Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Văn hóa - Nghệ thuật > Văn hóa

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 17-02-2011, 08:17
theloveofsiam83's Avatar
theloveofsiam83 theloveofsiam83 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-05-2009
Đến từ: Long An
Bài Viết : 194
Cảm ơn: 223
Đã được cảm ơn 1,190 lần trong 209 Bài
Mặc định Thư pháp - nghệ thuật độc đáo của Trung Quốc

1- Lịch sử Thư Pháp Trung Quốc

Thư pháp Trung Hoa là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam .


Name:  manhfu1.jpg
Views: 21588
Size:  27.2 KB

Thọ Xuân Đường Ký (thư pháp Triệu Mạnh Phủ)

Name:  hoaito.jpg
Views: 6420
Size:  30.5 KB

Cuồng thảo của Hoài Tố 懷素

Name:  manhfu2.jpg
Views: 7177
Size:  39.6 KB

Xích Bích Phú (của Tô Đông Pha)
với thư pháp Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên

Name:  nhacfi.jpg
Views: 10446
Size:  22.1 KB

Chữ TINH 精 (thư pháp Nhạc Phi)

Name:  nhanchankhanh.jpg
Views: 6699
Size:  14.3 KB

Thư thể Sấu Kim đặc trưng của Triệu Cát (tức vua Tống Huy Tông)

Name:  thuytong.jpg
Views: 6426
Size:  24.3 KB

Cuồng thảo của
Trương Húc đời Đường


Theo truyền thuyết, vua Phục Hi nhân việc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "long thư", vua Thần Nông xem lúa mà chế ra "tuệ thư", Hoàng Đế nhìn mây mà đặt ra "vân thư", vua Nghiêu được rùa thần mà làm ra "qui thư", Đại Vũ đúc chín đỉnh mà tạo ra "chung đỉnh văn" . Thế nhưng đó chỉ là huyền thoại và không còn dấu tích gì để lại

Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文)[1] mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Chữ này do người đời nhà Ân (1766 - 1123 TCN) khắc để dùng vào việc bói toán.

Name:  truonghuc.jpg
Views: 6421
Size:  18.7 KB

Cuồng thảo của Hoài Tố 懷素

Name:  vuonghichi.jpg
Views: 6507
Size:  21.7 KB

Chữ thảo của Vương Hi Chi

Kim văn 金文, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí 祭器 (dụng cụ cúng tế) bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là "bi văn".

Khi đã chế ra bút lông, giấy và mực, chữ Hán bắt đầu được viết thành nét to nét nhỏ. Từ đời Hán, chữ Hán đã ổn định về kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể 書体) chính: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書, khải thư 楷書, hành thư 行書, và thảo thư 草書.

Thư pháp của người Trung Quốc với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo 文 房 四 寶(bút, nghiên, giấy, mực). Người Trung Quốc thường nói: «Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình.» 學習書法可以修身養性陶冶心情 (học tập thư pháp có thể tu thân dưỡng tính, uốn nắn tình cảm). Với quan niệm này, thư pháp cũng là Đạo (Thư pháp giả, Đạo dã) 書 法者道也. Người Nhật từ thuở tiếp thu văn hóa Hán đã nhận ra giá trị cao nhã của thư pháp nên gọi tên là thư đạo 書道 (shōdō). Không những thế, sự nghiên tập thư pháp từ đời Hán đến nay đã trở thành môn học hẳn hoi với đầy đủ cơ sở lý luận gọi là thư học 書學.

Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện. Người Trung Quốc thường bảo: «Học thư vô nhật bất lâm trì.» 學書無日不臨池 (Học thư pháp chẳng ngày nào mà không «vào ao»). Thuật ngữ lâm trì ý nói công phu khổ luyện thư pháp. Thư gia Trương Chi 張芝 đời Đông Hán mỗi ngày luyện viết xong thì rửa bút ở ao, lâu ngày nước đen như mực (Lâm trì học thư, trì thủy tận mặc) 臨池學書池水盡墨. Thuật ngữ lâm trì bắt nguồn từ đó. Thời của Trương Chi, giấy chưa phổ biến, luyện chữ chỉ có thể viết trên tơ lụa. Ông tận dụng tất cả vải lụa trong nhà, khi không thể viết thêm được nữa thì đem nhuộm và may y phục. Giới nghiên cứu Trung Quốc tổng kết rằng các đại thư gia thường phải mất vài chục năm lâm trì mới thành danh. Vì bái phục công phu lâm trì của Trương Chi (đời Hán) nên Vương Hi Chi 王羲之(đời Tấn) đã bỏ ra 15 năm luyện chữ, bắt đầu từ chữ vĩnh 永 (mãi mãi). Chữ vĩnh bao quát tám nét cơ bản của chữ Hán (gọi là vĩnh tự bát pháp 永字八法 ) và là bài tập nền tảng cho người mới học thư pháp. Nhưng vĩnh tự bát pháp chính thức được nghiên cứu có qui củ kể từ nhà sư Thích Trí Vĩnh 釋智永 (tục gọi Vĩnh thiền sư) đời Tuỳ. Vị cháu bảy đời này của Vương Hi Chi cũng là một tấm gương khổ luyện thư pháp. Ông tu ở chùa Vĩnh Hân 永欣, huyện Ngô Hưng 吳興. Ông lên lầu chùa rồi không xuống, ở đó 40 năm khổ luyện thư pháp (Đăng lâu bất hạ tứ thập niên 登樓不下四十年). Bút cùn (thoái bút 退筆) vất thành gò. Khi ông thành danh, người người đến xin chữ khiến ngạch cửa bị dẫm nát, phải lấy sắt lá bao lại (gọi là thiết môn hạn 鐵門限). Nhà sư Hoài Tố 懷素 đời Đường thuở hoa niên nhà nghèo không tiền mua giấy, chỉ khổ luyện trên lá chuối mà thành danh thảo thánh 草聖. Vương Hiến Chi 王獻之 thuở nhỏ luyện chữ đã gánh nước đổ đầy 18 chum để làm nước mài mực. Nhờ thế mà thành danh. Hai cha con Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi được đời xưng tụng là Thảo thánh nhị Vương 草聖二王. Chữ thảo của họ trở thành khuôn mẫu cho thế nhân nghiên tập từ đời Tấn đến nay.


Name:  lieucongquyen.jpg
Views: 7159
Size:  22.3 KB

Chữ khải của Liễu Công Quyền

Name:  mefe1.gif
Views: 6254
Size:  19.8 KB

Thư pháp hành khải của Mễ Phế (Mễ Phất) 米 芾 đời Tống



2 - Các chữ thư pháp khuôn mẫu

* Chữ triện. Khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông đã sai thừa tướng Lý Tư thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó từ đại triện thành chữ tiểu triện.

* Chữ lệ là thư thể thông dụng trong công văn, kiểu chữ này rất phổ biến giữa thế kỷ 3 và 2 TCN.

* Chữ khải (khải thư hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ III cn. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.

* Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, được dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Chữ hành bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 2. Khi được viết nhanh, chữ khải có thể được giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành khải (行楷). Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành thảo (行草). Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự (蘭亭集序) của Vương Hi Chi (王羲之) đời Tấn được viết với chữ hành.

* Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán khi viết bình thường theo lối chữ khải thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét, thí dụ như cuồng thảo (狂草) (chữ thảo viết điên cuồng) của Hoài Tố (懷素, khoảng 730-780)

Vào khoảng giữa thế kỷ 2 và 4, nghệ thuật viết chữ được mệnh danh là thư pháp đã trở thành một bộ môn nghệ thuật tao nhã cao siêu của tao nhân mặc khách; một người điêu luyện về thư pháp thường được đánh giá là người trí thức có học vấn cao. Trong thời này, Vương Hi Chi (303-361), một đại quan và một đại thư gia, đã được người đời tôn là «Thảo thánh» (草聖).

3 - Và bức thư pháp đắt nhất Trung Quốc


Bức thư pháp đắt nhất Trung Quốc hiện nay thuộc về bức thư pháp : Lan Đình tập tự (thiên hạ đệ nhất hành thư) của Vương Hy Chi. Đây là bức thư pháp cuộn có từ đời Tống. Theo các chuyên gia - bức thư pháp này hoàn toàn không phải của Vương Hy Chi mà là bản chép tay xuất hiện vào thời nhà Tống. Giá của bức thư pháp này ở khoảng 46,2 triệu đô la.

