Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Giáo dục - Y tế - Khoa học Kỹ thuật

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 08-04-2014, 19:03
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Tem Toán Học

Nhiều nhà toán học có biết bao nhiêu tem đã được phát hành từ con tem đầu tiên? Có tất cả bao nhiêu tem có răng? Bao nhiêu tem không răng? Có bao nhiêu răng cho mỗi con? Và có bao nhiêu mọc được đóng trên tem? Có bao nhiêu chủ đề trong tem bì? Ít ra có bao nhiêu tem về Toán Học mà BĐ đã phát hành? Dưới đây chỉ là một trích đoạn của tem Toán Học.

Aristotle ( 338-332 TCN)




Aristotle trở thành học viên của viện Plato khi ông mới 17 tuổi, và làm việc ở đó trong suốt 20 năm. Ông là người đặt nền móng cho môn lý luận học, là người thiết lập phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Ông cùng với Plato và Socrates là ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Bức tem mới nhất có hình của ông được in năm 2009 cùng với lễ kỉ niệm năm thiên văn học 2009.

Johannes Kepler (1571-1630)


Kepler được biết đến nhiều nhất với 3 định luật chuyển động của các hành tinh. Ông còn là nhà vật lý, toán học, thiên văn học, chiêm tinh học và nhà văn với các truyện viết về khoa học viễn tưởng.

Damodar Dharmananda Kosambi (1907-1966)




Kosami là nhà toán học và thống kê của Ấn Độ. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm hình học vi phân và thống kê, ông cũng đóng góp nhiều cho các nghiên cứu liên quan đến biến đổi trực giao. Năm 1944, ông giới thiệu đến hàm bản đồ Kosambi như hình trên tem phía trên.

Issac Newton (1642-1727)


Có nhiều tem thư đã được in hình nhà vật lý cổ điển thiên tài Issac Newton, để tưởng nhớ đến những đóng góp của ông trong vật lý cổ điển cũng như trong lĩnh vực tích phân -toán học. Tấm tem mới này ghi nhận đóng góp của ông trong lĩnh vực quang học. Trước thời Newton, kính thiên văn sử dụng các thấu kính có nhiều hạn chế do hiệu ứng quang sai đơn. Newton đã sáng chế ra kính thiên văn phản xạ, và khắc phục được quang sai này, và kết quả ông đã được đề cử làm Viện sĩ Viện hàn lâm Anh năm 1672. khi mới tròn 30 tuổi.

Blaise Pascal (1623-1662)


Ở tuổi 16, Pascal đã khám phá ra " định lý lục giác" bao gòm 6 điểm trên hình nón. Sau đó ông đã khám phá ra các hệ số nhị phân ( tam giác Pascal), đồng thới nghiên cứu lý thuyết xác suất, áp suất của không khí ( định luật Pascal trong khí động lực học) và các tính chất của cycloids, và đường cong. Bức tem mới nhất về ông ghi nhận sáng chế của ông liên quan đến máy tính cơ học đầu tiên - tính phép cộng và trừ.

Tem hình đa giác


Rất nhiều các mẫu tem có hình dạng không phải là hình chữ nhật, hình tròn hay hình bình hành. Mẫu tem giới đây là một ví dụ, do Macau xuất hành, nó là hình đa giác, với nội dung là sân vận động tổ chim
.

Nguồn : http://diendantoanhoc.net
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 08-04-2014, lúc 19:05
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (10-04-2014), Mai Hoàng Huy (09-04-2014), manh thuong (13-04-2014), nam_hoa1 (10-04-2014), Poetry (08-04-2014)
  #2  
Cũ 08-04-2014, 19:12
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

1 và 2: Ngành bưu chính Hi Lạp phát hành một con tem giới thiệu trường hợp đặc biệt được nhiều người biết nhất của định lý Pythagore dưới dạng 32 + 42 = 52 (hình 1). Ở Suriname, một nước thuộc Nam Mỹ, người ta cũng phát hành một con tem để tôn vinh định lý này (hình 2).




Hãy tìm xem có những con tem về toán học nào ở nước ta được phát hành không?

3, 4, 5 và 6: Các khối đa diện đều (còn gọi là khối đa diện Platon), các khối đa diện nửa đều (còn gọi là khối đa diện Archimède) và một số khái niệm dẫn xuất của chúng lại là đối tượng miêu tả của một con tem ở Đức (hình 3). Cũng tại Đức, chúng ta có thể tìm thấy hai con tem minh họa hai khối đa diện dạng ngôi sao do Kepler phát hiện (hình 4).


Nhật Bản cũng phát hành con tem minh họa biến thể của một đa diện ngôi sao nhân dịp Đại hội toán học quốc tế 1995 (hình 5). Euler là nhà toán học có công lớn trong việc phát hiện khối nhị thập diện đều, nhưng công thức của ông về quan hệ giữa số đỉnh, số cạnh và số mặt của khối đa diện còn nổi tiếng hơn. Con tem ở hình 6 biểu diễn một khối thập nhị diện đều và công thức Euler: ck+f=2 với c,k,f tương ứng là số đỉnh, số cạnh và số mặt của một khối đa diện.








