Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 31-01-2015, 16:56
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Smile Tôi Yêu Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán - một kiểu Tết Cổ Truyền lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi về tới Việt Nam thì nó đã có những nét rất riêng biệt và mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tết luôn mang những kỉ niệm yêu thương, những ký ức luôn đọng lại trong tim tôi, dù đi đâu hay ở bất cứ nơi đâu tôi cũng sẽ không bao giờ quên được cảnh cả gia đình được đoàn viên sum vầy bên nhau, chia sẻ và thứ tha tất cả những lỗi lầm, sai trái của năm cũ để chào đón năm mới với nhiều niềm vui mới, thắng lợi mới. Tết cũng là những giây phút được cùng người thân đi du xuân đón năm mới, được hồi hộp đón Giao Thừa trong đêm 30 Tết, được thưởng thức những món ăn cổ truyền, truyền thống của dân tộc Việt Nam, được quây quần bên nồi bánh trưng đang luộc trên bếp … tất cả làm nên một cái Tết yêu thương, đầm ấm, mãi in sâu trong trái tim và ý nghĩ của tôi.

Tết lắng đọng trong tim tôi với nhiều cung bậc của cảm xúc. Vui có, buồn cũng có, từ tuổi thơ nhỏ xíu cho tới khi trưởng thành là một cô gái tự tin và đầy bản lĩnh. Cô gái với một trái tim đong đầy những kỉ niệm của những cái Tết sẽ không bao giờ quên. Đó là những cái Tết đã qua, khi gia đình tôi còn nghèo khó, anh chị em phải nhường nhịn nhau để bố mẹ không vất vả. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh chị em, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên ngày xưa mỗi khi Tết về tôi cảm nhận được sự lo lắng trên khuôn mặt của bố mẹ. Mỗi năm chỉ có một cái Tết, mỗi năm chị em chúng tôi chỉ được mua quần áo mới một lần vào đúng dịp Tết nên chúng tôi rất tiết kiệm và biết giữ quần áo thật cẩn thận. Ngày đó, cứ gần đến Tết là trong lòng lại vui vì được sắm nhiều đồ mới, được ăn nhiều món ăn ngon mà ngày thường không được thưởng thức. Những ngày chờ ngóng bố đi chợ xa về ăn Tết cùng gia đình, bố tôi thường phải đạp xe đi chợ đổi, bán xoong tận trên Hà Giang để lấy tiền nuôi anh chị em tôi ăn học và mua quần áo cho chị em chúng tôi dịp Tết. Tuổi nhỏ nên ý nghĩ cũng đơn giản hơn người lớn, đâu hiểu được hết sự lo lắng của bố mẹ làm sao xoay sở cho các con và gia đình một cái Tết đàng hoàng.




Tết đến là một năm mới nữa lại bắt đầu, mỗi người thêm một tuổi mới, thêm một mùa xuân mới với bao điều mới mẻ được khởi đầu. Đó cũng là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của năm cũ, bao điều không may mắn, lo toan muộn phiền đều được kết thúc, khép lại đúng 0 giờ của đêm 30 Tết. Ai ai cũng mong chờ và chào đón một năm mới với bao hoài bão, may mắn. Mọi điều không hay và xui xẻo sẽ dừng lại để đón chào sự chuyển biến của đất trời, vạn vật, thiên nhiên của cả nước. Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết rất đặc trưng, riêng biệt mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Âu Lạc – Việt Nam bao đời. Vào ngày Tết trên ban thờ tổ tiên trong gia đình nhà nào cũng có đầy đủ mâm ngũ quả, cây Nêu, bánh chưng, hoa đào, câu đối,… đậm đà hơi thở Việt, phong tục Việt. Theo quan niệm của các cụ đã dạy cho con cháu thì mâm ngũ quả phải có năm loại quả, là biểu tượng cho sự phát triển, đầm ấm, hạnh phúc, khăng khít và sinh sôi này nở. Chuối phải chọn nải chuối xanh, quả to đều và cong để khi đặt quả bưởi vào lòng nải chuối thì chuối sẽ ôm lấy quả bưởi. Ngoài ra còn có hồng xiêm, thanh long, quýt. Ngày Tết cũng không thể thiếu bánh chưng và dưa hấu đỏ. Ẩm thực ngày Tết Cổ Truyền cũng hết sức sang trọng và ấm cúng, mang hương vị đặc sắc của ngày Tết Việt. Trên mâm cỗ ngày Tết Cổ Truyền phải có đủ các món cơ bản như bánh chưng, bánh tày, thịt gà, dưa hành, thịt nấu đông… Bên cạnh đó những nét văn hoá trăm miền cũng làm nên cái Tết Cổ Truyền rất đặc sắc. Đó chính là những phong tục tập quán được lưu giữ bao đời như Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Lễ hội Đền Gióng ở Sóc Sơn, hay Lễ hội Đền Phù Đổng ở Đông Anh… cùng các trò chơi giải trí dân gian như hát đối, giao duyên, đánh đu, chơi cờ người,… Tất cả rất đặc biệt mà có lẽ chỉ có một đất nước với nền văn minh lúa nước lâu đời, nên văn hóa Âu Lạc mới có được đến ngày hôm nay.

