Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Người làng Tem > Nhà sưu tập

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 11-12-2008, 10:13
*VietStamp*'s Avatar
*VietStamp* *VietStamp* vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
THÀNH VIÊN ĐẦU TIÊN
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: VIET STAMP - Hồ Chí Minh city - Việt Nam
Bài Viết : 987
Cảm ơn: 3,238
Đã được cảm ơn 3,540 lần trong 732 Bài
Lightbulb 60 năm - Một đời Tem

Ban Chủ nhiệm CLB Viet Stamp xin trân trọng giới thiệu loạt hồi ký "60 năm - Một đời Tem" của Nhà sưu tập lão thành Lữ Tích Nguyên (contraugia) - Cố vấn của CLB. Đây là hồi ký bác Nguyên viết riêng cho Viet Stamp.

Bác Nguyên đã có hơn 60 năm gắn bó với con Tem từ thủa thiếu thời cho đến tuổi "cổ lai hy". Biết bao kỷ niệm vui, buồn mà bác đã trải nghiệm cùng con Tem. Mời bà con cùng chia sẻ những cảm xúc chân thực cùng bác Nguyên từ những dòng hồi ký mang đậm chất "Tem" này.

Bác Lữ Tích Nguyên (người mặc áo caro xanh, thứ 4 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Quản trị Viet Stamp (tháng 3-2008).
Name:  P3090012_resize.JPG
Views: 1387
Size:  123.8 KB
__________________
Chào mừng Bạn đã gia nhập Gia đình VIET STAMP
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
19 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn *VietStamp* vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Ốc_hp (04-01-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (11-04-2009), Cồ Việt (01-11-2009), Dat_stamp (10-08-2011), hat_de (11-12-2008), hienthuong (05-04-2009), huuhuetran (11-12-2008), huybh (11-12-2008), jojo11111 (07-07-2009), lambachtung (09-09-2012), langtulanhlung (11-12-2008), manh thuong (06-04-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), thanhtruc (12-01-2013), tiny (07-07-2009), vnmission (04-01-2009), xihuan (11-12-2008), zodiac (11-12-2008)
  #2  
Cũ 11-12-2008, 11:38
Lu Tich Nguyen's Avatar
Lu Tich Nguyen Lu Tich Nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 909
Đã được cảm ơn 1,910 lần trong 223 Bài
Mặc định

Trước khi viết bài này, trâugià xin minh bạch một điều là TG là người Hoa, tuy từng sống trên đất Việt-Nam trên nửa đời người, nhưng là sống trong khu vực người Hoa ở nhiều nhất là Chợ Lớn, quận 5 T.P.H.C.M. bây giờ, trong vùng này, ngôn ngử dùng hàng ngày 95% là tiếng Hoa, đến nổi mấy bà người Việt bán hàng ở chợ cũng phải học một ít tiếng Hoa để tiện giao dịch với mấy người Hoa đi chợ; một điều nữa là TG là người kém trình độ, chỉ có trình độ tiểu học lớp 6, còn là học Hoa văn chứ không phải học Việt văn, thời còn ở VN tuy có học qua một ít tiếng Việt, cũng chỉ là vài câu đàm thoại đơn giản, hôm nay, TG viết được như vậy tuy có khá hơn, cũng nhờ sau khi sang Mỹ rồi, vì cần liên lạc với các bạn người Việt bên VN để mua tem, mới học được thêm một ít, nên nếu các bạn thấy trong bài TG viết, hành văn không đúng cách hoặc không thông thuận, sai chính tả v.v.,xin rộng lượng bỏ qua, đừng chê cười, vậy TG mới có can đảm viết tiếp.

60 năm, người ta gọi là một "giáp tý", là chặng đường dẫn loài người từ thơ ấu tới lão hóa, thời xưa, nếu một người sống được tới 60 tuổi, thì người ta gọi là tuổi "THỌ", sở dĩ người ta mừng ngày sinh nhật 60 tuổi gọi là mừng lễ "Đại thọ". Cũng vì thời xưa y học chưa phát đặt như ngày nay, nên loài người thường khó sống được hơn 70 tuổi, "nhân sinh thất thập cổ lai hy", năm nay TG đã quá tuổi "cổ lai hy" rồi, nên rất mãn nguyện thấy mình còn sống!!! TG không biết làm thơ (nhưng thích độc thơ và ca nhạc) mà cũng làm mấy câu (không phải là thơ, vì không biết có đúng cách hay không) để tự an ủi:

Trên đời ai không có tuổi già,
Sanh, bịnh, lão, tử, trời không tha.
Miễn được thảnh thơi khi còn sống,
Tiếc gì lúc đất gần trời xa.
__________________
Ai trên đời không lúc long đong
Sầu làm gì hao tốn hình dong
Qua đêm đen bình minh rồi sáng
Hết buồn phiền ta lại chơi rong!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
34 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Lu Tich Nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (11-12-2008), Đêm Đông (11-12-2008), Đinh Đức Tâm (11-12-2008), Ốc_hp (04-01-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (11-04-2009), Cồ Việt (01-11-2009), dammanh (12-12-2008), Dat_stamp (10-08-2011), gachjp (11-12-2008), hat_de (11-12-2008), helicopter (11-12-2008), hienthuong (05-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), huuhuetran (11-12-2008), huybh (11-12-2008), jojo11111 (07-07-2009), koala (22-12-2008), kuro_shiro (11-12-2008), lambachtung (09-09-2012), langtulanhlung (11-12-2008), liuxiu (11-12-2008), manh thuong (11-12-2008), man_nguyen_1996 (16-01-2010), open (11-12-2008), Red-Cross (20-12-2008), redbear (11-12-2008), thanhtruc (12-01-2013), Tien (11-12-2008), tiny (07-07-2009), trithuc_nguyen (04-01-2009), vnmission (04-01-2009), xihuan (11-12-2008), zodiac (11-12-2008)
  #3  
Cũ 11-12-2008, 11:43
Lu Tich Nguyen's Avatar
Lu Tich Nguyen Lu Tich Nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 909
Đã được cảm ơn 1,910 lần trong 223 Bài
Mặc định

