Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIAO LƯU > Trong niềm Thân Ái

Trong niềm Thân Ái Nơi tâm sự, chia sẻ với nhau những Vui - Buồn trong cuộc sống.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 11-05-2013, 04:45
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Tân Định - Khung Trời Kỷ Niệm

Như đã hứa, Hàn xin gom lại trong bài này những bài viết hay về Tân Định xưa, và hy vọng cũng tìm thấy Tân Định Ngày Nay nay nữa. Các nào có xin chia sẽ nhé.

Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ

*
Tân Định Ngày Ấy... Bây Giờ

Tân Định nổi lên như một minh chứng rõ nét nhất trong


sự hình thành và phát triển của Sài Gòn ngày nay

Tân Định như một trung tâm của Sài thành - “Hòn ngọc Viễn Đông”. Những năm 60-70 của thế kỷ trước, người uống cà phê sành điệu tới Tân Định để mua cà phê hương vị Pháp: Jean Martin, Meilleur Gout. Hồi đó, những thanh niên trai, gái muốn trọn cho mình những trang phục đúng điệu, hợp thời trang thì không thể thiếu đôi giày đặt làm ở tiệm giày Trinh Shoes trên đường Hai Bà Trưng (con đường chính của Tân Định).
Sau nhiều năm phục vụ khách hàng, ngày nay tiệm giày này đã đổi chủ, bán những mặt hàng thời trang cao cấp, chìm lẫn trong vô số tiệm giày ở Sài Gòn.


Chợ Tân Định ngày nay đã mang nhiều nét đổi thay

Thuốc “Cam Hàng Bạc - Hà Nội”, tức nhà thuốc Nhân Phong Đường, nổi tiếng chữa trị sài đẹn cho trẻ em từ lúc ở Hà Nội, di cư vào Sài Gòn từ những năm 1950. Nhà thuốc đặt tại Tân Định, trên đường Hai Bà Trưng, gần khúc rẽ vào đường Yên Đỗ (nay là Lý Chính Thắng). Ngôi nhà cũ xưa, mái ngói rêu phong bao nhiêu năm của nhà thuốc Nhân Phong Đường, mới được xây dựng lại thành nhà cao tầng cho hợp với lối sống hiện đại ngày nay.
Ngày trước, nhắc tới Sài Gòn là nhắc tới cà phê Thu Hương, cà phê Văn Hoa - Đa Kao, bánh xèo Đinh Công Tráng, giò chả Phú Hương… của Tân Định. Quán cà phê Thu Hương ngày trước thu hút đông đảo mọi tầng lớp ở Sài Gòn. Sau nhiều biến cố quán cà phê này đã đóng cửa khiến nhiều người nuối tiếc. Từ đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu), rẽ vào đường Hai Bà Trưng vài trăm mét sẽ thấy quán Thu Hương nằm cùng phía nhà thờ Tân Định. Quán có vườn cây rộng rãi sau hàng chắn song sắt thưa. Bây giờ đi qua đó chỉ thấy những nhà cao tầng chen chúc.
Quán cà phê Văn Hoa – Đa Kao nay vẫn còn duy trì trên đường Trần Quang Khải sát khu Đa Kao. Chỉ khác ở chỗ là người chủ mới đã đổi tên Văn Hoa thành quán cà phê Cát Đằng. Tuy nhiên rạp chiếu phim ở lầu trên của tòa nhà vẫn mang tên “Cinema Văn Hoa”.
Giò chả Phú Hương thuở trước thì nay cũng đã thay đổi rất nhiều. Tiệm bán hàng ngày nay đã bị “chia năm xẻ bảy” thành những căn nhà nhỏ, một căn nhà vẫn còn trưng biển hiệu Giò Chả Phú Hương. Đi quanh khu Tân Định ngày nay ta sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng giò chả, quán nào cũng ghi “Giò Chả Phú Hương chính hiệu”.
Đường Đinh Công Tráng, con đường nhỏ hẹp, nhiều năm được xem như “con đường bánh xèo”, đưa bánh xèo lên thành đặc sản của vùng Tân Định. Các hàng bánh xèo ở đây luôn rất đắt khách. Chỉ cần một cái bàn nhỏ và mấy chiếc ghế là ta có thể vừa ăn bánh xèo vừa cảm nhận cuộc sống của những người xung quanh ở vùng đất Tân Định này.
Đến với vùng Tân Định ngày nay, chúng ta không thể không thưởng thức cà phê tại quán cóc trên vỉa hè ở đường Bà Lê Chân. Các quán cóc bày bàn ghế ra vỉa hè phục vụ những người có thói quen uống cà phê vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối. Cũng trên con đường Bà Lê Chân, rất nhiều các loại hàng hóa cũng được bày bán dọc hai bên đường. Các loại hàng hóa như trái cây, các thứ rau, củ quả… luôn nhộn nhịp khách qua lại.
Nói đến Tân Định, ta không thể bỏ qua khu chợ Tân Định. Chợ được xây vào năm 1926 và là một trong những chợ di tích lịch sử của TP. HCM. Cổng chính của chợ được thiết kế khá đẹp và nổi bật mang đậm phong cách kiến trúc cổ xưa. Ngành nghề kinh doanh chính là thực phẩm tươi sống, quần áo, thực phẩm khô, giày dép, trái cây… với mức giá nhỉnh hơn so với những chợ khác. Tuy nhiên, nơi đây lại là vựa kinh doanh vải vụn lớn và rẻ nhất TP. HCM .
Ngày nay, Sài Gòn vẫn không ngừng phát triển, để theo kịp với nhịp sống chung của thời đại. Những nét văn hóa xưa trên mảnh đất này ngày càng bị mai một. Nếu bạn có dịp đến Sài Gòn, hãy ghé qua mảnh đất Tân Định, thưởng thức cà phê cóc, ăn bánh xèo, sắm đồ ở chợ Tân Định… Bởi biết đâu sau này, những đặc sản ấy lại không còn nữa…
Thế Quyết


Nguồn : http://www.nguoiduatin.vn/tan-dinh-n...io-a47323.html


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (12-05-2013), lydainghia (12-05-2013), manh thuong (11-05-2013), Poetry (11-05-2013), ThinhVuongVu (11-05-2013), Tien (12-05-2013), tiny (16-05-2013)
  #2  
Cũ 11-05-2013, 04:57
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Nhớ Về Tân Định

Có vẻ như người ở phương xa nhớ về nơi chốn cũ, nhưng chúng tôi lại là cư dân Sài Gòn từ thuở nhỏ, tới nay tuổi đã ngoài sáu mươi vẫn sinh sống tại đây. Ðấy là tình cảm của chúng tôi với Tân Ðịnh, một vùng phố xá Sài Gòn, hàng ngày gặp mà vẫn nhớ thương như đã xa rời. Sài Gòn vốn có những vùng mang riêng địa danh: Ða Kao, Hòa Hưng, Ngã Ba Ông Tạ, Bà Quẹo, Khánh Hội, Ngã Sáu Chợ Lớn, Ngã Bảy, Thị Nghè... Giữa những vùng có địa danh riêng đó, Tân Ðịnh nổi lên như một gương mặt sáng láng, thị thành nhất. Tân Ðịnh như một trung tâm của Sài thành, từng là “Hòn ngọc Viễn Ðông.” Ðường Hai Bà Trưng, phía bên Chợ Tân Ðịnh thuộc quận 1, phía đối diện có nhà thờ Tân Ðịnh, thuộc quận 3. Con đường Hai Bà Trưng xem như huyết mạch của vùng Tân Ðịnh, và khu vực Chợ Tân Ðịnh là trung tâm điểm của vùng phố thị này.






Trước 30 tháng 4, 1975, dọc dài hai mươi năm ở miền Nam, người uống cà phê sành điệu chỉ tới Tân Ðịnh để mua cà phê hương vị Pháp: Jean Martin, Meilleur Gout. Phục sức của thanh niên đúng điệu, hợp thời trang, không thể thiếu đôi giày đặt làm ở Trinh'shoes trên đường Hai Bà Trưng. Sau bao biến thiên, vật đổi sao dời, tiệm giày Trinh'shoes đổi chủ, nay cũng là một tiệm giày thời trang, chìm lẫn trong vô số tiệm giày ở Sài Gòn. Thuốc “Cam Hàng Bạc-Hà Nội”, tức nhà thuốc Nhân Phong Ðường, nổi tiếng thuốc hay từ lúc ở Hà Nội, chữa trị sài đẹn cho trẻ em, di cư vào Sài Gòn năm 1954. Nhà thuốc đặt tại Tân Ðịnh, trên đường Hai Bà Trưng, gần khúc rẽ vào đường Yên Ðỗ - đường Lý Chính Thắng bây giờ. Ngôi nhà cũ xưa, mái ngói rêu phong bao nhiêu năm của nhà thuốc Nhân Phong Ðường, mới được xây dựng cao tầng, vừa hoàn thành chừng một tháng nay.
Ðọc một bài nhớ thương Tân Ðịnh của một người hải ngoại trên báo Internet, tác giả là cựu nữ sinh trường Marie Curie ở Sài Gòn, nhắc nhớ quán cà phê Thu Hương, cà phê Văn Hoa-Ða Kao, bánh xèo Ðinh Công Tráng, giò chả Phú Hương... của Tân Ðịnh. Quán cà phê Thu Hương, cả một thời thu hút đông đảo thanh niên nam nữ Sài Gòn, sau biến cố 30 tháng 4, quán cà phê mất tích này là một trong những nỗi tiếc nhớ của nhiều người. Từ đường Hiền Vương - đường Võ Thị Sáu bây giờ, rẽ vào đường Hai Bà Trưng vài trăm mét: quán Thu Hương, cùng phía nhà thờ Tân Ðịnh, với vườn cây rộng rãi sau hàng chắn song sắt thưa. Bây giờ đi qua đó, không ai hình dung được thuở trước có một quán cà phê dễ cảm, mà chỉ thấy những nhà cao tầng chen chúc hôm nay.



Rạp chiếu phim Văn Hoa, quán cà phê ở đó gọi là cà phê Văn Hoa, nay vẫn còn tại chỗ, trên đường Trần Quang Khải, sát khu Ða Kao, hiển nhiên chỉ khác là chủ mới, cà phê mang tên Cát Ðằng, trên lầu của tòa nhà rạp chiếu phim mang tên “Cinéma Văn Hoa.” Giò chả Phú Hương thuở trước thì nay cửa tiệm biến dạng, chia năm xẻ bảy, một căn nhà còn trưng biển hiệu Giò Chả Phú Hương, lại thấy nhiều tủ kính bày trên hè đường, phía trước cửa tiệm, một trong những tủ kính ấy ghi chữ lớn đậm: “Giò Chả Phú Hương chính hiệu.” Ðường Ðinh Công Tráng, con đường nhỏ hẹp, từ nhiều năm được xem như “con đường bánh xèo,” đưa bánh xèo lên làm đặc sản của vùng Tân Ðịnh, vẫn ngày ngày nhộn nhịp khách tới. Chúng tôi thường ngồi uống cà phê tại một quán cóc, bàn ghế bày ra vỉa hè ở khúc đầu đường Bà Lê Chân. Con đường này cũng nhỏ hẹp như đường Ðinh Công Tráng, nối từ đường Trần Quang Khải tới khu Chợ Tân Ðịnh. Chủ quán cóc duy nhất trên đường Bà Lê Chân là anh Thái Kỳ, thứ nam của cố họa sĩ Thái Tuấn - họa sĩ Thái Tuấn mất năm 2007, ở Tân Ðịnh. Con đường Bà Lê Chân mặc nhiên trở thành một nhánh đường của Chợ Tân Ðịnh, đông đảo bà con bán hàng trái cây, các thứ rau củ quả... dọc hai bên đường. Sinh thời, họa sĩ Thái Tuấn định cư tại Pháp, về Sài Gòn ở lâu dài, tới ngày mất. Hàng ngày họa sĩ Thái Tuấn ra ngồi ở quán cà phê của thứ nam. Ông nói, “Tôi thích ngồi ở đây ngó người đi Chợ Tân Ðịnh, nhiều lần gặp lại người thân quen từ bao nhiêu năm trước... Tôi đã sống ở vùng Tân Ðịnh này từ năm 1954 di cư vào Sài Gòn. Thuở thiếu niên, vào những năm 1930, tôi cũng đã vào ở Tân Ðịnh mấy năm, sau đó mới ra Hà Nội. Lúc đó, một người bạn tôi sinh ra tại đây, bảo rằng từ nhỏ đã thấy có Chợ Tân Ðịnh. Nghĩa là Chợ Tân Ðịnh ít nhất đã được lập nên từ những năm đầu thế kỷ hai mươi. Anh đã thấy cái hầm tránh bom của Nhật ở sát bên Chợ Tân Ðịnh không? Cái hầm rất kiên cố, tôi mới vào nhìn lại, thấy mấy gia đình trú ngụ trong đó...” Chúng tôi thì thường gặp người khách hàng Chợ Tân Ðịnh, chị Mộng Tuyền (ca sĩ, diễn viên cải lương) từ hải ngoại về, sáng sáng đi chợ, lần nào cũng ghé quán nói chuyện vui vẻ, nhận lời khen của dân Sài Gòn chúng tôi, “Buổi sáng nào vắng chị Mộng Tuyền đi ngang đây, con đường Bà Lê Chân bớt hẳn vẻ thắm tươi...”
Họa sĩ Thái Tuấn nói về mái-nhà-xưa của ông, sâu trong một ngõ hẻm đường Yên Ðỗ, “Sau lưng nhà tôi ở là Bến Tắm Ngựa, khu đất rộng, dốc thoai thoải xuống con kênh Nhiêu Lộc, chỗ tắm cho ngựa của các mã phu xe thổ mộ. Ðặc biệt, các anh tài xế Taxi Sài Gòn thường tụ tập ở khu đất này, chơi thảy 'boule' - trái bi sắt, trò chơi truyền thống của người Pháp. Ði dọc lên con kênh là gặp ngôi chùa Miên, rồi đến ngôi trường Ðại Học Vạn Hạnh lập nên sau đó, như anh đã biết từ lâu rồi.” Chúng tôi đã biết từ thuở các bác tài xế Taxi còn chơi thảy bi sắt, các bác xe thổ mộ tắm ngựa, có lẽ hình ảnh này chấm dứt vào khoảng cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, khi Sài Gòn thưa thớt tới dần hết loại xe ngựa kéo.



Thời gian đó, chúng tôi cũng thường ghé Yễm Yễm Thư Quán ở đường Trần Văn Thạch - đường Nguyễn Hữu Cầu bây giờ - con đường phía sau Chợ Tân Ðịnh. Chúng tôi còn nhớ, những sách do Yễm Yễm Thư Quán xuất bản có hàng chữ tiêu đề: “Góp lại tự bốn phương / Tung ra khắp bốn phương.” Yễm Yễm Thư Quán mất tích, con đường Trần Văn Thạch nới rộng, mất đi vẻ xinh xắn cảm động của một con phố nhỏ. Tân Ðịnh còn một con phố nhỏ xinh xắn cảm động như vậy: đường Nguyễn Phi Khanh. Từ đường Trần Quang Khải mở ra như mũi tàu, hai bên sườn tàu là đường Trần Văn Thạch và đường Nguyễn Phi Khanh. Từ thuở trước, ở đầu kia của đường Nguyễn Phi Khanh có quán cà phê Thái Chi, quán nhỏ và rất sạch sẽ, chủ nhân rất khó tính, luôn cằn nhằn nhắc nhở nếu khách cẩu thả bừa bãi trong việc pha, uống cà phê. Quán không mang biển hiệu, khách gọi tên quán theo tên chủ nhân. Bà Thái Chi đã mất từ lâu, thân quyến của bà tiếp tục đứng bán. Về sau, một dãy quán cà phê cóc mọc lên, bàn ghế bày chật hai bên vỉa hè khúc đường này.

Khi họa sĩ Thái Tuấn, người họa sĩ sống với hoài niệm Sài Gòn - đặc biệt trong đó là Tân Ðịnh - đi về cõi thiên thu, chúng tôi lại càng nhớ về Tân Ðịnh.

Nguyễn Đạt
Trích trong nhật báo Người Việt, CA

Nguồn:http://www.tongsan.net/index.php?opt...-ngn&Itemid=66




__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (12-05-2013), lydainghia (12-05-2013), manh thuong (11-05-2013), nam_hoa1 (11-05-2013), Poetry (11-05-2013), ThinhVuongVu (11-05-2013), Tien (12-05-2013), tiny (16-05-2013)
  #3  
Cũ 11-05-2013, 05:05
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb

Nhớ về Tân Định & Đa Kao

Trần Đình Phước

Tân Định – Đakao dễ thương

Những con đường vẫn như xưa


Chợ Tân Định


Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Đa Kao nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Đa Kao lúc nào cũng là một nổi nhớ khôn nguôi. Chúng cứ thôi thúc tôi hoài. Đã bao năm qua, tôi muốn tìm về chốn này, để sống lại với kỷ niệm thuở học trò, mà tình yêu khi đó, chỉ biết, đôi mắt nhìn nhau cũng đủ rồi. Tôi cứ hẹn đi, hẹn lại, nhưng vẫn chưa bao giờ thực hiện được ước mơ này. Rồi một dịp tình cờ đưa đến. Vào tháng 5, năm 2010. Tôi đã toại được ý nguyện. Tôi đã có hai tuần lễ đi qua, đi lại trên những con đường kỷ niệm của Tân Định và Đa Kao. Điều làm tôi rất đỗi ngạc nhiên và thích thú là tên nhiều con đường trong khu vực này vẫn như cũ.
Thật vậy, sau 30 tháng 04, năm 1975. Một số tên đường của thành phố Sài Gòn thân yêu đã bị đổi bằng những cái tên xa lạ. Nay được thấy lại các tên đường ở khu Tân Định và Đa Kao không bị thay đổi nhiều, trong lòng tôi bỗng nhiên dâng lên một sự xúc động mãnh liệt và niềm sung sướng vô cùng.

Xin mời các bạn cùng tôi tìm về những con đường kỷ niệm của khu Tân Định và Đa Kao với những bồi hồi, rung động khó quên của thời niên thiếu và không bao giờ phôi pha, dù năm tháng có qua đi.

Trước hết, xin bắt đầu là Cầu Kiệu với con đường Hai Bà Trưng đi về phía Sài Gòn. Khoảng đường này bên tay phải có hẻm vựa gạo, bác sĩ khám mắt tên Kính, tiệm bán bông cườm, thuốc cam Hàng Bạc và tiệm cà phê Hải Nàm. Phía bên phải có hẻm bán chó, tiệm trà Phật Tổ và tiệm bán xe đạp Đoàn Văn Thẩm.

Quẹo trái ở ngả ba là đường Trần Quang Khải. Phía tay trái là con đường nhỏ dẫn vô hẻm có tiệm bánh cuốn Thanh Trì ngay đầu ngỏ, đối diện là Hảng Sáo Công Ty, rồi tới trường Việt Nam Học Đường và trường Văn Lang số 51 Trần Quí Khoách do thầy Ngô Duy Cầu làm Hiệu Trưởng. Thầy mất đúng ngày 30 tháng 04, năm 1975. Đối diện trường Văn Lang là Cư Xá Kiến Ốc Cục Tân Định, dành cho công chức. Đi vào phía trong là chùa Vạn Thọ và một số chùa nhỏ khác. Phía tay phải là quán cơm cây Điệp, kế bên là hảng gạch bông Vân Sơn. Nhìn sang bên đường là trường Trung Học Tân Thạnh của Thầy Phan Út. Trước khi vào cổng trường, phải đi ngang bảo sanh viện Ngô Liêng. Bảo sanh viện này mang luôn tên bà.

Đi tiếp khoảng hai trăm thước sẽ gặp một ngả tư. Đường Bà Lê Chân bên tay phải. Ngay góc đường bà Lê Chân là quán cơm tấm của vợ chồng con trai nghệ sĩ Bảy Nhiêu. Đối diện là đình Phú Hoà, nơi các đoàn hát bộ và cải lương tập dượt. Nằm trên đường Bà Lê Chân phía bên trái có nhà in Bùi Văn Tạ, bảo sanh viện Hà Đông Hà. Trước mặt có con đường mang tên Mã Lộ. Con đường này chạy ngang phía sau chợ Tân Định. Phía đầu đường Bà Lê Chân là ngả ba Hai Bà Trưng và Bà Lê Chân. Nằm ngay góc là Y Viện Tân Định.

Từ đình Phú Hoà nhìn sang bên kia đường là đường Trần Nhật Duật. Xe chè Huỳnh Thị Ngà nổi tiếng một thời, nằm ngay góc ngả tư đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. Đường này chạy dài tới khu nông cơ cũ. Trên đường Trần Nhật Duật có bốn con đường nhỏ đâm ngang qua. Thứ tự như sau: Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quí Khoách và Trần Khánh Dư. Riêng, hai đường Đặng Dung và Trần Khánh Dư thì chạy dài được đến đường Trần Khắc Chân, còn gọi là xóm Cầu Mới. Trên đường Trần Nhật Duật, hẻm số 21 có tiệm ảnh Nguyễn Kỳ nổi tiếng một thời trong giớí học sinh, thích chụp hình chân dung, nhà số 10 là trường Huỳnh Thị Ngà. Bà Huỳnh Thị Ngà là một phụ nữ giỏi và đảm lược. Bà biết chèo chống và điều hành ngôi trường Huỳnh Thị Ngà, mà kế bên có nhiều trường trung học tư thục khác, lúc nào cũng sẳn sàng cạnh tranh với trường của bà. Nhờ thế trường của bà mới có thể tồn tại hơn hai mươi năm. Bà mất khoảng cuối năm 1992 tại tiễu bang Virginia (Hoa Kỳ). Đối diện trường Huỳnh Thị Ngà, xéo về đường Đặng Dung là nhà gíáo sư khiêu vũ, phía trước nhà có cây me to. Cách đó vài căn là nhà Giáo Sư Pháp Văn Huỳnh Văn Mĩ. Thầy Mĩ nổi tiếng về dạy Pháp Văn và là một trong những võ sư sáng lập môn phái Hàn Bái Đường. Không nghe nói về vợ thầy, chỉ thấy thầy đi chợ môt mình, hai tay xách cái gà mên. Thầy qua đời ở Nam Cali năm 2004, hưởng thọ 93 tuổi. Học sinh trường Huỳnh Thị Ngà rất nễ sợ thầy. Trong giờ của thầy dạy, không em nào dám hó hé vì thầy Mĩ rất nghiêm và khó. Ngoài ra, thầy cũng là thầy dạy cô hiệu trưởng Huỳnh Thị Ngà hồi nhỏ.


