Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Café VietStamp

Café VietStamp Nơi tán gẫu, "bình loạn" tất cả những gì liên quan đến Tem.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 20-08-2013, 12:05
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định Chơi tem thời bao cấp

Theo Wiki:
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới. Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.



Tức là thời bao cấp ở miền Bắc thì bắt đầu vào khoảng 1954/1955 còn miền Nam thì bắt đầu từ khoảng 1976 cho đến 1986 hay sau nữa vì có một số thứ sau 1986 vẫn bao cấp. Va nhớ đến khoảng những năm 90 về cơ bản mới hết bao cấp.

Câu hỏi của bạn Hàn và nhiều bạn trẻ là thời bao cấp khoai không đủ ăn thì các nhà sưu tập tem xoay xở thế nào?

Va xin phép mở topic này để ôn cố tri tân. Mời các bác già vào khề khà mơ màng nhớ về một thời xa vắng.

Không hạn chế ở việc sưu tập tem nếu các bạn có chuyện gì vui hay hình ảnh về thời bao cấp cũng được quéo còm ở đây.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (21-08-2013), chienbinh (27-09-2013), dammanh (20-08-2013), exploration (21-08-2013), hat_de (21-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (20-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Poetry (20-08-2013), stamp-history (20-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (22-08-2013), Tien (21-08-2013)
  #2  
Cũ 20-08-2013, 12:07
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Tem này là hấp dẫn nhất thời bao cấp, ai cũng chơi

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (21-08-2013), BoZoo (21-08-2013), dammanh (20-08-2013), exploration (21-08-2013), HanParis (20-08-2013), hat_de (21-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (20-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Poetry (20-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), Tien (21-08-2013)
  #3  
Cũ 20-08-2013, 16:11
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Thời Pháp bị Đức chiếm cũng vậy, đồ ăn bị giới hạn tối đa! Một cây xúc Xích nó đắt như vàng. Hàn rất thắc mắc trong thời bao cấp, các dân chơi tem thật chớ không phải chơi tem phiếu thực phẩm, chơi tem như thế nào, dù rằng tại các phường lãnh thực phẩm cũng chơi mọc! Và Ngày Đầu Tiên...sắp hàng để lãnh thực phẩm thì nắng nôi dữ lắm. Các bạn trẻ ngày nay chắc đâu biết Nhà Sách GP nó như thế nào? Đề tài phiếu thời bao cấp, Hàn có một số ảnh, từ từ để phụ bác Va trình làng coi chơi...
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (21-08-2013), dammanh (21-08-2013), exploration (21-08-2013), hat_de (21-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (20-08-2013), nam_hoa1 (20-08-2013), Poetry (20-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), Tien (21-08-2013), VAPUTIN (20-08-2013)
  #4  
Cũ 20-08-2013, 19:34
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Về thời Bao Cấp thì bác Va đã cắt nghĩa rùi. Có người lại suy viễn xa vời, nhất là dân miền Nam. Bao Cấp có khi nào được Cấp Bánh Bao ăn quà sáng không? Nhưng sự thật thì sau 30/04. Có mấy chú bộ đội đến nhà chúng tôi chơi và được mời ăn sáng với bánh bao xíu mại, bánh bao Cả Cần, bánh bao ngọt, mì, hủ tiếu... Chỉ là sau đợt đổi tiền lần đầu, chúng tôi phải khoai sáng, chao chiều để qua ngày. Làm ông bà con vừa tập kết ra Bắc mấy chục năm mới vào không được ăn ngon với chúng tôi dạo đó. Vậy mà khi đó bọn tôi thích la cà mấy quán cà phê không xa Bùng Binh Ngã Sáu, kêu có một ly cà phê nhỏ hiếu mà uống... tới chiều (nước dão thì được bo), vừa chọc em kia rất xinh. Thế mới nhớ lại câu của Tản Đà :