Còn một điều nữa cằn phải nói trước là Trâugià không phài người thuần túy chơi tem, mà là nửa chơi nửa buôn, nên chỉ chú trọng về giá trị con tem (hoặc phong bì), ít có nghiên cứu, có khi biết được chút chút, cũng chỉ là nhờ xem qua bài nghiên cứu của người ta thôi, nên quan điểm nói trong bài này, có thể ngả về buôn bán tem nhiều hơn. Cái chủ trương của TG là dùng tem nuôi tem, vậy thì tiền mình bỏ ra chơi tem thì nhẹ đi nhiều, thậm chí có lúc mình có được con (hoạc bộ) tem mình thích mà không cằn phải bỏ ra xu nào của tiền minh! Nhưng mua bán tem có điều quan trọng nhứt là: thành thật, uy tín.

Thí dụ, mình có cơ hội mua được 1 con tem chỉ với giá 20đ. mà giá thị trường con tem đó giá phải 100đ. và mình biết có 1 người cần mua con tem này, mà mình muốn bán cho nó với giá 100đ. được, nhưng mình nên nói với người mua rằng mình có duyên mua được con tem này với giá rẻ, không cần nói rõ là bao nhiêu, nhưng mình muốn bán với giá 100đ. nếu người đó thích, thì họ vẫn mua. mai sau dù họ biết mình chỉ mua vô giá rẻ thì họ cũng không trách mình, vì họ biết mình mua được với giá rẻ. Còn nếu mình mua với giá 20đ. mà nói với người ta rằng, mình mới mua được con tem này với giá 100đ, nếu ông thích thì để vốn lại cho ông chơi, thì người ta cũng mua, vì người ta cần, lỡ sau này người ta biết mình mua con tem này chỉ có 20đ mà bán cho họ 100đ, còn nói là bán vốn, có khi họ không nói gì, nhưng trong bụng họ bực tức, sau nay mình có gì chào bán cho họ nữa, họ cũng không mua, vì mình đã mất uy tín với họ rồi. Còn nửa là mua bán, tiền bạc phải sòng phẳng, mua thiếu mua chịu không sao, nhưng phải hẹn ngày trả tiền, đến ngày hẹn mà chưa tiền trả, cũng không sao, nhưng phải nói với người ta hẹn lại ngày khác, chứ đừng làm lơ như không có gì. Nói dài dòng vậy như là dạy bà con mua bán tem, nhưng TG hy vọng bà con đọc rồi không bị phản cảm!

Trâugià bất đầu chơi tem là cuối năm 1947, lúc Trung Quốc phát hành bộ tem kỷ niệm 50 năm thành lập bưu chính quốc gia: bộ tem khá đẹp:

Name:  50 nam buu chinh.jpg
Views: 1178
Size:  192.1 KB

Lúc mua bộ tem này, TG chỉ có 14 tuổi, xài tiền gì cũng phải xin của bố mẹ, thời bấy giờ, giá bộ tem này là 3 đồng, TG đại khái còn nhớ 3 đồng có thể uống được 2 hay 3 ly chè 3 màu. Lúc đầu TG xin tiền mẹ, mẹ không cho, may là bố cũng có mặt trong nhà, thì bố bảo chơi tem cũng hữu ích, cho nó mua đi, vậy TG mới có được bộ tem chơi đầu tiên, và từ đó, TG bất đầu mê tem, và dành dụm mội đồng nào có được để mua tem chơi. Bước đầu chơi tem, cũng như một người, thích chơi tem các nước ngoại quốc, vì tem ngoại quốc màu sắc đẹp, đa dạng. Một thời gian sau, đọc tạp chí Hong Kong, trong mục tìm bạn bốn phương, có người cho biết là thích chơi tem và trao đổi tem với nước khác, những người này cũng đều là người Hoa, thư từ qua lại bằng chữ Hoa, nên TG liên lạc trao đổi được, lúc đầu trao đổi, không có tính giá trị của tem, chỉ là đối phương gửi một số cho mình thì mình gửi lại một số cho họ, thời đó, TG trao đổi với một tên họ Trang, người Phước Kiến ở Manila, Philippines, tên này cung cấp cho TG FDC của philippines sau độc lập, tức từ năm 1946 cho đến năm 1954 đầy đủ, TG thì cung cấp cho anh ta tem Việt Nam, đồng thời cũng có trao đổi với mấy người ở Đài Loan và Hong Kong, nên cũng có được bộ tem Đài Loan đầy đủ từ năm 1945 cho đến lúc bấy giờ, chỉ thiếu bộ phi nhạn, và vài con tem đắt tiền là tem chết, ở địa phương, TG cũng làm quen được với mấy người cùng sở thích, tem đổi từ nước ngoài về, ngoài bộ mình chơi, có khi cũng có thừa, thì những thứ thừa đó, ở địa phương hoặc trao đổi hoặc bán cho mấy người minh quen biết, như vậy là khởi sự biết bán tem.