Bưu điện Tân Định


Bây giờ trở ngược ra đường Trần Quang Khải đi về phía Đa Kao. Trước khi đến một ngả năm. Phía bên phải là phòng nha khoa của một đôi vợ chồng. Vợ là Nha Sĩ tên Hạnh. Chồng là Không Quân Thiếu Tá Nha Sĩ Dương Quảng Định (Trung Tâm Giám Định Y Khoa Không Quân). Đi thêm khoảng ba mươi thước gặp một depot rác nhỏ. Đối diện là chỗ cho thuê sách, tiểu thuyết và truyện hiếm hiệp Đức Hưng, kế bên là tiệm hàn gió đá Sáu An. Cách đó vài căn là nơi chuyên sản xuất xích lô đạp và xe ba bánh có tên Ngọc Quế.
Khi đến ngả năm, bên tay trái là đường Trần Khắc Chân, nhìn xéo về phia tay phải là đường Nguyễn Phi Khanh. Căn nhà nằm ngay góc đường của ông Bùi Ngọc Phương. Ông tự phong cho mình là vua dầu hỏa Việt Nam và dự định ứng cử Tổng Thống VNCH. Nếu đi ngược chiều trên đường Nguyễn Phi Khanh, ngả ba đầu tiên là đường Huyền Quang, có đình Sơn Trà. Đường Huyền Quang mang tên một vị sư. Con đường dài khoảng hai mươi thước, đi hết đường Huyền Quang, quẹo trái lá Chả cá Lã Vọng. Ngả ba kế tiếp là Lý Văn Phức, có một depot rác rất lớn, nơi mà các công nhân vệ sinh đưa rác về đây, trước khi các xe lớn đến chở đi tái chế và phế thải. Cuối đường là quán cà phê bà Chi, mà các bài viết về cà phê Sài gòn đều nhắc đến. Quẹo trái gặp rạp hát Casino Đa Kao, tiệm may Cao Minh và tiệm thạch chè Hiển Khánh. Đối diên là nhà hàng Pháp tên Casino, tiệm bán quân trang Quế Anh và kế bên là tiệm Phúc chuyên làm con dấu, thêu cờ và huy hiệu. Nếu quẹo phải sẽ gặp Đền Thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Đoạn đường Trần Quang Khải từ đây ra đến đường Đinh Tiên Hoàng tuy không dài lắm, nhưng có rất nhiều cửa hiệu buôn bán. Phía bên phải, ta thấy có Pharmacy Duyệt, rồi đến bảo sanh viện Chung Nam Quế. Nơi đây các bà bầu khu Đakao và Gia Dịnh thường đến để khai hoa nở nhụy. Nhà kế bên là nhà của bà thầy bói mâp, chuyên môn coi bói bài, tiếp đó có hai tiệm bán phụ tùng và sửa xe Honda, rồi cà phê Ngọc Dung số 77 Trần Quang Khải, của hai chị em tên Ngọc và tên Dung. Đi thêm một chút nửa sẽ gặp Đình Nam Chơn. Trước đình có thờ hình ông Cọp. Bên trái cổng vào trong sân đình có cây Đa to, có lẽ đã trên trăm uổi. Thêm vài bước nửa cũng có một Phật đường nhỏ, thuộc Giáo Hội Phật Đường Nam Tông. Được gọi tên la Minh Sư Đạo Quang Nam Phật Đường. Kế bên là tiệm vàng Bảo Thành, cũng nổi tiếng về Bánh Trung Thu, giò lụa, giò thủ và bánh mứt. Trước 1975, bà Bảo Thành là chủ hầu các bải giử hai bánh lớn nhất Sàigòn như: Trường Đại học Luật khoa ở đường Duy Tân, Nha Xổ số Kiến Thiết ở đại lộ Thống Nhất, rạp hát Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo, và dọc theo hai bên đường Lê Lợi… Cách một căn là tiệm cơm Tàu có tên Dân Thiên, với các món mì xào dòn và cơm chiên Dương Châu tuyệt vời.

Tiếp tục phía bên trái. Đầu tiên là chi cuôc cảnh sát Tân Định. Kế bên là đình Công Thành Ban, chuyên trình diễn hát bộ. Trước đình cũng có thờ một ông cọp, kế bên là một ngỏ hẻm, đi ra được đường Trần Khắc Chân. Sau đó sẽ đến một dảy phố, có tiệm quay Ronéo Lửa Hồng, nơi đây quay ronéo và photocopy bài vở cho các học trò và thầy cô giáo. Ngoài ra cũng bán nhạc quay roneo sẳn, giá rất bình dân. Cách đó vài căn là một tiệm hòm. Có tiệm may Của, rồi đến nhà bà con với ông chủ rạp hát Văn Hoa. Nổi tiếng ở đoạn này là tiệm cầm đồ bình dân có tên là Kim Ngân. Bà chủ lúc nào cũng trang điểm lộng lẫy như các cô đào cải lương Thanh Nga hay Bạch Tuyết sắp lên sân khấu trình diễn. Nơi đây lúc nào cũng đông khách vì tiệm cho cầm và chuộc đồ với giá tương đối dễ thở và thủ tục thì đơn giản hơn so các nơi khác. Cách khoảng mười căn nhà, bên trái có một con hẻm lớn, nổi tiếng nhất vùng Tân Định – Đa Kao. Đó là hẻm xóm Vạn Chài. Đây là địa điểm quy tụ anh hùng hào kiệt tứ xứ. Mỗi lần có hành quân cảnh sát để bắt thanh niên trốn quân dịch thì xe cộ, súng ống rầm rộ, ca nô, thuyền nhỏ chạy dài dọc theo sông cầu Bông, đèn pin chiếu pha sáng cả một vùng. Cuối cùng kết quả chẳng đi đến đâu, vì thanh niên trốn quân dịch đã nhảy xuống sông, lặn qua bên phía Gia Định, hoặc trốn trong các con hẻm sâu, tối tăm, chằng chịt. Lực lượng kiểm soát cũng không muốn vào chỗ này, vì không an toàn cho lắm. Đặc biệt, trong hẻm có một trường trung tiểu học tư thục mang tên Văn Hiến do Thầy Phan Ngô làm Hiệu Trưởng. Thầy cũng từng ra ứng cử và đắc cử Nghị viên thành phố Sài gòn.

Ra khỏi hẻm, quẹo trái là ngay rạp hát Văn Hoa. Rạp hát này đã từng một thời là một rạp hát sang trọng của Saigon vì có trang bị máy lạnh, màn ảnh rộng và giá vé vào cửa cũng tương đối bình dân. Rạp Văn Hoa chiếu đủ các loại phim. Những lúc chiếu phim mới và hấp dẫn, bà con sắp hàng rồng rắn, kéo dài tới ngỏ xóm Vạn Chài. Khán giả nào không muốn sắp hàng, không muốn chen lấn đổ mồ hôi, để bị rách quần, rách áo hoặc bị rạch bóp, thì có thể mua chợ đen, đôi khi phải trả gấp đôi. Cũng nên nói thêm ở đây. Cạnh bên rạp hát Văn Hoa là một quán cà phê cũng đã đi vào lịch sử của cà phê Saigon. Đó là cà phê Văn Hoa. Quán được trang bị dàn âm thanh tối tân, nhạc ngoại quốc hấp dẫn luôn luôn mới nhất, chỗ ngồi thanh lịch, vị trí thuận lợi và do hai chị em ruột là bà con với ông bà chủ rạp Văn Hoa đứng bán. Cô chị có tên TBD và cô em có tên TBH. Hai chị em đều là nữ sinh trường trung học Huỳnh Thị Ngà. Lúc nào đi học, cả hai cô đều mặc đồ đầm rất xinh xắn. Trông giống búp bê không tình yêu. Nghe đâu cũng có khối anh đến uống cà phê thường xuyên mỗi ngày, trong số đó có anh là ca sĩ một ban kích động nhạc nổi tiếng về bài hát Sunday Morning. Ngày nào anh ta cũng đến quán ngồi đồng, vừa thuởng thức cà phê, vừa trồng cây si cô em TBH. Gia đình Cô TBD hiện ở Montréal, còn gia dình cô TBH từ Montréal chuyển về Pleasanton (California.) vì phu quân cô có công việc làm thích hợp ở đây.

Đoạn đường còn lại, phải nhắc đến một quán cơm xã hội, chuyên phục vụ cho giới bà con lao động, xe ba gác, xe xích lô, công tư chức và học sinh, sinh viên nghèo. Giá rất bình dân, chỉ duy nhất năm đồng. Thức ăn gồm ba món, thay đổi mỗi ngày. Cơm ăn thoải mái, ăn cho đến khi nào no thì thôi. Ngoài ra, còn được tặng thêm một trái chuối tráng miệng và ly trà thơm, nóng bốc khói. Sau đó phải kể thêm hai tiệm bán xi măng, gạch, cát và đá cha truyền con nối là Tấn Phát và Tâm Long. Nay chỉ còn tiệm Tâm Long tiếp tục, địa chỉ số 8 Trần Quang Khải, có lẽ cửa hàng đã hơn nửa thế kỹ. Một chút nửa thì bỏ sót tiệm may áo dài tương đối nổi tiếng là Phương Luân và hiệu ảnh Ngọc Chương ở kế bên. Hết đường Trần Quang Khải thì gặp đường Đinh Tiên Hoàng. Quẹo trái sẽ găp một quán bán thịt gà, thịt vịt và thịt heo quay. Cạnh đó là một tiệm chuyên sửa xe vespa và Lambretta. Nhìn sang bên kia đường là tiệm may áo dài Thanh Châu. Tiệm mang tên người con gái lớn nhất. Tiệm may Thanh Châu rất nồi tiếng, chuyên may áo dài cho các ca sĩ và áo cưới cô dâu. Hiện nay tiệm may Thanh Châu vẫn còn và có rất nhiều khách đến may mỗi ngày. Kế bên là tiệm bán và đóng giầy Đông Hưng.

Bên kia đường Trần Quang Khải là đường Nguyễn Huy Tự. Phía tay phải có chợ Đa Kao. Trước khi tới chợ Đa Kao, sẽ gặp một gánh chè chỉ bán đậu đen. Bà bán chè, người miền bắc di cư. Bà chỉ bán vào buổi chiều. Chè đậu đen bà nấu, hạt rất dẻo, hương vị ngọt đậm đà. Thú vị nhất là ngồi chồm hỗm ăn chè nóng dưới cơn mưa lất phất của Sài Gòn, vì không có ghế cho khách. Một con đường chạy ngang chợ Đa Kao là đường Trương Hán Siêu. Bên trong có đền thờ nhà cách mạng Tây Hồ Phan Chu Trinh và quán bánh cuốn tráng hơi, mang tên Tây Hồ. Bà chủ bánh cuốn có tên là bà Cà. Bà khởi nghiệp năm 1960, bằng một cái quán xập xệ, một ít bàn ghế thấp lè tè và mấy tấm bạt cũ để che mưa. Bên phải có Tín Nghĩa Ngân Hàng. Khi chiều đến, có quán cháo lòng, mà bà chủ rất khó tánh. Bà luôn luôn ưu tiên bán trước cho nam gìới, còn nữ gìới thì bà cho đợi mút chỉ cà tha. Cô hay bà nào không chờ được thì đi kiếm chỗ khác. Nếu thắc mắc, khiếu nại thì bà sẽ từ chối, không bán.


Đường Đinh Tiên Hoàng – Đakao


Đường Nguyễn Huy Tự rất ngắn, khoảng chừng ba mươi thước. Chấm dứt khi đụng đường Nguyễn Văn Giai. Chạy thẳng là Viện Nhu Đạo Quang Trung của Thượng Toạ Thích Tâm Giác. Nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo. Đối diện với Viện Nhu Đạo Quang Trung là một ngôi chùa lâu đời của người Hoa, mang tên chùa Ngọc Hoàng. Đặc biệt, trong chùa có một cái hồ lớn và sâu. Nhà chùa thả rất nhiều rùa, có những con sống đã vài chục năm trở lên.
Đường Nguyễn Huy Tự, quẹo trái là đường Bùi Hữu Nghĩa. Có một cây cầu sắt cũ. Nếu quẹo phải sẽ găp đường Nguyễn Văn Giai. Đi hết đường Nguyễn Văn Giai sẽ gặp đường Đinh Tiên Hoàng, nhìn sang phía bên kia đường là đường Huỳnh Khương Ninh. Bên trái là rạp hát Asam, nay đã xây thành chung cư và tiệm thuốc tây Lịch Cường. Pharmacy mang tên của Dược Sĩ Tống Lịch Cường. Đầu đường Huỳnh Khương Ninh, có xe bánh mì Bảy Quan với bánh mì thịt dăm bông và ba tê rất độc đáo. Trên con đường này còn có trường trung học Huỳnh Khương Ninh. Đi hết đường Huỳnh Khương Ninh sẽ gặp đường Phan Liêm. Đường chạy dài, dọc theo bên hông Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi. Trên đường Đinh Tiên Hoàng giữa khoảng đường Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản có hai nhà hàng Pháp nổi tiếng là Chez Albert và La Cigale. Ngoài ra cũng phải kể thêm hai quán cà phê đã đi vào gia phà cà phê Saigon trước năm 1975. Quán thứ nhất là cà phê Hân mà tất cả mọi thứ đếu làm bằng inox từ phin, muỗng, tách đựng đưòng, đựng sữa và quán thứ hai là cà phê Duyên Anh. Quán mang tên nhà văn Duyên Anh, nhưng hoàn toàn không dính dáng đến nhà văn này. Cô bé ngồi tính tiền tên Q. có nụ cười xinh xinh, đôi mắt tròn, đen láy và tóc dài thắt bím rất dễ thương. Cô làm cho bao nhiêu đấng anh hùng mê mệt. Cô cũng còn là đề tài cho các chàng thi sĩ tài tử đến vừa thưởng thức cà phê, vừa làm thơ sầu mộng.

Khu Đa Kao có thể kể thêm những con đường tên vẫn như cũ là: đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với hai trường trung học công lập Trưng Vương, Võ Trường Toàn và hồ bơi Nguyễn Bĩnh Khiêm, đường Nguyễn Thành Ý, đường Phan Kế Bính có Hội Văn Hoá Bình Dân do ông Huỳnh Văn Lang Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái làm Chủ Tịch, đường Mạc Đĩnh Chi với Billards Trường Cang, nhà hàng Trường Cang, Hội Việt Mỹ và Ty Cảnh sát Quận 1, đường Trần Cao Vân, Phan Tôn, Phan Ngữ, đường Phùng Khắc Khoan với tư gia Đại Sứ Hoa Kỳ. Đường này cũng là một con đường đẹp, có nhiều lá me bay của Saigon.

Cuối cùng trở về khu Tân Định. Xin chỉ ghi ra những con đường không bị đổi tên là: Nguyễn Văn Mai nối hai đầu đường Hai Bà Trưng và đường Huỳnh Tịnh Của. Một đường nữa là Đinh Công Tráng, với món bánh xèo nổi tiếng, trường (Tân Thịnh, Les Lauries, Văn Minh) và tiệm chụp hình Duy Hy. Ngay góc Hai Bà Trưng và Đinh Công Tráng là tiệm thuốc Kính Tiên. Phía đối diện là trường Thiên Phước, nhà thờ Tân Định và cách nhà thờ Tân Định khoảng hơn mười thước là cà phê Thu Hương danh tiếng một thời. Ngoài ra, cũng xin kể thêm đường Pasteur. Nơi đây có nhiều tiệm phở, có quán cà phê Hồng và có viện Pasteur, chiếm một chu vi rất rộng, có bốn con đường bao quanh, với những cây cổ thụ to đến nổi năm, sáu người ôm vẫn không xuể. Ngay ngã ba Nguyễn Đình Chiểu và Pasteur, có một cái mả đá rất lớn được xây bằng đá ong đã bị giải tỏa, nhìn đối diện là trường ngõ hẻm vô trường Anh Văn Khải Minh. Xin phép được dừng ở đây. Hy vọng các bạn đã tìm lại được một chút hương xưa của ngày tháng cũ năm nào..

Một lần nửa Tân Định & Đa Kao mãi mãi trong tiềm thức của chúng ta.

Trần Đình Phuớc

(San José – California 2010)
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (12-05-2013), lydainghia (12-05-2013), manh thuong (11-05-2013), nam_hoa1 (11-05-2013), Poetry (11-05-2013), ThinhVuongVu (11-05-2013), Tien (12-05-2013), tiny (16-05-2013)
  #4  
Cũ 11-05-2013, 05:23
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trở Về Chốn Xưa
Sài Gòn - Tân Định - Đa Kao - Bà Chiểu



".... Sông khúc gần cầu Bình Lợi nước chảy xiết, nhiều chỗ nước xoáy, thỉnh thoảng có nghe nguời chết mà người ta gọi là bị ma da kéo. Mấy đám nhỏ thường rủ nhau chơi đá banh ở sân vận động Lê văn Duyệt (giờ không còn nũ'a) thỉnh thoảng lại lén nhà đi tắm sông luôn, phần đông đứa nào cũng biết lội lại dùng bập dừa để nổi nên cũng khá an toàn. Tắm xong chạy về nhà thì quần khô hết nên gia đình không hay biết.

Thằng Cưng thỉnh thoàng theo ba nó “lái xe bò" ra đến Khăn Đen Suối Đờn -một khu xóm đối diện với trường Võ thị Sáu bây gìờ (Lê văn Duyệt cũ), thấy xe “lửa” đậu ở ga Xóm Gà cho người lên xuống là nó ước ao một ngày nào đó nó sẻ lái xe lửa, xe bò chậm quá. Thỉnh thoảng nó đưa má nó ra ga Xóm Gà giúp má nó mang trầu- cây nhà lá vườn” ra chợ Bà Chiểu bán, nhưng thường thì má nó đi xe thổ mộ.


Đường làng 15 (đường Lê Quang Định) lúc bấy gìờ hầu hết chỉ có người đi xe đạp, thỉnh thoảng có vài chiếc mobylette hay xe nhà binh của Pháp chạy qua, lẫn tiếng xe thổ mộ lóc cóc trên đường. Khoảng đầu thập niên 50, phưong tiện di chuyển chính là thổ mộ. Xe thổ mộ (xe làm bằng gỗ có hai bánh cũng bằng gỗ hai bên thùng xe, thường sơn màu nâu đậm rất thịnh hành ở vùng Bà Điểm, Hóc Môn, Chợ Cầu, Gó Vấp, Bà Chiểu, chợ Đất Hộ (Đakao), Tân Định ra tận đến Sài Gòn. Xe nào cũng có 4 cái mốc, mỗi bên hai cái bên hông xe để người đi treo dép hoặc gồng gánh. Ai đi xe thổ mộ củng phái ngồi xếp bằng, co ro trong thùng xe, xe chật dĩ nhiên chuyện cọ sát với nhau là thường, anh nào còn trai tráng thường phải ngồi phía sau, hoặc ngồi phiá trước đối diện với anh lái xe thổ mộ.

Người đi thường là bạn hàng mang hàng xuống từ Hóc Môn, Bà Điểm, chợ Cầu, trái cây, hoa, rau, trầu cau, thuốc rê Gò Vấp.

Thằng Cưng ngoài tắm sông lén, thỉnh thoảng xuống Gò Vấp đi xem “hát bóng” ở rạp Lạc Xuân, rạp này bên hông chợ Gò Vấp, thường hát phim cũ nên thỉnh thoảng bị đứt phim, nhưng tiền vé rẻ. Mùa nóng xem phim mà cứ đợi nối phim, thiên hạ thường la ó. La thì la vậy chớ đi xem vẫn đi vì rẻ cho dân địa phương.

Trước khi tới quận lỵ Gò Vấp, có ga xóm Thơm (tên địa phương, nhưng cũng gọi là tên ga Gò Vấp). Ga Gò Vấp là một ga nối vì từ ga này đi ra các tỉnh miền Trung, Nha Trang, đi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, dĩ nhiên đi ra Sàigòn (ngừng tại ga xe lửa Mỹ (Mỹ Tho, cũng gọi là ga Sàigòn, bây giờ là công viên 23/9 gần chợ Bến Thành)-rồi từ ga Saigon đi Chợ Lớn, Bình Tây hay đi Mỹ Tho. Tuyến đường Gò Vấp Sàigòn được đưa vào xử dụng ngày 7/9/1897, lúc đầu chạy bằng nưó'c sau bằng điện, từ năm 1913. Cũng từ sau 1913, các tuyến đường khác được xây dựng từ Gò Vấp đi Hóc Môn, Gò Vấp đi Lái Thiêu-Thủ dầu Một. Từ chợ Bình Tây Chợ Lớn đi Phú Nhuận-Đakao-Tân Định.

Tuyến xe đi từ Gò Vấp ra Sàigòn qua Ga Đông Nhì, lúc rạp Đông Nhì (cùng chủ với Đại Đồng Nguyễn văn Học và Đại Đồng Cao thắng, Bàn cờ, cũng là chủ rạp Đại Đồng Hà Nội di cư vào Nam, có tài liệu cho biết Đại Đồng Hà Nội là rạp chiếu bóng đầu tiên của người Việt Nam cho người Việt Nam) Rạp Đông Nhì là rạp bình dân, chiếu toàn phim cũ nhưng mới hơn Lạc Xuân, có đặc điểm hát thường trực, lúc nào mua vé vào xem và xem bao lâu cũng được.

Rời Ga Đông Nhì thì đến ga Xóm Gà, ga này có mái che và xây bằng gạch nằm trưóc tiệm tạp hóa chú Xi . Chú Xi , gia đình ngườì Tàu sang Việt Nam đã lâu nên con cái chú ăn mặc theo kiểu Viêt Nam và các con nói tiếng Nam rành rọt, tiệm chú Xi bán tạp hóa nên cái gì cũng có kể cà nước màu (nước đường nấu lên cho có màu nâu đen dùng để kho thịt hay cá. Sau khi bỏ khách xuống thì xe điện chạy đến ga Bình Hòa, ga này nằm đối diện với cây xăng Bình Hòa hiện tại vẫn còn, mỗi lần xe lửa chạy là có cây chắn ngang hạ xuống chận lưu thông trên đường Nguyễn Văn Học, xe điện tiếp tục chạy qua khu chợ Ngã Tư Bình Hòa, dọc theo đường làng 15-đường Lê quang Định ra Bà Chiểu. Trước 1960, nơi đây vẫn còn dấu vết ga Bình hòa trên tuyến đường Gò Vấp-chợ Bến Thành.

Chợ Bình Hòa tuy nhỏ nay vẫn còn, nhưng mang lại cho Nguyên biết bao kỷ niệm. Bà của Nguyên có một chỗ bán trầu cau, rất nổi tiếng trong chợ, chỗ bà là chỗ duy nhất, mặc dù thỉnh thoảng vẫn có cạnh tranh, ngưới ta gọi bà là “bà Mười bán trầu cau” bà là ngườì rộng lượng và biết cách chiều đãi khách hàng, người buôn bán với bà rất trung thành với bà, có chuyện, bà nghỉ thì họ vào tận nhà để mua. Bà quê Hóc Môn, sản phẩm “mười tám thôn vườn trầu” nên bà có móc nối mua cau, trầu tươi từ Hóc Môn Bà Điểm, mua thuốc lá từ Gò Vấp và cau khô từ những tiệm đại lý ở Chợ Lớn đem về nhà sàng lọc, sắp xếp rồi đem ra chợ. Nguyên thỉnh thoảng đến thăm bà ngoài chợ, bà hay đưa cho Nguyên đem đồ ăn về nhà và mua bánh trái gần đó cho Nguyên ăn, nhất là những món ăn đặc biệt chỉ có bán hôm đó. Có lần chiếc xe đạp của Nguyên đậu gần bà mà cũng bị mất cắp-Chiếc xe đạp với “ghi đông” cao đầu tiên của Nguyên!