Name:  zdcSac.jpg
Views: 6423
Size:  65.0 KB



4 - Và thư pháp với tem


Trung Quốc - Đài Loan - Singapore - Macau - Hồng Kông đều một lần đưa thư pháp lên tem. Thế nhưng năm 2003 - bộ đầu tiên về thư pháp mới chính thức lên tem.

Điều này cũng dễ hiểu so với nhu cầu tem chơi - nghệ thuật thư pháp vì thế cũng không ngoại lệ. Với tem - người sưu tập có thêm những món vô giá. Trong danh sách các bộ tem thư pháp chúng ta có các bộ:

Seri lẻ


1. Thư pháp Wu Changshuo phát hành năm 1984


Name:  t98-1.jpg
Views: 6192
Size:  11.7 KB

2. Thư pháp Hoàng Bỉnh Hồng - phát hành năm 1996


Name:  1996-5-1-b.jpg
Views: 6943
Size:  35.0 KB



1- Năm 2003 - Thư pháp 1

Thư pháp Nhan Chân Khanh

Là một vị thư pháp Trung Quốc hàng đầu và là một vị quan thái thú trung thành của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Do được phong chức Lỗ quận công nên đời sau còn gọi ông là Nhan Lỗ Công.

Name:  2003-3s.jpg
Views: 6398
Size:  61.2 KB

Giá tờ thư pháp này khá cao - tham khảo : 79 USD - nguồn chợ tem Thượng Hải - cắt - 38 USD - phủ : 13 USD.

2- Năm 2004 - Thư pháp 2

Name:  2004-28s.jpg
Views: 6216
Size:  40.6 KB

Giá : 29 USD - giá tham khảo nguồn chợ tem Thượng Hải.

3- Năm 2007 - Thư pháp 3

Name:  dzsf.jpg
Views: 6222
Size:  74.1 KB

Giá : 18 USD - nguồn Bắc Kinh

4- Năm 2010 - Thư pháp 4 - 2 loại giấy : giấy dó và giấy Xuyến Chỉ trên cùng một tem.

Name:  2010-11s.jpg
Views: 6321
Size:  96.0 KB

Giá : 29 USD nguyên - 16 USD cắt - phủ : 12 USD



5 - Và suy nghẫm .....

Thư pháp Trung Quốc thật sự là một nghệ thuật - và Việt Nam chúng ta cũng có bộ môn này rất độc đáo và đậm đà bản sắc.

