Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Người làng Tem > Nhà sưu tập

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 25-08-2008, 14:26
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,586
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định Đồng Nai - giới thiệu những nhà sưu tập

gk.25.08.2008

Thật ko bao ngờ phải hối tiếc khi đặt niềm tim vào bạn tem nầy


Sáng nay về nhà rất vui khi nhận được 1 bức thư từ Đồng Nai, mở ra là bản tin trên, Tri Thức thiệt nhiệt tình. Có lẽ Đồng Nai may mắn lắm mới có người như vậy, mong rằng cùng với thời gian sự nhiệt tình của Tri Thức sẽ tạo cho không khí tem trẻ nơi đây trở nên sôi động, ngày càng xuất hiện nhiều bạn tem nhỏ hơn. Không chi có vậy hy vọng Tri Thức là nhịp cầu nối phong trào tem cả nước với Đồng Nai. Rất mong được biết về các nhà sưu tập tem Đồng Nai khác
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Hoang Thy (02-03-2009), huybh (02-03-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), thanhtamstamp (23-11-2009), zodiac (02-03-2009)
  #2  
Cũ 02-03-2009, 15:29
xihuan's Avatar
xihuan xihuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 11-10-2008
Đến từ: TP. Vũng Tàu
Bài Viết : 672
Cảm ơn: 6,026
Đã được cảm ơn 3,473 lần trong 670 Bài
Mặc định

Một bài báo đã lâu, nay lôi ra cho mọi người đọc. Mong Trithuc và anh huybh cung cấp thêm thông tin nhé!
--------------------


70 năm đi cùng tem


Cùng tem đi qua các bước thăng trầm của văn hóa - lịch sử nhân loại trong hai thế kỷ, với hơn 70 năm sưu tầm, cụ Phạm Văn Thiêm (Biên Hòa, Đồng Nai) đã có trong tay một bộ sưu tập vô giá với hơn 200.000 con tem của 185 nước.

Name:  40176138_168486sm.jpg
Views: 338
Size:  7.1 KB

Chơi tem làm đời “sáng” ra

Trong bộ sưu tập của cụ Thiêm hiện có con tem phổ thông Bỉ với tuổi thọ hơn một thế kỷ (1890). Riêng với tem của các nước khối ASEAN, cụ “đặc quyền đặc lợi” qua nhiều thời kỳ khác nhau với Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia... Cụ Thiêm bảo chỉ có thú chơi tem mới làm đời cụ “sáng” ra. Cụ đã được sống và trải nghiệm; đã học được cùng lúc hai ngoại ngữ (Anh - Pháp) nhờ việc bôn ba đi xin tem, trao đổi tem, mua bán tem... với những thương nhân nước ngoài.

Cụ bắt đầu sưu tầm tem từ năm 1937 xuất phát bằng ý nghĩ: “Những hình ảnh bé xíu trên tem là cả thế giới thu nhỏ”. Thời trẻ, với vai trò một tu sĩ được phục vụ đức cha người nước ngoài ở giáo phận Thái Bình, cụ đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với thư từ gửi về từ nước ngoài. Những con tem của các nước đã được cụ nâng niu, ky cóp.

Giai đoạn nhờ sưu tầm tem mà học được ngoại ngữ là lúc cụ vào Nam làm thợ sơn tại sân bay Biên Hòa. Cụ lân la làm quen với nhiều lính Mỹ, các nhân viên văn phòng người nước ngoài để được sở hữu những bì thư họ vứt đi. Ngày ấy, cụ thường la cà, sục sạo ở các thùng rác văn phòng cả ngày. Mọi người bảo không biết cụ làm gì ở đấy, có lúc bị ngăn cản vì được xem đấy là “hành tung bí mật”. Đến giai đoạn chuyển sang làm giám thị ở Trường trung học Nguyễn Bá Tòng (nay là Trường THPT Bùi Thị Xuân - TP.HCM) thì cụ đã “say tem chuyên nghiệp”.

Phần lớn tiền lương cụ dùng mua sách nghiên cứu tem. Từ sách, cụ đã hiểu thế nào là một con tem quí và biết phân loại, giữ gìn tem. Cụ đã bỏ ra hàng chục tháng lương để được sở hữu các bộ tem về tổng thống Kennedy (từ lúc thiếu thời đến khi cưới vợ, nhậm chức...), về hoàng tử Bảo Long, Nam Phương hoàng hậu...