Lúc chợ tan, những người bạn hàng bán không hết đồ gạ bán cho bà, trái cây đủ loại, cá cua, rau cải, có khi họ đem tới nhà để đổi trầu cau! Nhà Nguyên vì thế củng ăn thêm món cua luộc hẩu như 2, 3 lần một tuần. Bà Nguyên hay nuông chiều cháu trai đầu lòng, nên nếu Nguyên bị ba má rầy la thì bà can ngăn, nhưng Nguyên cũng sợ bà vì bà đánh đau lắm.

Bà Nguyên cả đời hy sinh, trong hoàn cảnh luân lý đạo đức khắc nghiệt ngày xưa, bà ở một mình không tái giá mà chẳng có bồ bịch gì từ năm 21-22 tuổi cho đến lúc mất đi đươc 88 tuổi. Niềm an ủi của bà là ba Nguyên và cô Côi-cô có tên Côi vì khi ông Nội Nguyên chết thì cô còn nằm trong bụng mẹ, cô Côi người có đầu óc phóng khoáng, mạo hiểm rồi cũng sang ở luôn bên Pháp năm 1954. Bà mất trong hoàn cảnh cơ cực của gia đình sau cuộc đổi đời 75 không thấy lại Nguyên cũng như cô Nguyên. Một nén hương lòng và sự khâm phục vô bờ của một người cháu ở phương xa.

Từ Ngã tư Bình Hòa, nếu ta đi trên đường Nơ trang Long (Nguyễn văn Học) hướng về Thủ Đức và Bình Dương sẽ phải qua ngã Năm Bình Hoà nơi đây đã xày ra cuộc oanh tạc khốc liệt của máy bay trực thăng năm Mậu Thân 68. Ngã năm là giao điểm của hai đường Nơ Trang Long và Phan văn Trị và một đường đi vào xóm Lò Vôi thẳng ra luôn tới rạch nước mà bây gìờ gọi là rạch Bến Bôi. Từ Ngã Năm đưòng Nơ Trang Long đi thẳng qua cầu Băng Ky đến Cầu Bình Lợi.

Đường Nguyễn Văn Học đoạn gần cầu Bình Lợi trước 75 có hãng Vissan-Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản-” sản xuất sản phẩm gia súc theo đường lối dây chuyền và xưởng kỷ nghệ mền len Sakymen (Sài-gòn Kỹ nghệ Mền Len). Từ Nguyền văn Học quẹo trái về Phan Văn Trị hướng Gò Vấp có công ty lớn may dệt Vinatexco.

Đường Phan văn Trị có hai ngôi chùa với đồng mả bao quanh, chùa Thập Phước (Tập Phước) và chùa Bảo An. Hai chùa này cổ này gìờ vẫn còn tuy nhiên đồng mả bao quanh không còn nũ'a và đất chùa bị thu hẹp rất nhiều. Ngày xưa, ban đêm ít ai đến vùng này vì nghe tiếng nhiều ma. Má tôi kể lại chuỵện ngay cả ban trưa, chú tiểu thường thấy bóng người đưa võng cho mình ngủ mà chùa thì vắng lặng chỉ có một mình.

Đường Nơ trang Long (Nguyển văn Học cũ) đi về hướng trường Vẽ, sau này lại đổi nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng My Nghệ, rồi sau 75 là trường cao đẳng Mỹ Thuật nằm ngay cuối đường Nơ Trang Long-trên đường Phan Đăng Lưu (Bạch Đằng). Đường Nguyễn văn Học đầu này này có hàng điệp, phượng vỹ xen lẫn với me. Mùa hè đoạn đường rất đẹp vì Điệp, Phượng nở đỏ.

Trên đường này có sân vận động Lê Văn Duyệt (không còn nữa, tiếc thay!) kế đó khu vực nhà thương Nguyển Văn Học, trước 75, khu bịnh viện được xây dựng lại với Viện Ung Thư và bịnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định. Khoảng năm 64, khu đất kế bên được người Mỹ giúp xây theo mô hình hiện đại làm trung tâm thực tập Y khoa cho Đại học Y khoa Sàigòn, trang bị máy móc tối tân để dạy và trị bệnh, sau đổi thành bệnh viện Gia Định-sau 75 có tên là bệnh viện Nhân dân Gia Định. Viện Ung Thư là cơ quan y tế chuyên về ung thư cho cả nước. Viện Ung Thư nay gọi là Viện Ung Bướu đang trong tình trạng quá tải, nên người dân nói vào cửa trước, ra cửa sau thẳng vào nhà Xác. Thật sự phía sau các bệnh viện này là nhà Xác chung.

Gần sân Vận Động Lê Văn Duyệt, thì có rạp chiếu phim Đại Đồng. Cạnh rạp Đại Đồng có cả một khu hồ bơi, rất nổi tiếng thời này, có nhiều hồ bơi kích thước khác nhau cho đủ mọi hạng người và cả các quán ăn nhỏ. Khu này đúng ra là một địa điểm giải trí khi xưa- hơn cả hồ tắm Chi Lăng, nếu ai còn nhớ.

Đầu đường Lê Quang Định đối diện với chợ Bà Chiểu, ở góc đường trường Nam Tỉnh lỵ, có lúc tên là trường Trương Tấn Bửu, những ngày đầu mới khai sinh trường nũ' sinh Lê Văn Duyệt tá túc ở trường này và trường Hồ Ngọc Cẩn trước khi chuyển đến vị trí hôm nay-trên đường Đinh tiên Hoàng (trước 1975 là Lê văn Duyệt) với cái tên xa lạ Võ Thị Sáu.

Xe lửa chạy dọc Lê Quang Định ra Bà Chiểu rồi ngừng cho khách lên xuống, tấp nập. Kẻ đi Đất hộ (Dakao), Saigon, người xuống chợ Bà Chiểu, đi thăm Lăng Ông, đi xin xâm vì tin rằng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt hiển linh.

Cuối Lê Quang Định, đối diện chợ Bà Chiểu quẹo trái đi vào đường Hàng Xanh (sau là Bạch Đằng) để đi Thị Nghè hoặc Cầu Sơn Bình Qưới. Nếu đi thẳng là đường Bùi Hửu Nghỉa (xưa là đường Nhà Thờ (Rue de L’Eglise))

Rời ga Bà Chiểu xe lửa chạy dọc hông chợ theo đường Bùi Hửu Nghỉa (l’Eglise), qua khu nhà thờ Bà Chiểu qua cầu Sắt tới Đất hộ (Đa kao) thuộc quận nhất.

Cuối đường Lê Quang Định quẹo phải đi đến Toà Bố (Uỷ ban ND Quận Bình Thạnh bây giờ) , đối diện với tòa bố là cửa sau Lăng Tả Quân Lê văn Duyệt, kế đó là chợ Bà Chiểu. Đường Chi Lăng (bây giờ là Phan đăng Lưu) đi ngang trường vẽ (Mỹ Nghệ Thực Hành) đi về hướng Phú Nhuận ngày xưa gọi là đường hàng Keo vì đường này có trồng hàng cây keo và cũng nổi tiếng vì bót công an Hàng keo và trường trung học tư thục Đạt Đức.

Đường Bạch Đằng có tên là Hàng Xanh đi ra hướng Thị Nghè, Cầu Sơn. khúc Cầu Sơn, Bình Qưới xưa là đồng ruộng it ngừo'i ở chỉ có hãng sắt kỹ nghệ của ông Vỏ Hồng Nho (một thời bầu gánh cải lương Trăng Mùa Thu với cô đào chánh Bích Sơn, em cô Bích Thuận) thông ra đến sông Sài gòn. Bây giờ mùa mưa, vùng Thanh Đa, Cầu Sơn, Bình quới thường bị ngập là chuyện khó tránh, vì nước không có chỗ thoát.

Trên đường Bạch Đằng có rạp chiếu bóng Cao Đồng Hưng, rạp này sinh sau đẻ muộn so với rạp Huỳnh Long trên đường Châu Văn Tiếp (nay Vũ Tùng), gần cửa chính của Lăng Ông. Rạp Cao Đồng Hưng trang bị toàn ghế bằng sắt có lỗ nhỏ, phía sau gần cửa vào thì có cả vài hàng ghế cây, học trò Hồ ngọc Cẩn rất “thân quen” với rạp này, đối với Nguyên kỷ niệm là rệp cắn, vì lần ấy rạp CĐH được biến đổi để hát cải lương, vì cô tôi quen với bầu đoàn Thủ Đô nên được mời ngồi hàng ghế đầu, suốt buổi em gái tôi cứ cựa quậy, ngồi không yên, một số người ngối gần có vẻ không vui, tôi hỏi em thì em nói tại rệp cắn, vì em mặc “jupe” , em còn nhỏ nên chả biết gì về cải lương nên cứ ngọ ngậy bắt rệp, rồi tôi cũng thấy rệp cắn, thế là anh em tôi xin phép ra về sớm. Lý do cũng dể hiểu vì, không ai ngồi hàng ghế đầu khi xem phim, thế là rệp tha hồ làm ổ, chổ nào đánh hơi có thịt người là… làm luôn.

Đi xa hơn cổng lăng về hướng chợ Bà Chiểu thì sẽ thấy rạp Huỳnh Long. Đây là một rạp hát bình dân, hay chiếu phim Việt Nam và Ấn Độ. Rạp này lúc chiếu phim Tề Thiên Đại Thánh họ cho đốt nhang ở một góc trước màn chiếu có lẽ vì trong phim có xuất hiện phật bà Quan Âm và Đường Tam Tạng.

Phía Lăng Ông hướng về Đakao, trước khi đến Cầu Bông có một khu vực có cái tên rầt huyền hoặc “Khăn đen Suối Đờn”. Đây là khu xóm ngày xưa đối diện với trường Lê văn Duyệt. Khu xóm này kéo dài đến gần Cầu Bông, chiều ngang từ ranh giới đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng) đến đường Bùi Hửu Nghỉa. Cả khu này và khu trường Lê Văn Duyệt nằm trong khu đất ruộng nên có nhiều cầu ván để đi, chính trường Lê Văn Duyệt cũng nằm trên khu dất bồi để giảm thiểu chuyện ngập nước thường xảy ra trong mùa mưa và do thuỷ triều của rạch Thị Nghè mà người địa phương vẫn gọi là sông Cầu Bông. Người xưa cho biết nơi đây là nơi buôn bán loại khăn đen làm ở Suối Đờn, tên một khu du lịch nổi tiếng thời trước 1945 ở Thủ Dầu Một (Bình Dương). Loại Khăn Đen Suới Đờn này được dân Nam ưa chuộng, họ đến đại lý ở đây mua hàng, lâu dần truyền khẩu thành khu Khăn Đen Suối Đờn, chớ không có điển tích gì đặc biệt cả.

Trường Lê Văn Duyệt lúc mới xây xong giống nằm trên một hòn đảo vì hầu như xung quanh trường là ruộng nước. Một hai năm đầu trường chưa cất phải tá túc với trường Nam Tỉnh lỵ (rồi Trương Tấn Bửu) và Hồ Ngọc Cẩn.

Tên Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân xưa ai cũng gọi là sông Cầu Bông không biết do đâu mà có, nhưng có thể ngày xa xưa người ta tụ tập ở bến sông buôn bán bông? Ai là người Saìgòn xưa có lẽ còn nhớ bài này, nhại theo bài Trăng Rụng Xuống Cầu, một thời nổi tiếng với đôi danh ca cũng là cặp vợ chồng ngoài đời Ngọc Cẩm-Nguyễn Hu Thiết :

Ai đang đi trên cầu Bông,
Té xuống sông ướt cái quần ni lông
Vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về“
(hay là: "Vô đây em chờ quần khô kêu xích lô em về.").

Cho tới bây gìờ không ai biết xuất xứ của nó và vì sao, chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, bình dân giáo dục nhưng hậu ý tốt.

Qua khỏi cầu Bông là vào quận Nhất, khu Đakao.

Đất Hộ Đa Kao

Đa Kao còn gọi là Đất Hộ, thuộc quận nhất Sàigòn, Đakao có rất nhiều trường tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khuơng Ninh (Đường Huỳnh Khương Ninh) giờ vẩn còn, Huỳnh thị Ngà (đường Trần Nhật Duật), Les Lauriers sau đổi tên Tân Thịnh (đường Đinh Công Tráng), Văn Hiến, Việt Nam Học Đường (đường Đặng Tất), trên đường Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mai Thị Lựu ngày xưa có trường chuyên dạy Anh Ngữ Trần Gia Độ, có lẽ mở cùng thời với trường dạy Anh Văn Ziên Hồng của hai anh em Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh ở đường Kỳ Đồng.

Xuống dốc cầu Bông trước khi đến Trần quang Khải có tiệm thịt quay, heo, gà vịt vẫn còn mở đến ngày nay, nhìn xuống sông khoảng thập niên 50s có trại cưa Trần Pháp. Quẹo phải vào đường Trần Quang Khải, phía bên trái có đình thờ với hình ông cọp trên tường và cây da bên trong sân, đối diện xéo một chút là bót TQK và đường hẻm đi vô xóm Vạn Chài, phía ngoài đầu hẻm có trường tư thục Văn Hiến (hiệu trưỏ'ng là Phan Ngô). Kế đó là rạp Văn Hoa và tiệm cà phê Văn Hoa rất thanh lịch kế bên. Rạp Văn Hoa sang trọng, có máy lạnh và hệ thống âm thanh tối tân, màn ảnh lớn nhưng gía rẻ hơn Eden hay Rex.

TQK quẹo vào Nguyễn huy Tự là chợ Đakao, gần chợ có con đường nhỏ Trương Hán Siêu nơi đây có đền thờ của cụ Phan Chu Trinh, đi thẳng PCT băng qua Đinh Tiên Hoàng thì gặp bánh cuốn Tây Hồ, thực sự không có gì đặc biệt nhưng giá bình dân, nơi đây có bán dầu cà cuống.

Nối dài Nguyễn Huy Tự là Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mạc thị Lựu, trên đường này có một chùa cổ, chùa Đakao hay là chùa Ngọc Hoàng

Nguyển Huy Tự quẹo trái sẻ vào đường Bùi Hũu Nghĩa qua cầu Sắt về Bà Chiểu. Quẹo phải sẽ gặp đường Nguyễn văn Giai băng qua Đinh Tiên Hoàng, gần cuối Nguyễn văn Giai là trường Huỳnh Khương Ninh cuối Nguyễn Văn Giai là Phan Liêm, chạy dọc theo nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi (bây gìờ là công viên Lê Văn Tám)
Đoạn Đ T Hoàng giới hạn bởi Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) và Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) có nhà hàng Pháp rất nổi tiếng như Chez Albert, La Cigale và hai quán café nổi tiếng Hân và Duyên Anh.

Chè Hiển Khánh

Trưó'c 75, nếu ai có đến vùng này nhất là đám sinh viên, học sinh lớn ngày xưa chắc đã đến thăm thường Thạch chè Hiển Khánh, tiệm này nằm sát Casino Đakao, chuyên bán thạch sợi nhỏ trắng với đá bào, chè đậu xanh nấu đặc, chè thạch đựng trong chén nhỏ, nên đôi khi phải gọi chè thạch mới đã, bánh xu xê, bánh gai. Mùa nóng đi đâu về ghé đây là tuyệt, chủ người Nam trung niên lịch sự với khách (đã lâu rồi không nhớ tên được.) Sau 75, có tiệm chè thạch Hiển Khánh ra mắt bà con goị là Thạch chè nhưng nơi đây bán đủ bánh chè và cũng không phải là chủ xưa.

Qua khỏi Casino Đakao về phía đường Hiền Vương (bây giờ Võ thị Sáu) rồi quẹo phải vào Nguyễn phi Khanh, nơi đây có một quán cơm tấm bì chả nổi tiếng, sau có tiệm bán bún thang Như Ý, đặc biệt có dầu cà cuống. Chỉ cần nhỏ môt hai giọt tinh dầu cũng đủ hương vị. Mùi cà cuống khá mạnh nên không được thông dụng. Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm.

Khi còn non cà cuống giống như con gián, mình dài khoảng 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng. Cà cuống có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước nầy là hai ngòi nhọn mà con cà cuống có thể thò ra thụt vào được. Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển.

Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế. Nếu ai muốn thử đến tiệm bánh cuốn Tây Hồ trên góc đường Đinh Tiên Hoàng-Huỳnh Khương Ninh. Bánh cuốn nơi đây được làm tại chỗ nên đông khách. Quán Tây Hồ có từ lâu, trước ở trong khuôn viên đền thờ cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh, nên người ĐaKao gọi là Bánh cuốn Tây Hồ.

Cũng đặt tên như vậy, tiệm mì nổi tiếng Cây Nhãn, lấy tên cây nhãn được trồng trong sân rộng dùng làm tiệm mì đối diện với khu trường tiểu học Đakao.

Phía đầu đuờng Hiền Vương trước khi đến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nay Công Viên Lê Văn Tám) Đa kao có đền đức thánh Trần. Những dịp Tết hay giỗ Ông, người ta đổ xô vào lễ, gây trở ngại lưu thông trên đường huyết mạch dẫn vào Ngã Sáu Công Trường Dân Chủ. Theo các nhà khảo cổ, Công Trường Dân Chủ là vùng Mả Ngụy- Mồ chôn tập thể của những người theo Lê Văn Khôi 1833-1835.

Trên đường Mạc Đĩnh Chi còn có Hội Việt Mỹ dạy tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12 để lấy Certificate of Effiency in English. Trụ sở Hội Việt Mỹ bây giờ là Mặt Trận Tổ Quốc thành phố HCM.

Song song với đường Mạc Đĩnh Chi có đường Phùng Khắc Khoan có tư gia tòa Đại Sứ Mỹ. Đây là con đường đẹp với nhiều dinh thự, hai bên đường có hàng me to.
Khu Dakao, trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có Thảo Cầm Viên và hai trường trung học nối tiếng Võ Trường Toản (nam) và Trưng Vương (nữ).

Trên đường Đinh Công Tráng bây gìờ nổi tiếng môn bánh xèo, trước có trường tư thục Tân Thịnh (trước nửa là Les Lauriers), tiệm chụp hình nổi tiếng Văn Minh và Duy Hy (không còn nũ'a).

Xe điện rời ga Đất Hộ (Đakao) chạy dọc theo đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) rồi quẹo vào đường Mạc Đỉnh Chi (rue de Bangkok) ra đường Thống Nhất (Norodom thời Pháp, nay Lê Duẩn) rồ dọc theo Cường Để, Bến Bạch Đằng (nay Tôn Đức Thắng) rồi quẹo vào Hàm Nghi (de la Somme) về chợ Bến Thành. Ngày xưa dường Phan Đình Phùng nằm cuối khu vực Nguyễn Bỉnh Khiêm (kho đạn cũ, sau lưng đài phát thanh Quân Đội) và kéo dài ra đến đường Lý Thái Tổ (nay Nguyển đình Chiểu) Sô 3 Phan Đình Phùng là đài phát thanh Sàigòn.

Đường Đinh Tiên Hoàng bắt đầu từ đường Hồng Thập Tự (bây gìờ là Nguyễn thị Minh Khai + Sô Viết Nghệ Tĩnh) về phiá Đakao có sân vận động Hoa Lư, về phía đường Thống Nhất (Lê Duẩn) có khu đại học trước là thành lính Pháp rôi thành của Lũ' Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống.

Đường thẳng vào cửa chính là Cường Để (thời Pháp Boulevard Luro, sau 75 là Tôn Đức Thắng, phía trước là đường Norodom -Thống Nhất- sau Lê Duẩn, Kiến trúc bên trái sau 1963 xây dựng lại thành Đại Học Dược Khoa, bên trái là Văn khoa, phía sau hai kiến trúc này là Cao Đẳng Nông Lâm Súc có lúc đổi tên là Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp. Nơi đây người ta sẽ tìm thấy sinh họạt chính trị và văn nghệ sôi nổi của một thời sinh viên thập niên 60 và đầu thập niên 70, chúng ta sẻ thấy Khánh Ly, Hoàng oanh, Thanh Lan, Trịnh Công Sơn và các tay lãnh đạo tổng hội Sinh Viên Saigon.

Xe điện chạy dọc theo Cường Để qua xưởng Ba Son, xưởng đầu tiên ở Sài Gòn, do Nguyễn Ánh lập ra để đóng chiến thuyền. Xưởng Ba Son nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, có diện tích 26 hecta, có đường ven sông 2000m, trong đó có 6 cầu cảng tổng cộng 750m. Ngày xưa nơi đây vùng sình lầy nước đọng nên thường được dùng làm nơi đậu tàu và sửa chữa tàu. Sau khi chiếm được Sài Gòn – Gia Định, năm 1861 Pháp cho làm ụ tàu trên thủy xưởng đã có, tức là mảnh đất Ba Son bây giờ. Ngày 28/4/1863, Pháp chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Năm 1884, Pháp cho đào và xây ụ lớn bằng đá, chi phí gần 8 vạn quan. Nhiều công nhân người Việt, trong đó có thợ máy Tôn Đức Thắng đã làm việc ở đây.

Xe điện sau khi rời đường Cường Để (Luro thời Pháp, nay Tôn Đức Thắng) đi dọc theo Bến Bạch Đằng, thời Pháp Le Myre de Vilers, nay Tôn Đức Thắng), Công trường Mê Linh, công trường này thời Pháp khoảng 1910 có tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly và Doudard de L’Agree). Thời VNCH có tượng Hai Bà Trưng. Đây là địa điểm hẹn hò, hóng gió mát từ sông Sàigòn của dân trẻ.

Nếu xuống xe điện trạm Mạc Đĩnh Chi bước ra đường Norodom phía rạch Thị Nghè - Thảo Cầm Viên thì gặp Bào Tàng Viện thời Pháp Thuộc nằm trên đường Norodom gần phía đại học Dược khoa trước 75.

Sau lưng dinh Đôc Lập nay là Hội trường Thống Nhất là công viên Tao Đàn, người xưa gọi là vườn ông Thượng hay là vuờn Bồ-Rô. Ngày xưa cả dinh và vưò'n nằm trong khuôn viên dinh Toàn Quyền. Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (đường Huyền Trân Công Chúa) tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt còn lại là rue Chasseloup-Laubat (trước 75 là Hồng Thập Tự) về phía bắc, rue Verdun (Trần Cao Vân) về phía tây, và rue Taberd ( Nguyển Du) về phía nam. Người Pháp gọi khu vườn là “Jardin de la Ville” hay Jardin Maurice Long (Toàn quyền Pháp)

Trong khuôn viên vườn có khu Câu lạc bộ Thể thao (Cercle Sportif Saigonais) năm 1902 gồm sân đá banh (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá banh đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội banh ngoại quốc đến, người viết đã có dịp xem trận đá đèn giũ'a đội AJS Saigon và đội banh người Áo (Austria), lâu quá không còn nhớ đến kết quả nhưng kỷ niệm này vẫn hằn sâu trong tâm tưởng.

