Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 19-05-2013, 06:57
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định Triển lãm những bức tranh vô giá của hội họa VN hiện đại

Tin và ảnh từ Tuổi trẻ Online



TT - Triển lãm Những bức tranh quý và vô giá của hội họa VN hiện đại thuộc bộ sưu tập của ông Tira Vanichtheeranont đã tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM hồi tháng 1 năm nay.


Name:  93 Thieu nu HN-Van Len.jpg
Views: 3724
Size:  43.9 KB
Thiếu nữ Hà Nội - Tranh của Họa sĩ Văn Len



Trong lần thứ ba giới thiệu bộ sưu tập về tranh VN, ông Tira bày tranh của các họa sĩ Trường cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương (Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Lê Văn Ðệ, Phạm Hậu, Trịnh Hữu Ngọc, Hoàng Tích Chù...) và tranh về đề tài chiến tranh của Phạm Viết Song, Nguyễn Cao Thương, Tôn Ðức Lượng... bên cạnh những sưu tập khác.

Theo Q.THI
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 27-05-2013, lúc 06:46
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (27-05-2013), dammanh (27-05-2013), Dat_stamp (19-05-2013), HanParis (20-05-2013), hat_de (27-05-2013), huuhuetran (26-05-2013), lantham_0072005 (20-05-2013), manh thuong (19-05-2013), nam_hoa1 (27-05-2013), Poetry (19-05-2013), The smaller dragon (26-05-2013), ThinhVuongVu (19-05-2013), Tien (19-05-2013), vu.huy65 (26-05-2013)
  #2  
Cũ 26-05-2013, 08:15
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định Họa sĩ Bùi Xuân Phái

Thế hệ các bậc tiền nhân không quên nhắn nhủ lại thế hệ đi sau bằng những câu vần nhớ đời. Trong lĩnh vực hội họa hiện đại, chúng ta chắc có nghe câu "Vẽ nhà Xuân Phái, vẽ gái Bích Liên" hay "Phố Phái, gái Liên".

Trong loạt bài giới thiệu về các họa sĩ tài ba của nước nhà, xin giới thiệu trước hai họa sĩ nêu trên.



Bùi Xuân Phái


Name:  1 Bui_Xuan_Phai.jpg
Views: 2241
Size:  12.0 KB


Bùi Xuân Phái (1/9/1920 – 24/6/1988) là một danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội (Phố Phái).

Quê gốc của ông là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội, Việt Nam). Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1946. Tham gia kháng chiến, tham dự triển lăm nhiều nơi . Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dạy tại trường Mỹ thuật.

Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.

Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.


Name:  2 Bui_Xuan_Phai.jpg
Views: 4361
Size:  84.8 KB

Name:  4 Bui_Xuan_Phai.jpg
Views: 2063
Size:  12.4 KB Name:  5 Bui_Xuan_Phai.jpg
Views: 2086
Size:  12.4 KB

Name:  3 Bui_Xuan_Phai.jpg
Views: 2206
Size:  13.0 KB
Phân xưởng nhuộm, 1985


Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì... Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Leipzig) về trình bày cuốn sách “Hề chèo” (1982).

Do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là: PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên, Đài truyền hình Trung ương dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật.

Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo… Ông cũng là họa sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Tác phẩm chính:

• Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu 1972
• Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu 1966
• Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972
• Phố vắng - Sơn dầu 1981
• Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
• Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
• Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967
• Trước giờ biểu diễn - 1984

Giải thưởng mỹ thuật:

• Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996
• Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
• Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
• Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
• Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984

Tặng thưởng: Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997.


(Tin và ảnh trích dẫn từ Wikipedia và Internet)
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 26-05-2013, lúc 21:59
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (27-05-2013), dammanh (27-05-2013), Dat_stamp (26-05-2013), HanParis (26-05-2013), hat_de (27-05-2013), huuhuetran (26-05-2013), manh thuong (26-05-2013), nam_hoa1 (27-05-2013), Poetry (26-05-2013), stamp-history (26-05-2013), The smaller dragon (26-05-2013), Tien (28-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), vu.huy65 (26-05-2013)
  #3  
Cũ 26-05-2013, 10:09
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Cám ơn sự chia sẻ của Bozoo. Bùi Xuân Phái có nét vẽ độc đáo khác người. Cuộc đời ông nhiểu nỗi truân chuyên, nhưng tên tuổi ông sẽ trường tồn qua thời gian chừng nào còn người Hà Nội, kể cả Hà Nội cũ như tôi. Tên "Phố Phái" do giáo sư Trần Quốc Vượng đặt thì phải.