Một Trà, Một Đà Lạt, Nghía Cô Em

Và cứ xin nhiều bình trà miễn phí. Làm mí 'ngoại' chủa quán rất bực mình nhưng không dám lên tiếng đuổi khách. Vừa nghe nhạc vàng không lời, vừa phà khói thuốc và phun khói mù cả tiệm. Cho nên có nhiều Điểm Mù tại đấy đó bác Va ơi! Còn nhớ Hàn vừa hút vừa phà khói làm hình im có mũi tên xuyên ngang nữa Đó là một kỷ niệm thời Bao Cấp. Cấp đây còn là tạm cho ăn uống chịu. Khi xưa các chủ tiệm có cuốn sổ ghi nợ từng người, phải viết tay chứ không quẹt vào Tablet như ngày nay.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (21-08-2013), dammanh (21-08-2013), exploration (21-08-2013), hat_de (21-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), manh thuong (21-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), Poetry (20-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (22-08-2013), Tien (21-08-2013), VAPUTIN (21-08-2013)
  #5  
Cũ 21-08-2013, 11:11
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Góp vui 3 bì thư của người stt Hoàng Đức Thuần - Nam Định thời bao cấp. Thư thả sẽ kể với các bác stt ở MBVN trước năm 1975



lá thư No1

Name:  Top-019.jpg
Views: 740
Size:  65.8 KB

Name:  Top-020.jpg
Views: 568
Size:  94.9 KB

Lá thư No2

Name:  Top-022.jpg
Views: 549
Size:  57.2 KB

Name:  Top-023.jpg
Views: 779
Size:  62.2 KB

Name:  Top-024.jpg
Views: 566
Size:  64.5 KB

Lá thư No3

Name:  Top-013.jpg
Views: 575
Size:  23.5 KB

Name:  Top-014.jpg
Views: 551
Size:  62.3 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (21-08-2013), HanParis (21-08-2013), hat_de (21-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), lantham_0072005 (21-08-2013), manh thuong (21-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), Nguoitimduong (22-08-2013), Poetry (21-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (22-08-2013), Tien (21-08-2013), VAPUTIN (21-08-2013)
  #6  
Cũ 21-08-2013, 13:09
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Ôi tài liệu của anh Mạnh quý hóa quá



Ngày xưa người ta làm việc đàng hoàng, giúp nhau vô tư, có nữa xu cũng rạch ròi. Bây giờ thì sao?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (22-08-2013), exploration (21-08-2013), HanParis (21-08-2013), hat_de (21-08-2013), lantham_0072005 (21-08-2013), manh thuong (21-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), Nguoitimduong (22-08-2013), Poetry (21-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), Tien (21-08-2013)
  #7  
Cũ 21-08-2013, 15:24
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Tài liệu của anh Mạnh thật quý hiếm, Hàn thấy thích con tem của Trai Thanh Nữ Tú, anh còn lá thư này không nhỉ?


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (22-08-2013), exploration (21-08-2013), hat_de (21-08-2013), huuhuetran (24-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), Nguoitimduong (22-08-2013), Poetry (21-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), thehung (22-08-2013), VAPUTIN (22-08-2013)
  #8  
Cũ 21-08-2013, 15:41
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Dân chơi Tem thời Bao Cấp thế lào, đó là câu tôi tự hỏi nhưng Hàn biết khi ấy chủ nghĩa 3D (không phải ảnh nỗi hiện nay) : Đỗng (Đồng Hồ), Đài (Radio) và Đạp (Xe Đạp), ai có chúng là kể như... Tư Bản Chuyên Chính , ít ra là ở ngoài Bắc. Anh Mạnh còn tấm nào có ảnh xế xưa của anh xin chia sẽ nhá! Tình cờ đọc qua bài dưới đây : Dân Chơi Thời Bao Cấp cóp lại đây cho bà con xem chơi, dân chơi hồi ấy còn ST hơn Hàn?


