Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Những kinh nghiệm quý

Những kinh nghiệm quý Học hỏi những kinh nghiệm sưu tập quý báu từ các bậc tiền bối làng Tem.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #31  
Cũ 17-11-2008, 13:58
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Cám ơn Bác Đàm Mạnh rất nhiều về thông tin trên . Đây là một con tem do một người bạn rất thân ở miền bắc gửi , cần nói thêm là người bạn nầy từng gửi tặng và trao đổi với tôi nhiều tem và bì thư , vật phẩm quí hiếm ! Có lần một bạn tem đề nghị đổi mẫu tem nầy lấy mẫu lực sĩ sống, do thích dấu nhật ấn Nông Cống nên tôi do dự mãi , sau cùng đi đến quyết định không đổi !!!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (08-05-2012), hat_de (17-11-2008), thanhtruc (18-04-2011)
  #32  
Cũ 17-11-2008, 14:23
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi huuhuetran Xem Bài
...Có lần một bạn tem đề nghị đổi mẫu tem nầy lấy mẫu lực sĩ sống, do thích dấu nhật ấn Nông Cống nên tôi do dự mãi , sau cùng đi đến quyết định không đổi !!!
đó là 1 quyết định sáng suốt, con tem dấu Nông Cống ấy có giá trị gấp nhiều lần con tem sống. Giờ nếu có điều kiện bác nhờ người bạn thân đã từng gửi nó cho bác hồi tưởng lại xem con đường nào đã đưa con tem kia tới tay bác ấy
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (18-11-2008), Dat_stamp (08-05-2012), thanhtruc (18-04-2011)
  #33  
Cũ 17-11-2008, 14:54
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Chú sẽ theo gợi ý của Dẻ , cố truy tìm nguồn gốc mẫu tem nầy . Chú nhớ trước đây Dẻ có bài viết về Thanh Hóa , về Nông Cống cho nên cố pots mẫu tem nầy để cháu xem đấy , thân .
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (08-05-2012), hat_de (17-11-2008), thanhtruc (18-04-2011)
  #34  
Cũ 29-11-2008, 04:13
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định Các tham số quyết định giá trị bì thư thực gửi

3.CÁC NHÃN TEM NGHIỆP VỤ VÀ DẤU NGHIỆP VỤ BƯU CHÍNH:Con tem trên bì thư ví như người bố,còn dấu nhật trình như người mẹ,còn các nhãn tem và các dấu phụ như đàn con cháu trong nhà tạo nên một gia đình hạnh phúc
Nhãn tem bảo đảm,ký hiệu R-recommant hay trong dòng thư VNDCCH đôi khi có ký hiệu BĐ,trên nhãn tem ghi rõ số thứ tự thư bảo đảm và tên bưu cục.(hình mh).nhãn tem bao đảm kết hợp các con tem dán phù hợp về cước phí,tăng thêm tính thực gửi của bì thư Nếu.nhìn lại quá khứ, trong dòng thư indochine trước khi chưa có nhãn tem baỏ đảm thường đóng dấu R trên bì thư
Name:  01x.JPG
Views: 1331
Size:  83.2 KB

Name:  02x.JPG
Views: 3085
Size:  48.4 KB


.
Nhãn tem HK theo quy định UPU luôn có mầu da trời thẫm.và viết tiếng pháp par avion.Xét dòng thư VNDCCH,lúc đầu chưa có nhãn tem riêng,thường các bì thư cắt nhãn tem HK trên bì thư pháp, hoặc đóng dấu parr avion,cho tới cuối 1957 mới sản xuất nhãn HK mầu xanh ghỉ rất đặc biệt,cho đến những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước đã xuất hiện 1 nhãn HK mới.
Name:  03x.JPG
Views: 990
Size:  30.3 KB
Name:  04x.JPG
Views: 1004
Size:  66.4 KB
Name:  05x.JPG
Views: 1017
Size:  63.1 KB
Name:  05x1.jpg
Views: 1002
Size:  5.7 KB
nhãn tem hàng không M1,M2,M3 có khoảng cuối 1957,còn M4 có vào đầu năm 1970.



Các nhãn chuyển thư bằng máy bay (HK) M1,M2,M3,xuất hiện chính xác từ ngày nào không rõ.Theo tôi sớm nhất là giữa năm 1957,riêng nhãn M4 từ đầu 1970

Ngoài nhãn trên ra,còn có nhiều nhãn tem đặc biệt dùng trong các trường hợp cụ thể như .nhãn tem thư có bảo hiểm,nhãn tem thư qua kiểm duyệt,nhãn vạch tương tự dấu đến,nhãn espreess..v.v..

