Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Tiệm buôn dưa

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 19-12-2009, 19:45
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Xử lý danh từ riêng nước ngoài ntn?

Nên thống nhất cách viết tiếng Anh

Đặng Trung Thành (TPHCM), Thứ Bảy, 21/11/2009, 16:12 (GMT+7)
http://www.thesaigontimes.vn/Home/di...ndocviet/25478

(TBKTSG) - Ngày nay, tiếng Anh đã phát triển đến mức gần như toàn cầu hóa. Trong tất cả mọi phương diện, người ta đều cần đến tiếng Anh. Ở Việt Nam, tiếng Anh cũng đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy chính thức ngay từ lớp 6 nhằm giúp các học sinh quen dần (có nhiều vùng đã học từ cấp I, nhất là các trường quốc tế).

Tuy nhiên, khi lướt qua sách giáo khoa các môn như địa lý, lịch sử, ngữ văn của con, tôi nhận thấy cách viết sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo rất lạ, còn sử dụng phiên âm tiếng Việt quá nhiều.

Nhớ lại những năm 1990, khi đất nước còn khó khăn, tiếng Anh chưa phổ biến nhiều nên những danh từ tiếng Anh (hoặc tiếng các nước khác) trong các sách giáo khoa điều phiên âm tiếng Việt cho dễ đọc, dễ viết. Nhưng ở thời điểm hiện nay, kiểu phiên âm tiếng Việt như vậy không thể chấp nhận được. Bởi cách làm này sẽ khiến tên địa danh và tên người bị sai lệch và làm mất đi giá trị bản sắc đúng nghĩa của từ đó.

Lướt qua sách giáo khoa môn địa lớp 11 của con, tôi thấy rất buồn cười với cách phiên âm tiếng Việt của các địa danh như: Si-Ca-Gô (Chicago), Os-Sin-Tơn (Washington), Mi-Xi-Xi-Pi (Mississippi)... Tất cả những địa danh này của Mỹ dường như cả thế giới điều biết và dễ phát âm. Và các em cũng quá quen thuộc vì đã xem qua sách báo, phim ảnh, hoặc thậm chí có em cũng đã từng đi du lịch đến nơi này.

Điều đáng nói là quyển “Atlat địa lý Việt Nam” khi tra từ điển Anh - Việt chữ “atlat” thì dường như không thấy mà chỉ có từ “Atlas” (tập bản đồ). Chúng ta đang hô hào nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tiếp thu những cái tích cực từ nước ngoài, vậy tại sao không viết là “Tập bản đồ địa lý Việt Nam” hoặc viết đúng theo tiếng Anh là “Atlas địa lý Việt Nam”?

Trong thời kỳ hội nhập, nước ta đang khuyến khích học sinh làm quen với tiếng Anh để theo kịp sự tiến bộ của thế giới. Vậy mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên thống nhất cách viết tiếng Anh đúng chuẩn cho học sinh dễ đọc, dễ viết, dễ làm quen. Sau này khi các em ra trường, du học, giao tiếp và làm việc với người nước ngoài không phải bỡ ngỡ vì những địa danh, tên danh nhân của các quốc gia trên thế giới.


Phiên âm hay viết theo tiếng Anh?

Đoàn Tiểu Long, Thứ Sáu, 18/12/2009, 10:10 (GMT+7)
http://www.thesaigontimes.vn/Home/di...ndocviet/26949

(TBKTSG) - Trên mục Bạn đọc viết của TBKTSG số ra ngày 19-11-2009, có đăng bài “Nên thống nhất cách viết tiếng Anh”. Người đọc có thể hiểu ý của tác giả là muốn thống nhất viết tên riêng nước ngoài theo cách viết bằng tiếng Anh, chứ đừng phiên âm ra tiếng Việt. Tuy nhiên, cách nhìn của tác giả có phần phiến diện.