Gặp những con tem “độc”, cụ phải ngược xuôi gom góp hàng chục ngàn con tem thường để đổi bằng được. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cụ và gia đình lại về sống ở Biên Hòa. Giai đoạn này cụ tham gia công tác chính quyền tại địa phương. Biết cụ mê tem, kẻ ngược Bắc người xuôi Nam lại mang tặng cụ những con tem miền Bắc thời chiến tranh...

Quên ăn, quên ngủ

Có đến 70 năm qua rồi mà những trang tem của cụ vẫn còn nguyên vẹn. Cụ bảo người ta bảo vệ tem bằng những kỹ thuật chi chi đó không biết; riêng cụ vẫn chỉ có tấm lòng, bàn tay và ánh sáng mặt trời. Hằng tuần, cụ lại lấy bộ sưu tập ra, lần giở, dùng nhíp chỉnh sửa từng trang để cho tem “thở”... Sau đó là ngắm tem say sưa đến quên ăn quên ngủ.

Làm sao mà không quên ăn quên ngủ được khi cụ lại thấy từng giai đoạn của cuộc đời mình hiện dần ra qua tem! Này nhé, lúc mua bộ tem này thì bà nhà sinh đứa con cả, lúc đổi được con tem quí giá này gia đình cụ chuyển về sống tại Sài Gòn, nhìn lại con tem Lào độc nhất vô nhị phải đổi bằng mươi ngàn con tem phổ thông thì lại nhớ đến gương mặt ngạc nhiên đến đờ đẫn, nuối tiếc của ông nhà buôn người Hoa (lần ấy, không nghĩ cụ có nhiều tem đến thế nên ông nhà buôn người Hoa chỉ ra giá để thách thức cụ thôi mà cụ làm thật!).

Nhưng thích nhất vẫn là chuyện người sưu tầm tem được đi cùng văn hóa, lịch sử, xã hội qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chỉ trông cách thay đổi trang phục của các cô, các bà trên tem thì biết. Ngày xưa thì áo tứ thân, nón quai thao; bây giờ áo dài, nón lá; thời bao cấp thì chỉ có áo bà ba mộc mạc...

Bắt đầu sưu tầm tem từ khi là cậu bé 15, đến nay cụ đã tròn 85 tuổi. Tuổi già bắt đầu nhớ nhớ quên quên nhưng cụ không quên tìm người để chuyển nhượng bộ sưu tập quí. Bước vào những ngày khép lại năm 2006, bộ sưu tập đã được chuyển giao cho những người trẻ yêu tem, biết quí trọng văn hóa và thời gian. Khi có ai hỏi giá chuyển nhượng bộ sưu tập, cụ chỉ buồn buồn bảo: “Chắc hôm nào bảo chúng nó mang bộ sưu tập đến cho tôi ngắm một chút, mấy hôm rồi mất ngủ”.

(Tác giả bài viết: THANH THỦY)
(Nguồn http://vietbao.vn/Van-hoa/70-nam-di-.../40176138/181/)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn xihuan vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (02-03-2009), Hoang Thy (02-03-2009), huybh (02-03-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), thanhtamstamp (23-11-2009), tugiaban (02-03-2009), zodiac (02-03-2009)
  #3  
Cũ 02-03-2009, 15:50
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,586
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi xihuan Xem Bài
Một bài báo đã lâu, nay lôi ra cho mọi người đọc. Mong Trithuc và anh huybh cung cấp thêm thông tin nhé!
đúng rùi ... bài nì có từ rất lâu rùi ... đã được tải lại trên các diễn đàn tem và cả VS nữa

nhưng thống kê vô đây cho vui

lớp trẻ:

1. moon_doremon
2. Tri Thức
3. TGB
4. Hoang Thy
5.
6.

lớp trung

1. anh Huybh
2.

lớp đại:

1. cụ Thêm
2.


sự tồn tại của các cụ tương ứng các tỉnh tự như

An Giang - bác Huệ
Hải Phòng - bác Đỉnh, bác Tiến, bác Thông, bác Ích, bác Văn
Huế - bác Hốt, bác Hiếu, bác Lê Phi Công
Quảng Ninh - bác Cảnh Loan
Nam Định - bác Vũ Hùng Khanh
Nha Trang - cụ Lê Quang Giao và nhìu cụ nữa
Phú Yên - cụ Hoành Sỹ Huỳnh (trên 80 rùi .. bác vẫn khỏe lắm )
....

các tỉnh có phong thào tem mạnh như Hà Nội, SG thì ko để đếm xuể

ngoài ra còn 1 số tỉnh trắng như

Thái Bình
Sóc Trăng
Bạc Liêu ...