Năm 1954, TG đã 20 tuổi, biết cua bạn gái và biết yêu, chưa biết tình, TG nghĩ tình và yêu là 2 chuyện khác nhau, lúc đó chỉ biết, oh! tôi thích cô này, oh! tôi thích cô nọ, xạo xạo thôi. Đến khi gặp được bà xã bây giờ, lúc đó bả mới có 17 tuổi, là bạn học của em gái TG, rất xinh đẹp, TG đeo đuổi mãnh liệt. Làm quen bạn gái thì phải xài tiền, tiền không có thì nghỉ tới tem, rút cuộc, TG quyết định bỏ chơi và bán hết tem để có tiền đi ăn chơi với bạn gái. TG còn nhớ bộ FDC Philippines là bán cho một anh là con ông chủ một lò bánh mì, và bộ tem Đai Loan thì bán cho hiệu buôn tem La Philatelie Internationale ở số 37 hay 39 gì đó, đường Catinat (Bây giờ là đường Đồng Khởi) với giá 2000 đồng, chủ hiệu tem còn bắt TG ký một tấm giấy bán ghi luôn tên tuổi và số căn cước, còn một số tem TG thành công rồi, cùng năm đính hôn, năm sau, 1955 thì kết hôn, năm 1956 có đứa con trai đầu lòng. Có gia đình vợ con rồi, phải nuôi, TG chỉ là người giúp bố mẹ làm tiểu công nghiệp tại nhà, thâu nhập không nhiều, đủ sống nhưng tiền không dư, đâu còn nghỉ tới con tem nửa!!
__________________
Ai trên đời không lúc long đong
Sầu làm gì hao tốn hình dong
Qua đêm đen bình minh rồi sáng
Hết buồn phiền ta lại chơi rong!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
38 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Lu Tich Nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (11-12-2008), Đêm Đông (11-12-2008), Đinh Đức Tâm (11-12-2008), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (11-04-2009), BTR (29-01-2009), caifincafe (24-02-2011), Cồ Việt (01-11-2009), chi5 soctrang (23-10-2010), dammanh (12-12-2008), Dat_stamp (10-08-2011), gachjp (11-12-2008), hat_de (11-12-2008), helicopter (11-12-2008), hienthuong (05-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), huuhuetran (11-12-2008), huybh (11-12-2008), koala (22-12-2008), lambachtung (09-09-2012), langtulanhlung (11-12-2008), liuxiu (11-12-2008), manh thuong (11-12-2008), man_nguyen_1996 (16-01-2010), open (11-12-2008), Red-Cross (20-12-2008), redbear (11-12-2008), Russ (11-12-2008), shino (05-01-2009), thanhtruc (12-01-2013), Tien (11-12-2008), tiny (07-07-2009), trithuc_nguyen (20-12-2008), tugiaban (11-12-2008), vnmission (04-01-2009), wwf_stamp (14-04-2009), xihuan (11-12-2008), zodiac (11-12-2008)
  #4  
Cũ 20-12-2008, 12:40
Lu Tich Nguyen's Avatar
Lu Tich Nguyen Lu Tich Nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 909
Đã được cảm ơn 1,910 lần trong 223 Bài
Mặc định

Một thời gian khá lâu, vì bận công việc này nọ, Trâugià không có viết thêm hồi ký này, hôm nay hơi rảnh rỗi, Tg xin tiếp tục viết thêm đây.

Nguyên Tg đã bỏ chơi tem và bán hết tem khi làm quen với bà xã thời còn con gái. sau khi Tg lập gia đình, thì bố Tg đã trao cái cơ sở làm tiểu thủ công nghiệp cho Tg quản lý, từ đó, tình hình kinh tế của Tg được ổn định. Vào cuối năm 1956, một hôm ở ngoài đường, gặp ông Dương Lương Hữu (còn sống ở Quan 5 thành phố, đã hơn 80 tuổi, thỉnh thoảng còn có đến chợ tem Phố Đức Chính mua đồng điếu) lúc bấy giờ, ổng còn hăng chơi tem, và cũng là Việt Nam vừa phát hành bộ tem Cây Trúc không mấy ngày, ổng mời Tg về nhà ổng xem bộ tem VNCH của ổng, và chỉ cho Tg thấy con tem Cây Trúc 1.50đ có con tem dị bản, là chử "A" của "HÒA" bị bẻ, là con nằm ở gốc phải trên. Tg coi rồi lại nảy hứng chơi tem lại, cũng vì đã có khả năng kinh tế. Nhưng lần này chơi tem lại thì chỉ chơi tem của Việt Nam Cộng Hòa, và tem Trung Quốc, chủ yếu là tem Đài Loan. Tem VNCH thì có cái còn mua được tại bưu điện, những bộ trước thì mua tại tiệm tem như La Philately International ở đường Catinat và hiệu Joseph ở passage Eden, góc đường Catinat và Lê Lợi, hoạc mua lại của bạn chơi tem mà họ có dư, đồng thời liên lạc lại với các bạn từng trao đổi tem tại Đài Loan, tiếp tục trao đổi lại. lúc đó là cuối năm 1956, Đến đầu năm 1957, Tg đã sưu tầm đủ bộ tem Việt Nam từ bộ phong cảnh Bảo Đại cho đến lúc bấy giờ.