Mấy ví dụ mà tác giả đưa ra, vô tình hay cố ý, đều là các ví dụ từ các nước nói tiếng Anh, như Chicago, Washington, Mississippi... Tuy nhiên thế giới không chỉ gồm các nước nói tiếng Anh. Còn hàng trăm ngôn ngữ khác nữa, trong đó có nhiều ngôn ngữ mà chữ viết không sử dụng hệ chữ cái Latin, ví dụ như tiếng Nga, Bungari, Ảrập, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia...

Vậy với tên riêng của các ngôn ngữ này thì phải viết thế nào, nếu không muốn phiên âm ra tiếng Việt? Mặt khác, thử đặt câu hỏi: thế các nước sử dụng hệ chữ cái nào đó sẽ phải viết tên riêng của các nước không dùng hệ chữ cái đó theo kiểu gì, nếu không phiên âm ra tiếng nước họ? Chẳng lẽ người Nga phải viết tên thủ đô Hoa Kỳ là Washington thay vì cách viết Варшингтон “trông rất buồn cười”?

Thực ra cách phiên âm Oa-sinh-tơn chẳng có gì buồn cười, cũng như cách viết các tên riêng khác như Mát-xcơ-va, Crưm, Xa-va-na-khet, Phnom Penh... Đối với người đã biết tiếng Anh thì không thể có chuyện vì trong sách báo tiếng Việt viết Oa-sinh-tơn mà khi đọc báo nước ngoài, hay khi đi ra nước ngoài họ không hiểu Washington là gì. Còn người đã không biết tiếng Anh thì dĩ nhiên sẽ không đọc sách báo tiếng Anh, cho nên khỏi lo chuyện họ bắt gặp từ Washington mà không hiểu. Không nên lẫn lộn giữa việc dạy ngoại ngữ cho trẻ em với việc hướng dẫn chúng cách viết tên riêng nước ngoài bằng tiếng Việt sao cho chuẩn. Chúng cần phải viết đúng tên thủ đô Hoa Kỳ bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Cũng có ý kiến cho rằng trong thời buổi hội nhập, tên riêng trong ngôn ngữ của các nước không dùng chữ cái Latin thì nên viết theo cách viết tiếng Anh của chúng, tức là viết theo cách mà người dân Anh, Mỹ và các dân tộc nói tiếng Anh vẫn viết, ví dụ không viết Mát-xcơ-va mà viết Moscow.

Ý kiến này thiếu thuyết phục vì hai lẽ. Thứ nhất, nếu gặp phải một tên riêng mà không rõ cách viết tiếng Anh của nó ra sao, ví dụ như tên một người dân Lào, hay tên một cái làng nhỏ xíu vô danh ở Hàn Quốc thì ta đành bó tay hay sao?

Thứ hai, và cái này mới quan trọng, tại sao chúng ta có tiếng nói của ta, chữ viết của ta, lại phải đi phụ thuộc vào cách viết của dân tộc khác, trong khi tiếng Việt thừa sức diễn đạt tên riêng của bất kỳ ngôn ngữ nào khác một cách tương đối chính xác, để nếu đọc lên thì người dân nước đó sẽ hiểu chúng ta đang nói về cái gì. Ví dụ, khi chúng ta nói Mát-xcơ-va, Oa-sinh-tơn, Phnom Penh... thì người dân Nga, Mỹ, Campuchia chắc chắn hiểu rõ ta đang nói tên thủ đô nước họ.

Không như nhiều người nghĩ rằng ngày nay tiếng Anh rất phổ biến, ở ta số người biết ngoại ngữ còn rất ít ỏi. Mà sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng lại có nhiệm vụ phục vụ tất cả mọi người, chứ không chỉ những người biết tiếng Anh. Nếu viết tên riêng theo kiểu tiếng Anh thì chắc chắn những người không biết tiếng Anh sẽ không biết phát âm các từ đó ra sao, đâm ra khi nghe ai đó, phát thanh viên truyền hình chẳng hạn, nói chính cái từ đó, họ sẽ không thấy được sự liên hệ giữa cái từ mà họ “trông thấy” với cái từ mà họ “nghe thấy”.

