Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Cùng nhau giải đáp

Cùng nhau giải đáp Bạn đang có thắc mắc về Tem? Chúng ta cùng nhau giải đáp nhé!

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 09-06-2014, 16:53
Ng.H.Thanh's Avatar
Ng.H.Thanh Ng.H.Thanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Kiểm tra - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-03-2009
Bài Viết : 1,319
Cảm ơn: 11,757
Đã được cảm ơn 8,892 lần trong 1,331 Bài
Mặc định Điện báo là gì?

Hôm nay lập topic này hỏi thăm chú Huệ, chú Hàn và chú Hòa ...giúp dùm cháu và những bạn khác thông tin Điện báo là gì? Và được dùng trong trường hợp nào, cám ơn chú trước nhé chú

Name:  P1140413.JPG
Views: 9872
Size:  189.7 KB
__________________
Họ và tên: Nguyễn Hoài Thanh
Địa chỉ: số 9 đường Lê Hồng Phong, khu vực 2, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Điện thoại: 0918319392
Email; hoaithanh65f@gmail.com
Facebook: Hoai Thanh Nguyen
Tài khoản VietcomBank: 0391000979333
Chủ tài khoản Nguyễn Hoài Thanh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Ng.H.Thanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (12-06-2014), Dat_stamp (10-06-2014), HanParis (09-06-2014), Mai Hoàng Huy (15-06-2014), manh thuong (13-06-2014), nam_hoa1 (10-06-2014), Poetry (09-06-2014), Tien (09-06-2014)
  #2  
Cũ 09-06-2014, 17:47
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Theo anh biết điện báo hay điện tín là một dịch vụ thông tin liên lạc do bưu điện cung cấp. Thời dùng điện báo thì điện thoại chưa phổ biến như bây giờ, chưa có email, fax... Ưu điểm của điện báo là người nhận sẽ nhận được điện báo trong thời gian nhanh nhất (khoảng vài tiếng đồng hồ), nhanh hơn gửi thư. Người ta thường sử dụng điện báo để báo những tin khẩn như báo tang, báo hỉ, chia buồn, chia vui... Nhược điểm của điện báo là nội dung quá ngắn gọn lại khó đọc vì sử dụng cách đánh dấu tiếng Việt giống như cách gõ telex bây giờ, không phải ai cũng biết đọc. Một ví dụ vui: BOOS CHEETS BA CON MEJ VEEF NGAY (Bò chết 3 con mẹ về ngay) có khi bị người ta hiểu thành "Bố chết ba con mẹ về ngay".
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 09-06-2014, lúc 17:51
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (12-06-2014), Dat_stamp (10-06-2014), HanParis (09-06-2014), Mai Hoàng Huy (15-06-2014), manh thuong (13-06-2014), nam_hoa1 (10-06-2014), Ng.H.Thanh (09-06-2014), Tien (09-06-2014)
  #3  
Cũ 09-06-2014, 18:02
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

À tính giải thích với anh Hoài Thanh là con Beo chạy bằng điện (Robot).

Theo VN Wiki thì
Điện báo hay Điện Tín là cách thức truyền thông tin (tin nhắn) không lời thoại. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng hảihàng không và ra đời vào năm 1844.
Hàn cũng chả biết nhưng đọc được bản dịch tiếng Anh thấy ghi telegraph. Người miền Nam trước kia gọi là Điện Tín, dịch từ tiếng Pháp Télégramme. Là một phát minh của TK 19 nhưng nó cũng không cứu nỗi chiếc tàu Titanic năm 1913 bị đắm ở Đại Tây Dương. Ngày nay cái này lỗi thời như nhắn tin trong công sở (mốt những năm 90) hay Fax. Miền Nam trước kia hay dùng Điện Tín để gởi cho nhân nhân nước ngoài xin 'viện trợ' hoặc các cậu ấm cô chiêu lên Sài Thành 'học hành' nhưng hết tiền phải gởi Điện Tín xin tiền cha mẹ ở các vùng sâu với hy vọng thả con tép bắt con tôm. Như lời anh Thi nói, gởi điện báo rất nhanh. Tôi nhớ từ Pháp về VN chỉ mất 2 giờ (kỷ lục của những năm 90). Các điện tín trước thời mạng nhện ở VN ta đắt như vàng và được dùng để gởi khẩn. Và tiếng Việt không dấu hay gây ra nhiều tình huống dỡ khóc dỡ cười, đó là cái thâm thúy trong tiếng Việt. Mới đây Hàn đang tải phim HQ có tên là Bố Nuôi nhưng trên mạng không bỏ dấu, tôi cứ tưởng là Bò Nuôi hay Nuôi Bò gì chớ! Khi còn trẻ, ngày xưa không có điện thoại, di động hay di điếc gì, cần phải gửi thư cho bạn gái thì phải có 'giao liên', hay làm bộ mượn tập chép bài rùi kèm theo lá thư. Nhưng mượn thì phải trả, cho nên hy vọng nàng sẽ phản hồi, cũng rất thích thú hơn lời nhắn tin qua di động ngày nay. Vui sớm nhưng có khi buồn cũng quá sớm...