Tiện đây cũng nên biết trường trung học đầu tiên được pháp xây dựng gọi là Chasseloup-Laubat nằm trên đường Chasseloup Laubat (trước 75 Hồng Thập Tự, sau 75 Nguyễn thị Minh Khai) sau đổi thành Jean Jacques Rousseau rời Lê Quý Đôn tới ngày nay.

Tưởng cũng nên nhắc lại trên đường Phan Đình Phùng (nay Điện Biên Phủ) có trường nữ trung học đầu tiên ở Sàigòn-trường Gia long được xây cất 1913, xưa gọi là trường áo tím, vì nữ sinh mặc áo dài máu tím đi học. Trường thay đổi nhiều tên chính thức nhưng người Việt luôn gọi là trường Gia Long.

Đi về phía Đông Nam (phiá đường Lê Lợi) la 2 hai toà nhà lịch sử quan trọng. Pháp Đình Saigòn- còn gọi là toà Thượng thẩm Sàig̀on nằm trên đường Công Lý (nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Góc đường Công Lý và Gia long có dinh Gia long, nơi đây là chỗ ở dành cho thượng khách viếng thăm VNCH, trước đó là dinh thự của Thủ Hiến Cochinchina

Thảo Cầm Viên - Sở Thú

Sở Thú nằm trên đường Nguyên Bỉnh Khiêm, cuối đường Thống Nhất (Lê Duẩn) về phía Đông, đối diện với dinh Toàn Quyến,

Trên đường -Thống Nhất- Lê Duẩn về phía dinh Độc Lập (nay Hội trường Thống nhất) có nhà thờ Đức Bà được bắt đầu xây dựng năm 1877 và được khánh thành 1880, nhưng mãi đến năm 1895 mới xây thêm hai tháp chuông.
Phía trước nhà thờ Đức Bà người Pháp cho xây tượng đồng Giám Mục Pigneau de Béhaine (Adran) và hoàng tử Cảnh .

Nhà Thờ Đức Bà thập niên 1940- Garage Jean Comte nằm trên đường Norodom sau đối thành Saigon Xe hơi công ty. Ngày nay là tòa nhà thương mãi Diamond Plaza

Tượng Gambetta trên đường Norodom, mặt quay về phía sau lưng của nhà thờ Đức bà, phía sau lưng của Gambetta là đường Duy Tân (nay Phạm Ngọc Thạch). Con Đường “Trả lại em yêu” Duy Tân cây dài bóng mát của một thời sinh viên thơ mộng, mơ mộng. Nơi đây có hồ Con Rùa, có Viện Đại Học Saìgon, đại học Luật khoa, nơi Tô Lai Chánh đã từng làm chủ tịch sinh viên Liên khoa trong biến cố đau buồn của lịch sử Việt Nam 1963.

Xuống ga Sàigòn đi về đường Lê Lợi, con đường tình sử, con đường xưa em (anh) đi, con đường của những buớc chân chiều chủ nhật và thành ngữ bát phố. Chiếu cuối tuần nào cũng thế là chiều của riêng minh, của học sinh sinh viên, của em hậu phương anh tiền tuyền, của những tà áo như cánh bướm muôn màu, của những bộ đồng phục chải chuốt, của mọi người không phân biệt giai cấp của quán kem Mai Hưong, Bạch Đằng, Pole Nord, của nước miá Viễn Đông hay chỉ một vòng ngắm cảnh.

Trưóc 75, cơ sở nghĩ từ trưa thứ bảy, chiều nào thiên hạ cũng đổ xô ra đường, mỗi người tìm vui trong cái ồn ào náo nhiệt cho riêng mình. Thú vui tùy túi tiền, ngay cả hoà mình vào dòng người bát phố chỉ cần một cây kem hay môt ly nước mia, kẻ vào nhà hàng Thanh Thế, Kim sơn, Thanh Bạc , kẻ giàu sang có máu mặt vào Continental, Caravelle, kẻ ngắm nhìn mẫu hàng mới trong Passage Eden để ước mơ, để ước gì mua được tặng nàng.

Cũng có những người tìm vui trong sách vở với nhà sách Khai Trí, Vĩnh Bảo trên đường Lê Lợi, hay nhà sách Xuân Thu đường Tự Do. Nhà sách này chuyên bán những loại sách đặc biệt, sách ngọại quốc, nhà sách có gắn máy lạnh, giá cao, khách lai vãng thường là người ngoại quốc hoặc dân sang, thời Pháp thuộc nơi đây là tiệm thuốc Tây Pharmacie Normal. Sinh Viên học sinh có chút vốn Anh ngũ' thì vào thư viện Abraham Lincoln ở góc đường Nguyển Huệ và Lê Lợi vừa thoải đọc sách vì thư viện có gắn máy lạnh. Vào thời pháp chổ này là hãng vừa bán và sửa xe hiệu Citroen Bannier (1930).

Toà Đô Chánh 1955 và ông Trần Văn Hương là vị Đô Trưởng đầu tiên. Cũng nên nhắc lại cụ Trần văn Hương là chính trị gia sanh ở Vĩnh Long nổi tiếng thanh liêm và trong sạch, Trần Văn Hương là cựu thủ tướng hai lần (1964–1965 và 1968–1969), sau đó phó tổng thống (thời tổng thống Nguyển văn Thiệu (1971-1975, và rồi tổng thống 7 ngày 21/4/75 đến 28/4/75. Sau 30/4/75 Ông nhất định ở lại Saigon, không chịu xuất ngoại tỵ nạn chính trị và chết ở Sàigòn năm 1982.

Từ tòa Đô Chánh nhìn ra bồn nước, bên trái có rạp chiếu bóng Eden, bên phải có rạp Rex. Giới sành điệu, ký giả người lịch lãm thì vào Givral ở góc đường Lê Lợi- Tự Do hoặc Brodard trên đường Tự Do (đồng Khởi) hay La pagoda góc đường Tự Do- Lê Thánh Tôn.

Quán Brodard trước ở Góc đường Tự Do (nay Đồng Khởi) và Nguyển Văn Thinh (nay Mạc Thị Bưởi), sau này dời vào Mạc thị Bưởi không còn giữ được danh tiếng ngày xưa (bánh không ngon như xưa. Địa điểm ở góc đường bây gìờ là Gloria Jeans)

Địa điểm Pharmacie principale Solirene là tiệm thuốc Tây đầu tiên ở Saigon, về sau là nhà hàng Givral, cùng với nhà hàng khách sạn Continental, hai địa điểm nằm ở góc đường Tự Do và Lê Lợi, nổi tiếng trên thế gìới vì đây là nbửng nơi lai vãng của bao nhiêu danh nhân, ký giả, những nguời lịch lãm khắp nơi ghé bến Saigon, thời ấy được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông.

Góc Tự Do – Lam Sơn (Place Garnier) có Khách sạn nổi tiếng Caravelle khánh thành 12/1959, thời Pháp gọi là Terrasse hotel, thập niên 1960 thời VNCH nơi đây là toà Đại sứ Úc, Tân Tây Lan và trụ sở của NBC, ABC và CBS hãng truyền hình Mỹ

Góc Tự Do –Lam Sơn (Place Garnier) có Khách sạn nổi tiếng Caravelle khánh thành 12/1959, thời Pháp gọi là Terrasse hotel, thập niên 1960 thời VNCH nơi đây là toà Đại sứ Úc, Tân Tây Lan và trụ sở của NBC, ABC và CBS hãng truyền hình Mỹ

Phía trưóc Hạ Viện (nhà hát thành phố) có một vườn hoa (thời Pháp gọi là Place Francis Garnierm công trường Lam Sơn), thời VNCH có bức tượng đài tưởng niệm Thủy Quân Lục Chiến, nhưng bị phá hủy sau 30/4/75. Đi qua khỏi vườn hoa, trở lại đường Nguyển Huệ, ngày xưa đường này là kinh đào có tên là Kinh Lớn chạy từ sông Saigòn đến phía trước cùa dinh Xã Tây. Chợ Charner vào thập niên 1890 có đường xe lửa chạy bằng hơi nước đi qua, địa điểm nằm giữa đường Ngô Đức Kế và Hải Triều (ngày xưa người Quảng Đông buôn bán tập trung ở đây đông).

Thay thế chợ Charner, người Pháp cho xây dựng chợ Bến Thành từ năm 1912-1914 ở địa điểm ngày nay, xưa là một vùng ao xình lầy được lấp, ảnh trên chụp khoảng thập niên 1920. Phía trước là quảng trường Cuniac (tên ngưới Pháp lo chuyện lấp ao lập chợ) nguời Sàigòn thường gọi chợ này là chợ Sàigòn và bùng binh Sàigòn mặc dù cũng gọi chợ Bến Thành nhưng không gọi bùng binh Bến Thành bao giờ.

Chuyến xe điện chuyên chở ký ức cùa một thời tràn đầy kỷ niệm, tôi không biết Sàigòn của bạn cùa những người đến Sàigòn dung thân. Sàigòn đến với tôi như người mẹ rộng lượng dù có biết bao người con đã làm mẹ phiền lòng. Sàigòn trong trí nhớ với những con đường với hai hàng sao với những bông sao quay tròn như bông vụ những khi trời trở gió, của những mùa hè có tiếng ve kêu trên hàng cây điệp, phượng vĩ nở đỏ.

Sàigòn mưa nắng hai mùa, mưa như có hẹn đến những buối chiều rồi lại đi, rửa sạch thành phồ cho gió mát thổi về đón mừng Saigon nhộn nhịp về đêm. Thỉnh thoảng có chút lạnh, sưo'ng sáng những ngày về cuối năm với những đống ung buông khói nhẹ lên mây theo cánh én. Sàig̀on của tôi có đàn én xếp thành hàng bay lúc màn đêm len lén về thành phố, những chim sẻ ngụp lặn trong vũng nước mưa. Sàigòn của những bước chân chiều thứ bảy, chủ nhật bát phố ăn kem Lê Lợi, nước mía Viễn Đông của những hàng quán la liệt trên vỉa hè, trên đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do, Lê Thánh Tôn. Sàigòn của những khu nhộn nhịp sinh hoạt của sinh viên như khu Duy Tân, khu đại học Cường Để, cùa những đêm đặc biệt như đêm Kiến trúc với những ước mơ không bao gìờ thấy nữa."

Y Nguyên-Mai Trần

Nguồn : http://www.tongsan.net/index.php?opt...-ngn&Itemid=66
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (12-05-2013), lydainghia (12-05-2013), manh thuong (11-05-2013), nam_hoa1 (11-05-2013), Poetry (11-05-2013), ThinhVuongVu (11-05-2013)
  #5  
Cũ 12-05-2013, 18:33
lydainghia's Avatar
lydainghia lydainghia vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 13-01-2010
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 125
Cảm ơn: 1,580
Đã được cảm ơn 1,119 lần trong 130 Bài
Mặc định

Cảm ơn anh. Nhà em ngay Nguyễn Phi Khanh, đọc xong loạt bài này làm trỗi dậy sự yêu mến vùng đất mình sinh sống. Giờ mới hiểu mặc dù xa cách, nhưng năm nào ba mẹ cũng lặn lội từ SFO, CA về thăm nhà ở vùng đất Tân Định-Đakao này.
__________________
Lạc lối chiêm bao, mai một nhánh.
Muốn mang tặng bạn, khó vô ngần.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn lydainghia vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (12-05-2013), hat_de (12-05-2013), nam_hoa1 (13-05-2013), Poetry (13-05-2013)
  #6  
Cũ 12-05-2013, 18:55
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi lydainghia Xem Bài
Cảm ơn anh. Nhà em ngay Nguyễn Phi Khanh, đọc xong loạt bài này làm trỗi dậy sự yêu mến vùng đất mình sinh sống. Giờ mới hiểu mặc dù xa cách, nhưng năm nào ba mẹ cũng lặn lội từ SFO, CA về thăm nhà ở vùng đất Tân Định-Đakao này.
Chào bạn,

Ngày xưa, Hàn có nhiều bạn ở con đường Trần Nhựt Duật, cách Nguyễn Phi Khanh không xa! Nhưng mà nhà bạn mà đến mấy quán ăn Đ. Đinh Tiên Hoàng hay ciné Casino Đa Kao (Cầu Bông? không biết bây giờ còn rạp hát không nữa?) chắc gần hơn. Nếu có thể xin bạn chia sẽ mấy ảnh mới về khu Tân Định - Đa Kao nhé!
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (12-05-2013), lydainghia (12-05-2013), nam_hoa1 (13-05-2013), Poetry (13-05-2013), ThinhVuongVu (13-05-2013)
  #7  
Cũ 12-05-2013, 19:32
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

HẺM 60 YÊN ĐỔ
Trần Đình Phước

Hàn : Khu Yên Đỗ không xa vùng Tân Định Đa Kao lắm. Bạn nào từng học trường Thiên Phước (nay là Tư Thục Mầm Non, 295 Hai Bà Trưng (?) thì biết mà! Đường Lý Chính Thắng (xưa gọi là Yên Đổ) từng là trụ sở của báo học trò Tuổi Hoa (đường Kỳ Đồng) mà Hàn đã trình làng nhiều bìa truyện xưa. Sau 30/04/1975, Hàn có đến khu Yên Đỗ để... 'học thêm về tiếng Pháp', cô gia sư này, dân Huế mới vào, o rất dễ thương chi lạ! Và cổ nói tiếng Pháp như dân Marie-Curie vậy. Mời bạn đọc bài viết nữa của Tiền Bối Trần Đình Phước về con hẽm Yên Đỗ ngày xưa với bao kỷ niệm dĩ vãng đối với những ai đã từng sống trên vùng đất này vào 4 thập niên trước hay xưa hơn nữa...


Đường Lý Chính Thắng (Yên Đỗ xưa)

Dù chỉ là một con hẻm nhỏ, chiều dài không quá hai trăm thước. Nhưng nhiều kỷ niệm thời thơ ấu vẫn còn in đậm trong ký ức không thể nào nhạt nhoà trong tôi. Xin được ghi ra đây để quý bạn có thể hình dung ra con hẻm thân thương này. Xin được thông cảm bỏ qua những gì sai sót.

Hẻm nằm trên đường Yên Đổ. Phía bên kia đường là đường Huỳnh Tịnh Của. Nếu quẹo trái đi ra đường Hai Bà Trưng và quẹo phải thì ra đường Công Lý (NKKN).

Từ đầu hẻm đi vào phía bên phải là tiệm tạp hoá Quảng Đức Long do một phụ nữ gốc Hoa, goá chồng làm chủ. Tiệm mang tên người chồng quá cố của bà. Con gái bà tên Xây Dùng rất duyên dáng và vui vẻ. Hai người con trai là A Xí và A Ngầu. Khi đến tuổi nhập ngũ. Bà không muốn cho con làm lính kiểng, lính ma, tìm cách cho hai con trốn qua Cambodge. Rồi từ đó sang Hương Cảng. Tiệm QĐL bán đủ các mặt hàng thiết yếu hàng ngày cho bà con lao động trong vùng. Từ cây kim, sợi chỉ, lọ chao, hủ mắm, cân muối, ký đường, than, củi, gạo và nhiều mặt hàng linh tinh khác. Đối với ai gặp hoàn cảnh khó khăn bà đều sẵn sàng vui vẻ bán thiếu. Tới cuối tháng,họ tự động mang tiền đến trả.

Trước cửa tiệm để chiếc xe ba bánh chở hàng. Bọn trẻ con nghịch ngợm, phá phách như quỷ tụi tôi thường lén lấy đem giấu đi chỗ khác. Mười mấy đứa hò nhau hì hục vừa đạp, vừa đẩy, vừa nhào lên xe. Sau đó đem bỏ tận cuối xóm. Bà phải cho người làm đi tìm, lấy lại, rồi mét với cha mẹ chúng tôi. Thế là cả đám cùng hè nhau mà bị đòn. Tuy nhiên, chứng nào vẫn tât đó. Hễ có dịp là chúng tôi tiếp tục “Con Đường Xưa Em Đi.”

Kế bên tiệm là hai căn phố lầu của Luât Sư Đinh Xuân Quảng. Phía trước nhà có cây me to. Trẻ con trong xóm và nơi khác thường trèo hái, hết ngày này qua tháng nọ khiến trái me mọc ra không kịp. Tiếp đến là một con hẻm rất ngắn, đi xuyên qua được hẻm 58 xóm Giếng, có nhà ông Hoàng Đạo Minh. Ông chỉ là thư ký của trường Đại Học Luật Khoa. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, khi đến các kỳ thi Luật, nhiều sinh viên tấp nập đến nhà ông để tặng quà và biếu xén. Gầnđó có hai căn nhà của người gốc Hoa là nhà thím Lầm và Chú Hoà bán hủ tíu mì, hoành thánh. Kế bên có tiệm tạp hoá nhỏ của ông bà Ba Đồng Hồ.

Nhà ông bà có cái đồng hồ to nhất xóm ! Con trai bà tên Đính thường chiếu phim Charlot 16 ly câm cho con nít xem, với yêu cầu là phải giữthật trật tự và không được mang dép, guốc vào trong nhà. Nếu ồn ào, chương trình sẽ chấm dứt ngay lập tức. Sau này, anh Đính lập gia đình với chị Dung là con gái ông Lê Văn Lung, Trường Ty Tiểu học Sàigòn. Học sinh nào đã từng học trường Trung Học Công Lập Võ Trường Toản các lớp đệ thất, đệ lục. Chắc chắn không bao giờ quên dung nhan cô giáo Dung dễ thương.

Bây giờ đến quán cà phê pha bằng vợt vải của ông Tư Ó. Có lẽ gương mặt ông giống như con Ó hay là ông có tướng Ó đâm, nên bà con đặt cho ông biêt danh này. Quán mở từ sáng sớm đến chiều tối. Bà con đến uống vì giá rất rẻ và có dịp trút các bầu tâm sự về chuyện gia đình, vợ con. Có thể nghe đưọc tuy dô, đoán chiêm bao hay bàn các hiện tượng xảy ra bất thưòng để đánh số đề được xổ vào buổi chiều. Lâu lâu tình cờ trùng hợp cũng trúng, rồi sau đó thì thua liên miên chí tử. Nợ nần tứ tung, phải bỏ xóm nghèo trốn đi nơi khác. Đúng là “Cờ bạc là Bác thằng bần”. Làm ăn đàng hoàng còn không khá, huống hồ lo chăn nuôi bốn mươi con thú làm sao mà khá được !

Cách quán cà phê một căn là tiệm may của anh Tài Lùn. Chuyên may quần tây và áo sơ mi, tính giá rất nhẹ. Mỗi dịp tựu trường và Tết đến cả gia đình anh phải tăng năng suất tối đa mới kịp thoả mãn cho khách hàng. Một con hẻm nhỏ, phía trong chỉ bốn căn nhà, có bà bán bún ở chợ Tân Định. Bà luôn luôn quấn khăn đen trên đầu, che cả hai bên tai. Bà có một con gái tên Tí Ghẻ. Sau này dến tuổi dậy thì đẹp hẳn ra,và một con trai mà người ta quen gọi tên là cu Bún. Có lẽ là con bà bán bún. Kế bên là tiệm Bi Da, lúc nào cũng ồn ào vì cá độ. Vừa đánh, vừa chọc quê. Đôi khi các cơ thủ lấy cây cơ làm vũ khí ẩu đả. Một vài trường hợp phải đưa đi bệnh viện để vá các vết thương. Đặc biệt có môt ông thợ hớt tóc lớn tuổi, tốt nghiệp ở bên Tây về. Ông ghiền bi da. Đánh riết ngày này qua tháng nọ, đến nỗi phải bán căn nhà nhỏ, sang chỗ hớt tóc kiếm cơm để trả nợ, khiến vợ con nheo nhóc, không còn chỗ che nắng, tránh mưa.

Tiếp tục đi thêm khoảng hai chục thước là một con hẻm đi ra được đưòng Hai Bà Trưng, cầu Kiệu và chợ Phú Nhuận. Hẻm có tên là Vựa Gạo. Hẻm này có hai anh em Bé Tư và Bé Năm thích tập tạ, nên thân hình lực sĩ rất đẹp, được nhiều em trong xóm để ý. Thêm anh Quyền chơi cờ tướng thuộc loại kỳ thủ, chuyên phá mọi thế cờ. Anh có biệt danh là Đế Thiên, Đế Thích. Ngoài ra anh còn chuyên nghe hột bầu cua, đánh đâu trúng đó và được nhiều người bên ngoài đánh theo anh, khiến những tay lắc bầu cua vào dịp Tết năn nỉ xin anh tha, tôn anh là Sư Phụ, để còn kiếm ăn lai rai. Tiếp đến là tiệm bán dụng cụ học sinh của người Hoa có con trai tên A Biếu. Gia đình có thêm một tiệm lớn hơn ở gần tiệm may Tụ Bảo, đường Trần Văn Thạch, đối diện đường Lý Trần Quán – Tân Định.

Tiệm lấy tên là Thế Giới, được giao cho cô con gái lớn đứng bán. Sau đó là đến nhà của ông Hai Huệ và Năm Tòng. Thời Bình Xuyên cực thịnh, dân trong xóm đều ngán oai của hai ông. Nhất là đám con nít thấy hai ông chạy chạy bình bịch Harley thì phải lo né từ xa. Môt lần nọ, có anh bán bánh chưng, bánh giò chở bằng xe đạp.Vừa chạy vừa rao. Khi xuống dốc, thắng bằng gót chân không kịp, nên cán chết hai chú gà nòi con trong bầy gà quý của ông Hai Huệ. Mặt anh tái mét như tảu lá úa. Anh vừa đứng, vừa run lập cập vì biết là đã rơi đúng vào ổ kiến lửa. Phen này chắc tiêu tán đường quá! Bỗng dưng hôm đó ông Hai Huệ hiền như bụt, sai người nhà ra lượm xác hai cục cưng bỏ thùng rác và cho anh tiếp tục đi bán. Hú Hồn ! Hú vía. Chắc là kiếp trước anh có căn tu.

Đi đến cuối hẻm, quẹo phải có hơn hai mươi căn nhà. Bên trái là nhà sàn nằm sát bên sông cầu Kiệu. Nơi đây có gia đình ông Hai Được là một gia đình theo đạo Thiên Chúa gốc. Cả nhà thường đọc kinh mỗi đêm trước khi đi ngủ, đi nhà thờ thường xuyên vào buổi sáng, và phụ giúp các công việc cho nhà thờ Tân Định. Có thầy Ba Chẩn tu tại gia, chuyên môn cạo gió, giác hơi, cắt lễ bằng cây kim vàng. Ai bệnh nặng không đi được. Thầy vui vẻ đến tận nhà. Thầy chữa bệnh rất mát tay, giúp nhiếu người khỏi bệnh. Bà con muốn trả bao nhiêu cũng đưọc.