Bản thân phát thanh viên truyền thanh, truyền hình cũng nhiều khi lúng túng khi gặp những tên riêng lạ hoắc khiến họ không biết phát âm thế nào cho chuẩn, hoặc thậm chí những cái tên rất quen thuộc, nhưng rất khó phát âm, ví dụ như cái họ dài lê thê của tài tử điện ảnh kiêm thống đốc Arnold Schwarzenegger.

Tệ hơn nữa, tài tử này là người gốc Áo, họ của ông là họ Áo, và phát âm chính xác thì phải theo kiểu Áo, hay Đức, chứ không phải theo kiểu Mỹ. Đó là điểm yếu chí tử của cách viết tên riêng nước ngoài theo kiểu tiếng Anh. Sẽ dễ dàng cho phát thanh viên hơn nhiều nếu cái họ dài lòng thòng đó được phiên âm ra tiếng Việt.

Cho nên, cách hợp lý hơn cả là tên riêng nước ngoài nên viết theo kiểu phiên âm, sao cho gần đúng với cách phát âm từ đó trong ngôn ngữ gốc nhất.

Dĩ nhiên phiên âm thế nào cho chính xác, thống nhất là một việc phức tạp và cần có người cầm trịch. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề không thể giải quyết. Lẽ nào các nước khác làm được điều đó mà chúng ta lại không làm được!

Một vấn đề thật nan giải! Các bạn thấy nên xử lý thế nào?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (14-03-2012), Dat_stamp (15-03-2012), hat_de (20-12-2009), manh thuong (22-12-2009), minhduc (20-12-2009), thanhtamstamp (20-12-2009), tiny (20-12-2009)
  #2  
Cũ 20-12-2009, 15:11
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,584
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định ý kiến của dẻ !

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Một vấn đề thật nan giải! ...
nhưng đã có 1 nửa lời giải

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài

Cho nên, cách hợp lý hơn cả là tên riêng nước ngoài nên viết theo kiểu phiên âm, sao cho gần đúng với cách phát âm từ đó trong ngôn ngữ gốc nhất.
ngoài ra cần tham khảo thêm các nước như Anh, Mỹ họ giải quyết vấn đề này thế nào vì ...

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Lẽ nào các nước khác làm được điều đó mà chúng ta lại không làm được!
còn

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài

...Các bạn thấy nên xử lý thế nào?
theo em nên ghi cạnh phiên âm VN tên gốc và bằng ngôn ngữ gốc cho dù ngô ngữ đó thuộc hệ viết nào
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (14-03-2012), Dat_stamp (15-03-2012), manh thuong (22-12-2009)
  #3  
Cũ 20-12-2009, 17:35
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Vấn đề này rất thường xuyên được đưa ra bàn cãi. Và không đâu xa, ngay tại diễn đàn này đã có lần được đề cập tới. Chứng tỏ rằng, tầm quan trọng để viết cho đúng sát với những danh từ riêng, là điều cần thiết.

Tuy có một vài viết phản biện lại của Đoàn Tiểu Long, nhưng hoàn toàn không thuyết phục! Đây là một lối cãi ngang, cái bướng và thiếu tính chất thực tế.

Trích dẫn:
và cái này mới quan trọng, tại sao chúng ta có tiếng nói của ta, chữ viết của ta, lại phải đi phụ thuộc vào cách viết của dân tộc khác, trong khi tiếng Việt thừa sức diễn đạt tên riêng của bất kỳ ngôn ngữ nào khác.
Đây là một thứ tự tôn mặc cảm, không tiến bộ. Vì tên riêng (hoặc danh từ riêng) thì không thể "diễn đạt", nó chỉ cần phát âm sao cho gần đúng và đừng có tính chất ngô nghê. Riêng khi viết, nên viết sao cho đúng với tên riêng của nhân vật hoặc địa danh. Việc tôn trọng sự chính xác này là rất cần thiết để sau đó, học sinh - sinh viên khi cần, vẫn có thể truy cập trên internet, hoặc tìm tài liệu bằng tiếng ngoại quốc trong thư viện, sẽ không gặp phải bất kỳ trở ngại nào!