Khoảng năm 1959, ông bạn Hồng Tố Quang (hiện ở bắc Cali Mỹ) và Chu Quan Manh (hiện còn ở quận 5 thành phố) hợp tác mở hiệu buôn tem Toàn Chân tại đường Tân Hàn, góc đường Tản Đà Q5, Tg sáng nào cũng tới đó uống cà-phê, tán dóc và mua qua bán lại tem với họ. Cho đến cuối năm 1959, Việt Nam phát hành bộ tem hướng đạo, Tg cộng tác với họ làm và in FDC có cachet bán để kiếm tiền cà-phê, cũng được và cũng vui thích. và từ sau đó, miễn bưu điện có phát hành tem mới, thì chúng tôi in ra FDC. In FDC, điều khó khăn nhứt là phải biết hình đề tài bộ tem đó là gì , thì FDC mình in ra mới phù hợp với hình bộ tem, thời đó, ông Nguyễn Bảo Tụng, lần nào FDC mới ổng cũng mua của tụi tôi 200 FDC không, có lần nói đến đề tài về tem mới, thì ổng cho biết là ổng được biết trước, vì lúc bấy giờ, ổng là cố vấn của bưu điện, nên tụi tôi mới giao với ổng là ổng cho tụi tôi chi tiết về hình đề tài tem mới, thi mỗi lần FDC mới, chúng tôi tặng lại cho ổng 200 cái FDC không làm thù lao.
Có một lần, đã quên là phát hành bộ tem nào, vì ổng đưa hình hơi trễ, nên FDC chỉ in xong 1 ngày trước ngày phát hành, và lúc đó, ổng làm chức trưởng ty hiến binh quốc gia tại tỉnh Long Xuyên, nếu bì gửi qua bưu điện về Long Xuyên thì đã qua ngày phát hành, làm thế nào cho kịp, chỉ có một cách là Tg với anh Hồng Tố Quang 2 người đích thân cầm 200 cái FDC (còn chưa xép) đi xe đò xuống Long Xuyên trao tận tay cho ổng, ổng rất mừng lối làm việc của chúng tôi, mời chúng tôi dùng cơm trưa tại nhà, cơm nước xong thì tham quan bộ sưu tầm tem Vatican của ổng, rồi ổng dùng xe quân đội đưa chúng tôi ra bến xe đò về Chợ Lớn, mấy ông xe đò thấy ổng đưa tụi tôi, không dám lấy tiền xe, nhưng chúng tôi nhất định phải trả, chỉ yêu cầu là cho tụi tôi ngồi hàng trước, cho tiện ngắm cảnh 2 bên đường. nay nghĩ lại chuyện này cũng thú vị.
__________________
Ai trên đời không lúc long đong
Sầu làm gì hao tốn hình dong
Qua đêm đen bình minh rồi sáng
Hết buồn phiền ta lại chơi rong!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
28 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Lu Tich Nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (20-12-2008), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (11-04-2009), BTR (29-01-2009), Cồ Việt (01-11-2009), Dat_stamp (02-09-2011), hat_de (20-12-2008), hienthuong (05-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), huuhuetran (22-01-2009), huybh (20-12-2008), JT'M (10-04-2009), koala (22-12-2008), lambachtung (09-09-2012), langtulanhlung (20-12-2008), linhtote123 (20-12-2008), manh thuong (06-04-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), Nguoitimduong (20-12-2008), Red-Cross (20-12-2008), shino (05-01-2009), thanhtruc (12-01-2013), Tien (20-12-2008), tiny (07-07-2009), trithuc_nguyen (04-01-2009), vnmission (04-01-2009), wwf_stamp (14-04-2009), xihuan (20-12-2008)
  #5  
Cũ 20-12-2008, 16:00
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Một bài viết hào hứng của Contraugia

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi contraugia Xem Bài
... In FDC, điều khó khăn nhứt là phải biết hình đề tài bộ tem đó là gì , thì FDC mình in ra mới phù hợp với hình bộ tem, thời đó, ông Nguyễn Bảo Tụng, lằn nào FDC mới ồng cũng mua của tụi tôi 200 DFC không, có lằn nói đến đề tài về tem mới, thì ổng cho biết là ổng được biết trước, vì lúc bấy giờ, ổng là cố vấn của bưu điện...
Tôi theo dõi một cách thích thú loạt hồi ký của Contraugia, cũng đồng thời là những hình ảnh sống động về thế giới tem chơi thời VNCH. Điểm quí nhất của loạt bài này là cung cấp cho người đọc những chi tiết vừa từ góc độ của người chơi tem vừa từ góc độ của người buôn bán.

Nhân đây, tôi muốn nói rõ về vai trò của Ông Nguyễn Bảo Tụng, nhà sưu tầm bưu hoa số một thời VNCH. Bác Tụng không phải là "cố vấn của bưu điện." Vai trò của bác Tụng cụ thể lắm. Nguyên thời VNCH, mỗi khi Tổng Nha Bưu Điện dự định phát hành tem mới thì thường tổ chức cuộc thi vẽ mẫu tem, và một Hội Đồng Giám Khảo sẽ được thành lập. Trong Hội Đồng Giám Khảo đó, bao giờ cũng có một "đại diện của các nhà sưu tập bưu hoa." Và bác Tụng là người luôn luôn được Bưu Điện mời đóng vai trò "đại diện" đó. Đó là lý do mà Contraugia và các bạn của Anh phải nhờ bác Tụng để biết trước mẫu tem mới mà in cachet cho FDC.

Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 22-12-2008, lúc 02:39
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
23 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (11-04-2009), dammanh (05-04-2009), Dat_stamp (02-09-2011), hat_de (20-12-2008), hienthuong (05-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), Hoang Thy (10-01-2009), huuhuetran (20-12-2008), huybh (20-12-2008), koala (22-12-2008), lambachtung (09-09-2012), langtulanhlung (20-12-2008), man_nguyen_1996 (16-01-2010), Nguoitimduong (21-12-2008), Red-Cross (20-12-2008), thanhtruc (12-01-2013), Tien (20-12-2008), tiendat (22-12-2008), tiny (07-07-2009), trithuc_nguyen (20-12-2008), tugiaban (20-12-2008), vnmission (04-01-2009), xihuan (20-12-2008)
  #6  
Cũ 21-12-2008, 21:34
Lu Tich Nguyen's Avatar
Lu Tich Nguyen Lu Tich Nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 909
Đã được cảm ơn 1,910 lần trong 223 Bài
Mặc định