Name:  Picture 105.jpg
Views: 2179
Size:  52.9 KB
Tranh Phố Phái: Hà Nội, phố Hàng Mắm 1984
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (26-05-2013), chie (27-05-2013), dammanh (27-05-2013), Dat_stamp (26-05-2013), hat_de (27-05-2013), huuhuetran (26-05-2013), manh thuong (26-05-2013), nam_hoa1 (27-05-2013), Poetry (26-05-2013), Tien (26-05-2013), tranhungdn (26-05-2013), vu.huy65 (26-05-2013)
  #4  
Cũ 27-05-2013, 07:08
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định

BoZoo cũng vừa tranh thủ đăng lại các bài giá trị này vừa tự học hỏi vì cũng không có căn bản về hội họa mà chỉ là người ham mộ nghệ thuật thôi, nhất là khi sưu tầm tem thì những con tem 'là cả khoảng trời nhỏ', ít nhiều cũng liên quan tới hội họa và nghệ thuât.

Ý GS đưa ra làm BoZoo nghĩ cũng rất đáng để tìm hiểu và đã tìm được một bài mà BoZoo thấy rât giá trị. Xin mời các bác và các bạn cùng thưởng thức.


Bài từ liên kết sau:
http://my.opera.com/labatluong110266...-37-cua-ha-noi


''Phố Phái'' - Con phố thứ 37 của Hà Nội


Đã có một Phố Phái - phố thứ 37 của Hà Nội cổ xưa. Lại có một Sân Khấu Phái - sân khấu chèo của riêng Phái tạo ra. Sân khấu chèo của Phái không phải là sân khấu diễn mà là phòng hoá trang ở sân khấu diễn.

Hà Nội bây giờ nhiều phố. Nhưng người ta vẫn chỉ nhớ và thường nói: "Hà Nội 36 phố phường". Cho tới mãi khoảng 30 năm gần đây, người Hà Nội mới xác nhận thêm vào 36 phố kia, một phố mới - phố thứ 37 là "Phố Phái".


Name:  6 Bui_Xuan_Phai.jpg
Views: 14303
Size:  38.0 KB


"Phố Phái" không dựng trên mặt đất mà dựng từ hồn của 36 phố phường. Nó nằm trong khung vải của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. "Phố Phái" là những bức tranh về phố cổ Hà Nội của ông. Yêu da diết, yêu lặng lẽ những phố cổ Hà Nội, hoạ sĩ Bùi xuân Phái đã mở ra trên khung vải của mình một mảng về phố với bút pháp độc nghề. Ông đã kiến trúc lại các phố cổ bằng tài năng của mình, hay ngược lại, các phố cổ Hà Nội đã tạo ra sự phát lộ của tài năng Bùi Xuân Phái. Vào tranh Bùi Xuân Phái, các phố cổ Hà Nội bỗng ngơ ngác một dáng vẻ riêng, thăm thẳm một tâm tư riêng. Những rẽ, ngoặt, quanh co, heo hút đều thể hiện bất ngờ dưới thần lực của cây cọ. Những mưa, những nắng, những rêu phong dường như mãi ẩm ướt, mãi mang vẻ quang quẻ và thoang thoảng một mùi phố phường thân thuộc trong bí ẩn của màu.

Nét phố trong tranh Bùi Xuân Phái cứ mãi ngân nga giữa nhiều giai điệu. Một chút gì như "Thăng Long trong khói sương mờ" của Văn Cao. Lại một chút gì "Hàng Đào ríu rít, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Gai" của Nguyễn Đình Thi. Và thoảng rười rượi chảy tràn cùng "chiều hôm qua lang thang trên đường" trong "Thu vàng" của Cung Tiến. Hay ngẩn ngơ cùng "với bao tà áo xanh lên mùa thu" của Đoàn Chuẩn. Rồi cùng Trần Thụ ngẫm thì trên "bao mái nhà dưới nắng vàng nghiêng nghiêng hàng dương liễu".