Vũng tàu ... biết đâu có 1 bác ... xihuan chộp được nhớ giới thiệu hen

ở những nơi phong trào tem phát triển thì ko nói làm gì, còn những nơi hẻo lánh như Thái Bình, Hà Nam, Hà Giang mà có các cụ như vậy thì các bạn trẻ có tấm gương noi theo cà cây cao bóng cả như 1 nguồn động viên tinh thần và nguồn tem (nếu có khả năng)

việc giới thiệu các cụ vừa có tác dụng "rương cao ngọn cờ tem" vừa để chúng ta lập "Bách Khoa toàn thư" về những người chơi tem VN ... bít đâu nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lập VS chúng ta có thể xuất bản cuốn nầy
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Hoang Thy (02-03-2009), huybh (02-03-2009), kuro_shiro (02-03-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), tugiaban (02-03-2009), xihuan (02-03-2009), zodiac (02-03-2009)
  #4  
Cũ 02-03-2009, 17:09
tugiaban's Avatar
tugiaban tugiaban vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 06-12-2007
Đến từ: www.facebook.com/nhungdauchandelai
Bài Viết : 768
Cảm ơn: 4,054
Đã được cảm ơn 2,352 lần trong 726 Bài
Mặc định

Người Biên Hòa chơi tem
Sưu tầm tem thư đã được biết đến như một thú chơi khá lâu đời. Thú chơi ấy là của những người có chút đam mê về lịch sử, văn hóa, xã hội... hay đơn giản hơn là những cảnh đẹp, nhân vật, sự kiện lịch sử thể hiện qua những con tem nhỏ bé. Người Biên Hòa chơi tem cũng không nằm ngoài ý nghĩa ấy.

Anh Phan Anh Tuấn và con tem "Nhật đảo chính Pháp" phát hành vào tháng 3-1945 được anh rao giá khởi điểm 1 triệu đồng.

