Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Những kinh nghiệm quý

Những kinh nghiệm quý Học hỏi những kinh nghiệm sưu tập quý báu từ các bậc tiền bối làng Tem.

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 12-04-2013, 09:24
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định Bưu nhãn và niềm đam mê dấu bưu chính

Trong hơn một thế kỷ kể từ ngày con tem đầu tiên trên thế giới được phát hành, giới bưu chính quốc tế luôn có những phát minh, sáng kiến nhằm thỏa mãn thú sưu tầm của người chơi tem và nhằm thu một khoản kinh phí không nhỏ cho ngành bưu chính sở tại. Ngoài những con tem chất liệu quý như tem đúc bằng vàng thỏi, bạc thỏi, kim loại, người ta làm còn phát hành tem 3D, và cả tem có đính ‘hạt thóc’ như một tác giả khác của Viet Stamp đã đăng bài.

Tuy nhiên giới bưu chính quốc tế không dừng lại, sáng kiến và phát minh vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu nhằm cải thiện dịch vụ bưu chính và cũng không ngoài những mục tiêu căn bản đã nói ở trên. Một trong những vật phẩm bưu chính mới mà tôi muốn đề cập ở đây là bưu nhãn (postage label).

Trong thập kỷ 1970 đã xuất hiện những bưu nhãn ở CHDC Đức. Người gửi thư mua ở máy bán tự động một bưu nhãn theo giá quy định. Bưu nhãn gồm hai phần, một phần dùng để dán lên bì thư và một phần như là hóa đơn (hay ‘cuống phiếu’). (Nếu ai còn giữ bưu nhãn loại này chưa gửi - bưu nhãn sống - nó chỉ có gía trị khi cả hai phần dính liền với nhau).

Đến đầu năm 1981, CHLB Đức chính thức phát hành bưu nhãn và sử dụng rộng rãi như một sản phẩm bưu chính mới hiện đại, đáp ứng được yếu tố tiết kiệm thời gian của người gửi thư và bưu kiện, tiết kiệm thời gian phân loại và phân phát thư, bưu kiện của ngành bưu chính. Và như thế, những phát minh này quả đã mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ: Vợ đi gửi thư thì sớm được về với chồng con; anh chàng phân loại thư ở một trung tâm cách xa thành phố cũng dư được chút thời gian về sớm với người yêu; bác đưa thư già cũng không sợ bị dọa sa thải vì lý do mắt mũi kèm nhèm nhìn không ra lại đưa thư hạng hai đến trước và ngược lại.


Name:  23 buu nhan 6.jpg
Views: 781
Size:  44.0 KB

Name:  22 buu nhan 5.jpg
Views: 806
Size:  43.9 KB

Name:  21 buu nhan 4.jpg
Views: 769
Size:  46.6 KB

Name:  20 buu nhan 3.jpg
Views: 770
Size:  43.4 KB

Name:  19 buu nhan 2.jpg
Views: 792
Size:  46.3 KB

Name:  24 buu nhan 7.jpg
Views: 811
Size:  43.2 KB

Name:  18 buu nhan 1.jpg
Views: 817
Size:  43.2 KB


Bưu nhãn đã có thể đi vào hiện thực là dựa trên cơ sở phát triển của ngành công nghệ thông tin. Trong các trung tâm bưu điện người ta chỉ cần đặt một hệ thống máy tính chuyên ngành; các yếu tố như thư/bưu kiện, trọng lượng, nơi đến, loại hình chuyển phát,… sẽ quyết định giá gửi, bởi… máy tính. Lúc đó, số tiền sẽ được in trên một tờ nhãn theo quy cách (của từng quốc gia) và nhân viên bưu điện sẽ xé ra dán lên thư, bưu kiện.

Sau một thời gian, một loạt các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Tây Ban Nha,… cũng nhanh chóng đưa việc sử dụng bưu nhãn vào hiện thực. Nước Anh cổ kính thì vẫn vốn bảo thủ và đưa vào chương trình hành động của thiên niên kỷ sau, có nghĩa là đến năm 2002 mới thực hiện. Cũng có thể ở quốc gia này họ e rằng, để các bác đưa thư già về hưu thì phải trả lương hưu còn nhiều hơn khi họ đi làm nên chưa thực hiện ngay?

Tuy nhiên, còn một nhóm người mà tác giả cho rằng họ cũng bảo thủ không kém, thậm chí có phần hơn. Đó là những nhà sưu tầm tem. Lúc đầu, nhiều người không cho là những bưu nhãn này là một sản phẩm bưu chính như những con tem. Họ có lý của họ bởi vì những bưu nhãn này chẳng có gì giá trị thuộc về thẩm mỹ, nghệ thuật, ngoài việc đề giá tiền như một tờ nhãn giấy bình thường. Hơn thế nữa, khi gửi chúng không cần dấu bưu điện vì ngoài nhân viên bưu điện ra thì ai dám có loại không dấu mà dám sử dụng lại; cũng vậy, nhân viên bưu điện thì lại càng không dám tuồn ra ngoài để tư túi vì bưu nhãn có mã số, người ta truy ra và biết ngay nó từ đâu ra. Và kết quả là, mấy nhà STT bảo thủ càng trở nên phẫn uất, nhất là mấy bác sưu tầm dấu bưu chính. Thế giới này đảo điên rồi! Ai đời tem thư gì mà chẳng hề có dấu má gì ráo. Những nhà STT truy đuổi theo giá trị đồ cổ thì càng bất mãn: một trăm năm sau, những bưu nhãn của mình liệu có được hậu thế công nhận hay không, và liệu hậu thế có cho rằng đồ này đã hàng trăm năm tuổi không.

Dù gì chăng nữa, ngành bưu chính thế giới vẫn không ngừng cải tiến và phát minh. Đã có người tự hỏi, liệu một trăm năm nữa, ngành bưu chính thế giới sẽ ra những sản phầm gì nữa đây? Liệu những con tem có bị buộc kết thúc sứ mạng lịch sử của mình? Liệu con người có quay trở lại thời kỳ không cần dùng tem nữa hay không?
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 12-04-2013, lúc 23:14
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (12-04-2013), Dat_stamp (12-04-2013), HanParis (24-05-2013), HaSapa (11-08-2013), HuyNguyen (30-05-2013), manh thuong (12-04-2013), nam_hoa1 (15-04-2013), Poetry (12-04-2013), temhp88 (08-07-2013), thanhtruc (13-04-2013), The smaller dragon (13-04-2013), Tien (12-04-2013), tiny (12-04-2013), vnmission (12-04-2013), volethuyvi (16-04-2013)
 


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.