Trong cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn hiện nay họa gia thì nhiều nhưng thư gia thì hiếm. Tiêu biểu là nhóm Nam Tú Nghệ Uyển 南秀藝苑 do lão sư Lý Tùng Niên 李松年 và thân hữu sáng lập mùa xuân năm 1989. Thư họa gia họ Lý năm nay (1999) được 67 tuổi, sinh tại huyện Hạc Sơn 鶴山, tỉnh Quảng Đông. Thuở nhỏ theo họa pháp Tây phương, lúc trưởng thành học hàm thụ thủy mặc tại Đại Hán Nghệ Thuật Học Viện 大漢藝術學院 ở Hương Cảng. Năm 1961, ông thụ giáo danh họa gia Lương Thiếu Hàng 梁少航 thuộc họa phái Lĩnh Nam 嶺南. Hoạ phái này do Cao Kiếm Phụ 高劍父 sáng lập sau khi ông du học tại Nhật Bản. Hoạ phái này chủ trương phối hợp họa pháp Tây phương với Trung Quốc hoạ, với các danh gia Cao Kiếm Phụ, Cao Kỳ Phong 高奇峰, Trần Thụ Nhân 陳樹人, Triệu Thiếu Ngang 趙少昂 v.v... Về thư pháp, lão sư Lý Tùng Niên sở trường thảo thư và hành thư. Thảo thư của Lý lão sư chịu ảnh hưởng thảo thư của đại thư gia Vu Hữu Nhiệm 于右任 (1879-1961). Hiện nay Vu Hữu Nhiệm được Trung Quốc coi là thảo thánh; năm 1932 ông đề xướng tiêu chuẩn hoá thảo thư, cống hiến rất lớn cho lịch sử thư pháp Trung Quốc. Trong nhóm Nam Tú còn có thư họa gia Quan Cường 關強 (tức Quan Tồn Chí 關存志). Quan lão sư sinh năm 1932 tại huyện Nam Hải 南海 tỉnh Quảng Đông. Về hội họa ông thành thạo thủy mặc, sơn dầu Tây phương, thiết kế, trang trí sân khấu, đã từng dạy hội họa tại trường Huỳnh Kiến Hoa 黃建華 năm 1976. Về thư pháp Quan lão sư sở trường khải thư, lệ thư và hành thư, nét bút hồn hậu chân chất. Chữ lệ của ông chịu ảnh hưởng Triệu Chi Khiêm 趙之謙 đời Thanh, chữ khải chịu ảnh hưởng Nhan Chân Khanh và Liễu Công Quyền đời Đường, còn chữ hành là do ông tự tạo phong cách riêng. Trong nhóm Nam Tú thuở ban đầu còn có thư họa gia Vương Trung Phu 王中孚 nay định cư ở nước ngoài. Vương lão sư bút pháp rắn rỏi sắc sảo chịu ảnh hưởng Nhan Chân Khanh sâu đậm, ngoài ra ông và Lý lão sư cũng sở trường về khắc ấn triện. Họa gia Trương Lộ 張露 (sinh năm 1952 tại Saigon) của nhóm Nam Tú còn đặc trị triện thư và ngụy bi. Họa gia Hoàng Hiến Bình 黃獻平 cũng thạo hành thư và thảo thư. Các thư họa gia Lý Tùng Niên, Quan Cường, Vương Trung Phu đã tổ chức nhiều lớp thư pháp và hội họa, tận tâm truyền dạy thư họa cho cả người Hoa và người Việt. Hiện nay nhóm Nam Tú Nghệ Uyển hoạt động không sôi nổi như xưa. Đáng tiếc trong một cộng đồng người Hoa lớn như vậy số người học thư pháp không nhiều, có lẽ vì bộ môn này đòi hỏi nhiều khổ luyện hay chăng? Tuy vậy thư họa gia Quan Cường vẫn còn nhiệt tâm truyền dạy thư pháp và hội họa cho một nhóm môn đệ tại tư gia của ông.

Việc học thư pháp xưa nay khởi đầu bằng khải thư, khi thuần thục mới chuyển sang hành thư và thảo thư hoặc triện thư. Thời kỳ đỉnh thịnh của khải thư là đời Đường, nổi bật nhất là các đại thư gia Nhan Chân Khanh 顏真卿, Âu Dương Tuân 歐陽詢 và Liễu Công Quyền 柳公權. Đến đời Nguyên thì có thêm Triệu Mạnh Phủ 趙孟頫. Họ tạo thành bốn phong cách khải thư mô phạm từ đời Đường cho đến nay, gọi là Nhan thể 顏體, Âu thể 歐體 , Liễu thể 柳體 , Triệu thể 趙體. Nhan thể mộc mạc mạnh mẽ, Âu thể thanh tú trang nghiêm, Liễu thể cứng cỏi quật cường, Triệu thể yểu điệu kiều lệ. Người học thư pháp tùy theo sở thích và cá tính của mình mà bắt đầu từ một trong bốn phong cách này. Người học thư pháp luôn cần có thầy, không thể nào tự học được, phải chứng kiến kỹ pháp của thầy mới lĩnh hội được bút ý, có những kỹ pháp cần giảng giải trực quan không thể nào đọc sách mà hiểu. Vai trò của thầy rất quan trọng: phá mê 破迷 và giải hoặc 解惑 . Người mới học thường có ảo tưởng về nét bút của mình, người thầy phải chỉ ra những nét sai (gọi là tự bệnh 字病) của họ, đó là phá mê. Giảng cho họ những điều chưa thông suốt hay hoài nghi, đó là giải hoặc. Nhiều học viên quá nôn nóng, muốn đốt giai đoạn nên bắt đầu tự học hành thư và thảo thư. Hậu quả tai hại là nét bút không có gân cốt, muốn quay về luyện khải thư thì cũng khó: nét bút đã thành bệnh tật.