Name:  06x.JPG
Views: 1105
Size:  124.8 KB
nhãn W ở balan có nghĩa là wartosc ,là thư có bảo hiểm nội dung bên trong.

Name:  07x1.JPG
Views: 982
Size:  72.8 KB
nhãn tam giác mầu da cam là nãn đã qua kiểm duyệt của chính nhân viên bưu điẹn người đức ở bưu cục đó,trong các nước đông âu bị đức chiếm đóng từ 1939-1945



Nói một cách khái quat các nhãn nghiệp vụ bưu chính chỉ tăng tính xác thực của bì thư thưc gửi,nó không quyết định lớn đến giá 1 bì thư,tuy vậy nó nấng giá nền bì thư lên 5-10%.
Ngoài ra còn các nhãn của các tổ chức khác như tổ chức từ thiện:HTT,HƯỚNG ĐẠO,BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,BÀ MẸ TRẺ EM,,THIẾU NHI V.V..Các nhãn này thường có giá hoặc không,nhằm quyên góp tiền nhằm mục đích nào đó có tính từ thiện hay xã hội,nó thường dán mặt sau,nếu mặt trước thì bên trái bì thư,đặc biệt khi dấu nhật ấn đóng đè lên càng có giá trị

Name:  08x.JPG
Views: 990
Size:  193.4 KB
nhãn HTT dán trên bì thư hylap của hội C T Đ

Các dấu nghiêp vụ thường đóng mặt trước bì thư,riêng dấu kiểm duyêt hay dấu bí danh người kiểm duyệt hay đóng mặt sau bì thư .các dấu thường gặp như dấu kiểm tra hải quan,dấu đủ cước phí hàng không,dấu thiếu tem,hồi thư hay dấu thu thêm lệ phí khi phát tận nhà.v.v..

Name:  09x.JPG
Views: 1046
Size:  152.1 KB
dấu kiêm tra bằng máy của HQ sân bay
Name:  10x.JPG
Views: 985
Size:  36.5 KB
dấu kiểm tra HQ hà nội,thư không củ cước phí nên xóa nhãn HK đi
Ngoài ra có các dấu khác không thuôc ngành bưu chính như dấu hội CHƯ THẬP ĐỎ ,dấu HƯỚNG ĐẠO , dấu BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,dấu công ty, dấu cơ quan,,dâu cổ động tuyên truyền, dấu kỷ niệm 1 sự kiên nào đó,dấu cá nhân v.v..

Name:  11x.JPG
Views: 1091
Size:  146.0 KB
dấu sứ quán tiệp khắc đóng trên bì thư năm 1956

Name:  012x.JPG
Views: 1116
Size:  147.0 KB
dấu đong trên bì thư cổ động các phong trào của nhà nước đề xuất.
Kết luận:các nhãn tem và các con dấu trên bì thư,nhất là các bì thư TK19 nhiều lúc có vai trò rất giá trị (thí dụ dấu hội chữ thập đỏ đóng trên bì thư TK19 phù hợp tính thời gian làm bì thư có thể tăng thêm vài trăm euro hoặc hơn nữa) hay đơn cử dấu các sứ quán trên bì thư VNDCCH gửi ra nước ngoài trong giai đoạn 1954-1960 ,dấu các cơ quan đầu não của chính phủ trên các bì thư công vụ,dâu cổ động tuyên truyền trên các bì thư VNDCCH
4.PHONG BÌ THIẾT KẾ;một gia đình hạnh phúc mà sống trong một biệt thự sang trọng thì tổ ấm càng hạnh phúc.Đó chính là các bì thư.Nhìn lại các bì thư nhiều khi có thiết kế rất đẹp,mà lâu nhất đó là bì thư cùng phát hành với con tem đầu tiên của nước Anh do nhà đồ họa người anh MULREADY thiết kế và phát hành 6-5-1840 với 2 loại màu giá 2 xu và đen trắng giá 1 xu mà ngày nay giá bì thư trắng loại này đã lên đên 300 euro(đen) và 450 euro(mầu) .Trên thế giới có trào lưu sưu tầm các bì thư do 1 công ty nổi tiếng phát hành thí dụ bì thư có tiêu chí ngân hàng,hotel nổi tiếng v.v..vì thế nhiều bì thư tưởng bình thường mà giá trị lớn chính do chiếc phong bì do một số công ty hoặc cá nhân sản xuất
Name:  13x.JPG
Views: 1034
Size:  157.9 KB
bì thư đầu tiên phát hành 6-5-1840 của nhà đồ họa MULREADY cùng con tem đầu tiên
Name:  14x.JPG
Views: 1174
Size:  63.0 KB
phong bì có tiêu chí ngân hàng


.