Thời đó, in cachet trên FDC, thì ai cũng làm được, miễn cái hình cachet trước khi in phải đưa đi sở Thông Tin Văn Hóa kiểm duyệt trước là được rồi, thấy dễ kiếm tiền, thì ai ai cũng thi đua nhau đi làm, từ từ thành lạm phát, có khi cùng một người làm mà làm tới hai ba hình cachet khác nhau, không biết phải vì tem VNCH đã không có phát hành thêm từ ba mươi mấy năm nay, mà từ năm 1951 cho đến năm 1975, tổng số tem đã được phát hành chỉ chừng 560 con, nên người thích chơi tem VNCH, ngoài chơi tem truyền thống, còn chơi thêm tem in sai, (variete) in thử màu, bloc in tặng, (epreuve de luxe) và FDC, variete và epreuve de luxe đều giá hơi cao, không phải ai ai cũng có khả năng chơi nổi, FDC, ngoài mấy cái thời ký trước dán đủ bộ giá hơi cao chút, tổng quát thì mấy thừ bình thường, trên thị trường Saigon hiện nay, cũng chỉ vài ba chục K 1 cái, nên đa số người chơi chơi nổi, cũng vì có thể không có nhiều thứ mà chơi, Tg lại thấy có nhiều người chơi luôn cả cachet in trên FDC khác nhau, đây là đồ chơi mà, mội người chơi theo cái sở thích của mình, như Tg, Tg không thích chơi FDC, epreuve de luxe, in thử màu, nhưng có mua qua bán lại, Tg coi mấy thứ này chỉ là hàng, bản thân không giữ chơi, nhưng Tg lại thích chơi tem in sai in lổi, sau năm 1976, thì thích chơi thêm phong bì thực gửi, nên hôm nay, Tg còn giữ mấy món tem in sai khá khá của VNCH, không nỡ bán đi.
Name:  nam phuong HTT in thu.jpg
Views: 1015
Size:  155.2 KB

Name:  tieu cong nghe mat vo bloc 4.jpg
Views: 1036
Size:  169.8 KB

Name:  tieu cong nghe nguoc vo.jpg
Views: 1045
Size:  173.5 KB

Name:  dam cuoi mat mau do bloc 4.jpg
Views: 1029
Size:  166.8 KB

Name:  cu do nho mat mau den bloc 4.jpg
Views: 1110
Size:  200.6 KB

Khoảng năm 1963, bố Tg mở tiệm bán tranh sơn mài tại số 320, đường Đồng Khánh, Quận 5, (đường Trần Hưng Đạo bây giờ) gần Ty Cảnh Sát Quận 5, kéo Tg về, (vì lúc đó Tg đã với vợ con ở riêng) coi chừng tiệm và đứng bán hàng, và ở trong tiệm luôn, nhân cơ hội đó, Tg đặt thêm 1 cái tủ không lớn lắm tại phía trước cửa tiệm, chính thích hành nghề buôn tem, chủ yếu là bán tem Đài Loan, Nhật Bổn và tem VNCH, Cambodge và Laos. Còn nhớ lúc đó, món tem quý giá nhứt trưng trong tủ là bộ epreuve de luxe Bảo Long, nhưng rút cuộc, bộ epreuve de luxe Bảo Long này không có bán được tại chỗ, mà là gửi đi Đài Loan cho người bạn trao đổi tem để đổi lấy tem mới phát hành của Đài Loan và Ryu Kyu về bán.

Vì vị trí của tiệm Tg rất gần tiệm nước Lỉnh Hải, chỉ cách mấy căn phố, là một tiệm nước nổi tiếng buổi sáng bán điểm tâm ngon, rất đông khách, từ khoảng 10 giờ đến 2 giờ trưa thì khách vắng, cũng không nhớ là khởi sự từ lúc nào, cứ mỗi ngày khoảng 11 giờ cho đến 12 giờ, thì tự nhiên có mấy anh em chơi tem tập hợp tại tiệm Linh Hải, ngồi chiếc bàn gần ngoài cửa hết, keo một bình trà, thì từ từ có anh em đến ngồi tán dóc, có khi củng có mua bán tem qua lại, bình trà thì thay phiên trả tiền, không có một ai bao hoài, nếu ngày nào có ai mua bán mà có lợi nhuận khá khá, thì bắt người đó mời mội người 1 cái bánh tiêu hoạc 1 miếng bánh bò. như vậy ngày qua ngày, cũng khá vui.
__________________
Ai trên đời không lúc long đong
Sầu làm gì hao tốn hình dong
Qua đêm đen bình minh rồi sáng
Hết buồn phiền ta lại chơi rong!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
28 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Lu Tich Nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (21-12-2008), Đinh Đức Tâm (21-12-2008), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (11-04-2009), Cồ Việt (01-11-2009), chi5 soctrang (23-10-2010), dammanh (05-04-2009), Dat_stamp (02-09-2011), hienthuong (05-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), Hoang Thy (10-01-2009), huuhuetran (22-12-2008), JT'M (10-04-2009), koala (22-12-2008), lambachtung (09-09-2012), langtulanhlung (21-12-2008), liuxiu (06-01-2009), manh thuong (06-04-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), Red-Cross (04-01-2009), thanhtruc (12-01-2013), Tien (22-12-2008), tiendat (22-12-2008), tiny (07-07-2009), trithuc_nguyen (22-12-2008), vnmission (04-01-2009), wwf_stamp (14-04-2009), xihuan (02-03-2009)
  #7  
Cũ 04-01-2009, 11:50
Lu Tich Nguyen's Avatar
Lu Tich Nguyen Lu Tich Nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 245
Cảm ơn: 909
Đã được cảm ơn 1,910 lần trong 223 Bài
Mặc định