Name:  7 Bui_Xuan_Phai.jpg
Views: 2060
Size:  60.4 KB


Thành phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái đẹp vậy nhưng nó chỉ thành "Phố Phái" khi có hai người bạn của ông đặt cho nó có tên. Đó là tuỳ bút "Phố Phái" của nhà văn "sinh sự để sự sinh" Nguyễn Tuân và bài thơ "Phố Phái" của nghệ sĩ đa tài Văn Cao. Sau khi gọi tên, nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận cảm "Phố Phái" bằng những ngôn từ linh điệu, phong trần, tầng tầng, lớp lớp, trong một giọng tuỳ hứng đầy hứng hưng phấn của men rượu. còn nghệ sĩ Văn Cao thì quả quyết bằng câu thơ như chợt tìm ra:


"Tôi gửi một lá thư về Phố Phái
Người đưa thư sẽ mang tới phố anh."


Sau triển lãm tranh Bùi Xuân Phái ở Hà Nội, hồi cuối 1984, trong bài viết về triển lãm về bài viết này, nhà thơ Dương Tường cũng đã phải thốt lên một tứ tuyệt:


"Có thoáng rợn tên là hơi may
Có hương tóc tên là kỷ niệm
Có một ngõ tên là hò hẹn
Có một ngõ buồn tên là không tên."



Bây giờ "Phố Phái" đã được treo lên bằng nỗi nhớ Hà Nội của biết bao người yêu thương Hà Nội trên khắp xứ sở. Ở Sài Gòn, cũng dịp này cách đây một năm, triển lãm tranh Bùi Xuân Phái, đã được mở ra ở nhà số 43 đường Đồng Khởi. Lại thên một lần "Phố Phái" hiện lên trên các tường nhà Sài Gòn.

Phố Phái có theo các chuyến bay để đến với các căn nhà người Việt xa xứ trên khắp thế giới. Ở đây căn nhà của mỗi người là Việt Nam. Còn "Phố Phái" là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Một nhạc sĩ xa xứ tài năng chỉ nghe nói ở Canada có một người bạn có "Phố Phái". Nhạc sĩ bay ngay từ Mỹ sang Canada chỉ để đứng dưới "Phố Phái" trầm ngâm nhìn về xa xăm.

Bây giờ Hà Nội đã xây dựng dọc ngang quá nhiều, các phố cổ đã chìm lấp trong đại dương kiến trúc tầng tầng lớp lớp. Những sóng nhà dịu dàng của phố cổ đã khuất dưới ngọn sóng bão tố của những công trình xây dựng thiếu một quy hoạch hài hoà, tổng thể. Hãy mở mang Hà Nội đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Nhưng hãy bảo tồn các phố cổ, hãy thực sự trùng tu nó để gìn giữ. Nếu những hành động khẩn thiết này không có, nguy cơ tan biến của 36 phố phường là cầm chắc. Lúc ấy, có khi chỉ còn lại độc nhất phố thứ 37 - Phố Phái.
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 27-05-2013, lúc 07:12
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (27-05-2013), dammanh (27-05-2013), Dat_stamp (27-05-2013), HanParis (29-05-2013), hat_de (27-05-2013), Poetry (28-05-2013), temsong (27-05-2013), The smaller dragon (29-05-2013), Tien (28-05-2013), vu.huy65 (29-05-2013)
  #5  
Cũ 28-05-2013, 07:45
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định Họa sĩ Dương Bích Liên

Trích dẫn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0...ADch_Li%C3%AAn


Name:  13 Duong Bich Lien.jpg
Views: 2022
Size:  6.4 KB


Dương Bích Liên (17 tháng 7 năm 1924 – 12 tháng 12 năm 1988) là một hoạ sĩ Việt Nam. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ (Phố Phái, gái Liên). Dương Bích Liên là một trong nhóm tứ kiệt của làng hội hoạ Việt Nam: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái.


Xuất thân

Dương Bích Liên sinh tại Hà Nội trong một gia đình trí thức quan lại. Ông là con trai duy nhất của một quan tri phủ. Quê gốc của ông ở làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, phủ Khoái Châu (nay là thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Dòng họ Dương của ông ở Khoái Châu có truyền thống hiếu học, thời nào cũng có văn nhân khoa bảng và những người đỗ đạt cao.