Thế hệ nhà Nho tiền bối của Việt Nam có rất nhiều vị thư pháp rất đẹp như Phan Thanh Giản, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Long Cát, v.v... Nhưng giới nghiên cứu Hán Nôm chưa có ai quan tâm nghiên cứu về mảng thư pháp trong di sản Hán Nôm của tổ tiên để lại, thật là đáng tiếc. Hiện nay ở Việt Nam, cụ Lê Xuân Hòa là thư gia rất nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.

Tiếc rằng chúng ta thật sự chúng ta chưa đẩy thư pháp Việt lên đỉnh cao. Và vì thế chúng ta cũng chưa có hy vọng gì về tem Việt Nam với bộ môn này. Và có khi chúng ta càng hy vọng và sẽ càng thất vọng rồi cũng dần tuyệt vọng.

Và có khi chúng ta có quyền mơ đời chắt chít chút chúng ta có thể thấy thư pháp Việt Nam lên tem đàng hoàng và hãnh diện. Nhưng có khi năm đó chúng ta là cát bụi tan theo cùng thư pháp ........



Và xin mời tất cả thành viên chúng ta cùng góp sức phát triển bài này và cùng có ý kiến nhen.

__________________
Siam
[22/51 Tran Binh Trong Street, Ward 11, District 5.
Ho Chi Minh city]

Bài được theloveofsiam83 sửa đổi lần cuối vào ngày 18-02-2011, lúc 10:01
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn theloveofsiam83 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (15-03-2020), Đêm Đông (18-02-2011), hat_de (04-05-2011), herby (01-03-2011), hoang.le (18-02-2011), huuhuetran (17-02-2011), huybuixuan (17-02-2011), manh thuong (17-02-2011), nam_hoa1 (17-02-2011), Nguoitimduong (17-02-2011), Tien (03-05-2011), vnmission (03-05-2011), xihuan (18-02-2011)
  #2  
Cũ 17-02-2011, 10:17
huybuixuan's Avatar
huybuixuan huybuixuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-02-2010
Đến từ: TP. Hoa phượng đỏ
Bài Viết : 201
Cảm ơn: 312
Đã được cảm ơn 1,326 lần trong 215 Bài
Mặc định

Thư pháp xuất phát từ Trung Quốc và có bề dày lịch sử đủ để hình thành ra các trường phái khác nhau. ở ta tuy cũng có thư pháp Hán Nôm nhưng bề dày lịch sử không bằng, hơn nữa người Việt Nam từ xưa đến nay gần như dành hầu hết thời gian để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nước nhà do đó càng không có thời gian đủ để hình thành các trường phái thư pháp riêng của mình được.

Ngày nay ở Việt Nam ta cũng đã bắt đầu định hình nghệ thuật thư pháp quốc ngữ. điều này rất đáng trân trọng, vô cùng đáng trân trọng. Tuy nhiên vẫn còn một số kẻ hủ lậu, kiến thức hẹp hòi giữ quan điểm thư pháp nhất định phải là Hán Nôm mà lớn tiếng bài xích loại hình này (các bạn có thể vào trang vnthu....net hoặc các diễn đàn về thư pháp trên mạng để xem). Những kẻ nông cạn này quên rằng thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp chứ không hề phân biệt Hán Nôm hay Quốc ngữ. Dù là bất kỳ loại mẫu tự gì, chỉ cần người viết thể hiện được tinh, ý, thần là đủ.

Kết:

đúng như bạn Châu nói, thư pháp Việt cần phải có thời gian, rất nhiều thời gian.
__________________
Nỗi niềm biết tỏ cùng ai.

Bài được huybuixuan sửa đổi lần cuối vào ngày 17-02-2011, lúc 10:26
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huybuixuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (15-03-2020), Đêm Đông (18-02-2011), hat_de (04-05-2011), hoang.le (18-02-2011), huuhuetran (17-02-2011), nam_hoa1 (17-02-2011), theloveofsiam83 (17-02-2011), Tien (03-05-2011)
  #3  
Cũ 03-05-2011, 19:53
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Thư pháp Trung Hoa - Thảo thư



Ngày 15-04-2011, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem "Thư pháp cổ đại Trung Quốc - Thảo Thư" gồm 4 mẫu do Vương Hổ Minh thiết kế.