Thường thì thầy chỉ lấy tượng trưng. Mục đích là chữa bệnh làm phước. Thầy được mọi người kính trọng. Ngoài ra có gia đình ông Bảy. Ông bà có một cô con gái là nữ sinh Gia Long, tóc dài chấm vai, có nét như ca sĩ Thanh Thúy. Hình cô được trưng bày trong tủ kính trước cửa tiệm chụp hình Mỹ Quang, đối diện với rạp hát Kinh Thành -Tân Định, để làm kiểu cho thiên hạ ngắm. Cô được nhiều anh theo đuổi. Nào là Thủ Đức, Không Quân, Hải Quân, Võ Bị Đà Lạt…Bị bám riết quá, đến nổi cô thi rớt Tú Tài I mấy keo liên tiếp. Buồn đời ! Cô đi lấy chồng khi tuổi mới vừa ngoài hai mươi. Bỏ dở dang cuộc chơi ! Chồng cô lớn tuổi hơn cô cũng sấp sỉ một con giáp. Anh làm nghề dạy học. Ba Má cô an tâm vì ván đã đóng xuồng và không sợ con gái rượu của mình sớm trở thành Goá Phụ Ngây Thơ.”

Trở lại đầu hẻm phía tay trái. Trước khi đi vào chi tiết của đoạn này cũng cần nhắc đến vài căn nhà ở phía ngoài mặt tiền đường Yên Đổ. Đó nhà anh Thịnh cho thuê Xích Lô Máy. Bỏ đi một căn là giang san của ban kích động nhạc Les Vampires nổi tiếng vào những năm thập niên 60, 70 với Tòng thổi Saxo, Hồng Hải chơi trống. Tiếp theo là nhà số 74 của chị Sáu Nhàn. Nơi thưòng lui tới của những đấng mày râu quyền thế và lắm tiền; thích ăn phở hơn xơi cơm nguội nhạt lách ở nhà.

Kế đến là nhà nữ tài tữ Mai Trâm, một trong những vai nữ chính của phim“Chúng Tôi Muốn Sống.” Cô có hai công chúa tên Mai Dung và Mai Vân cũng xinh đẹp, duyên dáng như mẹ, được nhiều thanh niên trong vùng ngắm nghé. Nhưng cuối cùng chẳng anh nào lọt được vào mắt xanh hai nàng. Phải kể thêm nhà ông thầu khoán có cậu con trai thuộc loại dân chơi tài tử tên Khai, trường dạy lái xe hơi Yên Đổ, nhà in Ngô Mạnh Hùng. Ông chủ nhà in có hai con gái. Một tên Ngô Kim Thu là một thì sĩ học trò, chuyên làm thơ ca tụng màu an pha đỏ Võ Bị Đà Lạt. Cô kia tên Ngô Phi Nga, nữ sinh Trưng Vương, có dáng xinh xắn như búp bê. Anh chàng nào láng cháng trêu chọc sổ sàng thì biết tay nàng ngay và cuối cùng phòng mạch bác sĩ Trần Đình Ngân. Ông tốt nghiệp ở ngoại quốc về. Một con người đầy lòng nhân từ bác ái, thương người nghèo và tận tụy với mọi bệnh nhân. Rất tiêc số phần ông quá ngắn ngủi. Sau khi ông mất bác sĩ Vũ Ban thay ông tiếp tục cho đến 1975.

Bây giờ bắt đầu kể tiếp nhà thuốc Nguyễn Huy do Dược Sĩ Nguyễn Huy làm chủ. Ông cao lớn, vạm vỡ với hai con mắt thồ lộ. Bên hông nhà thuốc là môt khoảng đất trống nhỏ. Chỗ này có thể coi như một cái chợ nhỏ và một cửa hàng ăn uống dã chiến. Hoạt động từ tờ mờ sáng cho đến khuya lắc, khuya lơ. Ban ngày bán đủ các loại rau, hoa ,trái, thịt cá. Về ăn uống có bánh mì thịt, bánh cuốn, bánh bèo, bánh ít trần, xôi bắp, cháo huyết, cháo sườn, bún riêu, cơm tấm, hủ tiếu mì, khoai mì chà bông, sữa đậu nành, nước mía, đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, sương sa hột lựu, nước trà Huế… Ban đêm có xe bán sâm bổ lượng, hột vịt lộn, xe bò viên, cơm bình dân, khô mực với rượu đế, bắp nướng mỡ hành, bánh tráng mè nướng than. Đây cũng là chỗ các người đạp xích lô và các tài xế Honda ôm dùng làm bến nghỉ chân, đón khách.

Tiếp đến là đầu ngỏ hẻm 62, đi ra được đường Công Lý (NKKN), sang chợ Phú Nhuận, còn gọi là xóm Nhà Đèn vì đa số là bà con từ Quảng Bình kéo nhau vô Sàigòn lập nghiệp mà hầu hết làm nghề thợ điện. Ngay đầu xóm là nhà ông Tư Soan hớt tóc, con cái đùm đề. Ông kiêm thêm nghề kéo đàn ò e đám ma. Khi nào có ai mời chơi nhạc cho đám tang thì ông tạm nghỉ hớt tóc vì kéo đàn thu nhập cao hơn và còn được mời ăn uống đầy đủ. Xóm này có thần đồng ca nhạc Phương Mai của ban Tạp Lục Tùng Lâm, về sau diễn kịch cho ban Tân Dân Nam. Có các hoa khôi như chị Nguyệt, chị Jacqueline, chị Nữ, Chị Thu, chị Bách và một số người đẹp khác mà tôi không nhớ tên hết. Tuy nhiên cũng phải kể thêm hai chị em ruột Phủ, Hạnh hợp cùng chị Hoa Lửa ở hẻm 58 để trở thành bộ tam sên khét tiếng trong giới nữ kê mà các đấng hào kiệt đều kiêng nễ. Trong xóm có một cầu tiêu sông công cộng. Những gia đình ở gần rất khổ sở mỗi khi nước thủy triều xuống.

Ngay đầu ngỏ là cà phê bình dân của bà Thân mở ra đã lâu. Bà nói năng ngọt ngào, giá cả bình dân, nên được cảm tình của dân ghiền cà phê. Con trai út của bà tốt nghiệp kỹ sư Điện trường Đại học Phú Thọ, vang tiếng cả vùng, làm bà hãnh diện với xóm làng. Chẳng uổng công sức bà ngày đêm pha cà phê nuôi con ăn học nên nguời. Tiếp đến là trụ sở Hội Thuận Bài Tương Tế. Cách hai căn là nhà có cây mít rất sai trái. Chủ nhà là quản lý nhà hàng nổi tiếng Majestic - Quận Một, Sàigòn. Các con ông đều học giỏi, trong đó có Hà Cẩm Tuyền. Sát bên nhà ông là nhà của ca sĩ tài tử Trần Ngọc Phong là sinh viên trường Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt với bài hát Mexico ngân dài hơi bất hữu. Anh Phong có một ông anh tên Trần Ngọc Giao. Không hiểu sao cứ khoảng mười giờ tối là lấy kèn Trompette ra thổi bản nhạc Cầu Sông Quay (The Bridge on the River Kwai.) Riết rồi bà con trong vùng không cần xem đồng hồ cũng biết.

Bây giờ đã là mười giờ đêm : “Xin bà con cô bác vui lòng vặn vừa đủ nghe để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần yên tĩnh nghỉ ngơi.”


Cạnh nhà anh Phong là nhà gia đình ông bà Phạm Tá. Ông tốt nghiệp kỹ sư Hoá Học ở Pháp về. Tướng bệ vệ, đeo kính trắng dầy. Ông ra ứng cử trong một liên danh vào ThượngViện nhưng không được. Bà dạy nữ công gia chánh tại trường nữ Tiểu Học Đồ Chiểu vào buổi chiều.

Bỏ qua một hẻm nhỏ là tiệm giặt ủi không tên của hai ông bà di cư từ miền bắc vào năm 1954. Ngoài cô con gái. Hai ông bà có năm người con trai. Thật đúng là Ngủ Hổ Tướng. Du đảng dù sừng sỏ cở nào cũng không dám đụng vào đám anh em nhà này. Người con trai lớn tên Vũ Đình Sơn tức Sơn Đảo vì anh ở tù ngoài Côn Đảo được thả về. Anh Sơn Đảo có nước da trắng, cao ráo, đẹp trai, tướng oai hùng và giỏi võ. Anh được nhiều cô, nhiều bà mến mộ. Địa bàn hoạt động chính của anh là khu ngả ba Ông Tạ và ngả tư Bảy Hiền. Anh bị một người lạ mặt bắn tử thương tại góc Nguyễn Du và Lê Văn Duyệt, lúc anh cúi xuống bóp bánh xe mô tô mà kẻ nào đó cố tình xì lốp. Đám tang anh Sơn Đảo rất lớn, được nhiều giới giang hồ, đàn em khắp nơi về đưa tiễn. Ngưòi con trai kế tên Vũ Đình Tường là Sĩ Quan thuộc binh chủng Nhảy Dù, hy sinh khoảng cuối năm 1969 trong trận đánh ở đèo Lao Bảo. Tiếp đến là Vũ Đình Cương, một tay vợt bóng bàn có hạng của đội Quân Vận. Về sau anh Cương bị vào Chí Hoà. Trong lúc tranh giành ảnh hưởng. Anh đã bị một đàn em của Đại Ca Thay là Lâm chín ngón đâm chết. Sau đó giám thị Chí Hoà phải đổi ngay Lâm chin ngón đi nơi khác vì sợ đàn em của anh Cương tìm cách trả thù. Kế anh Cương là Vũ Đình Hoàn, năm nay đã ngoài 60, sống an phận như kẻ tu hành và người con trai út là Vũ Đình Tiềm mất vì bệnh ung thư sau năm 1975.

Đi thêm khoảng mười mét là võ đường Nhu Đạo của Võ Sư Nguyễn Hữu Khánh. Ông cũng là huấn luyện viên võ thuật của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Nghe đâu ông mất tại Mong Cáy năm 1977. Võ đường hoạt động một thời gian thì đóng cửa. Ông Phạm Tá mua lại võ đường này để thành lập xưởng nhuộm mang tên ông. Tuy nhiên, xưởng nhuộm chỉ hoạt động được một thời gian ngắn thì dẹp tiệm. Cạnh xưởng nhuộm là trường Tiểu Học Hùng Vương. Trường chỉ mở đến lớp ba. Thầy Vũ Hửu Tiềm, một giáo viên nổi tiếng dạy luyện thi Đệ Thất vào các trường công lâp đã mượn nơi đây để mở các lớp luyện thi. Nhiều phụ huynh, kể cả các nơi khác cũng gửi con em đến học rất đông. Năm nào sỉ số học sinh của thầy thi vào lớp Đệ Thất trúng tuyển cũng đông hơn các nơi luyện thi khác.

Đi thêm khoảng năm căn nhà nữa là nhà của cô giáo Mai. Cô dạy trường Tiểu Học Con Trai Tân Định. Cô Mai cùng soạn chung với thầy Hiệu Trưỏng Nguyễn Văn Xuân một quyển sách Toán lớp Nhất và luyện thi vào đệ thất. Học sinh nào gia cảnh khó khăn, không có điều kiện học thêm. Nếu chịu khó ôn luyện quyển sách này kỹ, cũng hy vọng thi đậu vào Đệ Thất. Cô giáo Mai theo Đạo Phật. Cô qui y với pháp danh là Nhất Chi Mai. Cô đã tự thiêu để phản đối chính quyền đuơng thời đàn áp Phật Giáo. Trong hẻm nhà cô Mai có anh Chín Máy sửa xe hai bánh gắn máy rất giỏi. Anh không bao giờ vẽ vời khách hàng để lấy thêm tiền. Ngoài ra có hoạ sĩ nỗi tiếng tên Nhan Chí, tóc để dài như nghệ sĩ Trần Văn Trạch. Ông có biệt tài về vẽ chân dung một cách xuất thần. Ông ghiền Bi Da còn hơn ông thợ hớt tóc già. Con trai ông tên Trung bị tật gù ở lưng bẩm sinh từ nhỏ, nên có biệt danh là Trung Gù cũng nối nghiệp ông. Hoạ sĩ Trung Gù chuyên vẽ chân dung các tài tử ngoại quốc như Slyvie Vartan, Dalida, Mary Monroe, Audrey Hepburn, Charles Bronson, Clark Gable, Marlon Brando, Johnny Halliday, Alain Delon, James Dean……để trang hoàng ở trước các rạp xi nê lớn như Rex, Đại Nam…

Bây giờ đến nhà ông Sáu Voi. Tướng ông cao, to như con voi đúng như cái tên mọi người đặt cho ông. Ông Sáu Voi chuyên làm việc xã hội, thâu tiền ma chay, thăm viếng người bệnh và hay tổ chức cho bà con Phật tử trong vùng đi hành hương các chùa chiền vào những dịp lễ lộc.

Cuối cùng quẹo phía trái gặp nhà bà Thìn bán tiết canh, lòng heo, cháo huyết. Bà bán chung với tiệm cà phê Hải Nàm, nằm ở đầu đường Yên Đổ + Hai Bà Trưng vào buổi chiều. Nhà bà Năm Nghĩa bán củi do ghe chở từ ngoài cầu Kiệu và đậu sau nhà sàn của bà. Kế bên là nhà giáo sư Pháp Văn Nguyễn Ngân. Thầy mù hai mắt, nhưng dạy các học sinh về văn phạm tiếng Pháp rất hay. Nhất là phần phân tích Grammatical và Logique. Học phí thấy lấy rất rẻ vì đa số học sinh là con nhà nghèo. Muồn đi vào nhà bà Năm Nghĩa và thầy giáo Ngân phải qua một cái cầu ván gập ghềnh. Mỗi khi nước thủy triều lên, việc đi lại rất khó khăn.

Con hẻm Cù Lao với hầu hết là bà con lao động là thế đó! Bây giờ những người muôn năm cũ không còn bao nhiêu. Một số đã theo Trời theo Phật. Một số vì hoàn cảnh phải dọn đi nơi khác. Nếu ai có dịp trở lại con hẻm Cù Lao này, chỉ biết ngậm ngùi cho cảnh vật đổi sao dời.
Dù sao nó cũng là một phần trong ký ức tuổi thơ mà tôi cố ghi lại.
Xin được một lần chào con hẻm 60 Yên Đổ – Tân Định thời thơ ấu của tôi trước khi con hẻm này không còn nữa. Nó sẽ biến mất vì sự phát triển đô thị trong vài năm sắp tới ./.

Trần Đình Phước (San José – Xuân Nhâm Thìn)


Nguồn :http://tsrsblog.wordpress.com/2012/10/05/chuyen-ngay-xua-hoi-ki-cua-ong-tran-dinh-phuoc/
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 12-05-2013, lúc 19:36
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (12-05-2013), lydainghia (12-05-2013), nam_hoa1 (13-05-2013), Poetry (13-05-2013), ThinhVuongVu (13-05-2013)
  #8  
Cũ 15-05-2013, 23:13
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Bài dưới đây không phải chỉ giới hạn vùng Tân Định nhưng Hàn thấy nội dung rất hay đối với những ai thích nghiên cứu về Sử Địa SG. Tác giả Tiền bối đã gợi lại nguồn gốc vài tên đường qua nhiều thời kỳ : trào Pháp, sau 1955 và 1975 với bản liệt kê tên đường TP Saigon để bạn tiện sánh và quan triệt hơn nội dung bài viết.


SÀI GÒN VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG XƯA
Trần Ngọc Quang, JJR 59 - 2009

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội...luôn cả tên đường của Sài Gòn. Nhiều đường đã thay đổi tên hai, ba lần và vài đường mang tên các vị anh hùnghồi đời nhà Nguyễn đều biến mất. Vài người Việt ở nước ngoài khi trở về nước gặp nhiều khó khăn mới tìm lạiđược nhà mình đã ở lúc trước. Những bạn sanh ra sau 1975 lại không thể hình dung các tên đường thuở trước, nóichi đến lịch sử và tiểu sử của các vị đó. Riêng tôi, nhờ những kỷ niệm in sâu vào óc từ thuở niên thiếu và lại có tánhtò mò muốn biết thêm lịch sử nên tôi cố gắng nhắc lại đây vài tên đường để công hiến các bạn đọc giả và xin ngọngió bốn phương cho biết thêm ý kiến để tu bổ về sau.

Tôi sanh ra tại nhà bảo sanh của Bác Sĩ Lâm Văn Bổn số 205 đường Frère Louis, gần chợ Thái Bình thuộcQuận 3 thuở đó của Đô Thành Sài Gòn, vào thời Đông Dương sắp vào chiến lửa binh đao, chín tháng trước khi TânChâu Cảng chìm trong khói lửa, lúc đó Việt Nam còn là một thuộc địa của Pháp Quốc và nhiều đường Sài Gònmang tên Pháp.Tôi lớn lên tại Sài Gòn, tại số 148 đường Colonel Boudonnet dọc theo đường rầy xe lửa, sau nầy đổi tên làLê Lai tới nay, đường lấy tên của Đại Tá Théodore Boudonnet thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh Thuộc-Địa và Tư lệnh SưĐoàn Bộ Binh An Nam, tử trận bên Pháp hồi 1914. Mặt đất đường nầy thấp hơn các đường Frère Louis, Phan
Thanh Giản và Frères Guillerault nên mỗi khi mưa lớn là đường bị ngập : "nhờ vậy" mà sau khi tạnh mưa, dọc theobức tường ngăn đường rầy và đường lộ những con dế từ đất chui ra hang để khỏi bị ngộp, nên tôi đi bắt đến khuyamới về ít lắm là ba bốn con và thường bị mẹ tôi quở trách.Sau khi "chạy giặc" hồi 1945 vì máy bay đồng minh oanh tạc nhà ga và đường rầy xe lửa để chận tiếp tế cho
quân Nhựt, gia đình tôi trở về sống tạm trước Nhà thờ "Huyện Sỹ" đường Frères Guillerault và năm sau rồi dọn trởvề lại hẻm 176/11 đường Colonel Boudonnet.Nhà thờ Huyện Sỹ xây cất năm 1905, ông là người giàu có vùng Gò Công, tên thật là Lê Phát Đạt và là Ông
ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ của Hoàng Đế Bảo Đại. Gần nhà thờ Huyện Sỹ có hai đường mang tênFrère nhưng nếu Frère Louis là để tưởng nhớ đến Thầy Louis Gaubert lập ra trường Taberd, đường FrèresGuillerault (có chữ "S" sau Frères) là để tưởng nhớ đến hai anh em Roland và Léon Guillerault sinh trưởng tại SàiGòn và tử trận trong Đệ Nhứt Thế Chiến bên Pháp.Trong lúc "tản cư" tôi đi học lớp chót trường làng tại quận Hóc Môn và vì một sự tình cờ mà Ba tôi ghi cho tôihọc tiếp miển phí lớp "douzième" trường Chasseloup - Laubat, thay vì Petrus Ký như Ba tôi."Trường Chasseloup"xây cất trong ba năm nơi rạp hát bội của Tả Quân Lê Văn Duyệt, lúc đầumang tên Collège Indigène de Saigon,nhưng khi khánh thành năm 1877 thì đổi lại là Collège Chasseloup-Laubat và từ 1928 trở thành Lycée có nghĩa làluyện thi đến lớp Tú Tài, mang tên của Hầu Tước Justin De Chasseloup Laubat, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc
Địa dưới thời Napoléon III, người quyết tâm chiếm và giữ Nam Kỳ. Hồi 1946 quân đội pháp mới trở lại Việt Namnên ít có gia đình và trẻ con pháp sống tại Sài Gòn nên dư giáo viên mà thiếu học trò ! Lớp 12è niên khoá 1946-1947 trai và gái học chung tại Collège Calmette gần đó, sau đó vài năm trường nầy đổi tên là Lycée Marie Curie cho
đến ngày nay. Tôi còn nhớ lúc ra về tôi chạy nhanh ra cổng, không phải để tìm Ba tôi, thường người ra sở trễ và đixe đạp từ "Toà Tân Đáo" (Sở Ngoại Kiều) ở đường Georges Guynemer dưới Chợ Cũ lên rước tôi, mà là để tranhthủ thời giang để cạo mủ cao su !Thật vậy, giữa trung tâm thành phố Sài Gòn không hiểu ông Tây nào có ý kiến trồng cây cao su theo hai bênđường Jauréguiberry cho có bóng mát ? Bernard Jauréguiberry là một Đề Đốc Pháp đã đánh vào Đà Nẳng và
chiếm thành Gia Định, về sau giữ chức Thượng Nghị Sĩ và Bộ Trưởng Bộ Hải Quân, mà tại sao lại đặt tên cho mộtđường nhỏ bên hông trường Calmette ? Nhưng dù sao đi nữa những cây cao su đó, sau khi lấy đá đập vào vỏ thìchảy ra mủ trắng rất nhiều. Tôi trét mủ ấy trên cập táp da của tôi rồi khi mủ khô thì cuốn tròn quanh một cục sỏi và
ngày qua ngày trở thành một trái banh nhỏ.Như vậy tôi thuộc vào thành phần "Nam Kỳ chánh cống" và "dân Sài Gòn một trăm phần trăm", lớp tuổi gần70 và và sống tại Saigon trong 34 năm. Những bạn lớn hơn tôi vài tuổi và nhũng bạn gốc "Bắc trước năm mươi tư"mới biết tên đường cũ như tôi, các bạn khác ráng mà tìm các tên trong trang sau cùng ! Không phải tôi bị "tây hóa"nên không chịu dùng tên việt nam, nhưng các tên đường cũ đả khắc sâu vào trí nhớ tuổi thơ của tôi, hơn nửa lúctrẻ tôi hay tìm tòi trong tự điển Larousse coi ông nầy là ai mà họ đặt tên đường, sau thế hệ của chúng tôi, ít còn ai
nhớ đến tên những con đường Sài Gòn năm xưa…

Mẹ tôi có thuê một cyclo để đi làm và đưa tôi đi học tại trường Chasseloup, "Chú Ba Xích Lô" mỗi ngày chạyra phía nhà ga Sài Gòn theo đường Colonel Boudonnet, sau khi qua rạp hát Aristo, nay là New World Hotel, quẹotrái qua đường Chemin des Dames và băng qua đường Lacote (chớ không phải Lacotte, Moïse Lacote là cựuTrưởng Ban Hành Chánh vùng Gia Định và Giám Đốc Thuế Vụ Nam Kỳ vào năm 1896) hoặc theo đưòng AmiralRoze (người đã từng tấn công Nam Hàn) để đi thẳng tới đường Gia Long, tên của đường La Grandière vào khoảngấy (Đề Đốc Pierre De La Grandière thay thế Đề Đốc Bonard là một trong những Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ,
Ông tự động đi chiếm xứ Cambodge năm 1863 mà không có lệnh của Hoàng Đế Napoléon III và cũng chính Ôngđã chiếm ba tỉnh miền Tây năm 1867 làm cho Cụ Thống Tướng Phan Thanh Giản phải đầu hàng và sau đó tự vận,dưới thời Đề Đốc De La Grandière Sài Gòn phát triển mạnh mẻ).