Mốt thời trang trong giai đoạn bao cấp và đầu đổi mới luôn hằn sâu trong tâm trí nhiều người thế hệ trước những ký ức về sự khốn khó, thiếu thốn, nhưng lại theo cách vô cùng ấn tượng. Bất cứ ai đã từng để lại tuổi thanh xuân ở giai đoạn bao cấp và đầu đổi mới thì đều có cả một “kho truyện” để kể lại cho thế hệ em, con cháu mình nghe. Thời kỳ ấy không huy hoàng niềm hạnh phúc như đúng bản chất nó phải thế, mà trái lại hằn sâu trong tâm trí những người đã từng sống thứ miền ký ức về sự khốn khó, thiếu thốn theo cách vô cùng ấn tượng. Người ta nhắc lại cụm từ “bao cấp", "đầu đổi mới” thường với 2 trạng thái ngược nhau: một là trầm ngâm suy tư, hai là cười phá lên đầy vui vẻ sảng khoái. Thứ kỷ niệm về thời kỳ đặc biệt ấy khi ngẫm lại chỉ có thể là niềm đau hoặc một hoài niệm đẹp.

Những chuyện vô đề về các “dân chơi hàng xịn”
Đầu thập kỷ 60, mốt của thanh niên là diện quần ống tuýp, loại quần này tiêu chuẩn là phải chật, thật chật, đến mức lúc thay ra cần có người kéo ống quần hộ thì mới đúng điệu. Nam thanh niên để đầu "đít vịt"– kiểu tóc để dài, chải keo sáp bóng nhoáng, vuốt túm chỉa chỉa về phía sau, cưỡi hiên ngang con xe Pha vo rít (Favorite) đi ngoài đường là ai cũng phải ngoái nhìn.
Tầm sau giải phóng, ảnh hưởng với phong trào phản chiến hippy, người ta quay sang “cuồng si” mốt áo vải thô bó chẽn cùng quần ống loe rộng và để tóc dài phóng khoáng.




Thanh niên thời đó rất thích mốt quần loe trẻ trung (ảnh minh họa)

Cách ăn mặc như vậy đối với giới trẻ rất được ưa chuộng, song về tình hình xã hội thì cách phục sức kiểu này rất “có vấn đề”, bị xếp vào hàng văn hóa lai căng, không đứng đắn. Một số đơn vị hành chính còn treo biển rất rõ ràng “Không tiếp quần loe”, “Chúng tôi không tiếp những người mặc quần loe, quần tuýp, để tóc bù xù”. Thậm chí trên các ngã tư, đường phố thường có các đội thanh niên tình nguyện cờ đỏ chuyên chăm chăm đi cắt quần ống loe. Xử nhẹ là cắt dọc đường li trước, nặng là cắt phần ống quần rộng. Đầu đít vịt hay tóc tai râu ria xồm xoàm dài quá quy định nếu bị bắt cũng đều phải cắt trụi hết. Bên cạnh đó tiêu chuẩn đánh giá dân chơi thời ấy không nằm ngoài câu vè sau:



"Một yêu anh có Pơ giô (peugeot)
Hai yêu anh có Seiko đàng hoàng
Ba yêu anh có bộ đồ sang
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô...”