Thảo Thư ra đời khá sớm, từ đầu đời nhà Hán. Khi đó, Lệ Thư phổ biến, rồi nhờ cái bút lông (mao bút, do tướng Mông Điềm đời Tần phát minh), giấy (do Thái Luân đời Hán chế tạo) và mực (do Hình Di đời Hán phát minh), vì nhu cầu ghi chép nhanh nên người ta tìm cách tăng tốc độ viết, giản lược các nét bút, chữ viết uyển chuyển biến dạng thành ra lối Thảo Thư. Thảo Thư được chia làm Chương Thảo và Kim Thảo. Chữ Thảo lấy cơ sở là chữ Lệ thì được gọi là Chương Thảo (nghe nói vì Hán Chương Đế rất thích chữ Thảo mà có tên gọi như thế). Chương Thảo do Sử Du sáng tạo ra vào thời Hán Nguyên Đế (năm 48 trước công nguyên - năm 33 trước công nguyên). Tác phẩm của ông có tên Cấp Tựu Chương được coi như là tác phẩm thư pháp sớm nhất sử dụng lối Chương Thảo.

Sau này, khi chữ Khải ra đời, Trương Chi đã phát triển Thảo Thư thành một loại mới là Kim Thảo. Ông được tôn là “Thánh Thảo”. Nhà đại thư pháp Vương Hy Chi đã từng nhận xét trình độ Thảo Thư của mình cũng chỉ bằng Trương Chi mà thôi. Do vậy có thể thấy từ nhà Hán đến nhà Tấn, trên lĩnh vực Thảo Thư, Trương Chi có một vị trí rất cao, tên tuổi của ông đã gắn liền với sự hoàn mỹ của nghệ thuật Thảo Thư.

Nhưng nổi tiếng về Kim Thảo lại là hai cha con Vương Hy Chi, Vương Hiến Chi được tôn là “Thảo Thánh Nhị Vương”.

Rồi sau này tiến một bước nữa mà ra Cuồng Thảo (còn gọi là Đại Thảo hay Túy Thảo) “như thế đầy lãng mạn, nét bút liên miên tiêu sát, mực đẫm lâm li hào sảng, cơ hồ say sưa loạn cuồng, nhưng kỳ thực có khuôn phép quy củ hẳn hoi”. Hai thư gia Cuồng Thảo nổi tiếng là Trương Húc và Thích Hoài Tố đời Đường được tôn là “Cuồng Thảo Nhị Tuyệt”.

Thảo Thư thực chất không hẳn là một dấu mốc trong quá trình phát triển chữ Hán. Thảo Thư, nói một cách đơn giản là chữ Hán được viết rất nhanh. Tuy nhiên, Thảo Thư không phải là viết tùy tiện mà có quy ước, quy luật riêng của mình.

Trong Chương Thảo, các chữ được viết giản lược, nhưng từng chữ một rất rõ ràng, giản lược không nhiều, cách viết không khác so với chữ Lệ.

Kim Thảo có thể chia làm Tiểu Thảo và Đại Thảo (Đại Thảo còn gọi là Cuồng Thảo). Chữ Tiểu Thảo vẫn viết tách bạch từng chữ, còn Cuồng Thảo thì nét bút nối liền, vô cùng phóng túng. Chữ Cuồng Thảo đã hoàn toàn thoát khỏi tính thực dụng của văn tự, mà trở thành thể chữ thuần nghệ thuật.