Bước ngoặt

Xuất thân trong một gia đình quyền thế và giàu có, nhưng năm 17 tuổi, ông trở nên yêu thích nghệ thuật, nảy ra ý muốn từ bỏ cảnh sống giàu sang để chạy theo cuộc đời gió bụi.

Năm 1941, Dương Bích Liên gặp họa sĩ Hoàng Lập Ngôn. Khi đó Hoàng Lập Ngôn vừa thiết kế xong chiếc xe ngựa và đặt tên cho chiếc xe tự chế của mình là Nhà Lăn Mê Ly, hoạ sĩ dùng chiếc xe ngựa kéo này làm phương tiện giao thông để đi vẽ người và trực cảnh khắp đó đây. Dương Bích Liên được họa sĩ Hoàng Lập Ngôn nhập hội, lên xe lăn xuyên Việt.

Chiếc xe "Nhà Lăn Mê Ly" tưởng sẽ phiêu du đất trời dài lâu nhưng chỉ lăn được đến Thanh Hoá thì quan phủ sai người đi truy tìm. Người nhà quan phủ tìm ra "Nhà Lăn Mê Ly" và áp giải cậu công tử về nhà.

Sau chuyến lãng du mang tính chất số mệnh đó, Dương Bích Liên quyết định ghi tên theo học Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Từ đây, Dương Bích Liên bắt đầu sự nghiệp hội họa.

Thời kì sáng tác

Dương Bích Liên là một trong những học trò cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông học khoa Hội họa, khóa XVIII (1944-1945).
Năm 1946, Dương Bích Liên và nhiều trí thức văn nghệ sĩ Hà Nội tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông hoạt động ở đoàn kịch của Phạm Văn Khoa, Đoàn văn công của Nguyễn Xuân Khoát, vào Đoàn Văn hóa kháng chiến cùng với họa sỹ Tô Ngọc Vân, Thế Lữ..., làm báo “ Vệ quốc đoàn”.

Năm 1949, ông là một trong những hoạ sỹ đầu tiên được kết nạp Đảng tại vùng kháng chiến cùng một ngày với hoạ sỹ Mai Văn Hiến và nhà văn Trần Đăng.

Năm 1952, ông được giao trọng trách lên chiến khu sống gần và vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc đoạt giải nhất Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980 và hiện được bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Năm 1954, Dương Bích Liên trở về tiếp quản thủ đô. Được tổ chức biên chế vào “tổ sáng tác” cùng các họa sỹ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng...

Năm 1968, ông đi thực tế ở mỏ than Quảng Ninh cùng các họa sỹ: Nguyễn Tiến Chung, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Huỳnh Văn Gấm...

Giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Dương Bích Liên là vào thập niên 70. Trong thời gian này, ông đã gửi các tác phẩm của mình tham dự triển lãm nhưng chúng sớm bị loại, như bức Hào và bức Bác Hồ nói chuyện với Vệ Quốc Quân. Riêng bức thứ 2, sau khi bị loại, người ta không còn thấy tăm tích tác phẩm này nữa. Bức tranh mô tả cảnh Hồ Chí Minh đang nói chuyện với người lính Vệ Quốc Quân ở trong Chiến khu Việt Bắc. Lý do bức tranh bị loại là họa sĩ đã vẽ người lính nhắm mắt trong khi vị lãnh tụ đang nói chuyện. Theo cách thanh minh của Dương Bích Liên, chỉ khi nào người ta extreme ( cực sướng) thì người ta thường nhắm mắt. Nhưng vào thời thời đó, không ai dám nghe theo cách diễn giải của hoạ sĩ.

Người ta cho rằng ông đã tự ái và đau buồn vì sự lạnh nhạt của nhân thế đối với những tác phẩm của mình, thế nên về cuối đời ông đã gần như không có hứng thú sáng tác nữa.

Năm 1984, Nhà nước chính thức mời bộ tứ Nghiêm, Liên, Sáng, Phái tổ chức triển lãm cá nhân. Riêng Dương Bích Liên từ chối. Do vậy, lúc sinh thời, ông là một họa sĩ không có cuộc triển lãm nào cho riêng mình.