"Oa-sinh-tơn", khi đánh thử chữ này sẽ cho thấy toàn bộ câu trả lời liên quan chỉ duy nhất dừng lại ở những trang báo, hoặc tài liệu thuần Việt. Những ai có chút căn bản ngoại ngữ (ở đây là Anh hoặc Pháp), khi muốn tìm hiểu thêm, chắc chắn sẽ không vào được đúng chủ đề. Đây chỉ là một thí dụ nhỏ nhất, đơn giản nhất, dễ nhất để chúng ta nhận xét.

Riêng với những quốc gia mà ngôn ngữ của họ không phải là từ mẫu tự Latin, thì việc phiên âm và viết theo tiếng Việt mới là điều cần làm. Thí dụ:

Trích dẫn:
tiếng Nga, Bungari, Ảrập, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia...
Phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam, điển hình nhất là báo chí, cần có những truyền tải tri thức tới người dân. Dân trí hiện nay, không chỉ đơn thuần luẩn quẩn sau lũy tre làng như vài chục thập niên về trước. Qua bài viết của tác giả trên, khó nhận ra đâu là sự tiến bộ và muốn vươn mình cho lớn mạnh.

Và để tự an ủi, đã cố thòng lại một câu:

Trích dẫn:
Cho nên, cách hợp lý hơn cả là tên riêng nước ngoài nên viết theo kiểu phiên âm, sao cho gần đúng với cách phát âm từ đó trong ngôn ngữ gốc nhất.
"Sao cho gần đúng với cách phát âm" chưa phải là một cách đáng khuyến khích và nên áp dụng. Cho nên, điều quan trọng nhất là phải tôn trọng sự chính xác của cái danh từ riêng này!

******

Chuyện bên lề: Khi Obama qua Tầu, truyền thông tại quốc gia này đã biến thể họ của ông bằng: "Aobama" hoặc "Oubama". Còn tên Barack thì lại trở thành: "Balake" và..."Beilake"!!! Bộ ngoại giao Mỹ đã có những phản ứng tới bộ thông tin của Tầu, trong dịp Obama qua Mỹ vừa rồi.

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (14-03-2012), Dat_stamp (15-03-2012), hat_de (20-12-2009), manh thuong (22-12-2009), Nguoitimduong (21-12-2009)
  #4  
Cũ 21-12-2009, 22:56
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Dịch các tên riêng và địa danh

"Tôi không thỏa mãn với việc dịch tên riêng và địa danh ra tiếng Việt và tôi từ chối sử dụng phiên âm, vì một lý do đơn giản, nếu người đọc không biết tên gốc, thì không biết người viết viết về ai, về gì. Nhiều phiên âm được dịch dựa trên giọng từng miền, Alain thành Alanh, Einstein thành Anhxtanh, đổi vần r thành vần c, Adorno thành Ađoocnô…

Đố các bạn các phiên âm sau đây, ngược ra tiếng gốc là gì: Đôn kihôtê, Acpơ, Amxtơrông Băngvơnixtơ, Bêatơrichê, Becnơstainơ…..

Nếu nhất thiết phải sử dụng phiên âm thì người viết nên kèm theo nguyên gốc trong dấu ngoặc. Nhưng người đọc sẽ rất mau mệt mỏi.
" (@ Tuyết Trần)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (29-03-2012), Dat_stamp (15-03-2012), hat_de (22-12-2009), manh thuong (22-12-2009), trithuc_nguyen (22-12-2009)
  #5  
Cũ 22-12-2009, 08:40
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,584
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định lý luận của gk :D !!!!

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài
Dịch các tên riêng và địa danh

"Tôi không thỏa mãn với việc dịch tên riêng và địa danh ra tiếng Việt và tôi từ chối sử dụng phiên âm, vì một lý do đơn giản, nếu người đọc không biết tên gốc, thì không biết người viết viết về ai, về gì. Nhiều phiên âm được dịch dựa trên giọng từng miền, Alain thành Alanh, Einstein thành Anhxtanh, đổi vần r thành vần c, Adorno thành Ađoocnô…

.
" (@ Tuyết Trần)
em thì em ko thích quan điểm này

phiên âm là việc cần thiết

lý do:

- ko viết phiên âm thì ko thể đọc được

tuy nhiên việc viết phiên âm cần chuẩn 1 chút tránh quá dễ dãi

việc phiên âm là bình thường, ngay cả các quốc gia lớn như Anh, Mỹ .... hoặc các kênh thông tấn lớn đều sử dụng phiên âm

lý do để họ ko thể ko dùng là nếu ko làm thì ko thể đọc được.