Xe đạp pơ giô (trên), đồng hồ Poljot và đồng hồ Seiko

Đến những năm cuối 70, đầu năm 80, do tình hình khan hiếm hàng hóa nên đã bắt đầu xảy ra nạn buôn lậu tại các đầu mối cửa khẩu nước ta. Những con buôn vận chuyển hàng lậu được người dân “ưu ái” gọi bằng một cái tên khá kì dị: dân bám mích. Tay nào buôn hàng trót lọt được vài bữa là đã giàu lên nhanh chóng, và tất nhiên họ đều diện những bộ cánh thời thượng nhất bấy giờ. Dạo ấy, vải Pho Canada là loại thịnh hành và được ưa thích nhất bấy giờ. Thứ vải này được người bây giờ miêu tả lại bằng sự châm chọc “May đồ bằng Pho Canada, mặc mùa đông thì lạnh run, mùa hè diện vào lại nóng chảy mỡ”. Chê bai là vậy nhưng vào thời đó, phải khá giả lắm mới có mà mặc. Phất lên nhanh nhờ buôn gạo, bột mì, phân bón, dân bám mích không thoát khỏi thành ngữ sâu cay “ Trưởng giả học làm sang”. Giữa mùa hè nắng chang chang đổ lửa, thế mà các tay chơi “dân bám mích” vẫn cố đóng nguyên cả bộ kiểu ký giả may bằng vải Pho Canada, đầu đội mũ phớt len, đeo kính râm, đi đôi sa bô nặng chịch...trông vô cùng bức bối, ngột ngạt. Đối với những quán ăn hay hàng giải khát, hôm nào gặp được toán dân chơi đóng bộ bảnh chọe này là biết ngay đã vào dịp vớ bở, tha hồ mà chặt chém…
Cho tới giữa năm 80 đến đầu 90, danh xưng “dân chơi hàng hiệu” chuyển sang cho những người may mắn có người nhà đi xuất khẩu lao động hoặc đi học ở nước ngoài về. Màu mốt nhất thời đấy là các tông cỏ úa, tím than. Người sành thời trang là phải diện áo lông Đức hoặc áo bay Nga mặc quần giả bò cưỡi Custom Minks, Simson, Suzuki 100 mận chín, Honda Super Cub C50... Một bộ hoàn chỉnh như vậy đáng giá bằng cả một gia tài vì thế nên nếu có “ cưa” cô nào là đổ cô ấy. "Một trăm lời nói không bằng ống khói Hon Đa” - như các đại gia, thiếu gia ngày nay, các dân chơi thời xa vắng như thế này luôn được người đời nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ pha chút thèm thuồng, ghen tị.



Áo Nato một thời rất "hot"




"Anh chàng" đi Suzuki mận chín là điển hình của dân chơi bấy giờ với mũ cối, áo Nato



Một thanh niên "chịu chơi" khác với style rất lãng tử




Để hoàn thiện cho phong cách, chắc chắn phải có...tờ 10 đồng đút ngay ngắn vào túi áo trước ngực
.

Gần hơn chút nữa, vào cuối 80 đầu 90, định nghĩa người ăn diện đúng điệu là phải mặc áo chim cò Thái Lan, quần bò mài… trông rất hoa lá cành, đỏm dáng.

Thiếu nữ "băng đỏ" xinh đẹp với một trong những cách mặc thời trang nhất giữa thập niên 80: Áo len cổ lọ bên trong, áo lông Đức bên ngoài. Người ngồi bên cạnh cũng rất hợp thời cùng áo Nato và mũ bò kiểu Levi's

Và những nghề chỉ thời ấy mới có
Có những thứ chỉ tồn tại ở một thời điểm nhất định. Những nghề phục vụ sự mặc thời bao cấp là một trong những thứ như vậy. Xuất phát từ việc mọi cái đều phải nhận qua tem phiếu, nhiều người dân rơi vào tình cảnh quần áo giày dép thiếu thốn, vải vóc không dư thừa, một năm con em cán bộ công nhân viên chức nội thành cũng chỉ được phát có khoảng 2,5 mét vải. Chính bởi vậy nên người thời ấy rất giữ gìn trang phục, bởi nếu rách tả tơi quá thì cũng không có cái khác để mà thay. Phỏng theo nhu cầu ấy, một số nghề nho nhỏ nhưng đặc biệt đã nở rộ.