Kim Thảo cũng có quy luật giản hóa, sử dụng các phù hiệu đơn giản thay thế các bộ thủ phức tạp. Tuy nhiên với những người không quen đọc thì sẽ khá khó khăn để đọc ra các chữ Thảo.
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 03-05-2011, lúc 21:59
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (15-03-2020), Đêm Đông (03-05-2011), dammanh (05-05-2011), hat_de (04-05-2011), hongduc2008 (11-05-2011), huybuixuan (03-05-2011), jojo11111 (04-05-2011), Ng.H.Thanh (04-05-2011), Nguoitimduong (03-05-2011), theloveofsiam83 (03-05-2011), Tien (03-05-2011), vnmission (03-05-2011), xihuan (04-05-2011)
  #4  
Cũ 06-05-2011, 20:30
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định “Bình phục thiếp” của Lục Cơ

“Bình phục thiếp” của Lục Cơ

Name:  Luc Co.jpg
Views: 5761
Size:  11.8 KB

Name:  2011413101353..jpg
Views: 5936
Size:  70.8 KB

Lục Cơ – 陆 机 (261 – 303), tự là Sĩ Hằng – 士衡, người Ngô Quận (nay là Tô Châu – Giang Tô). Từng nhận chức Bình Nguyên nội sử, nên được gọi là Lục Bình Nguyên. Thuở nhỏ ông đã có kỳ tài, văn chương nức tiếng (Theo Tấn thư – Lục Cơ truyện), cùng với em là Lục Vân là hai tác gia văn học lớn đời Tây Tấn. Bên cạnh đó, Lục Cơ còn là một Thư pháp gia kiệt xuất, “Bình phục thiếp – 平复帖” được coi là chân tích Thư pháp của danh nhân sớm nhất hiện còn lại tới nay.

“Bình phục thiếp” phân làm 9 hàng, trên có hai ấn son của Tống Huy Tông Triệu Cát: “Tuyên Hòa”, “Chính Hòa”. Hiện được giữ ở bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Nội dung là lá thư hỏi thăm bạn của Lục Cơ. Trải hơn 1700 năm tới giờ, mặt giấy đã hỏng nhiều, nhiều chữ không đọc được nữa. Nhưng thư tịch thư pháp cổ như “Mặc duyên vựng quan lục”, “Bình sinh tráng quan”, “Đại quan lục” … đều có ghi về thiếp này nhưng không có nội dung. Thư gia Khải Công cũng cố gắng đưa ra thích văn (giải thích nội dung) của thiếp trong “Khải Công luận cảo”.

“Bình phục thiếp – 平复帖” là tác phẩm Thư pháp điểm hình cho quá trình diễn tiến của chữ Thảo, đặc điểm lớn nhất là còn sót nhiều ý của chữ Lệ, tuy nhiên không còn giữ các nét yến vĩ một cách rõ ràng, thể chữ nằm giữa Chương Thảo và Kim thảo. Quan sát kỹ thấy dùng bút tù, khan mực (phốc bút khô phong), thô phác có lực, toàn bài bố cục đẹp đẽ, thần thái thoát tục, chữ tuy không liên tục nhưng tiêu sái, làm người xem thích thú, từng hàng từng chữ cho thấy sự nho nhã và trí tuệ của người viết.

Các đời bình luận về “Bình phục thiếp” rất nhiều. Trần Trạch Tăng đời Tống nói: “Sĩ Hằng “Bình phục thiếp” Chương Thảo kỳ cổ – 士衡《平复帖》,章草奇古”(“Bình phục thiếp” của Sĩ Hằng có lối Chương Thảo rất cổ quái). “Đại Quan lục” viết rằng: “Bình Phục thiếp” vi Thảo thư, nhược Triện, nhược Lệ, bút pháp kỳ quật – 平复帖为“草书、若篆若隶,笔法奇 ” (Bình Phục thiếp là Thảo (mà) tựa như Triện, tựa như Lệ, bút pháp kỳ lạ.).

Tác phẩm này có ảnh hưởng lớn tới hậu thế, có người coi là gốc cho lịch đại Thảo thánh: “Thiên tự văn – 千字文” , “Khổ duẩn thiếp – 苦笋帖” của Hoài Tố, “Thần tiên khởi cư pháp – 神仙起居法” của Dương Ngưng Thức…. Nhận xét đó tuy khiên cưỡng nhưng nếu Hoài Tố, Dương Ngưng Thức có nhìn thấy “Bình Phục thiếp” chắc cũng không khỏi động tâm. Đổng Kỳ Xương tán tụng rằng: “Hữu quân dĩ tiền, Nguyên Thường chi hậu, duy tồn sổ hàng, vi hi đại bảo – 右军以前,元常之后,唯存数行,为 代宝.” (Trước cả Hữu quân, đời sau Nguyên Thường, tuy còn vài dòng nhưng là vật báu.)