Xin tặng hoài Thanh máy Điện Tín thời Bao Cấp




Trích dẫn:
Télégramme du 14/4/51 avec l'ancien cachet en français et télégramme du 29/11/51 avec le nouveau cachet entièrement en vietnamien. La griffe rouge " QUOC- GIA VIETNAM Nha Giam Buu Dien Bac Viet" signifie "ETAT du VIETNAM Service des Postes de Nord-Vietnam"


Lá điện tín đánh đi từ Hà Nội ngày 14/04/51 với mộc xưa tiếng Pháp và mọc mới hơn bằng tiếng Việt với chữ đỏ Bưu Điện Bắc Bộ. Trong tiếng Pháp khi đánh điện báo, người ta hay dùng chữ Stop để chấm câu.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 09-06-2014, lúc 18:27
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (12-06-2014), Dat_stamp (10-06-2014), Mai Hoàng Huy (15-06-2014), manh thuong (13-06-2014), nam_hoa1 (10-06-2014), Ng.H.Thanh (09-06-2014), Poetry (09-06-2014), Tien (09-06-2014)
  #4  
Cũ 10-06-2014, 11:16
nam_hoa1's Avatar
nam_hoa1 nam_hoa1 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cộng tác viên CLB Viet Stamp
 
Ngày tham gia: 10-04-2010
Bài Viết : 421
Cảm ơn: 7,847
Đã được cảm ơn 3,383 lần trong 446 Bài
Mặc định

Trước 1975, điện thoại có ở các cơ quan chính quyền, quân đội... rất thưa thớt trong dân chúng và chỉ phát triển ở các thành phố , thị xã lớn .Người dân từ thành thị muốn liên hệ với thân nhân ở nông thôn xa xôi hoặc ngược lại , khi gia đình có việc khẩn cấp muốn thông tin liên lạc với nhau chỉ có một cách duy nhất là dùng điện tín mà thôi
Phương tiện này phục vụ nhanh , nhưng giá đắt hơn thư từ nhiều lần. Ngành bưu điện tính tiền trên từng mẫu tự khi gửi .Cho nên người nghèo hay khi không cần gấp người ta không dùng đến
Nhưng đôi khi do nhà dân quá xa bưu cục chính và đường đi khó khăn điện tín tới tay người dân thêm vài ngày nữa .Cách đọc điện tín chính xác và rõ ràng nhờ nhân viên phát điện tín chứ không là rất nhức đầu và phải mò đoán
Đến đầu thập niên 1990 MCC, Phonelink, Saigon Epro, Saigon ABC và Nhắn tin Việt Nam ra đời . ( máy nhắn tin qua tổng đài ) thì dịch vụ điện tín bị giảm mạnh và mất hẳn sau 2004
Điện tín có thể xem là 1 phần của bưu chính viễn thông
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn nam_hoa1 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (12-06-2014), Dat_stamp (10-06-2014), HanParis (10-06-2014), Mai Hoàng Huy (15-06-2014), manh thuong (13-06-2014), Ng.H.Thanh (10-06-2014), Poetry (10-06-2014), Tien (10-06-2014)
  #5  
Cũ 10-06-2014, 17:21
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi nam_hoa1 Xem Bài
Trước 1975, điện thoại có ở các cơ quan chính quyền, quân đội... rất thưa thớt trong dân chúng và chỉ phát triển ở các thành phố , thị xã lớn .Người dân từ thành thị muốn liên hệ với thân nhân ở nông thôn xa xôi hoặc ngược lại , khi gia đình có việc khẩn cấp muốn thông tin liên lạc với nhau chỉ có một cách duy nhất là dùng điện tín mà thôi
Phương tiện này phục vụ nhanh , nhưng giá đắt hơn thư từ nhiều lần. Ngành bưu điện tính tiền trên từng mẫu tự khi gửi .Cho nên người nghèo hay khi không cần gấp người ta không dùng đến
Nhưng đôi khi do nhà dân quá xa bưu cục chính và đường đi khó khăn điện tín tới tay người dân thêm vài ngày nữa .Cách đọc điện tín chính xác và rõ ràng nhờ nhân viên phát điện tín chứ không là rất nhức đầu và phải mò đoán
Đến đầu thập niên 1990 MCC, Phonelink, Saigon Epro, Saigon ABC và Nhắn tin Việt Nam ra đời . ( máy nhắn tin qua tổng đài ) thì dịch vụ điện tín bị giảm mạnh và mất hẳn sau 2004
Điện tín có thể xem là 1 phần của bưu chính viễn thông
Anh Hòa nói rất đúng, Hàn nhớ vào đầu thập niên 70 tại SaiGon, chỉ các cơ quan nhà nước hay kinh doanh mới có điện thoại vì thuê bao rất đắt. Tôi còn nhớ khi nhà tôi mới có điện thoại (kinh doanh nên cần liên lạc với khách hàng) và quyển Niên Giáp mới tin. Ở Saigon là có khá nhiều ĐT còn ở các tỉnh thì le que vài máy mà thui. Ngày ấy ĐT tại miền Nam chỉ có 5 số. Và máy điện thoại có lỗ để quay, ngày này ta không dùng cụm 'quay ĐT' nữa thì phải? Hàn học được từ 'A Lô' cách nay không lâu. Điện thoại, điện tín ngày xưa là một dịch vụ của BĐ vì không phải ai cũng có máy đó. Ở Pháp vào những năm gần đây vì ai cũng có điện thoại di động nên BĐ đã bỏ các dịch vụ vừa kể. Tôi nghĩ buồn cười vì ngày xưa thiếu ĐT, đau ai phải chết vì nó, ngày nay giữa nhà trên nhà dưới người ta cũng dùng di động để 8. Con người hiện đại xem di động như Thiên Thần Hộ Mệnh vậy, không xa rời cái smartphone của mình và theo thống kế mới đây, Tây Đầm đã liếc vào ĐT mình 57 lần mỗi ngày.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (12-06-2014), Dat_stamp (10-06-2014), Mai Hoàng Huy (15-06-2014), manh thuong (13-06-2014), nam_hoa1 (12-06-2014), Ng.H.Thanh (11-06-2014), Poetry (10-06-2014), Tien (10-06-2014)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.