Lý do ư, quá đơn giản ... ví dụ trước mắt người sử dụng ngôn ngữ nòng nọc như VN, Pháp, Anh, Mỹ, TBN thì các chữ kiểu que gậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ... hay các chữ kiểu rắn rít như Lào, Cam ... thì đọc như thế nào

hoặc là khi ta đặt mình vào vị trí của người bạn Lào Cam với hệ thống chữ rắn rít... làm sao họ đọc được chữ nòng nọc...

nói túm lại là phải phiên âm

1 đoạn tin CNN hay BBC nói Hồ Cẩm Đào dự APEC chẳng hạn, họ phải vít "Hu Jintao ... dự APEC" chứ làm sao mà đọc "胡锦涛.... dự APEC" được <=== ko phiên âm có mà giời đọc

đóa ... ko thể ko phiên âm là vì thế

còn việc đố này là rất ngớ ngẩn

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài
Dịch các tên riêng và địa danh
"
....

Đố các bạn các phiên âm sau đây, ngược ra tiếng gốc là gì: Đôn kihôtê, Acpơ, Amxtơrông Băngvơnixtơ, Bêatơrichê, Becnơstainơ…..

" (@ Tuyết Trần)
bởi có thánh mới làm được .... vì sao ư... vì ko có 1 quy tắc thật chuẩn để chuyển từ tiếng bản địa qua phiên âm, vậy nên quá trình ngược lại là ko thể, trừ khi ta bít từ gốc rùi

có thánh cũng ko dịch được Hu Jintao thành 胡锦涛

còn cái này

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài
Dịch các tên riêng và địa danh

Nếu nhất thiết phải sử dụng phiên âm thì người viết nên kèm theo nguyên gốc trong dấu ngoặc. Nhưng người đọc sẽ rất mau mệt mỏi.[/I]" (@ Tuyết Trần)
như gk đã nói
là điều nên
chúng ta hoàn toàn ko sợ mệt mỏi vì 2 lý do sau:

1 - trong 1 bài đọc hay viết thì phần đầu giới thiệu địa danh lạ rùi mở ngoặc 1 lần...các lần nhắc lại ko cần nữa
2 - giả sử vì lý do nào đó buộc tất cả những lần nhắc sau đó tới tên nước ngoài lạ kia phải ghi kèm từ gốc ... nó cũng ko vướng mắt lắm

lý do là não chúng ta tự động bỏ qua, coi như ko thấy từ này...chúng ta có thể lướt qua trang báo với cả chục lần bắt gặp từ kia mà ko mảy may khựng lại lý do là chúng ta thích nghi với tình huống mới cứ tới từ đó nó lại lướt qua từ mà mình ko thích ví dụ: Hồ Cẩm Đào - Hu Jintao - 胡锦涛 <=== tuỳ theo thói quen của thân chủ mà não của họ bỏ qua từ nào

ví dụ cụ thể:

bài báo có nhắc đoạn trên

- mà người đọc có thói quen sử dụng tiếng việt như gk thì não của nó bỏ qua 2 từ sau
- còn người đọc là a.Toàn - bạn tem TQ tại HP - thì ảnh sẽ bỏ qua 2 từ đầu mà chỉ đọc 胡锦涛

- còn nếu là 1 người nước tây hay sử dụng tiếng Anh não hõ tự động bỏ đi 2 từ 2 bên.

Như vậy vìa tất cả mọi phương diện dù có viết chằng chịt cỡ nào cũng ko vướng khi đọc ... chỉ có điều phải tốn thêm vài giọt mực.