7 và 8: Năm 1977, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Carl Friedrich Gauss, ngành bưu chính Đức đã phát hành một con tem về biểu diễn số phức trên mặt phẳng tọa độ. Trên con tem (hình 7), chúng ta có thể nhìn thấy bốn số phức có ghi rõ tọa độ được biểu diễn trên bốn góc phần tư khác nhau của mặt phẳng tọa độ. Dĩ nhiên, tại Ireland, tổ quốc của Hamilton, ngành bưu chính không thể không phát hành con tem in lại thủ bút của Hamilton về các hệ thức quaternion liên quan đến việc biểu diễn số phức (hình 8 ).




9 và 10: Tại Haiti và Israel, các hằng đẳng thức đáng nhớ lại trở thành sản phẩm của ngành bưu điện. Nếu học sinh hai nước này thường mua tem để gửi thư, chắc họ sẽ không thể quên hằng đẳng thức (a+b)2=a2+2ab+b2 được in trên hai con tem ở hình 9 và hình 10!





11 và 12: Tại một số nước khác, việc dạy và học toán lại được ưu tiên... lên tem hơn. Hình 11 là một con tem của Liên Xô trước đây minh họa một giờ học lượng giác. Hình 12 là con tem của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thể hiện tiết dạy về hệ thức lượng trong tam giác vuông của một thầy giáo thương binh nhằm hưởng ứng Năm quốc tế những người khuyết tật.





13: Nếu chưa biết đến hình học Lobatchevski, bạn sẽ không biết con tem Phần Lan này muốn nói lên điều gì! Nó biểu diễn mô hình mặt phẳng hyperbol do Poincaré xây dựng.





14, 15, 16 và 17: Con tem Áo ở hình 14 biểu diễn một khung hộp chữ nhật phải không các bạn? Nếu bạn đồng ý thì bạn đã... nhầm rồi đó! Nào, bạn hãy làm một mô hình ìtréo cẳng ngỗng” như vậy đi! Nếu không, mời bạn ghé mắt qua các hình 15, 16, 17, một loạt tem của Thụy Điển có chủ đề ìnhiệm vụ bất khả thi” tương tự, lấy cảm hứng từ cái cầu thang.



18, 19 và 20: Năm 1904, Von Koch(**) là người đầu tiên xây dựng một đường cong kín, liên tục, không có đạo hàm tại mọi điểm, có chu vi vô hạn nhưng lại tạo nên một diện tích hữu hạn. Đường cong này thường được gọi là nụ tuyết do hình dáng của nó, thuộc loại đường cong fractale. Chính đường cong fractale của Von Koch đã đặt ra yêu cầu phải định nghĩa lại khái niệm đường cong do Jordan xây dựng mà Cantor và Dedekind đã từng đặt nghi vấn.





Hình 19 là cặp tem Thụy Điển giới thiệu đường cong Von Koch. Một số đường cong fractale khác do Julia(***) nghiên cứu đầu thế kỷ 20 được Israel giới thiệu trên con tem ở hình 18. Hình 20 là con tem của Hungary giới thiệu tập hợp bộ ba của Cantor và tam giác Sierpinski(****).


21: Một đề tài hấp dẫn khác được khai thác ở rất nhiều lĩnh vực là tỉ số vàng. Lần này thì Thụy Sĩ, xứ sở của các ngân hàng, đã không bỏ lỡ cơ hội để thể hiện tỉ số tuyệt vời. Bạn có nhìn rõ các hình chữ vàng trong con tem ở hình 21 không?




TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH
(Trung tâm nghiên cứu Leibniz, Viện Tin học và toán học ứng dụng Grenoble, Pháp)

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (10-04-2014), Mai Hoàng Huy (09-04-2014), manh thuong (13-04-2014), nam_hoa1 (10-04-2014), Poetry (08-04-2014)
  #3  
Cũ 08-04-2014, 19:15
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Đây là những hình ảnh được mình chụp lại từ tài liệu Stamping Through Stamps” của tác giả Robin J Wilson, Trường ĐH Mở, Anh Quốc (The Open University, UK).

















__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (10-04-2014), Mai Hoàng Huy (09-04-2014), manh thuong (13-04-2014), nam_hoa1 (10-04-2014), Poetry (08-04-2014)
  #4  
Cũ 08-04-2014, 19:24
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định























Nguồn : Đại Học Lyon - Pháp

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (10-04-2014), hoavienquanbl (09-04-2014), Mai Hoàng Huy (09-04-2014), manh thuong (13-04-2014), nam_hoa1 (10-04-2014), Poetry (08-04-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.