Hồng Ngữ (phường Bửu Hòa) là một trong những người có thâm niên chơi tem ở Biên Hòa. Năm nay đã 70 tuổi, bà Ngữ cho biết mình bắt đầu chơi tem từ năm 30 tuổi, khi vừa lập gia đình và bị "lây" niềm đam mê những con tem từ người chồng - vốn là một họa sĩ, một nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Bà Ngữ hiện có trong tay bộ sưu tập tem theo các chủ đề riêng khá công phu, trong đó có những bộ tem sưu tầm theo những giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam. Bà cho biết mình đặc biệt quý bộ tem về vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và những người trong hoàng tộc nhà Nguyễn. Những con tem ấy đối với bà có một giá trị tinh thần to lớn, là hình ảnh xa xưa của Huế mà dù có đi xa bao nhiêu thì lòng người vẫn nhớ...
Bà Ngữ còn có những bộ tem sưu tầm theo chuyên đề riêng. Nào là hoa, lá, cá, chim... và cả những con tem đến từ các quốc gia trên thế giới. Và điều thú vị là hiện tại, không chỉ những người con mà đến cả cháu chắt nội ngoại của bác Ngữ cũng đều có sở thích và niềm say mê đối với những con tem.
Chủ nhiệm CLB tem Nhà thiếu nhi tỉnh Phan Anh Tuấn cũng là một người chơi tem đã rất lâu. Anh Tuấn cho biết: "Không phải ai cũng có thể chơi tem được. Đầu tiên phải có sự hiểu biết về tem và giá trị của nó. Cao cấp hơn, với những con tem quý còn cần đến con mắt thẩm định của một nhà chuyên môn thật sự nếu không muốn sưu tầm tem giả. Việc thẩm định một con tem không hề đơn giản: phải có con mắt nhà nghề để nắm được từng chi tiết, từ việc xử lý công nghệ in ấn theo từng thời, chất liệu giấy, nét vẽ của họa sĩ, mộc bưu cục"...
Mặt khác, người chơi tem cũng cần phải có sự ổn định về kinh tế để có điều kiện nuôi dưỡng đam mê của mình một cách lâu dài. Anh Tuấn hiện đang có trong tay những con tem quý giá như: tem có hình hoàng thân Xihanuc của Campuchia, tem kỷ niệm ngày Nhật đảo chính Pháp... mà anh cho biết, mức giá khởi điểm đã là 1 triệu đồng/con !
Tem sưu tầm còn được chia làm 2 loại: "tem sống" và "tem chết". Tem sống là loại tem còn mới nguyên, chưa qua sử dụng và chưa có dấu bưu điện trên bề mặt. Sự khác biệt của chúng cũng được "đo đếm" dựa trên độ quý hiếm, miễn là hiếm và có giá trị lâu bền thì dù là "tem sống" hay "tem chết" đều có giá trị cao. Ngoài tem ra, người chơi tem còn có thú sưu tầm cả những phong bì lâu đời.
Tuy nhiên, những người mới bắt đầu tìm đến thú chơi tem không nhất thiết phải cố công tìm cho mình những con tem đắt giá như thế. Việc sưu tầm những con tem mới theo dạng chuyên đề cũng khá dễ làm đối với người mới chơi tem. Ở Biên Hòa, người chơi tem có thể tìm mua những bộ tem mới phát hành ở Bưu điện gần Ngã ba Vườn Mít. Ngoài ra, những người chơi tem cũng có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm sưu tầm của mình qua 2 trang web: www.temvn.comwww.temcafe.com.
Theo Báo Đồng Nai
http://www.dongnai.gov.vn/cong-dan/t...b_start:int=20
__________________
www.facebook.com/nhungdauchandelai
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tugiaban vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (02-03-2009), Hoang Thy (02-03-2009), huuhuetran (03-03-2009), huybh (02-03-2009), xihuan (10-03-2009)
  #5  
Cũ 02-03-2009, 17:22
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,586
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi tugiaban Xem Bài
Người Biên Hòa chơi tem
Sưu tầm tem thư đã được biết đến như một thú chơi khá lâu đời. Thú chơi ấy là của những người có chút đam mê về lịch sử, văn hóa, xã hội... hay đơn giản hơn là những cảnh đẹp, nhân vật, sự kiện lịch sử thể hiện qua những con tem nhỏ bé. Người Biên Hòa chơi tem cũng không nằm ngoài ý nghĩa ấy.

Anh Phan Anh Tuấn ...

Hồng Ngữ (phường Bửu Hòa) là một trong những người có thâm niên chơi tem ở Biên Hòa. Năm nay đã 70 tuổi, bà Ngữ cho biết mình bắt đầu chơi tem từ năm 30 tuổi, khi vừa lập gia đình và bị "lây" niềm đam mê những con tem từ người chồng - vốn là một họa sĩ, một nghệ sĩ nhiếp ảnh.....

. Ở Biên Hòa, người chơi tem có thể tìm mua những bộ tem mới phát hành ở Bưu điện gần Ngã ba Vườn Mít. Ngoài ra, những người chơi tem cũng có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm sưu tầm của mình qua 2 trang web: www.temvn.comwww.temcafe.com.
Theo Báo Đồng Nai
http://www.dongnai.gov.vn/cong-dan/t...b_start:int=20

chà chà ... vậy là lại được biết thêm 1 số bạn tem xứ Đồng ... anh Tuấn Anh kia giờ đi đâu nhỉ ... ngày temvn và temcaphe lâu rồi ... ngày đó temviet và Vietstamp chưa ra đời ... hy vọng anh í còn chơi tem và sớm xuất hiện
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Hoang Thy (02-03-2009), huuhuetran (03-03-2009), tugiaban (02-03-2009), zodiac (02-03-2009)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Giới thiệu tem Hoa Lan mới BTR Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 1 11-02-2014 22:52
Thiệp Tết Nhâm Thìn của VSC Poetry Các ấn phẩm Viet Stamp khác 34 10-01-2012 09:01
Hỏi thiệt tình! lydainghia Cùng nhau giải đáp 8 17-06-2011 22:51
Đấu giá 10 tem lỗi để VS làm từ thiện! dammanh Quỹ từ thiện Viet Stamp 53 24-04-2010 12:14
Con tem làm từ thiện tugiaban Bản tin Tem trong nước 0 16-11-2009 15:19



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.