Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Cùng nhau giải đáp

Cùng nhau giải đáp Bạn đang có thắc mắc về Tem? Chúng ta cùng nhau giải đáp nhé!

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 29-04-2011, 09:57
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định Tem khiếm thị

Trong những năm gần đây bưu điện các nước có phát hành tem dùng cho người khiếm thị .trên tem có dập nổi – hình như là chữ Braille .Rất mong bạn nào có thông tin về những con tem này giới thiệu trên d/đ!
1.Nước nào phát hành đầu tiên tem khiếm thị?
2.Chữ dập nổi là chữ gì ,thường chuyển tải thông tin gì ?
Xin giới thiệu vài bì thư thực gửi dán tem khiêm thị


BÌ THƯ BỈ

Name:  skanowanie0058.jpg
Views: 426
Size:  47.9 KB

BÌ THƯ PHÁP

Name:  skanowanie0058-1.jpg
Views: 413
Size:  54.3 KB

BÌ THƯ CANADA

Name:  skanowanie0059.jpg
Views: 416
Size:  39.6 KB

BÌ THƯ HOLAND

Name:  skanowanie0059-1.jpg
Views: 415
Size:  30.5 KB

BÌ THƯ CANADA 2

Name:  skanowanie0060.jpg
Views: 410
Size:  36.4 KB

BÌ THƯ FILAND

Name:  skanowanie0063-5.jpg
Views: 408
Size:  49.4 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (29-04-2011), buuhoa (30-04-2011), chienbinh (29-04-2011), hat_de (29-04-2011), langtulanhlung (30-04-2011), manh thuong (29-04-2011), Poetry (29-04-2011), thanhtruc (29-04-2011), The smaller dragon (29-04-2011), Tien (29-04-2011), xihuan (29-04-2011)
  #2  
Cũ 30-04-2011, 10:05
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Lightbulb

Những người ở lục địa châu Phi xa xôi mang trên mình màu da đen nhưng người ta không gọi họ là da đen mà gọi là ... những người da màu ! Những người bị nhiễm HIV thì được gọi né đi là ... những người có H !

=>> Người bị mù cũng vậy, gần đây họ rất được mọi người tôn trọng và dùng một từ nhẹ đi nhiều đó là ... người khiếm thị !



Số phận đã run rủi cướp đi của viên ngọc sáng của trời cho, xã hội loài người rất nhân đạo và mang đầy tình người nên đã bù đắp cho họ rất là nhiều thứ. Trong đó có việc phát hành tem bưu chính dành cho người khiếm thị, một số bỳ thư như Bác Đàm Hiếu Mạnh dẫn đưa bên trên đã minh họa chân thật cho điều đó.



Hai câu hỏi của Bác Mạnh với trình độ non nớt của con, con chỉ xin cung cấp cùng Bác và các bạn một số ý kiến của con sau khi thu thập được thông tin trên mạng xã hội.

2.Chữ dập nổi là chữ gì ,thường chuyển tải thông tin gì ?

Chữ dập nỗi hay còn gọi là Braille (Louis Braille), mẫu chữ này được dùng chủ yếu để phục vụ công việc chuyển tải điều mình nói thông qua những kí tự chữ cái bình thường hằng ngày như ..... A ... B ... C .... những đã được mã hóa qua một dạng mật mã IN DẬP NỔI mà khi tay ta chạm vào có thể cảm nhận được ( ưu điểm này phục vụ tốt cho những bạn không may bị khiếm thị vì xúc giác của họ phát triển rất tốt ).

Sơ lược về bản chữ cái Braille như sau :

Hệ thống chữ Braille do Louis Braille (người Pháp), sáng tạo ra từ năm 1920, dựa trên hệ thống mật mã của quân đội.