Chú Ba Xích Lô xuyên qua vườn "Bờ Rô" (Tao Đàn ngày nay) để có bóng mát rồi ra đường Larégnère, sau nầy là đường ĐoànThị Điểm (nay Trần Quốc Thảo) . Tôi không biết tại sao người ta kêu công viên đó bằng tên ấy, có thể là phiên âm của chữ "préau (sân lótgạch) nhưng theo học giả Trần Văn Xướng thì do Ông "Moreau", tên của người quản thủ pháp đầu tiên chăm nomvườn nầy; thuở trước các người lớn tuổi còn gọi là "vườn Ông Thượng", có thể là vì trước kia Tả Quân Lê VănDuyệt là người tạo ra vườn nầy. Dưới thời pháp thuộc vườn "Bờ Rô" nằm trong khu đất của dinh Thống Đốc nhưngvào năm 1869 Phó Đề Đốc Hector Ohier, người thay thế Đề Đốc De LaGrandière, cắt chia đất và tặng thành phốvườn nầy mang tên Parc Maurice Long. Mười năm sau đường Miss Cavell được tạo ra, lúc đó mang tên rue de laPépinière, để biệt lập với dinh Thống Đốc mà sau nầy là Palais Norodom và sau 1954 trở thành Dinh Độc Lập rồi
Dinh Thống Nhứt sau 1975. Cũng có thể tên "Ông Thượng" là Ông Ohier, có tên đường dưới chợ cũ, nhưng tới đờitôi chỉ gọi vườn đó là "vườn Bờ Rổ", sau nầy mang tên vườn Tao Đàn.Ra vườn Bờ Rô gặp đường Chasseloup-Laubat rồi đi thẳng trên đường Larégnère, sau đó tới đườngTestard: hai tên nầy ở gần nhau cũng đúng vì Trung Tá Bộ Binh Jules Testard và Thiếu Úy Hải Quân EtienneLarégnère, 31 tuổi (chớ không phải Lareynière hay Laraignère ) tử vong cùng một trận đánh ác liệt tại Đồn Kỳ Hòa,ở vùng trường đua Phú Thọ, giữa lực lượng cua Thống Tướng Nguyễn Tri Phương và Đô Đốc Victor Charner năm1861. Ai cũng biết đường Chasseloup-Laubat, một đường chiến lược rất dài đi từ Chợ Lớn, từ đường 11è R.I.C
(Régiment d'Infanterie Coloniale) đến Thị Nghè, sau 1955 đường nầy đổi tên là Hồng Thập Tự (nay Nguyễn Thị Minh Khai).Đi thẳng đến đường Testard, chú Ba quẹo mặt và bỏ tôi xuống ở góc đường Barbé vì học sinh vào trườngChasseloup bằng cửa sau. Góc đường nầy sẽ liên hệ nhiều với tôi sau nầy khi tôi trở thành sinh viên y-khoa.Đường Barbé (chớ không phải Barbet ) có từ lâu và mang tên của Đại Úy Nicolas Barbé thuộc Sư Đoàn 3 ThủyQuân Lục Chiến Pháp bị Ông Trương Định cho tên Nguyễn Văn Sất ám sát vào năm 1860 gần chùa Khải Tường,nơi vua Minh Mạng sanh ra năm 1791 lúc Nguyễn Ánh chạy lọan vào miền nam để tránh anh em Tây Sơn. Chùanầy do Nguyễn Ánh sau khi trở thành vua Gia Long ra lệnh xây cất để tạ ơn Phật Trời đã che chở cho con trai làNguyễn Phúc Đàm (vua Minh Mạng sau nầy), sau đó chùa được lập làm đồn chống pháp nên bị lính pháp phá dẹphồi 1880, pho tượng Phật hiện còn lưu niệm trong Viện Bảo Tàng Sài Gòn, trong Sở Thú. Trên nền chùa bỏ hoangnầy về sau có cất lên một biệt thự lầu lớn kiểu âu-châu tại số 28 đường Testard mà Bà Bác Sĩ Henriette Bùi (congái thứ ba của Ông Bùi Quang Chiêu) mướn lại của người chủ là một luật sư người pháp làm dưỡng đường sản phụkhoa vào thập niên 1940. Ông Bùi Quang Chiêu (1872-1945) là kỹ sư canh nông việt nam đầu tiên tốt nghiệp
bên Pháp năm 1897. Còn Bà Henriette Bùi Quang Chiêu sanh năm 1906 là người đàn bà việt nam đầu tiên tốt nghiệp y-khoa bác
sĩ tại Paris năm 1929, nay Bà đã 103 tuổi và hiện còn minh mẩn và sống tại ngoại ô Paris: Bà kể lại rằng vào năm1943 nhà nầy được bán lại cho một người Do Thái tên là David chủ của nhiều biệt thự tại Sài Gòn; vào đầu năm1945 chánh phủ pháp trưng dụng nhà nầy và cho Bà thuê một biệt thự khác ở đưởng Blancsubé để dời dưỡng
đường đến đấy. Tháng 3 năm 1945 Nhựt đảo chánh Pháp và tịch thu căn villa nầy, và khi Pháp trở lại thì trao choViện Đại Học Sài Gòn để rồi năm 1947 nơi nầy trở thành chi nhánh của Đại Học Y-Dược Khoa Hà Nội rồi năm1954 thành Đại Học Y-Dược Khoa Saigon, nơi tôi được đào tạo trong sáu năm với GS Phạm Biểu Tâm làm Khoa
Trưởng. Nơi đầy kỷ niệm nầy nay là Bảo Tàng chứng tích chiến tranh.Lớn lên tôi đi xe đạp về một mình nhưng thích đi theo đường Testard hơn vì có bóng mát dưới hàng cây me,song song với đường Richaud (sau đổi lại đường Phan Đình Phùng (nay Nguyễn Đình Chiểu) ) và thường ghé biệt thự số 6 đường Eyriauddes Vergnes (sau là Trương Minh Giảng) chơi với một bạn học cùng lơp nhứt là vào mùa các cây trứng cá có trái.Ông Etienne Richaud là một Toàn Quyền Đông Dương hồi cuối thế kỷ XIX, còn Ông Alfred Eyriaud Des Vergnes
người gốc Châteauroux là Kỹ Sư Trưởng Nha Công Chánh Nam kỳ (Cochinchine), Ông là một thần đồng tốt nghiệptrường Polytechnique tại Paris lúc 17 tuổi sau đó học trường Ponts et Chaussées, ra lệnh lấp kinh Charner (nay ĐL Nguyễn Huệ), tạo hệthống cống dài 7 km, cất 12 cầu theo "Kinh Tàu" (Arroyo chinois nối liền với rạch Bến Nghé chảy ra sông Sài Gòn).Ông Eyriaud Des Vergnes là người đầu tiên có ý lập ra đường sắt tại Việt Nam chạy lên Cambodge nhưng kếhoạch không thành, về sau nhờ Kỹ Sư Thévenet Giám Đốc Nha Công Chánh Nam Kỳ và sự hỗ trợ của Cố Vấnchánh phủ Paul Blanchy mà Việt Nam có đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho năm 1885. Hai người nầycũng có tên đường và sau 1955 đổi lại là Tú Xưong (Thévenet) và Hai Bà Trưng (Paul Blanchy).Sau khi qua đường Pierre Flandin (tên của một "đứa con" của Sài Gòn tuy sanh tại vùng Vaucluse và tử trậntại Noyon, tỉnh Oise, miền bắc nước Pháp vào năm 1917), đến cuối đường gặp rạp hát Nam Quang (nay vẫn còn),
tôi quẹo trái ra đường Verdun (khoảng đó tên là đường Thái Lập Thành), đến ngã sáu Sài Gòn thì tôi lại đi quađường Frère Louis để về nhà bằng đường d'Ypres cho vắng xe. Đường nhỏ nầy ở sau "Mả Lá Gẫm", đúng hơn làcủa Ông Mathieu Lê Văn Gẫm, có bức tượng trong nhà thờ Huyện Sỹ, tử đạo thời vua Thiệu Trị vì bị hành hình lối
năm 1847, mả đó nay vẫn còn nguyên tuy bị che khuất, và Ypres là tên một thành phố nhỏ bên vương quốc Bỉ, nhưthành phố Dixmude, nơi đã xẩy ra những trận đánh lớn hồi Đệ Nhứt Thế Chiến.Đi xích lô mỗi ngày như vậy hoài cũng chán nên tôi thường đề nghị với Chú Ba đi về bằng ngả khác, thuở ấyđường phố ít xe hơn bây giờ vì Sài Gòn và Chợ Lớn không hơn một triệu dân cư. Tôi thích nhứt đi về nhà qua chợSài Gòn : Chú Ba tránh đường Mac Mahon (sau 1952 đoạn nầy lấy tên De Lattre de Tassigny và sau đó là CôngLý), đi đường Barbé và một đoạn đường Chasseloup-Laubat, rồi quẹo trái qua đường Miss Cavell với hàng cây caobên hông Cercle Sportif Saigonnais (tên không phải viết Cawell hay Cavel : Edith Cavell là một nữ y-tá người Anhbị quân Đức xử bắn tại Bỉ vào năm 1915 lúc 50 tuổi vì giúp tù binh Anh, Bỉ và Pháp trốn qua Hòa Lan) để trổ rađường Aviateur Garros rồi xuống chợ Sài Gòn, nơi bán nhiều trái cây (Roland Garros là phi công Pháp đầu tiên bayxuyên biển Méditerranée hồi 1913 và tử trận năm 1918).Rồi cứ đi theo mãi đường d'Espagne (sau là Lê Thánh Tôn) vì vào 1859 quân lính Tây-Ban-Nha dưới quyềnchỉ huy cua các Đề Đốc Pháp đóng tại đó, để về Ngã Sáu (Phù Đổng) rồi về Colonel Boudonnet bằng ngã AmiralRoze. Đặc biệt Sài Gòn có rất nhiều tên đường mang tên các trận đánh thời Đệ Nhứt Thế Chiến (Boulevard de laSomme, Chemin des Dames, đường Verdun, đường Arras, đường Champagne, đường Dixmude, đườngDouaumont, Quai de la Marne...) và tên các đề đốc pháp vì dưới thời các vua Minh Mạng Tự Đức tất cả quânpháp đến Việt Nam bằng tàu thủy mà hai vị có tiếng nhứt là Charner và Bonard. Đô Đốc Léopold Victor Charner
người vùng Bretagne, gốc Thụy Sĩ là Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Hải Quân Pháp tại Đông Nam Á, ngưòi đã chiếmNam Kỳ, còn Đề Đốc Adolphe Bonard (chớ không phải Bonnard ) là Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ do hoàng đếNapoléon III bổ nhiệm vào năm 1861 dưói thời vua Tự Đức.Vào cuối thế kỷ XIX kinh rộng nhứt của Sài Gòn là "Kinh Lớn" hay "Kinh Charner" đi từ sông Sài Gòn đếnTòa Thị Xã, có hai đường dọc hai bên : đường chạy xuống bờ sông là đường Rigault de Genouilly, đường chạy lênlà đường Charner. Vì mùi hôi thúi người pháp lấp kinh lại sau nhiều năm bàn cãi và khi "đường Kinh Lấp"thànhlập thì đương nhiên lấy tên Boulevard Charner vào năm 1861 nhưng Ba tôi vẫn gọi là đường Kinh Lấp vào nhữngnăm 1930. Trước đó, có một kinh dẫn nước sình lầy chảy ra Kinh Tàu từ chợ Bến Thành (người Pháp gọi là LesHalles Centrales), theo Học Giả Vương Hồng Sển vì gần rạch Bến Nghé và gần Thành Gia Định, kinh đó mang tên
kinh Gallimard. Thiếu Tá công binh Léon Gallimart có dự trận đánh Kỳ Hòa, và đào kinh nầy vào năm 1861 theolệnh của Đô Đốc Charner. Kinh nầy sau khi lấp lại theo ý kiến của kỹ sư Thiếu Tá Bovet năm 1867 lấy tên là Đại LộBonard, vì thế đường nầy mới rộng lớn như ngày nay. Lúc lấp kinh và bến đò họ thành lập một công trường lớn, đó
là "Bùng Binh" trước chợ Bến Thành mà người pháp gọi là Place Eugène Cuniac, tên của một Thị Trưởng Sài Gòn,nay vẫn còn tên Công Trường Quách Thị Trang, một nữ sinh thiệt mạng lúc biểu tình dưới thời Ngô Đình Diệmnăm 1963. Trước Tòa Thị Xã, ở góc đường Charner và Bonard cũng có một bùng binh nhỏ với nước phun lên tên
Place Francis Garnier để tưởng nhớ đến một sĩ quan hải quân trẻ tuổi phiêu lưu trên đất bắc và tử thương tại HàNội hồi 1873. Nhiều đường khác củng do lấp kinh mà ra như Boulevard de La Somme (rạch Cầu Sấu, sau nầy làđại lộ Hàm Nghi), đường Tổng Đốc Phương (hay Đỗ Hữu Phương), đường Pellerin (tên của một Giám Mục đã
bênh vực công giáo Việt Nam nhưng khuyên lầm Đề Đốc Rigault De Genouilly lúc tấn công Đà Nẳng vào 1858) saunầy đường Pellerin lấy tên là Pasteur.Đường mà tôi thích nhứt, sang trọng nhứt và có tiếng nhứt Sài Gòn là đường Catinat, có trước khi ngườiPháp đến và mang tên một thuyền lớn đã bắn đại bác vào Đà Nẳng (chớ không phải tên của một Đề Đốc nhưnhiều người tưởng, thuyền "Le Catinat" lấy tên của Thống Chế Nicolas de Catinat, sống hồi thế kỷ XVII dưới thời
Louis XIV). Nơi đó có rất nhiều tiệm sang trọng, đường phố sạch sẽ và có nhiều "Ông Tây" ngồi uống cà phê tạikhách sạn Continental, lúc đó chưa có tiệm Givral và nơi đó là Nhà Thuốc Tây Solirène, thay thế PharmacieCentrale. Sau nầy có thêm tiệm Brodard ở gốc đường Catinat và Carabelli, tên của một Nghị Viên thành phố. Tôicũng có dịp vô nhà sách Albert Portail (nay vẫn còn dười tên Xuân Thu từ 1955) và đi dạo trong Passage Eden vìtrong cùng có rạp hát Eden, rạp nầy và rạp Majestic ở cuối đường Catinat là hai rạp chiếu bóng sang nhứt Sài Gònvào thuở đó; đi chơi vậy chớ có tiền đâu mà mua đồ, nhiều lắm thì lấy vài tấm hình mà các ông phó nhòm chụp dạolúc đi trước "Nhà Hát Tây", cất theo kiểu Opéra bên Paris. Đường Catinat là đường tráng nhựa đầu tiên của SàiGòn, khi mới tráng nguời ta kêu là đường "Keo Su" dài tới Nhà Thờ Đức Bà; qua công trường Pigneau de Béhainetrước Bưu Điện có bức tượng Ông "Cha Cả" hay Evêque d'Adran dẫn Hoàng Tử Cảnh ra trình diện Louis XVI tạiVersailles. Sau khi qua khỏi đường Norodom thì đường Catinat lấy tên của Cố Vấn chánh phủ và Nghị Viên Thị XãSài Gòn Blancsubé và tiếp theo công trường Maréchal Joffre với tượng đài chiến si tử vong trong Đệ Nhứt ThếChiến là đưòng Garcerie với những hàng cây cao, sau nầy mang tên Duy Tân và công trường Quốc Tế hay "HồCon Rùa".Ba tôi có nhiều bạn người Tàu và thừờng vô Chợ Lớn chơi bằng xe lửa điện (tramway) mà người ta thườnggọi là "xe lửa giữa" vì chạy giửa đường Gallieni, tới trạm gare de Nancy thì bạn của Ba tôi lên xe lửa đi cùng vì ởgần thành Ô Ma (Camp des Mares, sau nầy là Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia). Tôi còn nhớ xe lửa giữa đó, vớighế cây theo kiểu của Métro xưa bên Paris, chạy thẳng theo đường Gallieni nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn. Ba tôinói lúc trứớc nơi đây toàn là đất hoang và sình lầy, sau khi lấp bưng thành đường đất gồ ghề rồi khi Ba tôi xuốngSài Gòn học vào năm 1928 thì đường mới được tráng nhựa và năm sau điện giăng giữa chia con đường làm haichiều, một bên chạy lên một bên chạy xuống, đường rầy xe điện đặt trung tâm đại lộ, đến năm 1953 mãn hạn giaokèo khai thác mới dẹp. Đường nầy mang tên của Thống Chế lừng danh Joseph Gallieni chết năm 1916 nhưng
phục vụ ngoài Bắc lúc còn Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh và sách vở ghi công Ông về tổ chức hành chánh tạiĐông Dương. Tên của Ông viết với chữ "e" chớ không phải với chữ "é" vì là người gốc Ý Đại Lợi.Xe điện chạy thẳng vô đường rue des Marins, qua khu Đại Thế Giới nay là khu Cát Tường và đườngJaccario (vì lúc trước pháo hạm "Le Jaccario" đậu gần đó trên "Kinh Tàu" hay Arroyo chinois trong Chợ Lớn, vàchắc lính thủy lên bờ nhiều nên mới gọi là rue des Marins), ở góc đường có vũ trường Arc-En-Ciel, nay vẫn là nhà
hàng và khách sạn Arc-En Ciel, đến đường Tổng Đốc Phương thì quẹo qua trái mới đến Bưu Điện Chợ Lớn, nhàga cuối cùng là Gare Rodier, tại Kinh Tàu.Lúc còn ở đường Colonel Boudonnet tôi có nhiều bạn ở khu nhà thờ Huyện Sỹ và thường vô phía sau nhàthờ bắng "dằng thung" trên mấy cây soài nên bị "Ông Từ" rượt nhiều lần ! Ngoài đường Frères Guillerault trướcnhà thờ, còn có đường Duranton và đường Léon Combes mà sau nầy đổi tên là Sương Nguyệt "Ánh". Trung SĩLéon Combes là một đứa con của Sài Gòn ở Giồng Ông Tố bên Cát Lái tử trận năm 1917 tại Craonne, thuộc tỉnhAisne vùng Picardie phía Bắc Paris. Tôi nhớ, vì học "trường tây" nên tôi thắc mắc và tự hỏi Bà nào mà mang họSương mà tôi tìm hoài trong sách vở không thấy ? Sau nầy tham khảo mới biết đó là tên bút hiệu của Bà NguyễnThị Ngọc Khuê (có sách nói là Nguyễn Xuân Khuê), con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu, người đàn bà đầutiên làm Chủ Bút báo "Nữ Giới Chung" cho phụ nữ hồi 1918. Tuần báo nầy còn tên là Fémina Annamite và tòasoạn ở 13 đường Taberd, trong sách kể là Sương Nguyệt Anh (=Góa phụ Nguyệt Anh), nhưng tại sao hồi 1955 họđổi tên đường Léon Combes thành Sương Nguyệt ÁNH ?
Về sau, gia đình tôi dọn về Chợ Lớn ở đường Lacaze, nay vẫn là đường Nguyễn Tri Phương, nổi tiếng vì "MìLa Cai", đường mang tên của Đô Đốc Lucien Lacaze, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân từ 1915 đến 1917 hồi Đệ Nhứt ThếChiến, nhưng chúng tôi ở khúc trên, gần gốc đường Pavie (nay là Lý Thái Tổ chớ không phải đường 3 tháng 2 vì
dường nầy mới có vào lối 1957, lúc trước là trại lính) dẫn lên trường đua Phú Thọ. Khúc dưới đường mang tên ôngAuguste Pavie (lừng danh trên đất Lào) dặc biệt rộng lớn và rất dài, có nhiều cây và bên trong có đường dành choxích lô và xe đạp. Nếu đi từ Ngã Bảy xuống công trường Khải Định, từ giữa đường nầy đến đường Frédéric
Drouhet sẻ thấy những biệt thự mà "Chú Hoả" cất cho con cháu ở (tên thường gọi của Jean-Baptiste Hui Bôn Hoảmột triệu phú người Tàu tham gia với chánh quyền tặng thành phố Sài Gòn Policlinique Dejean De La Bâtie, têncủa một bác sĩ tận tụy lo cho người việt nam, ngoài đường Bonard, sau nầy trở thành Bệnh Viện Đô-Thành), sau1954 các nhà nầy dành cho Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến ở và khúc đường nầy gọi là đường Hui BônHoả.Lúc đó đường Pavie có xe nhà binh pháp chạy nhiều vì có thành lính gần đó và tại khu đường Cây Mai,trước khi tới Phú Lâm. Khu đất từ đường Lacaze đến đường Ducos là đồng mả, đường hẻm tôi ở trước một mả đálớn, mới phá hồi tháng 11 năm 2004 : đó là mả có từ thế kỷ thứ XVIII của một người đàn bà lối 50 tuổi và quan tàithứ nhì chắc là của một người đàn ông, chỉ có vài nữ trang chớ không có vàng bạc chôn theo như người ta tưởng.Từ đường Lacaze đi ra trường Chasseloup-Laubat xa hơn, tôi phải đạp xe xuống Ngã Bảy, quẹo trái quađường Général Lizé, rồi đạp thẳng hoài, qua khỏi đường Verdun đường nấy lấy tên Legrand De La Liraye. Quakhỏi trường nữ sinh Gia Long (hồi xưa gọi là Collège des Jeunes Filles Annamites) và đến tận trường Marie Curie
mới quẹo xuống đường Barbé. Đường Général Lizé là một đường chiến lược rất dài lúc trước gọi là đường HaiMươi, đi từ Ngã Bảy Chợ Lớn, nối dài đường Pierre Pasquier, đến đường Albert Premier trênDakao, lấy tên củaTrung Tướng Lucien Lizé, xuất thân từ trường Polytechnique, Paris, Tư Lệnh Pháo Binh chiến trường Ý tử trận hồi
1918, có phục vụ bên Việt Nam lúc còn Đại Tá, còn Legrand De La Liraye là một trong những linh mục thông ngôncho Đề Đốc Rigaud De Genouilly và trở thành Thanh Tra phụ trách về các hồ sơ giưã người việt và chánh quyềnbảo hộ. Sau 1954 đường nầy đổi thành đường Phan Thanh Giản, một vị anh hùng sáng suốt và can đảm của Việt
Nam. Tiếc thay sau 1975 không còn đường nào trên mảnh đất Việt Nam mang tên anh hùng dân tộc nầy, cũng nhưkhông còn đường vào mang tên Lê Văn Duyệt và cũng không còn trường học nào mang tên Petrus Ký ! Cho tớinay tôi chưa thấy một học giả Việt Nam nào giỏi hơn Petrus Trương Vĩnh Ký, tuy vài "Sử Gia" buộc tội vị nầy nhiều
điều vô lý, họ quên rằng công lao lớn nhứt của Ông Petrus Ký là truyền bá cho dân chúng sử dụng chữ quốc ngữcó từ Alexandre de Rhodes vào thế kỷ XVII thay thế chữ Nôm khó học và khó viết. Tôi nghe nói ở Vĩnh Long hiệnnay có một trường học mang tên Phan Thanh Giản và vào tháng 11 năm 2008 rạp chiếu bóng Nguyễn Văn Hảođường Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn đang hát tuồng "Tả Quân Lê Văn Duyệt", đó là điều đáng mừng vì những vị anhhùng các triều nhà Nguyễn phải được hồi phục.