Các cụ có câu ca dao “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đây cũng làm nên một phong tục tập quán của người dân Việt trước và sau Tết. Cuối năm mẹ tôi thường mua vôi về để quét nhà, muốn xoá đi những điều không may mắn, tinh khôi sửa chữa những sai lầm, khôi phục những thất bại đã qua. Ngày đầu năm mẹ tôi lại mua muối, mẹ bảo vì muối là thứ mặn, có tác dụng xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong cuộc sống gia đình. Mua muối đầu năm còn có nghĩ là cầu mong mọi sự đầm ấm tính cảm trong gia đình, sự hoà thuận, gắn bó keo sơn giữa ông bà, cha mẹ, con cháu trong gia đình. Hơn nữa đó là thể hiện sự mặn mà, tình thương yêu quanh năm trong các quan hệ ứng xử và quan hệ làm ăn. Bên cạnh đó Tết cổ truyền là dịp để cầu may mắn cho cả năm, đi xin lộc tài cho cả năm… Từ trong nhà ra ngõ, từ ngõ đến ngoài đường, nơi đâu cũng tràn sức xuân và may mắn. Nền văn hoá đặc sắc được kết tinh từ những điều giản dị mà thiêng liêng làm nên một cái Tết Cổ Truyền đậm hương sắc của người Việt.





Tết về là bao niềm vui và mọi điều mới mẻ sẽ về, một sự khởi đầu may mắn bắt đầu, đó là những cảm giác thú vị, vui tươi. Nhưng Tết cũng có những điều buồn, có lẽ đó chỉ là điều đột xuất nhưng tôi sẽ nhớ mãi. Cái Tết năm 2007, trong khi mọi người và các gia đình khác đang vui vẻ đón Tết, đi thăm hỏi người thân thì cả gia đình tôi phải trông nom tôi trong bệnh viện do tôi bị viêm tuỵ cấp. Tết năm đó sẽ mãi là kỉ niệm lắng đọng trong tim tôi, trong tâm trí của tôi tới tận hôm nay và mai sau sẽ không quên được. Tết còn là mốc thời gian, là sự nhắc nhở, đánh thức của thời gian rằng mỗi người thêm một tuổi mới, sẽ già hơn. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, tuổi thanh xuân cũng sẽ không thể níu giữ trở lại được. Mới ngày nào còn là một cô bé ngây thơ chạy tung tăng vô lo, vô nghĩ giờ đã là một thiếu nữ đủ chín chắn trải qua 27 mùa xuân. Bố mẹ cũng già hơn vì thêm một tuổi, sức khoẻ yếu hơn, tóc sẽ đã đổi màu vì thời gian, vì nắng mưa dãi dầm nuôi các con ăn học. Tết cũng chính là cơ hội để tôi cùng anh chị em thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ, bù đắp lại những gì bố, mẹ đã hy sinh vì chúng tôi.

Giờ anh chị em chúng tôi đã lớn, trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định nên việc lo toan ngày Tết không còn dồn lên đôi vai vất vả gầy yếu của bố mẹ nữa. Tôi sẽ luôn trân trọng những giây phút đầm ấm, hạnh phúc bên gia đình tôi vào những ngày Tết. Trong khi tôi đang đầm ấm, đầy đủ như vậy thì bên ngoài xã hội còn bao mảnh đời bất hạnh, đó là những em bé tội nghiệp bị bố, mẹ bỏ rơi, những ông bà già không nơi nương tựa… Những ngày như thế này họ không được đoàn tụ bên người thân hay gia đình của mình, tôi thấy xót xa vô cùng. Xã hội, cộng đồng và tổ chức hãy dang đôi tay giúp đỡ họ với tinh thần của người Việt Nam lâu đời “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…. Rồi cả những anh bộ đội, hy sinh ngã xuống bảo vệ đất nước, các anh hy sinh hạnh phúc riêng của mình vì đất nước Việt Nam đẹp tươi, vì dân tộc, vì nhân dân, vì bảo vệ vùng trời biển đảo của Tổ Quốc. Vì vậy, tôi luôn thầm cám ơn các anh, những anh hùng cao cả của con dân Việt Nam. Tết Cổ Truyền thêm đằm thắm tình người người hơn, tươi đẹp hơn nhờ công lao của các anh để làm nên một Việt Nam sáng chói muôn đời.

