Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Sự kiện

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 03-08-2014, 00:53
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Còn đây là phần phỏng vấn nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc ( RFI)

Ý nghĩa quan trọng nhất : Lần đầu tiên quốc tế công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

DTQ : Nội dung căn bản nhất của Hiệp định Genève là đình chiến, (kết thúc) cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Tuy nhiên sau đó người Việt Nam vẫn phải tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương thứ hai, rồi cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Sau Hiệp định Genève, như thế là chiến tranh chưa phải hoàn toàn chấm dứt. Hiệp định này, đối với người Việt Nam do đó chỉ là sự khởi đầu của một quá trình...

Name:  A1.jpg
Views: 489
Size:  41.5 KB

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Đây là một điều hết sức quan trọng bởi vì nước Việt Nam hiện đại, thoát thai từ xã hội thuộc địa, gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập.

Nhưng để nền độc lập được thừa nhận và gắn với nền độc lập là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đó là một cuộc phấn đấu không đơn giản…

Vì thế cái giá trị lớn nhất của Hiệp định Genève là công nhận nền độc lập đã được xác lập từ năm 1945, và đi cùng với nền độc lập ấy là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...

Trong lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, bên cạnh giá trị của hai chữ độc lập, vấn đề cực kỳ quan trọng là thống nhất quốc gia. mặc dù Hiệp định Genève quy định việc chia cắt Việt Nam tạm thời ra thành hai phần ở vĩ tuyến 17, nhưng thừa nhận trên tổng thể một nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…

Toàn vẹn lãnh thổ bao gồm cả vùng biển dù chưa được đặt ra

DTQ : Có thể nói đến một vấn đề vào thời điểm đó chưa đặt ra, nhưng có hệ quả cực kỳ quan trọng cho thời kỳ hiện nay : Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả một không gian sống còn là không gian biển.

Tuy không có câu chữ nào nói đến chủ quyền trên biển của Việt Nam, nhưng cái đó được thấy nếu « xâu chuỗi » lại tất cả các nội dung với những yếu tố có tính cách cam kết quốc tế trước đó, như tại Hội nghị San Francisco năm 1951 đã bàn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng bác bỏ đề nghị trao những quần đảo đó cho Trung Quốc, và không phản đối ý kiến cho rằng Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tất cả đã được thề hiện trong các điều khoản mà chính Trung Quốc là một trong những nước quan trọng nhất, tham gia đóng góp và ký kết vào bản Hiệp định này…

Mỹ, một trong những nước tham gia Hiệp định Genève không ký kết vào văn bản này, đã phải ký Hiệp định Paris 20 năm sau, và điều khoản quan trọng đầu tiên cũng là thừa nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…

Vai trò “khả nghi” của Trung Quốc ngay từ thời Hiệp định Genève

DTQ : ...Chúng ta thường hay nhắc đến vai trò của Trung Quốc đối với những vấn đề liên quan đến bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng

Người Trung Quốc thường hay nhắc đến ơn nghĩa của họ đối với Việt Nam... Tôi nghĩ rằng chúng ta sẵn sàng ghi nhận các đóng góp. Trong lịch sử, Trung Quốc quả là một đồng minh quan trọng của Việt Nam, nhất là trong cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I...

Nhưng mà nói cho sòng phẳng… Trung Quốc cũng khai thác Việt Nam như một « không gian », một « điều kiện » trong quá trình trỗi dậy của mình. Nhìn vào lịch sử, sau khi thành lập CHND Trung Hoa vào năm 1949, bên cạnh vấn đề Triều Tiên, thì Đông Dương, và đặc biệt là Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc bước vào võ đài thế giới.

Nếu Triều Tiên là một sự « không ai thắng ai thua », thì rõ ràng là Việt Nam với trận Điện Biên Phủ, và tác động của trận Điện Biên Phủ, (đã giúp) Trung Quốc (trở thành) đồng minh của bên thắng trận và điều đó cũng tạo ra cho Trung Quốc một vị thế để bước vào chính trường thế giới.