Những ngày cuối đời

Trước khi mất vài chục ngày, Dương Bích Liên bảo bạn ông là Nguyễn Hào Hải mang ông trở về 55 Bà Triệu. Ông muốn được chết ở nhà của mình. Dương Bích Liên lựa chọn một cái chết lặng lẽ, không bệnh tật, không đau ốm mà tịch cốc không ăn chỉ uống rượu.

Trong 20 ngày sau cùng của họa sỹ, Nguyễn Hào Hải là người duy nhất thường xuyên qua lại thăm nom bên cạnh họa sỹ. Sau khi Dương Bích Liên mất, Hào Hải đã có bài viết về 20 ngày cuối cùng của họa sỹ Dương Bích Liên đăng trên tạp chí Mỹ thuật.

Trước khi chết, Dương Bích Liên có một ước nguyện: "Sau này, trong cái ngày tiễn đưa tôi về bên kia thế giới, tôi không muốn có ai là người lớn, tôi muốn đưa tiễn tôi là một đứa bé ăn mặc thật đúng điệu. Chỉ có đứa bé ấy, đi lững thững bên chiếc xe ngựa chở cái xác không hồn của tôi ra nghĩa trang".

Dương Bích Liên mất khoảng 9h sáng ngày 12 tháng 12 năm 1988. Tối hôm trước đó, Nguyễn Hào Hải trò chuyện với họa sỹ gần 2h đêm mới trở về nhà. Phan Kế Bảo, người hàng xóm của họa sỹ lên gọi cửa không còn nghe thấy tiếng họa sỹ trả lời, nhòm qua khe cửa thấy cánh tay của họa sỹ buông thõng xuống giường. Ông vội vã lên Viện Triết họcbáo tin cho Nguyễn Hào Hải.

Đám tang của Dương Bích Liên người ta không thể làm theo ý nguyện của ông. Vài tháng sau khi họa sỹ mất, các nhà làm phim dựng lại toàn bộ đám tang của người bạn tri âm tri kỷ mà họ yêu mến. Trong phim, có một bé trai ăn mặc điệu theo kiểu châu Âu, lững thững sau xe ngựa chở cỗ quan tài, vừa đi vừa rắc những cánh hoa xuống hai ven đường, trong khung cảnh của trời chiều mùa thu.

Con người

Trong nhóm tứ kiệt Nghiêm, Liên, Sáng, Phái, Dương Bích Liên ít được nhiều người biết đến bởi ông đã "tự nguyện chọn tiếng im lặng của hội họa làm bản thân". Ông sống cô đơn, thu mình lặng lẽ, trốn chạy chính mình và trốn chạy những khát vọng.
Dương Bích Liên sống không gia đình, không vợ con, không họ hàng, và ít bạn hữu. Căn nhà nhỏ ở 55 Bà Triệu của ông trống không, đồ đạc chỉ một chiếc giường nhỏ quanh năm phủ ga trắng muốt, một chiếc võng và một bàn một ghế độc nhất. Sinh thời, ông có rất ít bạn thân ngoại trừ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng.

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng viết về Dương Bích Liên:

"Nếu cùng thời với các danh hoạ hàng đầu Trường Đông Dương, chắc ông còn mơ mộng hơn họ, bởi phẩm chất mơ mộng chiếm toàn bộ nghệ thuật của ông, dù đôi lúc trược trình bày dưới vẻ khắc nghiệt. Ông không bám vào một cảnh trí như Bùi Xuân Phái, không trầm kha vào các ý tưởng số phận như Nguyễn Sáng, mà tinh tế đứng bên ngoài cái mình vẽ ra vừa như là một sự kiện hiện hữu có thực, vừa như chuyện bịa, cảnh nằm mơ".

Hoạ sĩ Dương Bích Liên là người dành cả cuộc đời cho nghệ thuật đến mức lơ đãng và quên chính bản thân mình.

Sự nghiệp

Dương Bích Liên là một họa sĩ cách mạng đầu tiên trong làng hội hoạ Việt Nam. Là một hoạ sĩ tài ba, tâm huyết, Dương Bích Liên rất say mê vẽ, ngay cả trong những ngày chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ác liệt nhất, ông cũng không rời giá vẽ. Sự nghiệp hội hoạ của Dương Bích Liên là một tài sản quý của kho tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Năm 2000, họa sỹ Dương Bích Liên được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt II).