Nguồn: home.thuhoavn.com
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (15-03-2020), Đêm Đông (07-05-2011), hat_de (06-05-2011), huybuixuan (06-05-2011), Tien (07-05-2011)
  #5  
Cũ 06-05-2011, 22:37
huybuixuan's Avatar
huybuixuan huybuixuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-02-2010
Đến từ: TP. Hoa phượng đỏ
Bài Viết : 201
Cảm ơn: 312
Đã được cảm ơn 1,326 lần trong 215 Bài
Mặc định

Trong bài của anh Thi có nói đến Tống Huy Tông. Xin bàn thêm tí cho vui: Tống Huy Tông cũng là một danh gia thư pháp, tác giả của thư pháp Sấu Kim Thể nổi tiếng. Nhưng ông này giỏi thư họa hơn là trị quốc. Tin dùng một bè lũ gian thần Cao Cầu, Đồng Quán, Thái Kinh... Tưởng chỉ cần ngồi trên cao, múa bút viết chữ vẽ tranh là có thể hưởng thái bình. Nhưng rốt cuộc lại trở thành một ông vua mất nước.

Có thể kết luận rằng về thư pháp không chỉ có gương sáng mà còn có gương tối nữa. và trong lịch sử không chỉ có những ông vua mê rượu ngon gái đẹp mới là vua chẳng ra gì.
__________________
Nỗi niềm biết tỏ cùng ai.

Bài được huybuixuan sửa đổi lần cuối vào ngày 06-05-2011, lúc 22:40
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huybuixuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (15-03-2020), Đêm Đông (07-05-2011), hongduc2008 (11-05-2011), Poetry (06-05-2011), Tien (07-05-2011)
  #6  
Cũ 09-03-2020, 20:09
lacmac lacmac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-03-2020
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 3
Cảm ơn: 1
Đã được cảm ơn 8 lần trong 3 Bài
Mặc định

Cảm ơn tác giả, bài viết rất hay về thư pháp. Bạn có thể tham khảo các bài viết hay về thư pháp Trung Quốc, thư pháp Việt và tranh thủy mặc tại web này nhé: thuphapdungpham.com/blogs/tin-tuc
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn lacmac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (15-03-2020), hat_de (17-03-2020), Poetry (12-08-2020)
  #7  
Cũ 09-03-2020, 20:18
lacmac lacmac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 08-03-2020
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 3
Cảm ơn: 1
Đã được cảm ơn 8 lần trong 3 Bài
Mặc định

Tác giả của bài viết rất am hiểu về lịch sử thư pháp Trung Họa, một số nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam. Mình rất tâm đắc với câu "Tiếc rằng chúng ta thật sự chúng ta chưa đẩy thư pháp Việt lên đỉnh cao. Và vì thế chúng ta cũng chưa có hy vọng gì về tem Việt Nam với bộ môn này. Và có khi chúng ta càng hy vọng và sẽ càng thất vọng rồi cũng dần tuyệt vọng". Câu trên phản ánh thực trạng của thư pháp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, Thư pháp Việt cũng đang nổi lên, phát triển một cách mạnh mẽ. Thư pháp Hán những năm gần đây có nhiều nét khởi sắc tích cực. Tôi tin tưởng ở Việt Nam, thư pháp Hán sẽ còn phát triển hơn, tiếp cận với chuẩn mực.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn lacmac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (15-03-2020), hat_de (17-03-2020), Poetry (12-08-2020)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Những Bức Ảnh Nghệ Thuật HanParis Các loại khác 0 20-09-2014 02:16
Ảnh Nghệ Thuật Trung Quốc 3D HanParis Các loại khác 1 30-06-2013 14:02
Kho Ảnh Màu Nghệ Thuật HanParis Các loại khác 5 13-06-2013 18:16
Nghệ Thuật Sống Dalbit_VAN Triết lý cuộc sống 5 23-04-2008 15:53
Nghệ thuật thứ 8 hat_de Café VietStamp 0 25-12-2007 11:42



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.