Tết luôn tồn tại và hiện hữu trong trái tim của tôi, đó là những kỉ niệm sẽ đi cùng năm tháng tới hết cuộc đời. Tôi yêu Tết Nguyên Đán, yêu con người Việt Nam, yêu đất nước Việt Nam với những phong tục, tập quán giàu văn minh làm nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam tôi.

Nguyễn Thu Hà

Nguồn : BlogRadio.vn
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chuot_tem (31-01-2015), hijakata (31-01-2015), manh thuong (01-02-2015), NHL-2014 (31-01-2015), Poetry (31-01-2015), Tien (31-01-2015)
  #2  
Cũ 31-01-2015, 17:58
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Hàn : Trên 30 năm trước khi rời VN tôi cứ nghĩ sẽ không bao giờ được nghe lại bài tân cổ Giao Duyên của Minh Vương - Lệ Thủy.

30 năm trước, tôi không hề nghĩ rằng có dịp để xem phim cổ trang của Hồng Kông của Shaw Brother, tiền thân của công ty điện ảnh TVB ngày nay.

Thế giới đã thay đổi, MV+LT còn sang Paris trình diễn là khác. Và muốn xem phim cổ trang HK hay HQ chỉ cần xem trên TV Vệ Tinh hay vào mạng xem trực tuyến.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất, là dân Việt ai mà không nghĩ Tết. Vậy mà kinh tế thị trường đã làm cho 1 công ty quốc nội (2012) muốn bỏ ngày Tết để kinh doanh.


"Nên bỏ Tết nguyên Đán!" một bài viết của 1 GS đang gây nhiều tranh cãi.

https://vi-vn.facebook.com/notes/ha-...50570440942528

Ở quê tôi ngày xưa, có nhiều nông dân rất nghèo, mỗi năm vào dịp Tết may được một bộ quần áo lành lặn, có khi năm này cái áo, năm sau cái quần. Với kinh tế thị trường thi ngày Tết Nguyên Đán, một số công ty lại lợi dụng Tết truyền thống để chặt chém đồng hương. Ba ngày Tết ông bà được con cháu mừng tuổi, bọn trẻ thì đam mê mấy bì lĩ xì của ông bà và cha mẹ để đi lắc bầu cua hay thư giản ngày đầu năm vì 'Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi'. Đọc báo Xuân, ở TP HCM thì hay đi chùa hay vào Lăng Ông Xin Xâm (không phải xâm mình nhé. ). Từ ngày tôi bắt đầu chơi tem bì thì dịp Tết hay giao lưu với bạn tem. Ngày Tết thì vừa uống trà vừa nghía tem. Tôi nhớ vào dịp tết Bính Thìn 1976 tại Saigon. Khi ấy các trung tâm thư giản rất hiếm, ngoài rạp hát và Thảo Cầm Viên, chả có nơi nào đáng để đi chơi. 3 ngày Tết tôi hay chiu vào Sở Thú không phải để xem thú mà tìm thú yêu đương hay để ném vòng cổ vịt. Thế đấy, mới đó mà hơn nữa đời người, vài tháng nữa, VN sẽ kỷ niệm 40 năm 'Hàng triệu Người Vui, Hàng Triệu Người Buồn' như lời Võ Văn Kiệt ngày nào. Tôi có 'thiết kế' sẳn một bì, mời Ace xem chơi.



__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 31-01-2015, lúc 18:01
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (01-02-2015), Poetry (31-01-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Tem Bì và Nhạc Tờ Xưa : Tình Yêu Ôi Tình Yêu! HanParis Ý kiến người sưu tập 0 17-10-2015 08:02
Kêu gọi treo avatar tem thể hiện lòng yêu Tổ quốc Việt Nam, hướng về biển đảo thân yêu Poetry Thông báo từ Ban Điều hành Diễn đàn VIET STAMP 0 12-06-2011 00:03
Đài Loan: Tem tình yêu với thông điệp đặc biệt dành cho những người đang yêu Moonriver Bản tin Tem thế giới 0 18-02-2011 12:30
Em yêu quê hương, yêu đất mẹ qua hình ảnh cây lúa. open Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 8 30-01-2010 12:29
“Em chưa yêu thì rồi sẽ yêu!” kimma Tiền Giấy 0 11-01-2010 09:18



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.