Trường Sa), Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ
(gs. đại học Sài Gòn, sau bị chính quyền VNCH đưa ra miền Bắc qua
cầu Hiền Lương vì ông hoạt động cho Phong Trào Hòa Bình), một sinh
viên cùng lớp với Nguyễn Nhã, và The smaller dragon, lúc ấy là một
bạch diện thư sinh trong khi hai sinh viên kia đã ra giáng mô phạm.

Name:  Picture 140.jpg
Views: 881
Size:  32.3 KB


Ðặc biệt, phái đoàn có một ngày đi thăm cầu Hiền Lương và tắm biển ở Cửa Tùng, là cửa sông Bến Hải. Nói chuyện với bộ đội miền Bắc ngay trên cầu Hiền Lương và vẫy vùng trên sóng nước Cửa Tùng mùa hè năm 1964 là những kỷ niệm nhớ đời của một thanh niên mới lớn trong thời chiến. Ðến tháng 9 năm 2011 khi về Hà Nội, tôi tình cờ mua được một bộ bưu thiếp Vĩnh Linh-Quảng Trị với hình ảnh sông Bến Hải, cầu Hiền Lương cùng sinh hoạt đấu tranh đương thời. Bộ bưu thiếp do nhiếp ảnh gia Hữu Cấy chụp năm 1964, trùng hợp với thời điểm phái đoàn sinh viên Sài Gòn du khảo có mặt tại đó.

Hình 5: Toàn cảnh cầu Hiền Lương từ miền
Bắc và một anh bộ đội miền Bắc đứng gác
Name:  Picture 141.jpg
Views: 1431
Size:  47.5 KB


Hình 6: Dàn loa miền Bắc khoảng 40-50 chiếc để phát
thanh về miền Nam. Bên bờ Nam, dàn loa chỉ chừng 8-10
cái, nhưng vì có công suất lớn nên không cần nhiều. Màn
đấu tranh chính trị thứ hai của hai bên là cột cờ. Không
bên nào chịu cột cờ bên mình thấp hơn, do đó hai cột cờ
cứ càng ngày càng cao.

Name:  Picture 142.jpg
Views: 955
Size:  38.2 KB



Hình 7: Một cảnh đấu tranh chính trị bên bờ Bắc năm 1964:
dân chúng Vĩnh Linh biểu tình đòi thống nhất lãnh thổ. Nhưng
trong đám biểu tình lại có đàn ngỗng bốn con ở giữa tạo nên
một không gian bình dị và một không khí an bình.

Name:  Picture 143.jpg
Views: 1544
Size:  38.9 KB
Name:  Picture 144.jpg
Views: 779
Size:  9.6 KB


Mong sao nước Việt không bao giờ còn bị cảnh qua phân và dân Việt được thanh bình thịnh vượng.

The smaller dragon,
California, USA
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (07-06-2013), dammanh (05-06-2013), Dat_stamp (05-06-2013), exploration (10-06-2013), HanParis (08-02-2014), hat_de (07-06-2013), manh thuong (05-06-2013), MeTemViet (07-06-2013), nam_hoa1 (06-06-2013), Ng.H.Thanh (05-06-2013), Poetry (05-06-2013), temhp88 (05-06-2013), ThinhVuongVu (07-06-2013), Tien (05-06-2013), vu.huy65 (08-06-2013)
  #2  
Cũ 07-06-2013, 08:04
asahi's Avatar
asahi asahi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 17-10-2008
Bài Viết : 1,922
Cảm ơn: 5,782
Đã được cảm ơn 7,974 lần trong 1,497 Bài
Mặc định

Thú vị nhất là nơi đây là nơi trao trả tù binh của VNDCCH và VNCH. Không cần phải qua tận Triều Tiên để xem, mà ngay chính VN cũng có. Mỗi lần trao trả tù binh, người dân tập trung đứng xem rất đông, y hệt như phim vậy
__________________
Add: 67 B Ông Ích Khiêm, Huế
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn asahi vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (07-06-2013), exploration (10-06-2013), hat_de (07-06-2013), Ng.H.Thanh (07-06-2013), Poetry (07-06-2013), The smaller dragon (07-06-2013), ThinhVuongVu (07-06-2013), Tien (07-06-2013)
  #3  
Cũ 07-06-2013, 11:08
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Asahi ở Huế, nên có thể biết hay nghe kể lại, chuyện dân chúng tụ tập đông đảo khi có trao trả tù binh ở cầu Hiền Lương, có lẽ là nhầm với vụ "tống xuất" ra miền Bắc.

Dân chúng tụ tập đông đảo mà báo chí Sài Gòn thời ấy đăng tin và hình ảnh chính là chuyện chính quyền VNCH đưa ba nhân vật "hoạt động cho CS" là giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ (hình trên, đã mất), kỹ sư Phạm Văn Huyến (thân sinh bà Phạm Thị Thanh Vân, tức bà Ngô Bá Thành), và ký giả Cao Minh Chiếm về miền Bắc qua cầu Hiền Lương mà thôi.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
asahi (07-06-2013), Dat_stamp (07-06-2013), exploration (10-06-2013), Ng.H.Thanh (07-06-2013), Poetry (07-06-2013), temhp88 (07-06-2013), Tien (07-06-2013)
  #4  
Cũ 07-06-2013, 11:39
asahi's Avatar
asahi asahi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 17-10-2008
Bài Viết : 1,922
Cảm ơn: 5,782
Đã được cảm ơn 7,974 lần trong 1,497 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Asahi ở Huế, nên có thể biết hay nghe kể lại, chuyện dân chúng tụ tập đông đảo khi có trao trả tù binh ở cầu Hiền Lương, có lẽ là nhầm với vụ "tống xuất" ra miền Bắc.

Dân chúng tụ tập đông đảo mà báo chí Sài Gòn thời ấy đăng tin và hình ảnh chính là chuyện chính quyền VNCH đưa ba nhân vật "hoạt động cho CS" là giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ (hình trên, đã mất), kỹ sư Phạm Văn Huyến (thân sinh bà Phạm Thị Thanh Vân, tức bà Ngô Bá Thành), và ký giả Cao Minh Chiếm về miền Bắc qua cầu Hiền Lương mà thôi.
Vì asahi có nghe những ngơif sống ở giai đoạn đó kể lại, chuyện trao trả tù binh giữa 2 bên, dân chúng 2 bên cũng đi xem, mà chắc cũng đứng xa nhìn tới
__________________
Add: 67 B Ông Ích Khiêm, Huế
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn asahi vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (07-06-2013), Poetry (07-06-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.