Chữ Braille sử dụng các cách sắp xếp khác nhau của 3 hàng 2 chấm, được đánh số thứ tự từ 1 đến 6, để thay cho các ký tự dùng trong ngôn ngữ như chữ cái, thanh điệu...... Chữ Braille dành cho người khiếm thị, cảm nhận qua xúc giác bằng các đầu ngón tay. Nên được viết trên giấy đặc biệt, dày và dai hơn giấy thường, được viết nổi lên trên bề mặt giấy... Để viết được chữ Braille, cần phải có bảng viết hoặc máy đánh chữ chuyên dụng... Chữ Braille tiếng Việt, ngoài quy tắc sắp chữ thông thường theo thứ tự chữ cái trong âm tiết, thì cần chú ý là thanh điệu (nếu có) được đặt sau phụ âm đầu và trước nguyên âm...


Chữ Braille


Mỗi kí tự được thể hiện dựa trên 1 khung gồm 6 vị trí 123-456, 2 cột 3 hàng tính từ trái sang phải, chấm nổi tại các vị trí quy định cho từng kí tự.

1 4
2 5
3 6



Bảng chữ Braille quốc tế




Trong hình trên, chấm tô đen là vị trí của chấm nổi

ghi chú : trong bài viết này, vị trí của những chấm nổi sẽ được thể hiện trong dấu [ ]

Ví dụ : kí tự "a" được thể hiện trong bảng chữ braille là chấm nổi ở vị trí số 1 = [1]

a = [1] b = [12] c = [14] d = [145] e = [15] f = [124] g = [1245]

h = [125] i = [24] j = [245] k = [13] l = [123] m = [134]

n = [1345] o = [135] p = [1234] q = [12345] r = [1235]

s = [234] t = [2345] u = [136] v = [1236] w = [2456]

x = [1346] y = [13456] z = [1356]


Bảng chữ Braille mở rộng tiếng việt


ă = [345]

â = [16]

đ = [2346]

ê = [126]

ô = [1456]

ơ = [246]

ư = [1256]

dấu sắc = [35]

dấu huyền = [56]

dấu hỏi = [26]

dấu ngã = [36]

dấu nặng = [6]

chấm than = [235]

phẩy = [2]

hai chấm = [25]

gạch ngang = [36]

chấm câu = [256]

Cách đọc :



đọc từ trái sang phải, dựa trên vị trí chấm nổi


Cách viết :


Dụng cụ viết chữ braille gồm cây dùi và 1 bảng có sẵn khung và lỗ. Đặt giấy vào trong bảng, dùng dùi đâm vào giấy. Như vậy, khi đâm giấy, mặt trên của giấy bị đâm xuống sẽ lõm, mặt dưới của giấy sẽ lồi. Khi đọc ta dựa vào phần lồi trên giấy, nghĩa là ta đọc mặt dưới của giấy, do đó khi viết ở mặt trên ta phải viết ngược từ phải sang trái với 6 vị trí của 1 kí tự như sau

4 1
5 2
6 3

mỗi từ gồm các kí tự được viết liên tiếp nhau, 2 từ khác nhau được cách bởi 1 ký tự trống

khi viết nếu lỡ viết sai sẽ chấm nổi cả 6 vị trí, quy ước là ký tự bỏ

dấu tiếng việt bỏ trước vần


vd :
"thắng" = t h dấu sắc ă n g

[2345][125][35][345][1345][1245]

vd : "công tác xã hội"

[14][1456][1345][1245][ ][2345][35][1][12][ ][1346][36][1][ ][125][6][1456][24]

dấu báo hoa = [46]

dấu báo viết hoa tất cả kí tự trong 1 từ = [456]

khi muốn viết số thì phải có "dấu báo số" trước con số đó

dấu báo số = [3456]

vd: 1 = [3456][1]

chấm ở vị trí 3 dùng để phân lớp nghìn, triệu, tỉ


Một điều ít ai biết rằng bảng chữ cái dành cho người khiếm thị đầu tiên không phải là do Louis Braille sáng tạo ra, mà lại là do một người ít có tên tuổi Charles Barbier de La Serre sáng tạo nên.