Trong dòng bì thư VNDCCH có 4 loại bì thư thiết kế có giá trị cao:
1.bì thư sản xuât năm 1955-1959 với hình vẽ có đôi chim bồ câu ngậm lá thư và ảnh tháp rùa hay chùa một cột,thể hiên nguyên vọng tha thiết của nhân dân MB VN mong muốn theo hiệp định GERNEVER sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất cả nước

Name:  16x.JPG
Views: 1120
Size:  81.4 KB





2 bì thư do công ty xuất bản sách thiết kế và phát hành (SUNHAXABA) có dạng tờ rơi,thư công vụ hay bì thư thông dụng có LOGO của công ty ở mặt sau.minh họa,xuất hiên từ năm 1957 khi công ty SUNHASABA được thành lập và kiêm nhiệm kinh doanh tem và các ấn phẩm bưu chính bì thư thực gửi hay FDC VNDCCH trên cơ sỏ phong bì do SUNHASABA phát hành sẽ tăng tinh thực tế và giá trị
Name:  17x.JPG
Views: 1086
Size:  139.6 KB



Tờ thông báo của XUNHASABA về phát hành tem mới cho các nước hay cá nhân quan hệ kinh doanh với XUNHASABA.
Name:  18x.JPG
Views: 970
Size:  90.6 KB
bì thư công vụ của công ty XUNHASABA
Name:  19x.JPG
Views: 965
Size:  104.5 KB
Name:  20x.JPG
Views: 957
Size:  66.7 KB
BI thư hãng XUNHASABA sản xuất bán trên thị trường.
Name:  20x2.JPG
Views: 1003
Size:  29.6 KB
logo in sau bì thư xunhasaba sản xuất


3.bì thư có thiết kế các hình ảnh bắn rơi máy bay mỹ,thường được phát hành giai đoạn 1964 1972.Những bì thư này mang dấu ấn một giai đoạn ác liệt và hào hùng mà nhân dân vn đã trải qua,về mảng bì thư này các bạn có thể được rõ khi gặp các nhà sưu tầm nổi tiếng trong nước mà có bộ sưu tập mảng này khá công phu như bácTRÂN TRỌNG KHẢI,bác TRẦN HỮU HUỆ và bác TIẾN ĐẠT hay bác NAI ở hải ngoại.

4.bưu ảnh thực gửi:là các bưu thiếp,một dạng thư mở gửi có dán tem được gọi là bưu thiếp thực gửi.Trong thời kỳ chiên tranh các thư mở này ở MB VN ít dùng,thường chỉ có người nước ngoài công tác ở VN dùng gửi về cho gia đình.Trong các thư mở đó có bưu thiếp bắc nam (chủ đề này bác SMALL DRAGON đã có 1 bài rất tỷ mỷ rồi)đặc biệt các bưu ảnh của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng VÕ AN NINH chụp,Hoặc các bưu ảnh.hay các địa danh nay không còn nữa hoặc đã đổi thay quá nhiều như khán đài BA ĐÌNH,vị tri nay là bưu điện trung tâm Hanoi…
Name:  21x1.JPG
Views: 983
Size:  82.7 KB
Name:  21x2.JPG
Views: 958
Size:  93.7 KB





Nói tóm lại các tham số kể trên đã đủ tạo lên 1 sự hoàn mỹ một bì thư và tôn vinh vẻ đẹp của nó,làm nó vừa có giá trị kinh tế, vừa là một chứng tích đáng tin cậy của lịch sử và cộng thêm sự bố cục hài hòa đầy tính mỹ thuật thì tất nhiên nó phải có chỗ đứng trang trọng trong các bộ sưu tập của mỗi người và trong các cuôc triển lãm từ tầm cỡ quốc tế đến địa phương.