Nhưng mà chúng ta cũng thấy rất rõ là trong bối cảnh chung của thế giới sau Đại chiến Thứ II, thì lợi ích của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, và đặc biệt là của Trung Quốc ở phương Đông là muốn tạo ra được những vị trí « tiền tiêu », ở đó không chỉ có sự đối đầu, mà đằng sau đó là một sự mặc cả giữa Đông và Tây.

Dã tâm dùng Việt Nam làm lá chắn và bàn đạp

Cho nên là người ta sớm thấy rõ ý đồ của Trung Quốc, sau Triều Tiên là đến Việt Nam cũng rơi vào hình thái tương tự, tức là chia cắt nước Việt Nam – hay là Triều Tiên - ra làm đôi, để mà tạo ra được « vùng đệm » hay « phên dậu » để che chắn cho Trung Quốc, đồng thời là cái nơi để Trung Quốc có thể tạo ra những tiền đề họ có thể tiếp cận với các nước lớn, cụ thể trong vùng phương Đông này là Hoa Kỳ.

Cho nên Trung Quốc đã có những động thái tưởng như nhỏ, nhưng sau này phân tích ra, thì thấy rõ dụng tâm của Trung Quốc : Thái độ của Trung Quốc đối với các thành phần trong Hiệp định Genève.

Người ta thấy rất rõ cái việc Trung Quốc thỏa mãn với kết cục… là sau Hiệp định Genève, nước Việt Nam phải chia đôi, giống như Bắc và Nam Triều Tiên, để sau đó Việt Nam luôn luôn bị rơi vào tình trạng một nước phải đại diện cho một cái cực của cái sự đối đầu của thế giới lúc đó.

Vì thế, nếu nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ II, thì như một số đánh giá, hay tiên đoán của các nhà báo vào thời đó, thì ở chiến trường Việt Nam, Trung Quốc muốn « đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ».

Nhưng trong khi diễn ra chiến trường Đông Dương, hay Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn đứng ở vị trí dùng sức ép của Việt Nam để đạt mục đích của mình, mà mục đích quan trọng nhất đối với Trung Quốc là bắt tay với Mỹ.

Và điều đó đã diễn ra một cách hết sức rõ ràng, thậm chí đối với người Việt Nam lại trắng trợn, với các diễn biến trong năm 1972 : Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Nixon ; vai trò của cố vấn Henry Kisinger ; hay những ký kết tại Thượng Hải.

Người ta thấy rất rõ sự đảo chiều. Tuy Việt Nam vẫn là đồng minh, nhưng rõ ràng là Trung Quốc dùng Việt Nam như là « bàn đạp » để thay đổi chiến lược của mình, trong bối cảnh đang diễn ra những biến đổi rất lớn trên thế giới, với vai trò của Mỹ và Liên Xô…
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (04-08-2014), HanParis (03-08-2014), manh thuong (04-08-2014), nam_hoa1 (03-08-2014), Poetry (03-08-2014)
  #12  
Cũ 03-08-2014, 17:46
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Xin đang tiếp về những tem bì xa gần với hiệp định Genève.

Ngày 7 tháng 9 năm 1954 được xem là ngày đầu tiên của nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam. Và đúng 1 năm sau, VNCH cho phát hành tem bì dưới đây :



Y&T Viêt-Nam N°10




Cachets et griffes "premier jour" 7-9-55

Bì kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên của nền Đệ Nhất Cộng Hòa : 07/09/1954 - 07/09/1955




Épreuve de luxe sur papier gommé.

Bì đậc biệt chỉ được trao cho nhân vật tối cao của chính phủ Ngô Đình.




Ancienne enveloppe de service à en-tête "COMMISSARIAT DE LA REPUBLIQUE DANS LE CENTRE-VIETNAM" recouverte par un papillon "DELEGATION GENERALE DE FRANCE / AU CENTRE VIETNAM", ayant voyagé par la valise diplomatique jusqu'au Ministère des États Associés où elle est affranchie le 12/3/56.

Bì thư in tem máy nhưng cực kỳ quan trọng với công văn Pháp giao quyền lại cho VN. Lá thư được đóng dấu ngày 12.03.1956 và được nhà ngoại giao Pháp trao cho VN.