Vào khoảng năm 1819, Louis Braille được biết đến Charles Barbier de La Serre và phát minh của ông. Ngay lập tức, cậu muốn thực hiện một số cải tiến. Tuy nhiên, do sự cách biệt tuổi tác quá lớn giữa hai người, cho nên dù phát minh này rất thành công tại Học viện, vẫn không có ai để ý đến phát minh của Louis. Hơn thế nữa, Barbier, người truyền cảm hứng cho phát minh của Braille, chưa bao giờ đồng ý với những nguyên lý của Braille: ông muốn nó đại diện cho âm thanh, như một cách viết tắt, chứ không phải là bảng chữ cái. Cuộc nói chuyện không hề dễ dàng đã diễn ra giữa cậu học sinh trẻ và nhà phát minh, một người đầy kinh nghiệm, tự tôn cao, và không hề bị mù nên không cảm nhận được tầm quan trọng của việc cảm nhận bằng ngón tay. Tuy vậy, điều này vẫn không ngăn cản Braille tiếp tục phát triển hệ thống của riêng mình, cậu làm việc rất chăm chỉ, chủ yếu vào ban đêm.


Sau một thời gian, vào khoảng năm 1825, công trình của ông gần như đã hoàn tất. Vào năm 1827 (khi đó Braille tròn 18 tuổi), Braille đã thử chuyển ngữ cuốn sách đầu tiên "Ngữ pháp của ngữ pháp" (grammaire des grammaires). Đến năm 1829, ông đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình mà ngày nay vẫn còn được dùng làm sách chính thức trong các trường, có tựa đề Phương pháp viết chữ, nhạc, và các bài hát đơn giản bằng dấu chấm, để người mù sử dụng và được thiết kế cho họ, của Louis Braille, giáo viên tại Học viện Hoàng gia dành cho Thanh thiếu niên mù. Có thể nói rằng cuốn sách đánh dấu sự ra đời của hệ thống chữ Braille. Bảng chữ cái đầu tiên không hoàn toàn giống như kiểu chữ ta biết hiện nay, nhưng phần chủ yếu - bốn bộ ký hiệu đầu - vẫn không thay đổi, nhưng ngoài những dấu chấm, một số nét liền đoạn mau chóng biến mất.



Trong khi trình bày, Braille có mô tả "bảng" và "bút" nhưng đã không nhận ra rằng những đường thẳng đó quá mượt. Chúng ta không biết được Braille đã định thiết lập các quy luật như thế nào trong bộ ký hiệu đầu tiên, mà từ đó những người khác dùng lại. Những gì đến nay đã được biết đó là Braille đã rất cẩn thận bỏ đi các dấu có thể gây ra nhầm lẫn vì chúng nằm quá gần nhau.


Mặc cho những vấn đề ban đầu như vậy, hệ thống này vẫn tốt hơn so với của Barbier. Lợi điểm lớn nhất của hệ thống chữ Braille là nó tạo thành một bảng chữ cái, giống như cách thể hiện trên đèn LED. Ông đã có một cách tiếp cận đúng đắn và đầy đủ đến văn hóa. Nó dễ đọc hơn vì các ký tự của nó chỉ cao bằng một nửa (tối đa là sáu dấu chấm thay vì mười hai chấm) và có thể dạy dễ dàng cho những người mù. Ngoài ra, nó không cần đòi hỏi phải luyện tập nhiều, chỉ cần dò ngón tay.



Mặc dù Barber luôn từ chối công khai ý kiến, ông đã công nhận giá trị của phương pháp mà Braille đưa ra, điều đó khuyến khích Braille cải tiến thêm bộ chữ của mình, như bổ sung thêm các ký hiệu nhạc lý, mà ngày nay chúng ta gọi là "Ký hiệu âm nhạc quốc tế Braille". Sau đó, việc sử dụng chữ braille ngày càng được phổ biến, nhưng phải mất đến 25 năm sau nó mới được chính thức sử dụng tại Pháp. Thật không may mắn, cũng như bất cứ một phát minh nào muốn thành công, phải có những mất mát.