5.CÁC SỰ CỐ TRÊN BÌ THƯ:Như mở đầu đã đề cập đánh giá đồ sứ đẹp có thuyết CỔ ĐI LIÊN QUÁI/quái phải hiểu đó là các sự tích,các nét riêng gắn lên món đồ đó.Trong lĩnh vực bì thư đó là bút tích các nhân vật nổi tiếng,là sự cố mà chính bì thư này đã trải qua,là lộ trình mà bì thư đó đã phiêu lưu. Hoặc trên bì thư được dán một cách rất tự nhiên con tem dị bản , hay tem bị thu hồi,tem bị thất lac hết do sự cố nào đó (trong dòng thư VNDCCH đó là các bì thư dán tem MẠC THỊ BƯỞI 4000đ hay 5000đ,tem CỬ TẠ,CHÌNH PHỦ VỀ THỦ ĐÔ 1000đ, tem binh sỹ lá mạ,tem bưu chính nông thôn,.Bì thư dưới đây là bì thư tôi tâm đắc nhât mà còn giữ được trong tay,nó quý vì dán đầy tem quý,đặc biệt 3 tem liền CPVTĐ 1000đ,và 4 con tem ĐBP không răng 150đ…nó phong trần và trung thực vì chất liệu làm bì thư và cách dán tem trên nó và mực viết đánh dấu một giai đoạn thắt lưng buộc bụng khi tổ quốc vừa giải phóng một nửa…nó bí hiểm vì trên bì thư còn nhiều chứng tích chưa rõ hết như các con dấu và cuối cùng nó đến với tôi như duyên số khi tôi chỉ phải đổi 1 tờ tiền cụ hồ 10 đ phát hành năm 1951…và tôi băt đầu xây dưng bộ sưu tập bì thư VNDCCH từ bì thư này!!!

Name:  22x.JPG
Views: 958
Size:  100.2 KB




Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày về cách đánh giá nhanh sơ lược 1 bì thư và giá nền cũng như giới thiệu một vài bì thư, ngụy taọ


[/B]
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (10-12-2008), Dat_stamp (08-05-2012), hat_de (29-11-2008), huuhuetran (29-11-2008), huybh (08-12-2008), manh thuong (09-12-2008), Red-Cross (02-12-2008), thanhtruc (18-04-2011), The smaller dragon (08-12-2008), Tien (29-11-2008), tiendat (01-12-2008), vnmission (04-12-2008), xihuan (29-11-2008)
  #35  
Cũ 29-11-2008, 07:00
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Chào Bác Đàm Mạnh ,cảm ơn Bác về bài viết trên rất nhiều nhất là được mục sở thị những bì thư vô cùng quí hiếm rất cần để viết lịch sử tem bưu chính đất nước . Tuy nhiên tôi có một số nhận xét sau : thứ nhất là dấu nhật ấn của bì thư đầu tiên,con đấu nầy không có vòng tròn bên trong ,ta phải tìm hiểu xem loại dấu nầy được sử dụng thời gian nào ? thứ hai là bì cuối cùng mà Bác giới thiệu ở bài nầy ! Đúng là con dấu bí ẩn ,theo tôi bì nầy hoàn toàn thật,tiếc thay tất cả các con dấu trên đó đều không đọc được gì cả từ chữ đến số , một bì thực gửi hết sức độc đáo nó đánh đố mọi người chúng ta ,có phải không thưa Bác !
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (01-12-2008), Dat_stamp (08-05-2012), hat_de (29-11-2008), manh thuong (09-12-2008), thanhtruc (18-04-2011), The smaller dragon (08-12-2008), Tien (29-11-2008), xihuan (29-11-2008)
  #36  
Cũ 02-12-2008, 09:40
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định Trả lời ý kiến bác huệ

Đầu tiên dammanh xin lỗi bác huệ và mọi người vì hơi chậm trễ vì những lý do sau:
Để trả lời không thể hồ đồ được,phải có thời gian và sự tham khảo của các bạn dammanh
Xem kỹ lại những ấn phẩm này trong bộ sưu tập của dammanh
Vì thế hôm nay dammanh xin lý giải như sau,có gì sai sót mong mọi người góp y,để chúng ta nhìn rõ thêm bì thư VNDCCH trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
năm 1954-1955 dấu đóng trên bì thư VNDCCH có cả kích thước nhỏ,đường kính 2,5 cm như bưu ảnh tình hữu nghị VN-ANGERY và bì thư dưới đây
năm 1956 dấu đóng đã dùng có kích thước lớn hơn 2,7 cm có cả 2 loại có vành và không có vành bên trong(minh họa)tuy nhiên dấu mang phong cách như dấu đóng trên bì thư indochine giai đoạn cuối 1948-1951 và bì thư quôc gia bảo đại 1951-1953.
năm 1957-1958 dấu đóng đã có phong cách riêng,nhưng vẫn tồn tại cả 2 loại có vành và không có vành bên trong
BÌ THƯ DAMMANH ĐƯA CUỐI CÙNG THỰC SỰ CHỈ BÍ ẨN KHI XEM ẢNH,CHỨ BẰNG KÍNH LÚP VÀ ĐÈN CỰC TÍM CÙNG VẬT PHẨM TRONG TAY DAMMANH VẪN ĐỌC DƯỢC DẤU HANOI NGÀY 1-10-1957 VÀ DẤU ỦY BAN THỂ THAO TRUNG ƯƠNG.
Do mạng tải quá chậm dammanh sẽ đưa các hình ảnh minh chứng điều này.!
thành thật xin lỗi mọi người
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (10-12-2008), Dat_stamp (08-05-2012), hat_de (02-12-2008), huuhuetran (02-12-2008), manh thuong (09-12-2008), Red-Cross (02-12-2008), thanhtruc (18-04-2011), Tien (08-12-2008), tiendat (03-12-2008), vnmission (08-04-2013), xihuan (02-12-2008)
  #37  
Cũ 04-12-2008, 05:38
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định Một vài hình ảnh bì thư lý giải dấu có vành và không