1 lần nữa chốt lại 2 quan điểm của gk:

1 - phiên âm là cần
2 - sử dụng từ phiên âm trong ngoặc hay cho từ gốc vào trong ngoặc là tuỳ hoàn cảnh, và có cho nó lặp lại hay ko cũng tuỳ, thậm chí lặp liên tục cũng ko sao.

__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (15-03-2012), Phuong-Hanoi (18-08-2013), tridatinh (14-03-2012)
  #6  
Cũ 13-03-2012, 23:47
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Không hiểu nổi!

Người bạn gửi cái link của Giáo Dục & Thời Đại tại đây, đăng ngày 13.03.2012, có tựa: "Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy tiểu học, THCS".

Đọc xong thì nghĩ rằng: "Cũng tốt thôi, khi biết thêm một ngoại ngữ để giao tiếp hoặc hành nghề sau này!". Nhưng nghĩ kỹ lại, thì đây không phải là lựa chọn theo ý của học sinh và phụ huynh nữa, mà hoàn toàn có tính cách ép buộc thì phải? Đã vậy chương trình xem ra là rất nặng với một số lượng là "4 tiết / tuần"!!!

Với thiển ý của tôi, thành thuộc một hoặc nhiều ngoại ngữ nào đó chỉ có lợi chứ không có hại. Nhưng thành thuộc ngoại ngữ đó để sẽ ứng dụng ra sao và vì sao thì nên tỉnh táo và tự hiểu lấy. Đừng vì thế mà sẽ bị đồng hoá lúc nào không hay! Lúc đầu là vì ngôn ngữ, sau đó tới văn hoá, phong tục và tín ngưỡng... thì khi đó, những thế hệ tiếp sau sẽ tự động để nhận rằng: "Không, tôi không phải là người Việt!".

Sở dĩ có những lan man (rất hạn chế trong bài này của diễn đàn), là sau khi đọc được những câu sau đây trong bài báo đó, như thế này:

- "thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa"

- "thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam"

- "Ngữ liệu phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt Nam"


Khi học một ngôn ngữ ngoại quốc, chúng ta có thể dựa vào một số điều như sau, để tự chọn lựa lấy cho mình một ngôn ngữ thích hợp:

* Có ý nghĩ là sẽ tới quốc gia đó để sinh sống, làm ăn.
* Vợ hoặc chồng, bạn bè thân xử dụng thành thạo ngôn ngữ đó và mình cũng muốn nỏi và hiểu được để cùng trao đổi câu chuyện.
* Việc làm của mình bắt buộc cần tới ngôn ngữ đó.
* Nghiên cứu và học tập trong chuyên môn mà ngôn ngữ này là chủ yếu.
* Thường xuyên du lịch.
* Có ý xin đi du học tại quốc gia có ngôn ngữ chính đó.
* Muốn hoạt động trong quốc phòng, nhất là thuộc ban truyền tin hoặc tình báo. Hoặc khi cần nói với người quen điều gì đó mà không muốn người thứ ba biết.
* Gìn giữ và bảo tồn cho được một ngôn ngữ có nguy cơ bị tuyệt gốc.

Bộ Giáo Dục VN đang đi ngược lại tất cả những notions trên, để mang sự ép buộc lên các học sinh tiểu học, với mục đích duy nhất là: "bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam"!!!

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
đậu trắng (29-03-2012), chienbinh (14-03-2012), Dat_stamp (14-03-2012), taptanh (14-03-2012), tiny (27-03-2012), tridatinh (14-03-2012)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vài lời suy nghĩ riêng Angkor Góp ý - Thắc mắc 3 19-09-2011 08:36
Việt Nam có nên phát hành tem danh nhân nước ngoài? The smaller dragon Ý kiến người sưu tập 5 22-06-2011 21:21
Làng tem TP.HCM đã có dấu FDC dành riêng cho mình Poetry Bảng tin Viet Stamp 3 30-07-2010 23:00
Thông điệp riêng qua cách dán tem của bạn. ke vo danh Thư giãn & Cười 5 02-01-2010 18:19
Công bố thư riêng Cồ Việt Góp ý - Thắc mắc 2 15-02-2009 05:29



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.