Còn nhớ hồi đó, thường hay có mặt tại tiệm nước, ngoài Tg là người chủ chốt, còn có các anh như Hồng Tố Quang, Ông Khánh Nghĩa (tức Hải Quang, cũng gọi là Ta Vi), Trịnh Châu, 3 anh trên đều là tay buôn, bản thân không có bộ sưu tập nào giữ lại, anh Tăng Huê Phú, (người chuyên môn sưu tầm tem Indo-Chine, đã sang Mỹ hơn 33 năm, nay vẫn còn tiếp tục chơi, có bộ sưu tầm rất vĩ đại) ông thầy giáo Lữ Huệ Giang, nửa buôn nửa chơi như Tg vậy, thỉnh thoảng còn có ông Trần Kim Thổ, một thương gia chuyên suu tầm về tem VNCH, nếu ngày nào từ thị trường xuất nhập cảng Saigon về sớm, cũng có ghé vào coi có ai có hàng đăc biệt chào bán cho ổng không, mấy năm trước, ổng đã mất tại Bắc Cali, để lại bộ tem VNCH rất phong phú, có rất nhiều tem dị bản, có vài món là đồ độc nhất vô nhị, như tờ bưu giản con rồng chưa xếp, mất màu đỏ, tờ bloc Bảo Đại trong quyển booklet phong cảnh Bảo Đại đầu tiên, mấy hàng chữ thuyết minh in chệch xuống đè lên trên mặt Bảo Đại, quyển booklet này, mấy năm trước lúc ổng còn sống, Tg từng trả giá 2000$US hỏi mua, mà ổng cũng không chịu bán. Lúc ổng bịnh nguy tại bịnh viện, có kéo hết 3 lứa con đến, bảo cho rằng, ổng suốt đời ngoài sưu tầm tem, không thích gì khác, nên ngoài để lại có căn nhà, chỉ có bộ sưu tầm tem, rất giá trị, nhưng không nói giá trị là bao nhiêu. Nay ổng đã mất hơn 3 năm, bộ tem thì để lại tại chỗ con trai út ở Bắc Cali, 2 năm trước, có bạn cũng quen biết với ổng, hỏi Tg, nếu bộ sưu tầm đó bán thì bao nhiêu Tg dám mua, Tg nói không quá 50,000$US thì TG mua liền, nhưng nếu mình nói với con ổng rằng, bộ tem của ổng mình chỉ trả được 50,000$US thì có thể con ổng nói mình lừa gạt hậu bối, một bộ sưu tập suốt một đời làm sao chỉ đáng có 50,000$US vậy, nên đến ngày nay, không có ai dám đi hỏi con ổng có muốn bán không, cũng có thể mấy con ổng không cần bán bộ tem đi, giữ lại để làm kỷ niệm, vì mấy con ổng hoàn cảnh cũng khá khá, có công ăn việc làm ổn định.

Cũng như đã nói ở trên, 2 ông bạn mở tiệm buôn tem Toan Chân tai đường Tân Hàn, lúc đó Tg ngoài buổi sáng hay đến đó chơi, trưa trưa khoảng 2 giờ, cũng hay đến uống cà-phê với họ, 2 ông bạn chỉ mướn một góc nửa căn tiệm mặt tiền để bán tem, còn lại nửa căn là chủ nhà lấy làm tiệm nhiếp ảnh. Chủ nhà có đứa con gái còn độc thân, cô chủ này có người bạn gái cũng độc thân lại xinh xinh, hay đến kiếm cô chủ chơi vào lúc trưa trưa, mỗi lần tụi tôi đi uống cà-phê ở tiệm nước kế cận, một vì lễ độ, hai vì ham vui, cũng thường mời 2 cô đi chung, họ cũng đi, vậy lâu ngày rồi thành quen, vì lúc đó Tg còn trẻ, phải nói là có máu dê, sanh tật, từ từ lại bất đầu tán cô ta, hẹn ban đêm đi cine, đi ăn đi uống, cô ta biết mình có vợ con, nhưng cũng vì ham vui, thường đi với Tg, tuy chưa vượt qua giới hạn gì, qua lại cũng khá thân mật. Nhưng giấy không bao giờ gói được lửa, chuyện này rồi sau cũng bị bà xã biết được, bả không nói gì, chờ Tg đi khỏi nhà, bả lấy đi bộ tem "Phi Nhạn" Đài Loan, (Hồi đó, trong đám tem của Tg, bộ Phi Nhạn coi như là bộ giá trị nhất), khi Tg phát hiện bộ tem biến mất, hỏi bả, thì bả mới nói là đã đốt hủy rồi, là cảnh cáo Tg không trung thực, chuyện này làm Tg sửng sốt vô cùng, biết là mình lổi, mau mau dứt đoạn cuộc tình không chính đáng, và năn nỉ bà xả tha lỗi, chuyện này làm đám bạn bè coi là tiếu lâm bàn tán một thời gian khá lâu. Tg không ngại mắc cỡ, kể lại chuyện này cho các bạn nghe, vì đây là một bài học cho nam giới nào hay bay bướm!!! Mấy năm sau, mội việc đã trở về bình thường, một hôm, bà xả vui vui, lấy trở ra bộ tem Phi Nhạn trao lại cho Tg, và cảnh cáo rằng, nếu tái phạm, đốt thật.