Name:  mat sau bi thu 1955 gui tu thanh hoa.jpg
Views: 941
Size:  48.3 KB
bì thư 1955 dấu thanh hóa kich thước nhỏ d=2,5 cm

Name:  2 mat mini.jpg
Views: 971
Size:  37.2 KB
bì thư 1956 có dán tem 2 mặt,dấu không có vành 2 d=2,7 cm

Name:  004mn.JPG
Views: 1462
Size:  151.2 KB

Name:  6mm.JPG
Views: 983
Size:  132.4 KB
các bì thư 1956 dấu có vành trong d=2,7 cm

Name:  8mm.JPG
Views: 915
Size:  81.7 KB
bì thư 1957 dấu không vành d=2,7 cm

Name:  IMG_5428.JPG
Views: 913
Size:  43.0 KB
bì thư 1958 dấu có vành d=2,7 cm

Name:  2mm.JPG
Views: 903
Size:  125.3 KB

Name:  4mm.JPG
Views: 928
Size:  149.9 KB

Name:  1mm.JPG
Views: 929
Size:  149.1 KB
bì thư indochine giai đoạn cuối(1948-1952)dấu không vành ma phong cách dấu năm 1956 hơi giống.

Name:  3mm.JPG
Views: 961
Size:  156.4 KB
bì thư dán tem bảo đại dấu năm 1953 không vành d=2,7 cm
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (10-12-2008), Đinh Đức Tâm (04-12-2008), Dat_stamp (08-05-2012), hat_de (04-12-2008), huuhuetran (04-12-2008), huybh (08-12-2008), luu (26-05-2011), manh thuong (09-12-2008), Red-Cross (04-12-2008), thanhtruc (18-04-2011), The smaller dragon (05-12-2008), Tien (08-12-2008), tien039 (02-06-2012), tiendat (04-12-2008), vnmission (04-12-2008), xihuan (04-12-2008)
  #38  
Cũ 08-12-2008, 08:57
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Trị giá của phong bì thực gửi

Loạt bài của anh Dammanh rất công phu và độc đáo. Đây chính là một thiên nghiên cứu chuyên đề chưa từng có trong thế giới tem Việt Nam. Với bài viết này, tác giả đã góp một tiếng nói có trọng lượng về trị giá của các phong bì thực gửi qua những nhận định tỉ mỉ, tinh tế, và khoa học.

Anh Dammanh cũng làm giầu cho ngôn ngữ tem chơi qua những từ ngữ mới mẻ mà anh sáng tạo, hiểu theo nghĩa tôi mới biết đến lần đầu, như: tham số, dấu nghiệp vụ, nhị thánh, tam thánh, ngũ long chầu nhật... dù sự sáng tạo đã có lúc làm độc giả bị phân vân thắc mắc. Thí dụ như từ "nhật trình" có nghĩa là "báo hàng ngày" thì được tác giả sử dụng thay cho từ đã quá quen thuộc "nhật ấn," tức là dấu ghi ngày mà Bưu Điện đóng trên các phong bì thực gửi. Hay thí dụ như từ "XUNHASABA" theo tôi biết là chữ viết tắt chỉ cơ quan "XUất NHẬp SÁch BÁo" ở Hà Nội, đã biến thành "SUNHAXABA" trong bài với nghĩa "Công ty xuất bản sách thiết kế và phát hành!" Chưa kể tên thành phố Genève (tiếng Pháp) hay Geneva (tiếng Anh) của Thụy Sĩ được viết tùy tiện.

Trở về nội dung bài viết, người đọc phải cám ơn anh Dammanh về nhiều chi tiết cụ thể và hữu ích trong bài, nhất là những chi tiết về bảng giá bưu cước tại VNDCCH (1947-75), các loại dấu bưu chính VNDCCH (1954-57), hay những tem nhãn Hàng Không của Bưu Điện VNDCCH.