Nguồn : http://namkyluctinh.org/a-lichsu/tng...enduongxua.pdf

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (01-04-2015), Poetry (16-05-2013)
  #9  
Cũ 15-05-2013, 23:22
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Hồi thời Pháp thuộc cũng có những tên đường mang tên những anh hùng hay nhân tài việt nam như đườngPaulus Của (Đốc Phủ Sứ Hùynh Tịnh Của) trên Dakao, đường Tổng Đốc Phương (Đổ Hữu Phương) trong ChợLớn, đường Phủ Kiệt (Đốc Phủ Sứ Trần Văn Kiệt là Nghị Viên thành phố trên 25 năm), Hùynh Quan Tiên, Nguyễn
Văn Đưởm trên Tân Định (cà hai là Nghị Viên Thuộc Địa và Nghị Viên Thành Phố), Nguyễn Tấn Nghiệm (NghịViên), và Trương Minh Ký, một trong những Nghị Viên đầu tiên của thành phố, ông nầy tên thật là Trương MinhNgôn cháu bốn đời của Trương Minh Giảng, được ông Trương Vỉnh Ký đem về nuôi và đổi tên, cho đi Pháp học và là một trong 7 người sáng lập viên ra Trường Thông Ngôn (Ecole des Interprètes) nằm trong Tòa Án, nhờ làmthông dịch viên lúc Traité de Patenôtre năm 1884 nên được vô quốc tịch pháp, người mất lúc 55 tuổi vì bệnh laophổi. Vị anh hùng Đại Úy phi công của quân đội Pháp, xuất thân từ trường Võ Bị Saint-Cyr và là cựu sĩ quan Lê Dương mang tên Đỗ Hữu Vị có tên trên một đường từ bùng binh chợ Bến Thành đến đường Charner, trước đóđường nầy mang tên Hamelin sau nầy đổi lại là Huỳnh Thúc Kháng. Đại Úy Vị là con thứ năm của Tổng Đốc ĐỗHữu Phương, sau khi học trung học tại trường nổi danh Janson de Sailly tại Paris, nhập học vô trường Saint-Cyr vào năm 1904. Trung Úy bên Bắc Phi, ông gia nhập vào binh chủng Không Quân vừa thành lập; bị thương nặngĐại Úy Vị từ chối giải ngũ và trở về đơn vị Lê Dương và tử thưong tại mặt trận tỉnh Somme năm 1916. Hài cốt được người anh cả là Đại Tá Đỗ Hữu Chấn đem về chôn cất trong nghĩa trang gia đình tại Chợ Lớn.Nay Sài Gòn mất nhiều di tích ngày xưa, vì chiến tranh và vì sự thay đổi thời cuộc, tôi tiếc nhứt là hồi thángba năm 1983 đã sang bằng "Lăng Cha Cả", có từ 1799 để lập một công trường mà chả thấy ai ngồi …. Hai ngườingọai quốc đã ảnh hưởng Việt Nam nhiều nhứt là Alexandre de Rhodes va Pierre Joseph Pigneau de Béhaine,được dân việt nam biết dưới tên Bá Đa Lộc hay Evêque d'Adran, người đã giúp Nguyễn Ánh lên ngôi, đi với Hoàng Tử Nguyễn Phúc Cảnh qua triều đình vua Louis XVI để ký Hiệp Ước Versailles năm 1787. Tên thật làPigneau, sau đó thêm vô sau tên ấp Béhaine của làng Origny-en-Thiérache mà gia đình có phần đất, thuộc tỉnhAisne, trong vùng Picardie ở miền bắc nước Pháp. Vua Gia Long cất một ngôi nhà ở số 180 đường Richaud cho Bá Đa Lộc (nay vẩn là Tòa Tổng Giám Mục đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3) và đọc điếu văn khi người mấtnăm 1799. Mộ ông người Sài Gòn gọi là Lăng Cha Cả là một trong những di tìch xưa nhứt của Sài Gòn "ở GiaĐịnh" vào thời Gia Long, sau nầy ở trước trại Phi Long trên Tân Sơn Nhứt. Cốt của Cha Pigneau de Behaine được đem về Páp năm 1983 chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris. Tôicó viếng thăm nhà kỷ niệm cua Cha Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, ở làng Origny-en-Thiérache, trở thành từ năm 1953 "Musée Monseigneur Pigneau de Béhaine" và sau khi xem xong tâm hồn tôi thả về dĩ vãng của một ViệtNam oai hùng tranh đấu cả ngàn năm để giử biên cưong …

Tôi cũng có dịp thăm viếng nhiều di tích của xứ Pháp từ thời Trung Cổ, nhiều lâu đài của Âu Châu và Nga Sô có từ thế kỷ XV, luôn cả những ngôi mộ bên Ai Cạp có trước nền văn hóa của Hy Lạp và tiếc rằng xứ tôikhông biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.

Những tên đường Sài Gòn trong bài theo thời cuộc

Thời Pháp thuộc -> Sau 1954 -> Sau 1975
Albert Premier Đinh Tiên Hoàng Đinh Tiên Hoàng
Amiral Roze Trương Công Định Trương ĐịnhArmand Rousseau, Jean-Jacques Rousseau Trần Hoàng Quân Nguyễn Chí Thanh
Arras Cống Qùynh Cống QùynhAviateur Garros, Rolland Garros Thủ Khoa Huân Thủ Khoa HuânBarbé Lê Qúy Đôn Lê Qúy Đôn
Blancsubé, rue Catinat prolongée Duy Tân Phạm Ngọc Thạch
Bonard Lê Lợi Lê LợiCarabelli Nguyễn Thiệp Nguyễn Thiệp
Catinat Tư Do Đồng KhởiChampagne Yên Đỗ Lý Chính Thắng
Charner Nguyễn Huệ Nguyễn HuệChasseloup Laubat Hồng Thập Tự Nguyễn Thi Minh Khai
Chemin des Dames Nguyễn Phi Lê Anh Xuân
Colonel Boudonnet Lê Lai Lê Lai
Dixmude Đề Thám Đề Thám
Đỗ Hữu Vị, Hamelin Huỳnh Thúc Kháng Huỳnh Thúc Kháng
Douaumont Cô Giang Cô Giang
Ducos Triệu Đà Ngô Quyền
Duranton Bùi Thị Xuân Bùi Thị Xuân
Espagne Lê Thánh Tôn Lê Thánh Tôn
Eyriaud Des Vergnes Trương Minh Giảng Trần Quốc Thảo
Frédéric Drouhet Hùng Vương Hùng Vương
Frère Louis Võ Tánh Nguyễn Trãi
Frères Guillerault Bùi Chu Tôn Thất Tùng
Gallieni, rue des Marins
Trần Hưng Đạo, Đồng
Khánh Trần Hưng Đạo
Garcerie Duy Tân Phạm Ngọc Thạch
Général Lizé Phan Thanh Giản Điện Biên Phủ
Georges Guynemer Võ Di Nguy Hồ Tùng Mậu
Huỳnh Quan Tiên Hồ Hảo Hớn Hồ Hảo Hớn
Jaccario Tản Đà Tản Đà
Jauréguiberry Ngô Thời Nhiệm Ngô Thời Nhiệm
La Grandière Gia Long Lý Tự Trọng
Lacaze Nguyễn Tri Phương Nguyễn Tri Phương
Lacote Phạm Hồng Thái Phạm Hồng Thái
Larégnère Đoàn Thị Điểm Trương Định
Legrand De La Liraye Phan Thanh Giản Điện Biên Phủ
Léon Combes Sương Nguyệt Ánh Sương Nguyệt Anh
Mac Mahon, De Lattre De Tassigny, Gal De Gaulle Công Lý Nam Kỳ khởi nghĩa
Marins Đồng Khánh Trần Hưng Đạo
Miss Cavell Huyền Trân Công Chúa Huyền Trân Công Chúa
Nancy Cộng Hòa Nguyễn Văn Cừ
Nguyễn Tấn Nghiệm, rue de Cầu Kho Phát Diệm Trần Đình Xu
Nguyễn Văn Đưởm Nguyễn Văn Đưởm Nguyễn Văn Nghĩa
Ohier Tôn Thất Thiệp Tôn Thất Thiệp
Paul Blanchy Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng
Pavie, Hui Bôn Hoả Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ
Pellerin Pasteur Pasteur
Phan Thanh Giản Ngô Tùng Châu Lê Thị Riêng
Pierre Flandin Bà Huyện Thanh Quan Bà Huyện Thanh Quan
Pierre Pasquier Minh Mạng Ngô Gia Tự
Place Eugène Cuniac C.Trường Quách Thị Trang
C.Trường Quách ThịTrang
Place Maréchal Joffre Công Trường Quốc Tế Hồ con Rùa
Richaud Phan Đình Phùng Nguyễn Đình Chiểu
Somme Hàm Nghi Hàm Nghi
Testard Trần Qúy Cáp Võ Văn Tần
Thévenet Tú Xương Tú Xương
Tổng Đốc Phương Tổng Đốc Phương Châu Văn Liêm
Trương Minh Ký, Lacant Trương Minh Ký Nguyễn Thị Diệu
Verdun,Thái Lập Thành, Gal Chanson,Nguyễn Văn
Thinh Lê Văn Duyệt Cách mạng tháng 8
Ypres Nguyễn Văn Tráng Nguyễn Văn Tráng
11è R.I.C. Nguyễn Hoàng Trần Phú

BS Trần Ngọc Quang
Paris, Mùa hè 2009

Nguồn : http://namkyluctinh.org/a-lichsu/tng...enduongxua.pdf

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
nam_hoa1 (01-04-2015), Poetry (16-05-2013), ThinhVuongVu (16-05-2013)
  #10  
Cũ 23-03-2014, 17:25
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Nhắc đến Tân Định là ít ai quên được ông Trần Đình Phước, vì vào thuở xa xưa ông đã từng ở vùng đất thân thương này. Dù bài này Hàn đã đăng phía trên năm ngoái, nhưng bản dưới đây từ một nguồn khác với vài hình ảnh mới để nghe Trần Tiên Sinh kể về Tân Định ngày xưa. Kể như VN ta vừa tái bản tem Chùa Một Cột vậy với nhiều màu khác nhau. Cách nay mấy hôm, Hàn cũng có mơ về Tân Định, nhất là về trường Les Lauriers (Đuốc Sống ngày nay). Tí nữa để cạnh tranh với Trần Đình Phước, xin gợi lại vùng Tân Định trong loạt bài Những Con Đường Xưa Tôi Đi. Theo tôi bài này rất giá trị LS. Chỉ là Trần Tiên Sinh có lẻ không biết chơi tem nên chả nhắc gì đến Tiệm tem anh Hồng Đức Tân Định và cửa hàng bán tem bì trên đường Đinh Tiên Hoàng.

Cho đến bây giờ, dù đã xa cách nhiều năm, nhưng trong tôi “Tân Định và Đa Kao” lúc nào cũng là một nỗi nhớ khôn nguôi. Chúng cứ thôi thúc tôi hoài. Đã bao năm qua tôi muốn tìm về chốn này, để sống lại với kỷ niệm thuở học trò, mà tình yêu khi đó “chỉ biết đôi mắt nhìn nhau cũng đủ rồi.” Tôi cứ hẹn nhiều lần, nhưng vẫn chưa bao giờ thực hiện được ước mơ của mình. Rồi một dịp tình cờ đưa đến. Giấc mơ đã trở thành hiện thực. Tôi đã có hai tuần lễ đi qua, đi lại, đi tới, đi lui, đi xuôi, đi ngược, trên những con đường kỷ niệm của Tân Định và Đa Kao. Điều làm tôi rất đỗi ngạc nhiên và thích thú nhất là tên nhiều con đường trong khu vực này vẫn không thay đổi. Thật vậy! Sau 30 tháng 4, năm 1975. Một số tên đường của thành phố Sài Gòn thân yêu đã bị đổi bằng những cái tên xa lạ. Nay, được thấy lại các tên đường ở khu Tân Định và Đa Kao không bị thay đồi nhiều, trong lòng tôi bỗng nhiên dâng lên một sự xúc động mãnh liệt và một niềm sung sướng vô biên..
Xin mời các bạn cùng tôi tìm về những con đường kỷ niệm thân thương của khu Tân Định và Đa Kao với những bồi hồi, rung động khó quên của thời niên thiếu không bao giờ phôi pha, dù năm tháng có qua đi.
Trước hết, xin bắt đầu từ Cầu Kiệu với con đường Hai Bà Trưng đi về phía Sài gòn. Khoảng đường này, bên tay phải có hẻm Vựa Gạo, đi ra được hẻm 60 Cù Lao Yên Đổ, phòng khám mắt của Bác Sĩ Kính, tiệm bán Bông Cườm đám tang, thuốc cam Hàng Bạc hay nhà thuốc Nhân Phong Đường, số 447B HBT và tiệm cà phê Hải Nàm của người Việt gốc Hoa. Phía bên trái, dưới chân Cầu Kiệu có hẻm bán chó, kèm theo một đội chuyên săn bắt chó. Họ lùng sục khắp hang cùng ngõ hẹp trong thành phố, ra đến tận ngoại ô để tìm nguyên liệu chó, cung cấp cho các quán Cờ Tây. Nếu em chó nào đẹp, có giá trị thì chờ vài ngày cho chủ nhân đến tìm chuộc lại theo luật giang hồ. Rồi đến tiệm trà Phật Tổ, cây xăng nhỏ HBT, tiệm sơn Mậu Ký và cửa hiệu bán xe đạp cùng phụ tùng Đoàn Văn Thẩm, đa số sản xuất từ Pháp và Ý Đại Lợi. Các cua rơ rất thích đến tiệm này mua sắm…



Quẹo trái ở ngã ba là đường Trần Quang Khải. Đầu đường là phòng mạch Bác Sĩ Hạnh, tịệm Bida TQK, về sau đổi thành Salon bán xe TQK. Sau đó là con đường nhỏ tên Nguyễn Hữu Cảnh, còn gọi là đường Xóm Chùa. Đầu hẻm, phía bên phải là chỗ mài dao kéo, tông đơ, rồi đến tiệm bánh cuốn Thanh Trì. Nằm đối diện là Hãng Sáo Công Ty, rồi tới trường Việt Nam Học Đường, số 38 đường Đặng Tất do thầy Kính làm Hiệu Trưởng và trường trung học tư thục Văn Lang, số 51 Trần Quí Khoách do thầy Ngô Duy Cầu làm Hiệu Trưởng. Thầy Cầu mất đúng ngày 30 tháng 4, năm 1975. Đối diện trường Văn Lang là Cư Xá Kiến Ốc Cục Tân Định, dành cho công chức. Đi vào phía trong là chùa Vạn Thọ và một số chùa nhỏ khác nằm rải rác. Ngoài ra có dãy phố mười căn và ban kích động nhạc thần đồng CBC..


Phía tay phải là quán cơm cây Điệp, kế bên là hãng sản xuất Gạch Bông và tiệm Bida có tên Vân Sơn. Nhìn sang bên đường là tiệm giặt ủi Tần Tiến, cho thuê xe xích lô đạp, làm bản kẽm Dầu, trường Trung Học Tư Thục Tân Thạnh của thầy Phan Út. Trưóc khi đi vào cổng trường, phải đi ngang bảo sanh viện Ngô Liêng. Hẻm trường Tân Thạnh đi ra được đường Đặng Dung. phía bên trái có khách sạn Đặng Dung và nhà thầy Ngô Duy Cầu, số 48A Đặng Dung..
Đi tiếp sẽ gặp chùa Cô Hồn hay Tân Hiệp Nam Nữ Hội số 186 TQK, cây xăng TQK, Photocopy Hoàng Sơn, xe nước mía chị Hai. Cô em gái tên D… một nữ sinh Lê Văn Duyệt rất xinh xắn và duyên dáng. Nhờ thế mà xe nước mía chị Hai lúc nào cũng tấp nập các nam thanh. Nhiều anh kêu một lúc hai, ba ly và tình nguyện rửa và dọn ly giùm..
Đường Bà Lê Chân bên tay phải, ngay góc đường là quán cơm tấm Bình Dân của vợ chồng con trai nghệ sĩ lão thành Bảy Nhiêu. Kế bên có bà Sáu bán nước trà Huế và hai bàn đá banh tay lôi cuốn các học sinh kéo đến và thường gây ồn ào trước khi vào học và khi tan trường, đôi khi sinh ra ẩu đả vì cá độ, chọc quê nhau. Đối diện là Đình Phú Hoà, số 159 TQK nơi các đoàn hát bộ và cải lương thường đến tập và diễn tuồng. Nằm trên đường Bà Lê Chân phía bên trái có một hẻm nhỏ với ông Sáu Hộ chuyên bó bột trị trật xương, gãy xương, tay chân, tiệm Kim Thạch bán văn phòng phẩm, dụng cụ hoc sinh, nhà in Bùi Văn Tạ, bảo sanh viện Hà Đông Hà. Trước mặt có con đường mang tên Mã Lộ. Con đường này chạy song song phía sau chợ Tân Định. Đi thêm khoảng mười mét là đường Hai Bà Trưng. Nằm ngay góc Bà Lê Chân và HBT là Y Viện Tân Định. Sát bên là chợ Tân Định, hoạt động hầu như suốt ngày..




Từ Đình Phú Hoà nhìn sang bên kia là đường Trần Nhật Duật. Xe chè Huỳnh Thị Ngà nổi tiếng nằm ngay góc ngã tư đường. Đường này chạy dài tới khu nông cơ cũ. Cuối cùng chấm dứt bằng một đoạn sông nhỏ chảy ngang qua. Học sinh trốn học thường đến đây tắm sông, hái trứng cá và mướn ghe chèo ra đến Long Vân Tự, Gia Định..
Trên đường Trần Nhật Duật có bốn con đường nhỏ đi ngang qua. Thứ tự như sau: Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quí Khoách và Trần Khánh Dư. Riêng hai đường Đặng Dung và Trần Khánh Dư thì chạy dài được đến đường Trần Khắc Chân, còn gọi là xóm Cầu Mới, đi ra được đường Chi Lăng, Gia Định. Trên đường Trần Nhật Duật có tiệm chụp hình Nguyễn Kỳ nổi tiếng một thời trong giớí học sinh, họ thường đến đây chụp hình kỷ niệm, chân dung để dán trong lưu bút. Chủ nhân tiệm biết cách tô điểm, thêm thắt làm cho hình đẹp và giá trị hơn..
Nhà số 10 là trường Huỳnh Thị Ngà do Bà Huỳnh Thị Ngà là chủ, kiêm Hiệu Trưởng. Bà là một phụ nữ giỏi, đảm lược. Thời nào Bà cũng giao thiệp rộng trong các giới chức chính quyền và các Phong Trào Phụ Nữ. Bà biết chèo chống, điều hành và giữ vững ngôi trường Huỳnh Thị Ngà, mà chung quanh có nhiều trường trung học tư thục khác như: Văn Lang, Việt Nam Học Đường, Văn Hiến, Huỳnh Khương Ninh, Vương Gia Cần, Tân Thạnh, Les Lauriers. Các Hiệu Trưởng đều là nam giới thường ra sức cạnh tranh với trường bà. Trường HTN còn có nữ sinh Nội Trú. Trường lúc nào cũng đông học sinh, thi cử luôn luôn đạt thành tích tốt, thường tham gia các chương trình văn nghệ và công tác phục vụ cộng đồng. Trường hoạt động cho đến ngày 30/4/1975. Tính ra tồn tại trên hai mươi năm. Bà HTN mất cuối năm 1992 tại tiễu bang Virginia, Hoa Kỳ..




Đối diện trưòng Huỳnh Thị Ngà, góc đường Đặng Dung là nhà gíáo sư khiêu vũ Nguyễn Trọng ở trên lầu một, phía trưóc có cây me to. Học sinh các trường chung quanh thường leo lên hái, Những trái me được túm gọn lại trong áo sơ mi. Khi vừa trèo xuống, thỉnh thoảng bị các anh hùng xóm chợ Tân Định tịch thu hết chiến lợi phẩm. Lúc đó chỉ biết mếu máo, xin lại vài trái ăn cho đỡ ghiền. Cách đó vài căn là nhà Giáo Sư Pháp Văn Huỳnh Văn Mĩ. Thầy Mĩ nổi tiếng về dạy Pháp Văn, nhất là cách phân tích các mệnh đề. Thầy cũng là một trong những Võ Sư sáng lập môn phái Hàn Bái Đường. Không nghe nhắc về vợ thầy, chỉ thấy thầy đi chợ môt mình, hai tay xách cái gà mên. Thầy có con trai tên H. đẹp trai, giỏi võ và tốt nghiệp Bác Sĩ Quân Y. Thầy Mĩ mất ở Nam Cali năm 2004, hưởng thọ 93 tuổi. Học sinh trường Huỳnh Thị Ngà rất nể sợ thầy. Trong giờ thầy dạy không em nào dám hó hé vì thầy Mĩ rất nghiêm và khó. Em nào vô kỷ luật thầy sẵn sàng có biện pháp thích đáng ngay lập tức. Bà Huỳnh Thị Ngà là học trò hồi nhỏ của Thầy. Bây giờ trở ngược ra đường Trần Quang Khải đi về phía Đa Kao. Trước khi đến một ngã năm. Phía bên phải là phòng nha khoa của một đôi vợ chồng. Vợ là Nha Sĩ tên Hạnh. Dáng người mảnh mai, trang nhã. Chồng là Không Quân Thiếu Tá Nha Sĩ Dương Quảng Định (phục vụ tại Trung Tâm Giám Định Y Khoa Không Quân.) Hai vợ chồng rất đẹp đôi. Đi thêm khoảng ba mươi thước gặp một Depot rác nhỏ. Đối diện là chỗ cho thuê sách, tiểu thuyết và truyện kiếm hiệp Đức Hưng, kế bên là tiệm hàn gió đá Sáu An, tiệm hớt tóc Hải Vân. Cách đó vài căn là nơi chuyên sản xuất xích lô đạp và xe ba bánh có tên Ngọc Quế..
Khi đến ngã năm, bên tay trái là đường Trần Khắc Chân, nhìn về phia tay phải là đường Nguyễn Phi Khanh và Trần Văn Thạch (nay là Nguyễn Hữu Cầu.) Có nhà may Tụ Bảo, tiệm buôn Thế Giới, nhà Bác Sĩ Trần Văn Văn, Cinéma Modern, nhà sách Yểm Yểm Thư Quán. Đối diện là xóm Cảnh Sát, vì đa số những gia đình ở đây đều phục vụ trong ngành Cảnh Sát và nhà Quái Kiệt Tùng Lâm. Hẻm này đi ra được đường Đinh Công Tráng. Căn nhà nằm ngay góc NPK và TVT của ông Bùi Ngọc Phương. Ông tự phong cho mình là vua dầu hoả Việt Nam và dự định ứng cử Tổng Thống VNCH. Nếu đi ngược chiều trên đường Nguyễn Phi Khanh, ngã ba đầu tiên là đường Huyền Quang. Sơn Trà Đình – Tín Nghĩa Hội, số 113A Nguyễn Phi Khanh nằm ngay góc. Mỗi năm vào dịp Lễ Vu Lan có trình diễn Hát Bô. Khán giả đi xem thường ném các quạt giấy có kẹp tiền lên sân khấu, để tưởng thưởng khi đến đoạn nào gây cấn, hấp dẫn. Lúc đó chiên trống gõ liên hồi. Đường Huyền Quang mang tên một vị Sư. Con đường dài khoảng hai mươi thước, đi hết đường Huyền Quang gặp đường Lý Trần Quán, quẹo trái là Chả Cá Lã Vọng. Cuối đường sẽ gặp Hiền Vương..