Đó là, vào những năm từ 1840 đến 1850 đã có một cuộc "khủng hoảng chữ braille" sau khi vị hiệu trưởng của Học viện, người ủng hộ mạnh mẽ Braille, bị buộc phải về hưu sớm vì bị buộc tội làm hư hỏng giới trẻ khi dạy môn lịch sử. Người lên thay bắt đầu hạn chế việc sử dụng chữ braille trong âm nhạc. Việc làm này không thực sự thành công, và cuối cùng đến năm 1847, chữ braille đã lấy lại dần vị thế của mình, chứng tỏ người ta không thể thiếu nó được.



Tìm hiểu chi tiết thêm tại link : http://vi.wikipedia.org/wiki/Louis_Braille


Đôi dòng thô thiển tìm hiểu của lớp hậu bối, rất mong được Bác Mạnh và Anh/Chị chỉ dạy thêm !


Trân trọng !

OPEN.
__________________
BÙI QUANG MINH
23, Nguyễn Tuyển, P.Bình Trưng Tây, Q.2

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 30-04-2011, lúc 10:22 Lý do: Chỉnh hình
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (30-04-2011), dammanh (30-04-2011), exploration (04-05-2011), hat_de (30-04-2011), langtulanhlung (30-04-2011), Ng.H.Thanh (30-04-2011), Poetry (30-04-2011), Tien (30-04-2011), xihuan (30-04-2011)
  #3  
Cũ 30-04-2011, 10:09
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Theo em biết thì Brazil là nước đầu tiên trên thế giới phát hành tem in chữ nổi Braille.

Ngày 07-08-1974, Bưu chính Brazil phát hành 1 bloc tem để chào mừng Hội nghị thế giới lần thứ 5 của Hội đồng Thế giới vì phúc lợi người khiếm thị họp từ ngày 07 đến ngày 16-08-1974 tại TP. San Paulo của Bazil. Tem mang hình logo của hội nghị. Trên tem và lề bloc có in tên hội nghị bằng chữ nổi Braille.

Name:  bra1974Bra.jpg
Views: 399
Size:  43.3 KB

Name:  635_001.jpg
Views: 395
Size:  182.2 KB
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 30-04-2011, lúc 10:18
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (30-04-2011), dammanh (30-04-2011), exploration (04-05-2011), hat_de (30-04-2011), langtulanhlung (30-04-2011), Ng.H.Thanh (30-04-2011), open (01-05-2011), Tien (30-04-2011), xihuan (30-04-2011)
  #4  
Cũ 30-04-2011, 12:05
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Cám ơn cháu OPEN và em THI rất nhiều!Các thông tin khá tỷ mỷ và rõ ràng của cháu MINH và em THI cho thấy thế giới luôn quan tâm đến những số phận bất hạnh . Trao đổi thông tin giúp cuộc sống phong phú hơn,con người yêu đời hơn,hướng thiện hơn và hoàn thiện hơn.Đó có lẽ là bài học dammanh rút ra trong những năm tháng sưu tầm!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (30-04-2011), exploration (04-05-2011), hat_de (30-04-2011), langtulanhlung (30-04-2011), Ng.H.Thanh (30-04-2011), open (30-04-2011), Poetry (30-04-2011), Tien (30-04-2011), xihuan (30-04-2011)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Chuyện vừa xảy ra ở Việt Nam!!!!! Thật kinh khủng khiếp, thật kinh động đậy stamp-history Café VietStamp 4 14-05-2015 17:23
SaiGon Mưa Ngập Khủng Khiếp HanParis Các loại khác 2 09-11-2013 18:11
Những Vũ Khí Khủng Khiếp Nhất Của Các Đế Chế Cổ Đại HanParis Các loại khác 0 16-06-2013 04:19
Khiếu nại khi mất thư thanhtruc Cùng nhau giải đáp 3 11-01-2013 20:58
Auschwitz, trại tập trung khủng khiếp nhất của Đức quốc xã tại Balan stamp-history Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới 4 21-06-2012 00:24



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.