Nhân đây, tôi cũng muốn chia sẻ một vài ý niệm về phong bì thực gửi với tác giả và các thành viên khác trong CLB và Diễn Đàn VS.

Trước khi chiếc phong bì thực gửi đến tay người sưu tầm chúng ta, nó đã được chuyền qua nhiều sở hữu chủ trước đó. Sở hữu chủ thứ nhất là người gửi. Sở hữu chủ thứ hai là Bưu Điện. Sở hữu chủ thứ ba là người nhận. Và cuối cùng, sở hữu chủ thứ tư mới là người sưu tầm chúng ta, trừ trường hợp chúng ta kiêm nhiệm vai trò người gửi hay người nhận, cùng chưa kể còn người thứ năm làm trung gian giữa người nhận và người sưu tầm, tức là giới buôn bán tem.

Xin mở một dấu ngoặc ở đây để giải thích tại sao sở hữu chủ thứ hai là cơ quan Bưu Điện. Một khi chúng ta dán tem vào phong bì, rồi bỏ vào thùng thư thì từ lúc ấy, cái phong bì của chúng ta là tài sản của Bưu Điện, vì Bưu Điện đã thu tiền cước phí và có trách nhiệm chuyển phong bì ấy đến người nhận!

Ba sở hữu chủ đầu tiên đều có thể góp phần làm tăng giá trị của chiếc phong bì thực gửi. Người gửi có thể dán tem đặc biệt để biến phong bì không còn bình thường nữa. Bưu Điện có thể dùng những dấu nghiệp vụ tùy theo tình trạng như thiếu tem, không người nhận, đã di chuyển... Người nhận có thể ghi chú trên phong bì để chuyển người khác, ghi ngày nhận thư, đánh dấu thứ tự...

Riêng người sưu tầm -sở hữu chủ cuối cùng- là không được thêm bớt gì vào chiếc phong bì thực gửi. Họ thêm hay bớt, tẩy hay xóa... đều phạm vào những việc làm gian dối, sẽ bị mang tiếng không trung thực. Trong thực tế, nhiều phong bì thực gửi đã bị thêm bớt mà thủ phạm thường là giới buôn bán tem với mục đích lợi nhuận trước mắt!

Cuối cùng, nếu cần góp ý với anh Dammanh, tôi trình bầy một hai điều sau đây.

Anh Dammanh đã thực hiện được một công trình nghiên cứu nghiêm túc nhờ vào những vật phẩm bưu chính trong bộ sưu tập của anh. Chính điều này -có tài liệu trong tay- là thế mạnh của tác giả, mà đồng thời cũng là thế... yếu nữa! Một khi số lượng của tài liệu bị giới hạn thì người nghiên cứu khó có thể đưa đến những kết luận có tính cách tổng quát và thuyết phục cao được. Đến như sự xác định của tác giả, "tăng 5% nếu có dấu tốt," hay "tăng 5-10% nếu có nhãn nghiệp vụ" thì thật bất ngờ. "Tăng giá trị" thì đúng, nhưng tăng với tỷ lệ nào thì đó là đề tài bàn thảo của hai bên kẻ mua người bán, chứ không thể ai khác! Thứ nữa, trong một bài viết về phong bì Việt Nam, tác giả đã sử dụng nhiều phong bì các nước khác khiến nội dung bị loãng, và độc giả không còn chú tâm vào chuyên đề nữa.

Cứ nghĩ đến có người cùng sở thích với mình đã bỏ công phu và thời giờ để hệ thống hóa một chuyên đề để mình ngồi nhà thụ hưởng là tôi lại thấy trong lòng dâng lên một niềm vui. Rồi được ngắm nhìn những phong bì thực gửi quí hiếm trong thập niên 1950 và 1960 ở miền Bắc nước ta, tôi càng thấy ý nghĩa lịch sử của những chiếc phong bì nhỏ bé và mỏng manh. Cám ơn tác giả Dammanh. The smaller dragon.

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 23-08-2009, lúc 19:13
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (10-12-2008), Đinh Đức Tâm (08-12-2008), dammanh (08-12-2008), Dat_stamp (08-05-2012), hat_de (08-12-2008), huuhuetran (08-12-2008), huybh (08-12-2008), manh thuong (09-12-2008), Red-Cross (08-12-2008), thanhtruc (18-04-2011), Tien (08-12-2008), tien039 (02-06-2012), vnmission (21-12-2008), xihuan (08-12-2008)
  #39  
Cũ 08-12-2008, 09:35
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Loạt bài của anh Dammanh rất công phu và độc đáo. Đây chính là một thiên nghiên cứu chuyên đề chưa từng có trong thế giới tem Việt Nam. Với bài viết này, tác giả đã góp một tiếng nói có trọng lượng về trị giá của các phong bì thực gửi qua những nhận định tỉ mỉ, tinh tế, và khoa học.