Nói tới tem Phi Nhạn Đài Loan, thì ai có sưu tầm tem Đài Loan đều biết đó là bộ tem đắt giá nhất của Đài Loan, loại tem Phi Nhạn trước sau phát hành qua 3 đợt (bộ) bộ đầu tiên phát hành vào ngày 1 tháng giêng năm 1950, có 5 giá tiền là: 1đ., 2đ., 5đ., 10đ. và 20đ., ở nước ngoài thì người ta chỉ coi bộ này là 5 tem thì là đủ bộ, nhưng ở Đài Loan, người ta phải chơi 7 tem mới là đủ bộ, vì trong này, con tem giá tiền 1đ. và 2đ. có 2 dạng khác nhau, nên phải chơi bộ là 7 tem; bộ thứ 2 phát hành vào ngày19 tháng 7 năm 1951, gồm 4 giá tiền là: 5đ., 10đ., 20đ. và 50đ., bộ thứ 3 phát hành vào ngày 8 tháng 12, năm 1952, gồm 3 giá tiền là 10đ., 20đ. và 50đ., mấy bộ tem Phi Nhạn này, không những tem sống đắt tiền, tem chết cũng đắt tiền. Khoảng năm 1967 gì đó, nhớ không rõ, một anh em trong đám chúng tôi, có dịp mua được 1 số tem chết Phi Nhạn, phần nhiều là con tem 20đ của bộ đầu tiên, với giá bèo, vì đây là cơ duyên của người mua được, anh ta cũng biết con tem 20đ. là con tem đắt tiền nhứt trong bộ, dù là tem chết. câu chuyện anh ta mua được nếu kể ra cũng rất dài dòng, và anh ta muốn giữ bí mật không cho ai biết, nên Tg cũng không kể nhiều. Lúc bấy giờ, anh ta làm việc cho một tiệm bán sỉ hàng bách hóa, con ông chủ tiệm đó cũng là tay chơi tem,, biệt vậy thì nửa yêu cầu, nửa uy hiếp buộc anh ta phải bán lại hết số tem đó lại cho y, và không được lời nhiều, nhưng cho giữ lại mấy con chơi, vậy lô tem đó lại qua tay, chuyện vậy cũng coi như là xong rồi. Ngẫu nhiên, có một ngày, TG gặp ông ta ngoài đường, ông ta khoe với Tg là ông ta đã ráp được trang "bách nhạn đồ", tức 100 con tem Phi Nhạn 20đ. chết, ý rất tự đắc, Tg hỏi chứ vậy có bán không? ông ta hỏi "mầy mua nổi không?" Tg trả lời rằng coi bán với giá bao nhiêu chứ! ông ta nghĩ một chút, nói ra một cái giá cũng khá cao, tương đương với mấy cây vàng, Tg đòi xem tem trước mới quyết định, thì ông ta dẫn Tg về nhà xem tem, khi xem xong, Tg thấy giá tuy cao, nhưng mua rồi bán lại vẫn lời, nên hứa mua, ông ta không tin Tg mua nổi, cũng có thể hối hận hứa bán, lại ra điều kiện là nếu ngày hôm sau không trả tiền xuất tem thì coi như việc mua bán không xong. Sự thật ngay trong lúc đó, trong tay Tg cũng không có đủ tiền, chỉ suy nghỉ là mượn nữ trang của bà xã cầm đỡ để lấy tiền đi xuất tem trước, vậy thì chúng tôi hẹn ngày hôm sau giao dich. Cũng như mọi ngày, trước 12 giờ trưa, như thường lệ, Tg ngồi ở tiệm nước với hai ba bạn khác, thì người thương gia có chơi tem xong công việc ở Saigon về sớm, đi qua tiệm nước thấy tụi tôi còn ngồi, cũng ghé vào trò chuyện, nghe biết Tg mua được lô tem Phi Nhạn như vậy thì cũng mừng cho Tg, Tg mới nói đến vấn đề chưa đủ tiến đi xuất tem, ổng hỏi chớ còn thiếu bao nhiêu, Tg nói ra con số, thì ổng tự động nói, được rồi, chiều chiều ổng lấy tiền cho Tg mượn trước, mà không có điều kiện, đây cũng là một cơ duyên của Tg. Vậy là Tg mua được lô tem Phi Nhạn đó. Thời đó, con tem Phi Nhạn 20đ. chết ở Đài Loan có nhu cầu rất cao, Tg liền gửi thư qua bển chào hàng, còn nhớ lúc đó bán 1 con thì với giá 500 Đài tệ, tương đương 12.50 $US. Trong số 100 con tem 20đ. tem chết này có 2 cái block 15 tem, tuy mỗi block đều có vài ba con tem bị trầy mặt, nhưng block 15 vẫn là hiếm có, lúc đó bộ tem hội họa 4 ông vua phát hành đã được mấy năm, và thị trường đã lên giá, có người tại Đài Bắc chịu cho 300 bộ tem sống đổi với Tg 2 cái block 15 đó, Tg cho đổi, tem về rồi, thì ông thương gia cho Tg mượn tiền hỏi mua 200 bộ, trả giá tương đương với số tiền ổng cho Tg mượn, vậy Tg được trả hết nợ, và cũng nhờ lộ tem đó Tg kiếm được số tiền cũng khá khá.
__________________
Ai trên đời không lúc long đong
Sầu làm gì hao tốn hình dong
Qua đêm đen bình minh rồi sáng
Hết buồn phiền ta lại chơi rong!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
22 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Lu Tich Nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (04-01-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (11-04-2009), Cồ Việt (01-11-2009), Dat_stamp (10-08-2011), hat_de (05-01-2009), hienthuong (05-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), huuhuetran (04-01-2009), JT'M (10-04-2009), langtulanhlung (04-01-2009), liuxiu (06-01-2009), manh thuong (06-04-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), Red-Cross (04-01-2009), thanhtruc (12-01-2013), Tien (04-01-2009), tiny (07-07-2009), trithuc_nguyen (04-01-2009), vnmission (04-01-2009), wwf_stamp (14-04-2009), xihuan (02-03-2009)
  #8  
Cũ 05-04-2009, 08:22
huuhuetran's Avatar
huuhuetran huuhuetran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Trưởng Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 04-07-2008
Bài Viết : 4,580
Cảm ơn: 23,230
Đã được cảm ơn 31,500 lần trong 4,516 Bài
Mặc định

