Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Giáo dục - Y tế - Khoa học Kỹ thuật

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 13-09-2012, 12:45
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định Nguồn gốc bí ẩn của phím @

Từng là một phím hiếm khi được sử dụng, thậm chí suýt bị bỏ đi, ký tự duyên dáng @ đã trở thành một biểu tượng đặc trưng không thể thiếu của truyền thông điện tử hiện đại.


Theo trang Smithsonianmag.com, người Italia gọi ký tự @ là "con ốc sên", còn người Hà Lan gọi nó là "đuôi khỉ". Dù là "ốc sên" hay "đuôi khỉ" thì @ là một ký tự không thể thiếu trong truyền thông điện tử. @ thậm chí đã được đưa vào bộ sưu tập vĩnh cửu của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Mỹ), với lời chú giải về @ là hiện thân của "sự tao nhã, kinh tế, trí tuệ và mang ý nghĩa của những định hướng tương lai thấm nhuần trong nghệ thuật thời đại".


Nguồn gốc của biểu tượng này, một trong những ký tự duyên dáng nhất trên bàn phím, là một cái gì đó đầy bí ẩn. Một giả thuyết nói rằng các tu sỹ thời trung cổ tìm kiếm những từ viết tắt trong khi sao chép bản thảo, đã chuyển đổi từ Latin "forward" thành chữ "a" cùng với phần sau của chữ "d" như một cái đuôi. Một giả thuyết khác lại nói, @ xuất phát từ chữ tiếng Pháp "at" và người viết, trong khi cố gắng viết nhanh đã vòng ngòi bút lên trên và sang bên. Cũng có thể biểu tượng này đã tiến hoá từ chữ viết tắt "each at" – chữ "a" được bọc trong chữ "e". Ký tự @ được dùng lần đầu tiên trong văn kiện là vào năm 1536, trong một bức thư của Francesco Lapi, một thương nhân Florentine, đã dùng @ để chỉ đơn vị của loại rượu gọi là rượu vò hai quai, được bán trong những chiếc vại đất sét lớn.


Từ đó, biểu tượng này bắt đầu có vai trò lịch sử trong thương mại. Tuy nhiên, thời kỳ này vẫn chưa phải là hoàng kim với @. Những chiếc máy đánh chữ đầu tiên, xây dựng vào khoảng giữa những năm 1800, không có phím @. Cũng như thế, @ không nằm trong dãy biểu tượng của hệ thống lập bảng biểu phiếu đục lỗ đầu tiên - hệ thống phiếu này được xem là tiền thân cho lập trình máy tính.


Số phận tăm tối của biểu tượng @ kết thúc vào năm 1971, khi một nhà khoa học máy tính tên là Ray Tomlinson đối mặt với một vấn đề nan giải: làm thế nào kết nối những người làm lập trình máy tính với nhau. Vào lúc đó, mỗi nhà lập trình kết nối với một máy chính đặc biệt qua điện thoại và máy điện báo đánh chữ. Nhưng những máy tính này lại không kết nối với nhau, một thiếu sót mà chính phủ Mỹ đã phải tìm cách vượt qua, và chính phủ Mỹ đã thuê công ty BBN Technologies, công ty mà Ray Tomlinson đang làm việc, để phát triển mạng lưới gọi là Arpanet – tổ tiên của Internet.


Thách thức của Ray Tomlinson là phải xử lý thông điệp của một người và gửi qua Arpanet đến một người nào đó tại một máy tính khác. Địa chỉ này cần tên của người lập trình cũng như tên của máy tính. Và biểu tượng để tách riêng hai yếu tố địa chỉ này chưa được dùng rộng rãi trong các chương trình và các hệ điều hành, khiến máy tính không hiểu.


Trong quá trình nghiên cứu, mắt của Tomlinson bỗng bắt gặp @, ở ngay trên chữ "P" trên chiếc máy điện báo Model 33 của ông. "Tôi đang tìm kiếm một biểu tượng không được dùng nhiều", Tomlinson nói, "và không có nhiều lựa chọn đâu nhé – bởi các biểu tượng như dấu chấm hay phẩy đều được dùng rất nhiều". Tomlinson đã chọn @, và tự gửi cho mình một email. Email này đi từ một chiếc máy điện báo trong phòng, qua mạng Arpanet, đến một máy điện báo khác cũng ở trong phòng.


Tomlinson, hiện vẫn làm việc tại BBN, nói ông không nhớ ông đã viết gì trong bức email đầu tiên. Nhưng với email đó, ký tự @ từng suýt bị bỏ đi đã trở thành một biểu tượng vô cùng quan trọng của cuộc cách mạng truyền thông của loài người.

Nguồn: http://www.vietstamp.net.vn/article/2068/
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 13-09-2012, lúc 12:49
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (14-09-2012), Ômai (14-12-2012), chienbinh (13-09-2012), Dat_stamp (14-09-2012), exploration (13-09-2012), hat_de (13-09-2012), hongduc2008 (14-09-2012), lantham_0072005 (05-10-2012), stamp-history (13-09-2012), temhp88 (13-09-2012), Tien (13-09-2012), tiny (07-11-2012)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Nguồn gốc của Nàng Tiên Cá manh thuong Vòng quanh Thế giới 2 07-10-2015 22:37
Nguồn Gốc 'Ba Tàu' HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 1 13-08-2015 17:19
Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Nam Bộ HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 5 05-12-2014 22:47
Nguồn Gốc Một Số Địa Danh Miền Nam HanParis Văn hóa - Giáo dục - Tri thức 12 24-11-2013 04:54
Nguồn gốc Lễ Valentine Poetry Công giáo 1 14-02-2008 13:09



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.