Cứ nghĩ đến có người cùng sở thích với mình đã bỏ công phu và thời giờ để hệ thống hóa một chuyên đề để mình ngồi nhà thụ hưởng là tôi lại thấy trong lòng dâng lên một niềm vui. Rồi được ngắm nhìn những phong bì thực gửi quí hiếm trong thập niên 1950 và 1960 ở miền Bắc nước ta, tôi càng thấy ý nghĩa lịch sử của những chiếc phong bì nhỏ bé và mỏng manh. Cám ơn tác giả Dammanh. The smaller dragon.


Bác Rồng đúng là có phong cách làm việc của 1 giáo sư, mọi thứ khi hệ thống lại có khoa học rất dễ cho việc tiếp thu. Thông thi được bác Rồng khái quát lại trở nên rõ ràng dễ hình dung. Còn xem chi tiết của bác Mạnh sẽ giúp hiểu sâu và cụ thể.

Việc hệ thống tại thông tin và trình bày nó 1 cách khoa học dễ tiếp thu cũng khiến có giá trị của thông tin tăng lên, nhờ tính hệ thống của chúng.

2 bác đã trình bày trên quan điểm của nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm. Và nếu trình bày trên bộ TL kiểu truyền thống sẽ rất hay. Mong rằng sau nầy VN sẽ có những bộ như thế trưng bài tại VN hoặc tại các TL trong khu vực.

Chiếc bì thực gửi khi nằm trong tay nhà sưu tầm giá trị của nó có được là sự gia tăng giá trị theo 1 chuỗi như bác Rồng đã tổng hợp lại. Và trên 1 bộ trưng bày tem truyền thống giá trị của nó sẽ được "show" ra như vậy. Còn nếu sử dụng nó minh họa trong các bộ TL chuyên đề, theo cảm nhận của cháu nó sẽ có thêm 1 giá trị nữa. Đó là giá trị trong mối quan hệ tổng thể của bộ TL, của mạch truyện mà bộ TL đó kể. Thực ra thế hệ các cây đa cây đề thường thiên về nghiên cứu, ít có thời gian coi các bộ TL chuyên đề. Nhưng nếu có thời gian rảnh coi các bộ "kể chuyện" đó sẽ rất thú vị. 1 chiếc bì thực gửi bày đúng chỗ trong 1 bộ TL, giá trị về mặt bưu chính của nó cùng giá trị về mặt chuyên đề nó thể hiện, hài hòa với mạnh chuyện sẽ tạo nên 1 giá trị vô hình rất đặc biệt. Giá trị đó chỉ có thể cảm nhận được trong tổng thể của bộ TL.

Hy vọng trong tương lai các bộ TL chuyên đề có giá trị của VN sẽ được điểm xuyến bằng những gì thực gửi "hạng nặng" như của các bác

Chúc các bác và cả nhà 1 tuần làm việc hiệu quả và vui vẻ
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (10-12-2008), Đinh Đức Tâm (08-12-2008), dammanh (08-12-2008), Dat_stamp (08-05-2012), manh thuong (09-12-2008), thanhtruc (18-04-2011), The smaller dragon (08-12-2008), Tien (08-12-2008), tiendat (08-12-2008), xihuan (08-12-2008)
  #40  
Cũ 08-12-2008, 16:37
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Nhân hat_de nói về triển lãm, tôi muốn chia sẻ với mọi người vài sự khác biệt giữa TL ở Việt Nam và TL ở Mỹ.

Mong rằng sự so sánh trên sẽ làm mọi người suy nghĩ.
Những điều bác Rồng nói rất đúng ạ !

Nước Mỹ và các nước có phong trào tem phát triển và trình độ TL cao thường là như vậy.

Xuất phát từ việc chập chững trên con đường TL nên nhiều bộ của ta dùng chữ thay tem, tức là hơi lạm dụng thuyết minh. Lâu nó thành thói quen, việc này đang được tích cực chỉnh lại ạ. Xu thế và là yêu cầu hiện tại của ta cũng là cố gắng thuyết minh thật ngắn gọn cô đọng. Không gian trình bày trên 1 phơi tem nhỏ gọn, nên ko thể viết dài như trình bày trong 1 mục post của 1 topic