Cảm ơn Bác Nguyên đã cho chúng tôi những kinh nghiệm quí trong sưu tập, những tư liệu quí về những con tem bưu chính, cuộc đời chơi tem, buôn tem lý thú của Bác. Rất mong được đọc tiếp những trang viết thân tình của Bác dành cho chúng tôi, những người yêu thích sưu tập tem thư!
__________________
Trần Hữu Huệ - An Giang
ĐT: 091.724.3737
ATM_VCB: 01510.0045.6034
Địa chỉ: 101 Nguyễn Huệ, TT Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang.
Email: huuhuetran@yahoo.com
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn huuhuetran vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (10-08-2011), hat_de (06-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), thanhtruc (12-01-2013)
  #9  
Cũ 09-04-2009, 22:39
THE GUEST THE GUEST vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 11-01-2009
Bài Viết : 1,268
Cảm ơn: 576
Đã được cảm ơn 8,627 lần trong 1,320 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi huuhuetran Xem Bài
Cảm ơn Bác Nguyên đã cho chúng tôi những kinh nghiệm quí trong sưu tập, những tư liệu quí về những con tem bưu chính, cuộc đời chơi tem, buôn tem lý thú của Bác. Rất mong được đọc tiếp những trang viết thân tình của Bác dành cho chúng tôi, những người yêu thích sưu tập tem thư!
Bác Huệ cũng bằt đầu viết hồi ký cuộc đời chơi tem đi. Cháu ngoại cháu nội có đủ hết rồi, rãnh rồi ! Viết từ lúc còn mua tem xí-muội, từng lục các thùng sữa bò đựng tem, fdc của ông Nhẩm ông Tường bán trước bưu điện nhà thờ đức bà ở Sài gòn thời trước ngày 30-4-1975 đi. Rồi mua tem bọc tem mớ của bà Tường. Quen những ai khắp đất nước nầy ra sao, từ Cà Mau Mr. H cho tới Lạng Sơn Mr. A, rồi chu du thăm bạn tem các nơi khắp nước Việt, Bangkok du ký,... Bác ơi, bác mà viết hồi ký thì chắc còn mê ly hơn nhiều bác khác à nghen. Qua đó nhiều khi tuổi trẻ còn rút ra được bài học, gương hay, người tốt việc sưu tập tốt. Bác Huệ viết đi. Đừng đi ngũ sớm nữa !!!!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn THE GUEST vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (10-08-2011), hat_de (10-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), huuhuetran (10-04-2009), lambachtung (09-09-2012), manh thuong (10-04-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), thanhtruc (12-01-2013), xihuan (10-04-2009)
  #10  
Cũ 10-04-2009, 09:38
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Trần Trọng Khải Xem Bài
Bác Huệ cũng bằt đầu viết hồi ký cuộc đời chơi tem đi. Cháu ngoại cháu nội có đủ hết rồi, rãnh rồi ! Viết từ lúc còn mua tem xí-muội, từng lục các thùng sữa bò đựng tem, fdc của ông Nhẩm ông Tường bán trước bưu điện nhà thờ đức bà ở Sài gòn thời trước ngày 30-4-1975 đi. Rồi mua tem bọc tem mớ của bà Tường. Quen những ai khắp đất nước nầy ra sao, từ Cà Mau Mr. H cho tới Lạng Sơn Mr. A, rồi chu du thăm bạn tem các nơi khắp nước Việt, Bangkok du ký,... Bác ơi, bác mà viết hồi ký thì chắc còn mê ly hơn nhiều bác khác à nghen. Qua đó nhiều khi tuổi trẻ còn rút ra được bài học, gương hay, người tốt việc sưu tập tốt. Bác Huệ viết đi. Đừng đi ngũ sớm nữa !!!!
hi hi ... bác Huệ cũng là 1 người vô cùng nhiệt tình ... ở giai đoạn nào của quá trình sưu tập bác cũng cống hiến hết mình

nhớ ở thiên niên kỉ trước đã từng coi các bài bác viết trên TCT, rùi sau nì trên mạng ... thấy bác thật cố gắng ... ở tuổi bác có lẽ mình ko đăng đàn và làm được như vậy

giờ bác Huệ đã độc lập lên mạng up hình được rùi ...

tuy bận rộn chuyện đồng áng nhưng bác vẫn nhiệt tình tham gia các đàn tem, dạo này có lẽ bác hơi bận và tập trung cho bìa bản nhạc nên hàng chục dòng chảy tem khác tạm thời chậm lại ... à mà hum rùi bác ấy có lập 1 mục về tem in đề của bác ấy thì phải ...

trong số những người chơi tem ONLINE phía Nam có 2 bác Trần là bác K và bác H thật nhiệt tình, vừa sưu tầm, vừa TL, 2 năm trước 2 bác đã cùng nhau mang vinh quang về cho đất nước.

Thật là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ. Bác H chắc sẽ vẫn tiếp tục các dòng chảy tem thui ... à bác K ơi khi nào rảnh bác thuật cái Băng - Kok 2007, vì nhìu bạn chưa xem, trong VS cũng cần lưu trữ các tư liệu đó. Ngày xưa xin phép bản quyền của bác post trong temvn nhưng diễn đàn bị lỗi mất cả rồi. Có lẽ sau khi làm xong các bộ trưng bày cho TL tem tp HCM tròn 20 năm tuổi bác cố gắng thu xếp tường thuật nhé .

cháu chuẩn bị thuật lại cái HP 2007 mà 2 năm trước đã gửi ảnh để bạn phamtuananh post trên đàn tem. Hy vọng cái đó xong tới cái tp HCM và tới đó là Bang Kok 2007.

Chúc các bác đa đề đàn tem dồi dào sk

cháu Dẻ
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (11-04-2009), Dat_stamp (02-09-2011), hiepsitinhyeuvadaukho (10-04-2009), huuhuetran (10-04-2009), lambachtung (09-09-2012), manh thuong (10-04-2009), man_nguyen_1996 (16-01-2010), thanhtruc (12-01-2013), tiny (07-07-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.