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (04-08-2014), manh thuong (04-08-2014), Poetry (03-08-2014)
  #13  
Cũ 03-08-2014, 18:47
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Ngày 24/09/1954, lần đầu tiên Cam B.ốt (CPC) đã phát hành bì thư không có dấu Ù (Liên Hiệp Pháp). Tuy nhiên, CPC vẫn trực thuộc Liên Minh Pháp. Khổ 61x26mm, có ghi chữ Miên, in lần thứ 4 ghi ngày 24/09/1954.


Y&T Cambodge N°22/26


Des blocs-feuillet regroupant les diverses valeurs de la 4ème émission seront également émis le 13 avril 1955 (Y&T Cambodge BF Nos 7/10).



Y&T Cambodge BF Nos 7/10

Bloc-feuillet regroupant les valeurs de la première série de la quatrième émission

Block tem loạt tem đầu tiên trong lấn hành lần thứ tư.


Trong khi đó tại Hà Nội, tàn bình Pháp đã bắt đầu rời khỏi VN vào ngày 9/10/1954 nhương quyền lại cho VN Dân Chủ Cộng Hòa.






Entrée à Hà-Nôi de la Division 308 le 10 octobre

Sư Đoàn 308 vào Hà Nội ngày 10/10/1950. Tiền Đông Dương bị / được đổi với tiền VN.


Tháng 10 1954, tem Việt dưới đây ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung Xô.




Deux nuances claire et foncée

BĐ của VNDCCH đã được mở tại Hà Nội ngày 11/10/1954 với 2 dấu củ và mới. Trong vài cơ quan BĐ đã tạm dùng dấu xưa của cựu hoàng Bảo Đại.



Ancien cachet des Postes Bao Đai Nouveau cachet des postes de la RDVN.

Trái : dấu xưa của Bảo Đại. Phải : Dấu mới của VNCDCH.


Nhân dịp Lính Pháp triệt thoái (sơ tán) khỏi Hà Nội, vài tem bì đã được phát hành để đánh dấu sự kiện này (theo tài liệu của Pháp). Dấu BĐ màu đen khổ 53x28.5mm ghi rõ VNDCCH ngày 9/10/1954 GP Hà Nội.




Lettre philatélique affranchie au tarif (50 dông) avec une paire 200đ rouge brique surchargée 20 đnH et un timbre 100đ vert surchargé 10 đnH, oblitérée de l'ancien cachet des Postes Bao Đai "HA-NOI / ❖ VIET-NAM ❖" 11/10/1954 et griffe de la "libération" de Hà-Nôi au type 1.



Enveloppe philatélique affranchie avec tous les timbres disponibles à la poste de Hà-Nôi, avec nouveau cachet de la RDVN monté sur une machine type Daguin, dont on voit la marque du piston toucheur, et la griffe commémorative de l'évacuation (type 2).



Enveloppe philatélique montrant que les timbres avec la surcharge en bas à droite était vendue début décembre 1954 et que le 10đ Dien Bien Phu n'était pas disponible à cette date (il sera émis en 1956 uniquement avec dentelure), avec la griffe type 2.



Type 1 Type 2



FAUX POUR TROMPER LES COLLECTIONNEURS

Fausse griffe (les traits de séparation sont plus courts) et faux cachets (les timbres Libération de Hà-Nôi n'ont été mis en service que le 1er janvier 1955 et le 500đ en février 1955 !)

Cũng theo tài liệu Pháp, có nhiều bì thư với dấu giả mạo để gạt nhiều nhà ST 'Tay Mơ'? Dấu bé hơn dấu góc, và những con tem chỉ được phát hành từ ngày 01/01/1955.
Hư Thực ra sao, phải chờ các chuyên gia VSF sưu loại tem này cho ý kiến.

(Còn nữa)

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 03-08-2014, lúc 18:52
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (04-08-2014), manh thuong (04-08-2014), nam_hoa1 (03-09-2014), Poetry (03-08-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Có chiếc cầu thứ 2 trên sông Bến Hải khi hiệp định GENEVE được ký kết nam_hoa1 Nước Việt mến yêu 9 12-05-2014 14:36



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.