Ý thứ 2 cần được thể hiện nổi bật ở các bộ truyền thống, còn ở các bộ chuyên đề thì tác nhân trên cũng được nhắc tới. Nhưng vì mạch chính của các bộ TL chuyên đề nên các thông tin trên nằm ở phần ghi chú cho các vật phẩm. Theo cách trình bày của thể loại Thematic dạng kể chuyện ở VN và các nước trong khu vực thì chủ yếu vẫn là: nội dung chính viết ở trên, mang tính khái quát cho toàn phơi, phần thông tin về tác nhân gửi thư hoặc 1 số vấn đề khác liên quan tới vật phẩm thì viết bên dưới hoặc bên cạnh rồi dùng mỗi tên chỉ. Trong nhiều bộ TL của các bạn mói, việc nầy "hay bị quên" có thể do người viết quá mải mê dòng chảy chuyên đề trong bộ và quên đi dòng chảy về bưu chính. Việc nay cũng đang được tích cực sửa và ý thức cho các bạn TL ạ

Với các bộ truyền thống thì cái đó được làm nổi bật hơn, tuy nhiên chắc cũng ko như phong cách các bộ TL ở Mỹ.

Còn về sự khác nhau thứ 3, cũng lại là vì chúng ta đang chập chững. Có thế lý giải thế nầy, để làm 1 bộ TL với 1 dung lượng nào đó 1 kh, 2 kh hay 5 kh người làm TL phải cân đối những món có trong này mình. Tình trạng hiện nay là cố làm cho đủ. Còn ở Mỹ khi mọi thứ đã dồi dào cái trong tay có thể làm 10 kh thì cô đọng lại 5 kh.

Khi là cố cho đủ 5 kh thì các bạn TL phải "ôm" vào càng nhiều càng tốt sao cho đủ.
Khi cô đọng cho còn lại 5 kh thì người làm TL sẽ loại ra những món "thường thường bậc trung" chỉ để lại những món thật quý.

Cái nầy VN ta cũng đang khắc phục, và phải cố ạ, khi mà chúng ta dồi dào tất nhiên cũng sẽ trình bày bằng các món quý.

Chính vì tính quý hiếm chiếm 1 tỉ trọng đáng kể trong giá trị của 1 bộ trưng bày, trong khi đó lại là thế yếu của 1 quốc gia có nền tem non trẻ như VN trên trong các cuộc tranh tài Châu Á và thế giới các bộ TL của ta tuy hay xong cũng chỉ ở tầng dưới. Những nhà sưu tầm có trình độ và đồ quý như các bác Mạnh, Huệ, bác Khải, anh Long mà ra tay làm TL hẳn sẽ tránh được tình trạng trên.

Việc dùng tem chết và CTO cũng là bất đắc dĩ à, vì theo mạnh "chuyên đề" của bộ TL bày đó, tại vị trí đo trong bộ TL thì chỉ con tem đó mới minh họa được nội dung cần trình bày. Người chơi tem hoặc sẽ chọn 1 con tem sống nhưng lạc lõng, hoặc phải chấp nhận con tem xoàng để đảm bảo nội dung. Cả 2 sự lựa chọn đều ko tốt. Đảm bảo nội dung thì mất tính quý hiếm, đảm bảo tính quý hiếm thì mạch chuyện loại loạc choạc.

Cháu nghĩ rằng trong tương lai khi trình độ TL và sưu tầm của chúng ta lên cao sẽ hạn chế được những điểu nêu trên.

Để rút ngắn khoảng thời gian ấy hoặc là bạn tem phải đầu tư nhiều hoặc sưu tầm viện trợ được nhiều ạ !

Bản thân cháu cũng đang làm 1 bộ TL nhìn mà buồn ... toàn món xoàng xĩnh, thiệt là xấu hổ. Tự chấm cho mình 2/10, hy vọng nội dung của nó có thể bù đắp được để năm tới đạt trung bình
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (09-12-2008), Dat_stamp (08-05-2012), huuhuetran (09-12-2008), manh thuong (09-12-2008), Red-Cross (09-12-2008), thanhtruc (18-04-2011), The smaller dragon (08-12-2008), Tien (08-12-2008), xihuan (08-12-2008)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định 27/8 là Ngày Tem Việt Nam Poetry Văn bản, quy định liên quan đến Tem Bưu chính và Sưu tập Tem 0 02-09-2016 15:52
Bí Quyết Để Sống Lâu HanParis Sức khỏe 0 27-09-2014 05:25
Chia buồn cùng chị Tám bán tem và gia quyến Poetry Trong niềm Thân Ái 20 21-04-2011 17:13
Tặng Nguyễn Quyết Thắng ke vo danh Những kinh nghiệm quý 10 20-03-2011 20:32
Quần áo đỏ quyến rũ hơn Poetry Linh tinh... lang tang... 2 29-10-2008 16:42



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.