Ngã ba kế tiếp của đường Nguyễn Phi Khanh là Lý Văn Phức, có một Depot rác rất lớn. Các công nhân vệ sinh đưa rác về đây tập trung, trước khi các xe lớn đến chở đi tái chế và phế thải. Cuối đường là quán cà phê bà Chi, mà các bài viết về cà phê Sài Gòn cũ luôn luôn phải nhắc đến. Quẹo trái gặp rạp hát Casino Đa Kao, tiệm may Cao Minh và tiệm thạch chè Hiển Khánh. Đối diên bên đường là nhà hàng Pháp tên Casino, tiệm bán quân trang, huy hiệu Quế Anh. Nếu quẹo phải sẽ gặp tiêm hớt tóc Đơ, rồi đến Đền Thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, số 36 Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu), có bà thầy bói mù chuyên gieo quẻ bói bằng hai đồng xu..
Đoạn đường Trần Quang Khải từ đây ra đến đường Đinh Tiên Hoàng, tuy không dài lắm, nhưng có rất nhiều cửa hiệu buôn bán. Phía bên phải là Tiệm Thuốc Tây Duyệt, rồi đến bảo sanh viện Chung Nam Quế. Nơi các bà bầu khu Đa Kao và Gia Định thường đến khai hoa nở nhụy. Nhà kế bên của một phụ nữ rất mập. Bà hành nghề coi bói bài. Tiếp theo có hai tiệm bán phụ tùng và sửa xe Honda, rồi cà phê Ngọc Dung, số 77 Trần Quang Khải, của hai chị em tên Ngọc và tên Dung..
Đi thêm một chút nữa sẽ gặp Đình Nam Chơn, số 29 TQK. Trước đình có thờ hình ông Cọp. Bên trái cổng, nằm trong sân đình có cây đa to, rễ đan với nhau chằng chịt. Có lẽ nó đã được trồng đã hơn trăm năm? Thêm vài bước nữa có một Phật Đường nhỏ của người Hoa, phía trước có hai cây Mai Tứ Quý đã già, hoa nở quanh năm. Phật Đường thuộc Giáo Hội Phật Đường Nam Tông có tên là Minh Sư Đạo Quang Nam Phật Đường. Kế bên là tiệm vàng Bảo Thành. Ngoài việc bán vàng bạc, nữ trang, cũng còn nổi tiếng về làm bánh Trung Thu, giò lụa, giò thủ và các loại bánh mứt. Trưóc 1975, bà Bảo Thành là chủ thầu các bãi giữ xe hai bánh lớn nhất Sài Gòn như: Trường Đại học Luât khoa ở đường Duy Tân, Nha Xổ Số Kiến Thiết ở đại lộ Thống Nhất, rạp hát Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo, và dọc theo hai bên đường Lê Lợi. Cách một căn là tiệm ăn Tàu có tên Dân Thiên, với các món mì xào dòn, áp chảo, cơm thố và cơm chiên Dương Châu tuyệt vời..




Tiếp tục phía bên trái. Đầu tiên là chi cuộc cảnh sát Tân Đinh. Kế bên là Đình Nghĩa Hoà được xây dựng vào năm 1917. Bà con thường gọi là Đình Công Thành Ban. Nơi đây chuyên trình diễn hát bộ. Trước đình có thờ một ông Cọp. Hẻm Đình Nghĩa Hoà đi thông ra được đường Trần Khắc Chân. Tiếp theo sẽ đến một dãy phố, có tiệm Ronéo Lửa Hồng quay ronéo, đánh máy và photocopy bài vở, tài liệu cho các học sinh và thầy cô giáo. Tiệm nhộn nhịp nhất vào mùa thi cử. Ngoài ra cũng còn bán những bản nhạc quay ronéo sẵn, giá rất bình dân. Cách đó vài căn là một tiệm bán hòm, tiệm may Của, rồi đến nhà bà con với ông chủ rạp hát Văn Hoa. Nổi tiếng ở đoạn đường này là tiệm cầm đồ bình dân Kim Ngân. Bà chủ lúc nào cũng trang điểm lộng lẫy như các cô đào cải lương Thanh Nga hay Bạch Tuyết sắp lên sân khấu. Chung quanh cũng có nhiều tiệm cầm đồ, nhưng Kim Ngân thường đông khách hơn vì tiệm cầm mọi mặt hàng, cho chuộc với phân lời tương đối thấp và thủ tục không phức tạp so các nơi khác…
Đi thêm khoảng hai mươi mét nữa là một con hẻm lớn, có thể nói là nổi tiếng nhất vùng Tân Định – Đa Kao. Đó là hẻm Vạn Chài. Đây là địa điểm quy tụ anh hùng hào kiệt tứ xứ về hùng cứ. Mỗi lần chính quyền mở các cuộc hành quân cảnh sát để bắt thanh niên trốn quân dịch hay cư trú bất hợp pháp thì xe cộ, súng ống rầm rộ, ca nô, thuyền nhỏ chạy dài dọc theo sông cầu Bông, đèn pin chiếu pha sáng cả một vùng. Cuối cùng, kết quả chẳng đưọc gì hết! Vì thanh niên trốn quân dịch đã nhảy xuống sông, lặn qua bên phía Gia định, hoặc trốn trong các con hẻm sâu, tối tăm, quanh co khó đi vào. Lực lượng kiểm soát đành bó tay và chào thua! Đặc biệt, trong hẻm có một trường trung tiểu học tư thục mang tên Văn Hiến do thầy Phan Ngô làm hiệu trưởng. Thầy cũng từng ra ứng cử và đắc cử nghị viên thành phố Sài Gòn..
Ra khỏi hẻm, quẹo trái là gặp ngay rạp hát Văn Hoa. Rạp này đã từng một thời là một trong những rạp hát sang trọng của Saigon vì có trang bị máy lạnh, màn ảnh rộng và giá vé vào cửa cũng tương đối bình dân. Rạp Văn Hoa chiếu đủ các loại phim. Những lúc chiếu phim mới và hấp dẫn, bà con sắp hàng rồng rắn, kéo dài tới tận trước ngỏ xóm Vạn Chài. Khán giả nào không muốn sắp hàng, không muốn chen lấn đổ mồ hôi, để bị rách quần, rách áo hoặc bị rạch bóp, thì có thể mua vé chợ đen, đôi khi phải trả gấp đôi. Cũng nên nói thêm ở đây. Kế bên rạp hát là một quán cà phê cũng mang tên Văn Hoa, đã đi vào lịch sử của cà phê Sài Gòn. Quán có dàn âm thanh tối tân, nhạc ngoại quốc hấp dẫn luôn luôn cập nhật, chỗ ngồi thanh lịch, vị trí thuận lợi và do hai chị em ruột là bà con với ông bà chủ rạp Văn Hoa đứng bán..




Cô chị có tên TBD và cô em có tên TBH. Hai chị em đều là nữ sinh trường trung học Huỳnh Thị Ngà. Lúc nào đi học, cả hai cô đều mặc đồ đầm rất xinh xắn. Trông giống búp bê không tình yêu. Nghe đâu cũng có khối anh đến uống cà phê thường xuyên mỗi ngày, trong số đó có anh là ca sĩ một ban kích động nhạc nổi tiếng về bài hát Sunday Morning. Ngày nào anh ta cũng đến quán ngồi đồng, vừa thuởng thức cà phê, vừa trồng cây si cô em TBH. Nhưng chẳng đi đến đâu! Gia đình Cô TBD hiện ở Montréal, còn gia dình cô TBH từ Montréal chuyển về Pleasanton, California..




Đoạn đường còn lại, phải nhắc đến một quán cơm Xã Hội, chuyên phục vụ cho giới lao động, công tư chức với đồng lương thấp và học sinh, sinh viên nghèo. Giá rất bình dân, chỉ năm đồng. Thực đơn gồm ba món thay đổi thường xuyên. Cơm ăn thoải mái, ăn cho đến khi nào no bụng thì thôi! Ngoài ra, còn đưọc tặng thêm một trái chuối tráng miệng và ly trà thơm, nóng bốc khói. Sau đó phải kể thêm hai tiệm bán xi măng, gạch, cát và đá rất lâu đời là Tấn Phát và Tâm Long, tên của vợ và chồng được ghép lại. Tiệm bán vật liệu xây dựng Tâm Long số 8 TQK và tiệm vàng Bảo Thành số 9 TQK. Hai tiệm nằm đối diện nhau. Hai bên gia đình coi nhau rất thân tình và đều đông con. Lúc nào cũng có ý muốn làm thông gia với nhau. Nhưng rất tiếc các dâu và rể của cả hai nhà đều là những người ở nơi khác. “Đúng là duyên số sắp đặt.” Dù có muốn thế nào, cũng không được!.
Một chút nữa thì bỏ sót tiệm may áo dài tương đối nổi tiếng là Phương Luân, hiệu ảnh Ngọc Chương, cà phê Cây Trúc nằm ở kế bên. Đi hết đường Trần Quang Khải sẽ gặp đường Đinh Tiên Hoàng. Quẹo trái đi ra cầu Bông, sẽ găp một quán bán thịt gà vịt và heo quay rất đông khách. Cạnh đó là một tiệm chuyên sửa xe Vespa và Lambretta. Nhìn sang bên kia đường là tiệm giầy Đông Hưng và nhà may áo dài Thanh Châu. Tiệm mang tên người con gái lớn nhất. Nhà may Thanh Châu khá nổi tiếng, chuyên may áo dài cho các ca sĩ và áo cưới cô dâu. Hiện nay tiệm may Thanh Châu vẫn còn và có rất nhiều khách đến mỗi ngày. Bên kia đưòng Trần Quang Khải là đường Nguyễn Huy Tự. Phía tay phải có chợ Đa Kao. Trước khi tới chợ Đa Kao, sẽ gặp một gánh chè chỉ bán đậu đen. Bà bán chè, người miền bắc di cư, tướng trông phúc hậu. Bà chỉ bán vào buổi chiều. Chè đậu đen bà nấu, hạt rất dẻo, hương vị ngọt đậm đà. Thú vị nhất là “ngồi chồm hổm” ăn chè nóng dưới cơn mưa lất phất của Sài Gòn, vì không có ghế cho khách…
Một con đường chạy ngang chợ Đa Kao là đường Trương Hán Siêu. Bên trong có đền thờ nhà cách mạng Tây Hồ Phan Chu Trinh và quán bánh cuốn tráng hơi mang tên Tây Hồ. Bà chủ bánh cuốn tên là bà Cà. Bà khởi nghiệp năm 1960, bằng một cái quán xập xệ, một ít bàn ghế thấp lè tè và mấy tấm bạt cũ để che mưa. Nằm trong chợ, phía dãy chợ cá có Đình Hoà Mỹ, số 7 THS..
Đối diện chợ Đa Kao là Tín Nghĩa Ngân Hàng. Khi chiều đến, ngân hàng đóng cửa thì xuất hiện một gánh cháo lòng, mà bà chủ rất khó tánh. Bà luôn luôn ưu tiên bán trước cho nam gìới, còn nữ gìới thì bà thường bắt phải đợi. Nếu thắc mắc, khiếu nại thì bà im lặng, không trả lời. Có nghĩa là bà không muốn bán. Các nữ thực khách đành phải đi nơi khác..




Đường Nguyễn Huy Tự rất ngắn, khoảng chừng ba mươi thước. Chấm dứt khi đụng đường Nguyễn Văn Giai. Chạy thẳng là đường Phạm Đăng Hưng (nay là Mai Thị Lựu.) Đi hết đường quẹo trái là Đài Phát Thanh Sàigòn. Trên đường PĐH có Viện Nhu Đạo Quang Trung của Thượng Toạ Thích Tâm Giác. Nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo. Đối diện với Viện Nhu Đạo Quang Trung là một ngôi chùa lâu đời của người Hoa, mang tên Phước Hải Tự hay còn gọi là Chùa Ngọc Hoàng, số 73. Đặc biệt, trong chùa có nhiều cây cổ thụ lớn tuổi, một cái hồ lớn. Nhà chùa cho thả rất nhiều rùa, có những con sống đã vài chục năm trở lên. Mỗi khi các bó rau được thả xuống hồ cho chúng ăn thì cả hồ náo đông, nước bắn lên tung toé, vì các chú rùa giành ăn tạo nên..
Đường Nguyễn Huy Tự, quẹo trái là đường Bùi Hữu Nghĩa. Có một cây cầu sắt cũ. Đi về phía chợ Bà Chiểu, Gia Định. Nếu quẹo phải sẽ găp đường Nguyễn Văn Giai. Đi hết đường Nguyễn Văn Giai sẽ gặp đường Đinh Tiên Hoàng. Nhìn sang phía bên kia đường là đường Huỳnh Khương Ninh. Bên trái là rạp hát Asam, nay đã xây thành chung cư và tiệm thuốc tây Lịch Cường. Pharmacy mang tên của Dược Sĩ Tống Lịch Cường. Đầu đường Huỳnh Khương Ninh, có xe bánh mì Bảy Quan với bánh mì thịt, dăm bông và ba tê rất độc đáo. Hiện nay đầu đường HKN là hai tiệm bánh cuốn mang tên Tây Hồ do con gái bà Cà chiếm ngự. Trên con đường này có trường trung học Huỳnh Khương Ninh. Đi hết đường Huỳnh Khương Ninh sẽ gặp đường Phan Liêm. Đường chạy dọc theo bên hông Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi..
Trên đường Đinh Tiên Hoàng giữa khoảng đường Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản có đường Tự Đức (nay là Nguyễn Văn Thủ), trường tiểu học Đa Kao, thêm hai nhà hàng Pháp nổi tiếng là Chez Albert và La Cigale. Ngoài ra, cũng phải kể thêm hai quán cà phê đã đi vào gia phả Cà Phê Sài Gòn trước năm 1975. Quán thứ nhất là cà phê Hân mà tất cả mọi thứ đếu làm bằng Inox từ phin, muỗng, tách đựng đường, đựng sữa. Quán thứ hai là cà phê Duyên Anh. Quán mang tên nhà văn Duyên Anh, nhưng hoàn toàn không dính dáng đến nhà văn này. Cô bé ngồi tính tiền tên Q. có nụ cười xinh xinh, đôi mắt tròn, đen láy và tóc dài thắt bím rất dễ thương. Cô làm cho bao nhiêu đấng anh hùng mê mệt. Cô cũng còn là đề tài cho các chàng thi sĩ tài tử đến vừa thưởng thức cà phê, vừa làm thơ sầu mộng. Nhưng chẳng anh nào lọt được vào đôi mắt nai tơ của nàng!.





Khu Đa Kao có thể kể thêm những con đường tên vẫn như cũ : đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có Nha Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, hai trường Trung Học Công Lập Trưng Vương, Võ Trường Toản, hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm và các sở và nha An Ninh Quân Đội. Đưòng Phan Kế Bính có Hội Văn Hoá Bình Dân do ông Huỳnh Văn Lang Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái làm Chủ Tịch. Đường Mạc Đĩnh Chi với Bi Da và nhà hàng Trường Cang, Hội Việt Mỹ và Ty Cảnh sát Quận Nhất. Đường Trần Cao Vân, Phan Tôn, Phan Ngữ, Trần Doãn Khanh, Cây Điệp, Nguyễn Thành Ý. Đường Hoà Mỹ gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Phi Khanh và Hiền Vương có cây cổ thụ rất to kế bên. Đường này nằm đối diện với tiệm chuyên làm con dấu, làm bảng tên, thêu cờ và bán các huy hiệu Hướng Đạo Việt Nam tên Phúc, số 180 ĐTH. Phải kể thêm một con đường tương đối đẹp và thơ mộng là đường Phùng Khắc Khoan với tư gia Đại Sứ Hoa Kỳ. Con đường trồng toàn những cây me. Khi có gió nhẹ, những lá me rơi rơi rất hữu tình và thơ mộng !..
Cuối cùng trở về khu Tân Định. Xin chỉ ghi ra những con đường không bị đổi tên là: Nguyễn Văn Mai nối hai đầu đường Hai Bà Trưng và đường Huỳnh Tinh Của có trường tiêu học con trai Tân Định, nhà thuốc Đỗ Phong Thuần và xóm Hầm Sỏi danh tiếng trong vùng. Một con đường nữa là Đinh Công Tráng, với món bánh xèo vang danh, trường (Tân Thịnh, Les Lauries, Văn Minh) và tiệm chụp hình Duy Hy, số 76 ĐCT. Tiệm chuyên chụp hình cho học sinh các trường tiểu học công lập để làm kỷ yếu mỗi năm. Ngay góc Hai Bà Trưng và Đinh Công Tráng là tiệm thuốc Kính Tiên, số 274 HBT. Nếu quẹo phải có Luyến Photo và lò dạy nhạc của ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Được ghép lại là Lê Minh Bằng. Nhạc sĩ Lê Dinh hiện ở Canada, nhạc sĩ Anh Bằng đang ở Hoa Kỳ, còn nhạc sĩ Minh Kỳ đã mất tại Suối Máu – Biên Hoà. Nếu quẹo trái thì gặp tiệm giầy Trinh Shoe, hai tiệm bán hòm Vạn Thọ và Tobia, hẻm Bưu Điện đi ra được đường Hiền Vương. Gần đó có tiệm chuyên làm cửa sắt, máng xối của gia đình hai anh em cua rơ Trần Gia Thu và Trần Gia Châu. Đối diện bên kia đường là cà phê Thu Hương cũng có tiếng tăm ở Sàigòn, nhà thờ Tân Định, số 289 HBT và trường Thiên Phước, số 295 HBT. Phía sau nhà thờ Tân Định có một cổng sắt thường đóng lại, chỉ để hở đủ cho một người len qua.






Khi nào có lễ ở nhà thờ thì lúc đó cửa mới được mở lớn ra. Đi qua cổng này sẽ gặp trường La San Đức Minh, cũng như đường Hiền Vương, đường Pasteur và đường Huỳnh Tịnh Của.
Ngoài ra, cũng xin kể thêm đường Pasteur. Con đường đi ra được Huỳnh Tịnh Của, Hai Bà Trưng, Hiền Vương. Nơi đây có nhiều tiệm phở, quán cà phê Hồng của hai chị em, nhà may áo dài Thiết Lập và viện Pasteur, chiềm một chu vi rất rộng, có bốn con đường bao quanh, với những cây cổ thụ to đến nỗi năm, sáu người ôm vẫn không xuể..
Ngay ngã ba Nguyễn Đinh Chiểu (nay là Trần Quốc Thảo) và Pasteur, có một cái mả đá rất lớn được xây bằng đá ong đã bị giải toả. Nằm cuối bên kia đường là một trong những trường dạy Anh Văn đâu tiên của Sàigòn tên Khải Minh. Quẹo trái ra đường Công Lý, có hãng xe đò tên Cosara của ông Phạm Hoè. Quẹo phải ra chợ Tân Định và Y Viện Tân Định. đi ngang xóm đạo Pasteur. Nếu nhìn sang sẽ thấy cây Phượng Vĩ bốn người ôm không hết. Cây cho hoa Phượng màu đỏ nở rực vào mùa hè và những người thợ hớt tóc bình dân đang hành nghề cho bà con lao động, dưới bóng mát của tàn cây Phượng Vĩ..
Kế tiếp là Sài Gòn Ấn Quán, tiệm Phở Hoà Bình, nhà may Hồng Duyệt. Giữa tiệm phở và nhà may là môt con hẻm nhỏ số 29, có nhà của Hoạ Sĩ Đinh Cường ở đầu ngõ, đi sâu vào trong một chút là nhà của nữ Văn Sĩ Thụy Vi, rồi đến tiệm thuốc Bắc tên Đại Cồ Việt rất nhiều con. Trong số đó có một cô tên Mẫn, sinh viên Đại Học Văn Khoa. Cô có nước da trắng, dáng cao, nét hơi lai. Một thời cô Mẫn nổi tiếng về xem bói bài, được nhiều người nể phục. Khách đến xem rất đông, phải lấy số thứ tự để chờ đến phiên mình được xem bói. Nhìn đối diện là trường Nữ Tiểu Học Đồ Chiểu..
Để kết thúc bài viết xin được ghi ra một điều kỳ diệu, huyền bí không thể giải thích được : “Tân Định và Đa Kao có lẽ là vùng đất an lành nhất của Sàigòn, Chợ Lớn và Gia đình.” Được ơn Trên, Trời Đất, Ông Bà che chở và phù hộ, cho nên lúc nào bà con cũng sống trong bình yên. Mọi sinh hoạt gần như hai mươi bốn giờ. Cho dù trong lúc chiến tranh, thiên tai, loạn lạc hay bất cứ biến cố gì xảy ra cũng không ảnh hưởng đến địa danh này!.
Xin phép được dừng ở đây. Hy vọng các bạn đã tìm lại được một chút hương xưa của ngày tháng cũ năm nào! Một lần nữa Tân Định và Đa Kao mãi mãi trong tiềm thức của chúng ta.

Nguồn : Trần Đình Phước - Một Thời Sài Gòn
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 23-03-2014, lúc 17:28
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hongduc2008 (25-03-2014), nam_hoa1 (01-04-2015), Tien (23-03-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Bức Ảnh Lịch Sử Từ Khung Cửa Sổ HanParis Các loại khác 1 04-06-2015 18:27
Thông báo về việc tháo dỡ khung trưng bày Tem Poetry Thông báo từ Ban Tổ chức 2 26-11-2010 22:00
Ngày dỡ khung Đêm Đông Thông báo từ Ban Tổ chức 1 28-11-2009 09:30
Ngày ráp khung Nguoitimduong Triển lãm Viet Stamp lần thứ 3 5 21-11-2009 09:50
Con Tem nhỏ - Mở ra khung trời lớn Heo Con Café VietStamp 1 03-02-2008 16:38



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.