Quan điểm nghệ thuật

Dương Bích Liên không có ý dày công cất giữ những sáng tạo của mình. Khi chết, ông muốn được đốt hết những bức tranh đã vẽ. Tác phẩm của ông còn lại ngày hôm nay là hàng trăm bức tranh, chủ yếu là do bạn bè quý mến ông và nâng niu cất giữ.

Trường phái hội hoạ

Dương Bích Liên dày công nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới. Ông thiên về vẽ chân dung, rất nổi tiếng với đề tài thiếu nữ. Mọi chất liệu đều được ông thể hiện nhuần nhuyễn, độc đáo, siêu thoát đặc biệt là các thể loại sơn mài, sơn dầu, phấn đấu và chì than.

Đề tài

Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của ông có đến 2/3 tác phẩm về đề tài phụ nữ, trong đó có những tác phẩm là tuyệt tác của hội hoạ Việt Nam hiện đại, với hành ngữ của giới mộ điệu : " Phố Phái, Gái Liên". Dương Bích Liên dành nhiều sáng tác cho đề tài thiếu nữ với bao tình cảm ưu ái, say mê và trìu mến nhất. Các nhân vật nữ luôn là những nguồn cảm hứng, những hình ảnh trung tâm của những biểu cảm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Chân dung thiếu nữ của ông rất đa dạng, là những cô gái đẹp ông nhận ra và bắt gặp trong cuộc sống đời thường, mang một ánh sáng dung dị, thánh thiện trong trẻo.

Tác phẩm nổi tiếng

• Đi học đêm.(sơn dầu)
• Ngày mùa. (sơn dầu)
• Chiều vàng. (sơn mài)
• Chiều biên giới.
• Lều hoang.
• Dĩ vãng.
• Hai em bé bên sông Hồng.
• Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (1980)
• Hào.
• Đi cấy sau mùa lũ.


Name:  16 Duong Bich Lien.jpg
Views: 2980
Size:  29.0 KB

Name:  15 Duong Bich Lien.jpg
Views: 2946
Size:  27.1 KB Name:  18 Duong Bich Lien.jpg
Views: 2483
Size:  21.9 KB

Name:  17 Duong Bich Lien.jpg
Views: 2563
Size:  50.1 KB


Chân dung Thiếu nữ:

• Thiếu nữ và hoa cúc trắng.
• Thiếu nữ và hoa phong lan.
• Thiếu nữ bên hồ.
• Thiếu phụ.
• Chân dung.
• Tuyết Mai.
• Gửi lời chào Jacqueline Picasso.
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 28-05-2013, lúc 07:47
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (28-05-2013), HanParis (29-05-2013), Poetry (28-05-2013), quaden@_cute (28-05-2013), The smaller dragon (29-05-2013), Tien (28-05-2013), vu.huy65 (29-05-2013)
  #6  
Cũ 29-05-2013, 02:01
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Bây giờ là thời đại "a-còng," thông tin đầy trên internet. Sáng nay, tôi nhận được thông tin về một thần đồng 7 tuổi điều khiển dàn nhạc đại hòa tấu. Vào VS thì thấy Bozoo chia sẻ thông tin về những họa sĩ tài danh của Việt Nam. Hồi tháng 9.2011, tôi về Hà Nội thăm lại nhà xưa, có vào thăm Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam (BTMTVN), có chụp hai họa phẩm tôi thích của Tô Ngọc Vân và Trần Văn Cẩn.

Hình 1: Tranh Tô Ngọc Vân 1944. Hình chụp ngày 22.9.2011 tại BTMTVN.
Name:  Picture 120.jpg
Views: 2019
Size:  34.9 KB


Hình 2: Tranh Trần Văn Cẩn 1943. Hình chụp ngày 22.9.2011 tại BTMTVN.

Name:  Picture 121.jpg
Views: 2131
Size:  29.5 KB


Ðiều đặc biệt là BTMTVN trưng bầy cả tranh thật, tranh chép, và tranh giả. Ấn tượng nhất là bộ tượng gỗ sơn La Hán Chùa Tây Phương mà BTMTVN trưng bầy khiến tôi hiếu kỳ nên ngày hôm sau phải lên Chùa và, may mắn thay, còn thấy đủ Thập Bát La Hán và Bát Bộ Kim Cương ở đó. Hóa ra 11 tượng La Hán tại BTMTVN là tượng nhái!