Hồi ấy có nghề may lộn lại quần. Sở dĩ có nghề này xuất phát từ việc thiếu vải. Mỗi người chỉ có khoảng 1 -2 cái quần để mặc đi mặc lại, mặc đến khi sờn rách, bạc màu. Thế là người ta đem chiếc quần “Chử Đồng Tử’’ ra hiệu nhờ tháo hết đường chỉ ra, lộn bên trong ra bên ngoài hoặc cắt đôi ống quần xoay đằng trước ra đằng sau rồi mới may lại. Mặt trong quần do ít tiếp xúc với ánh nắng nên vẫn còn rất mới, nếu không may có chỗ rách nào thì mạng lại bằng chỉ cùng màu.
Lại có giai đoạn Hà Nội nở rộ các hàng chuyên hàn dán dép nhựa, dép cao su. Người ta nấu chảy các miếng nhựa, cao su vụ để tra vào chỗ bị đứt, mẻ. Ngoài ra còn có nghề làm dép râu rất được chuộng. Đế dép được làm bằng vỏ xe nhà binh cũ, quai dép bằng ruột xe. Vỏ xe và ruột xe được cắt nhỏ, gọt theo dạng bàn chân, xỏ lỗ để luồn quai. Dép râu mang ít mòn, ít hư chỉ tội là hay bị đen chân do ruột cao su và kiểu dáng không thanh nhã, nặng nề, xấu xí.




Nghề vá sửa dép cao su, dép nhựa đã từng có thời rất phổ biến


Nghề “thợ nhuộm” đã có từ lâu ở miền Bắc, sau 1975, nghề này có cơ hội phát triển ở miền Nam do nhiều người có nhu cầu nhuộm đen quần áo cho sạch hoặc để “đỡ thấy dơ” hơn, tiện cho công việc lao động. Cũng có người đi nhuộm đồ trắng hay màu thành đenchỉ để tỏ ra cũng thuộc nhóm người lao động. Đồ được đem đi nhuộm là áo quần quân đội từ áo quần kaki vàng của sĩ quan, đến đồ xanh, đồ rằn ri của lính hay đồ trắng cảnh sát,… đều bị nhuộm thành màu đen hết.



Nghề chuyên nhuộm các loại quần áo có màu thành màu đen


Ngoài ra còn một số nghề độc đáo khác như may áo vải bao bột mì, nghề phân kim (thu mua vụn vàng bạc để chế tác lại), sang sợi vá quần áo…đến nay đã gần như tuyệt diệt).

Theo Khám phá

Nguồn : http://giaoduc.net.vn/Cam-nang-dep/C...-cap/287779.gd
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 21-08-2013, lúc 15:53
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (22-08-2013), exploration (21-08-2013), hat_de (21-08-2013), manh thuong (21-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), Poetry (21-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), Tien (21-08-2013), VAPUTIN (22-08-2013)
  #9  
Cũ 22-08-2013, 00:07
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi HanParis Xem Bài


"Anh chàng" đi Suzuki mận chín là điển hình của dân chơi bấy giờ với mũ cối, áo Nato


Đâu phải Suzuki, cha đó đi con Đờ rim I mờ, đại gia đấy. Có thể là thủy thủi tàu viễn dương chăng?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (22-08-2013), HanParis (22-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), Tien (22-08-2013)
  #10  
Cũ 22-08-2013, 03:13
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Talking

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi HanParis Xem Bài
"Một yêu anh có Pơ giô (peugeot)
Hai yêu anh có Seiko đàng hoàng
Ba yêu anh có bộ đồ sang
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô...”

Hình như ngày xưa, phụ nữ ngoài tem phiếu kinh tế không thích sưu tem, nếu không thì đã có cảnh :

Năm Yêu Anh Có Tem Tây
Đông Dương Chính Hiệu Mê Say Đống Bì
Tu Ran (Đà Nẳng) Lệ Thủy Nhất Nhì
Răng Thời Khi Có Khi Không Chuyện Thường
Ngày Đầu Tiên Em Đã Tỏ Tường
Tem Nào Hơi Quý Anh Nhường Cho Em
An Bum Tối Tối Lật Xem
Bì Thư Bưu Ảnh Xếp Thấy Rêm Cả Người










__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (22-08-2013), exploration (23-08-2013), nam_hoa1 (22-08-2013), Nguoitimduong (22-08-2013), thanhtruc (14-09-2013), VAPUTIN (22-08-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.