Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > NGÀY NÀY QUA TEM > Thế giới > September - T.9

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 25-09-2008, 10:15
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,598
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định 25.Sep/ngày 25-09

Ai là người đầu tiên đo được vận tốc ánh sáng

đó chính là 1 nhà thiên văn học Đan Mạnh



sinh ngày 25-9



Ông là Ole Christensen Rømer

tìm trên mạng được biết:

Trong quá trình quan sát các vệ tinh Sao Mộc ở Paris từ năm 1666 đến năm 1668, Giovanni D. Cassini đã nhận ra các sai khác khi Sao Mộc và Trái Đất ở cùng phía hoặc khác phía so với Mặt Trời. Năm 1672, Rømer đến Paris làm phụ tá cho Cassini. Các kết quả quan sát tiếp theo của Rømer đã khẳng định những sai khác do Cassini phát hiện ra. Năm 1675, Cassini đã công bố nghi vấn về việc ánh sáng có vận tốc hữu hạn. Tuy nhiên, sau đó Cassini không còn quan tâm nhiều đến hiện tượng này nữa.

Rømer đã tiếp tục nghiên cứu, giải thích hiện tượng trên. Ông được coi là người đầu tiên tính toán ra được vận tốc của ánh sáng:

“Rômơ thấy rằng khi Trái Đất ở cùng một phía Mặt Trời với Sao Mộc, mỗi vệ tinh đi qua phía sau Sao Mộc sớm một chút hơn người ta tưởng. Khi Trái Đất và Sao Mộc ở các phía đối diện với nhau qua Mặt Trời, những vệ tinh đi qua phía sau Sao Mộc chậm hơn một chút. Mỗi vệ tinh thể hiện cùng «lầm lẫn» như vậy trong cả hai trường hợp, và Rômơ không thể đưa toán học ra sửa chữa chúng được.

Năm 1675, Rômơ quả quyết những «lầm lẫn» đó hẳn phải có nguyên nhân là ánh sáng mất một số thời gian để truyền đi. Khi Trái Đất và Sao Mộc ở hai phía đối diện với nhau qua Mặt Trời, ánh sáng phải mất thêm một khoảng thời gian để vượt ngang qua quĩ đạo của Trái Đất (khoảng thời gian đó là 16 phút). Các vệ tinh không bị che khuất muộn hay sớm, mà chính là ánh sáng đã «đưa tin» tới con mắt của nhà thiên văn muộn hoặc sớm đấy.




Sử dụng khoảng cách cắt ngang quỹ đọa của Trái Đất và số thời gian chậm lại trong hiện tượng che khuất của các vệ tinh Sao Mộc, Rômơ có thể công bố được con số của ông về tốc độ ánh sáng. Ông tính được con số rất sát với con số ngày nay chúng ta thừa nhận. Vào khi đó, xác định con số này có thể không có vẻ quan trọng lắm, nhưng tốc độ của ánh sáng trở thành mấu chốt đối với vật lý học hiện đại. Bởi vậy Rômơ đạt được thành tựu hơn là ông tưởng.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran

Bài được hat_de sửa đổi lần cuối vào ngày 25-09-2008, lúc 10:21
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.