Hình 3: Chư vị La Hán vẫn còn tại Chùa
Tây Phương. Hình chụp tại Chùa ngày 23.9.2011

Name:  Picture 123.jpg
Views: 2106
Size:  30.3 KB

Việc làm giả tranh và chép tranh (có khi chính tác giả chép) của các họa sĩ Việt Nam khiến thị trường thế giới bị hỗn loạn. Tranh Phố Phái giả thường được đem bán tại những công ty "lừng danh" đấu giá quốc tế. Nhiều phương tiện mà thiếu kiến thức nên bị lừa là chuyện thường xảy ra trong đời sống xã hội!

Hình 4: Tranh Bùi Xuân Phái giả

Name:  Picture 122.jpg
Views: 2176
Size:  28.8 KB


Tái Bút: Tôi vừa đọc lại thông tin trên wikipedia mà Bozoo "Trích dẫn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0...ADch_Li%C3%AAn,'" thấy danh tính "tứ kiệt" trong ngành hội họa Việt Nam. Có lẽ đây chỉ là cái nhìn của một cá nhân vô danh mà thôi. Nhân đây, xin hãy xem lại bức tranh ''Phố Phái'' - Con phố thứ 37 của Hà Nội với mầu xanh sắc đỏ như thế có thể nào đúng là tranh Bùi Xuân Phái không?

Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 29-05-2013, lúc 04:11
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (29-05-2013), Dat_stamp (29-05-2013), Poetry (29-05-2013), tranhungdn (29-05-2013), vu.huy65 (29-05-2013)
  #7  
Cũ 29-05-2013, 07:14
BoZoo BoZoo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 14-03-2013
Đến từ: London, United Kingdom
Bài Viết : 322
Cảm ơn: 2,098
Đã được cảm ơn 2,611 lần trong 323 Bài
Mặc định

BoZoo cũng nghe nhiều về những chuyện tranh rởm, tranh nhái, còn nhiều hơn cả "Tem LKV". Tuy nhiên BoZoo cũng không có chuyên môn sâu về lĩnh vực này nên chỉ dừng lại ở mức độ có tính chất được nghe các tiền nhân nói về những họa sĩ này và cùng chia sẻ trên diễn đàn.

GS nhận xét sắc sảo lắm. BoZoo cũng thấy màu sắc bức tranh đó hơi 'thiếu chiều sâu' một chút. Nhưng với lý do như trên, BoZoo không dám khẳng định điều gì. Về nhận xét 'tứ kiệt', BoZoo thấy có cả hai, nhưng câu sau nhiều người nhắc tới hơn: "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Có lẽ cả hai đều đúng? Câu tứ kiệt dành cho lớp họa sĩ trường CĐMT Đông Dương khóa gần cuối, còn câu "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn thì cho lớp trước đó nữa, như họa sĩ Gia Trí và Ngọc Vân sinh khoảng đầu thế kỷ 20?
__________________
BoZoo

Bài được BoZoo sửa đổi lần cuối vào ngày 29-05-2013, lúc 07:22
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn BoZoo vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (29-05-2013), HanParis (29-05-2013), Poetry (29-05-2013), The smaller dragon (29-05-2013)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Chiến tranh và hòa bình trong tranh của họa sĩ Quốc Thái Poetry Họa sĩ vẽ Tem 0 07-07-2019 00:12
NHÀ VĂN HOÁ THIẾU NHI TP.HCM: TRIỂN LÃM TRANH VÀ TEM BƯU CHÍNH Cu Bim Triển lãm trong nước 1 18-01-2014 14:52
Lịch Sử Tranh Kính Nhà Thờ caifincafe Hội họa - Điêu khắc 7 09-10-2011 19:13
Bức tranh 30 triệu USD cứu gia đình công nương Diana? caifincafe Linh tinh... lang tang... 0 08-03-2011 07:31
Tranh trong tranh-hình tạo hình! trithuc_nguyen Linh tinh... lang tang... 0 26-12-2008 20:48



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.